1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tầu của Ấn lúc đầu cũng chơi loại gạch chịu lửa mua của TQ, cũng bị nổ lò hơi sửa mất cả năm.
    Em tưởng thằng TQ xỏ lá cài cắm gạch đểu vào tầu Ấn, và Ấn ngu cứ khăng khăng dùng gạch Tầu chứ. Hóa ra không phải, gạch Tầu trung ương cũng hỏng như gạch xuất khẩu thôi.
    kuyomuko thích bài này.
  2. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Học giả Mỹ 'lạnh gáy' trước số lượng tàu ngầm Trung Quốc
    (Bình luận quân sự) - Các học giả Mỹ đang bất đồng quan điểm về chất lượng hạm đội tàu ngầm TQ nhưng thống nhất ở vấn đề, số lượng của chúng đang tăng rất nhanh.
    Số lượng tàu ngầm Trung Quốc gia tăng nhanh

    Tạp chí “The Diplomat” của Nhật Bản số ra gần đây đã đăng bài viết của giáo sư James Holmes của khoa nghiên cứu chiến lược và chính sách thuộc Học viện chiến tranh hải quân Mỹ với nội dung: Từ nay đến năm 2020, trong biên chế của Trung Quốc sẽ có 70 tàu ngầm, trong đó 63 tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen tấn công, chủ yếu bố trí ở vùng biển Trung Quốc.

    Tuy hải quân Mỹ hiện có 73 tàu ngầm, nhưng trong đó có 18 tàu lớp Ohio không phù hợp làm một phương tiện chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay. Trong 55 tàu ngầm tấn công hạt nhân còn lại, tuy có 33 tàu bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng bố trí rải rác không tập trung.

    Nếu như Mỹ triển khai toàn bộ tàu ngầm tập trung ở Đông Á, ngoài tây Thái Bình Dương ra, chúng còn có khả năng bao quát cả vùng biển Ấn Độ Dương và đông Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong tương lai không xa để lấy số lượng bù chất lượng.

    Khoảng cách số lượng tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục cách xa, trong bối cảnh ngân sách của Mỹ không tăng, nhưng chi phí đóng tàu lại ngày càng tăng cao. Do ảnh hưởng của việc này, đến thập kỷ 20 của thế kỷ này, hạm đội tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ sẽ giảm xuống còn 42 tàu.

    Giáo sư Robert Ross trường đại học Boston cho rằng, hải quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để khiêu chiến hạm đội Mỹ ở vùng biển Đông Á, nhưng sự thực vài năm gần đây, lực lượng vũ trang Trung Quốc nói chung, lực lượng hải quân PLA nói riêng đang nổi lên là một thế lực thách thức hải quân Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân Mỹ hộ tống biên đội tàu sân bay

    Hiện nay, lực lượng trên biển của Trung Quốc chưa có biện pháp “hạ gục” lực lượng hải quân Mỹ bố trí ở châu Á. Lực lượng tác chiến biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm hải quân mà còn những bộ phận chiến đấu trên bờ, ví dụ như tên lửa chống hạm phóng từ đất liền và máy bay chiến thuật cất cánh từ sân bay trên bờ, nhưng bộ phận này không phải là lực lượng chủ chốt.

    Bốn mươi năm trước, chiến lược gia Edward Luttwak từng chỉ ra, trong thời bình quyền lực trên biển không chỉ là phân định thắng bại với hạm đội địch, mà là thông qua phương thức triển khai tàu thuyền, máy bay chiến đấu và vũ khí khác để thuyết phục các nhà quan sát rằng mình có thể giành chiến thắng trong tác chiến biển, tại bất cứ phương diện nào.

    Bài báo giải thích, sức thuyết phục vũ trang phải trải qua cảm nhận thực tế, các biện pháp vật chất chính là sự quán triệt của ngôn ngữ chính trị. Nói cách khác, phần lớn các nhà quan sát cho rằng, một bên có thể giành thắng lợi trong trận chiến thực tế, cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đọ sức khi thời bình, cho dù hai bên không hề giao chiến thực.

    Như vậy, nhận biết là vấn đề vô cùng quan trọng. Về biểu hiện bên ngoài, các nhà quan sát sẽ có ấn tượng sâu sắc về số lượng tàu thuyền, máy bay và hệ thống vũ khí hùng hậu của Trung Quốc. Nếu so sánh trong thời bình, cán cân có thể nghiêng về bên yếu hơn - tức là Trung Quốc.

    Bài viết cho rằng, hải quân Trung Quốc phải “khoe” tư thế chiến đấu với hải quân Mỹ, thậm chí đe dọa để giành chiến thắng, mặc dù có phải đối mặt với cục diện thất bại. Ngày nay, Washington phát hiện mình khó có thể duy trì quy mô hải quân Mỹ, cho dù chiến hạm không thể bị phá hủy hay đánh chìm trong thời bình.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ

    Vì vậy, nếu hạm đội hải quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến đấu, buộc phải bổ sung tàu chiến, máy bay và đạn dược thì phải làm thế nào? Hải quân Mỹ có thể chịu tổn thất bao nhiêu? Liệu có khả năng duy trì địa vị siêu cường? Tốc độ chỉnh đốn lực lượng của hải quân Mỹ nhanh thế nào? Ngân sách phát sinh thì lấy ở đâu?

    Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ tự đặt ra những câu hỏi này, họ sẽ do dự không dám quyết ở vào thời điểm then chốt, hoặc buông xuôi hoàn toàn. Đây chính là sự uy hiếp mà một kẻ địch yếu có thể trở thành kẻ thách thức hùng mạnh. Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không sánh được với Mỹ nên đây chính là một sự răn đe kiểu “lấy nhu khắc cương”.

    Do vậy, bài báo khuyến cáo hải quân Mỹ, không nên kiêu ngạo khi đối mặt với hải quân Trung Quốc. Cách đây hai thế kỷ, nhà chiến lược Clausewits đã chỉ ra, ít nhất về cơ cấu chiến thuật và binh lực, sự thành công về chiến thuật sẽ sản sinh ra thành công toàn diện về chiến lược. Trái lại, nếu cứng nhắc và sai lầm về chiến thuật, sẽ phải trả giá về chiến lược và địa chính trị.

    Về mặt công nghệ, giáo sư Robert Ross khẳng định, Trung Quốc hiện nay chưa có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, hơn nữa chưa chắc đã làm được công nghệ này. Như vậy, PLA thực sự không có khả năng phát triển tên lửa chống hạm? Bài báo chỉ ra, có vấn đề trong luận thuyết này.

    Trên thực tế, tên lửa đạn đạo chống hạm của PLA đã có năng lực tác chiến ban đầu, nhưng Trung Quốc liệu có sử dụng loại vũ khí này trong chiến đấu hay không vẫn còn là một nghi vấn. Ít nhất chỉ có thể nói rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm này chưa từng trải qua thử nghiệm tác chiến.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ

    Cho nên, khuyết điểm của nó khiến người ta hoài nghi tính hiệu quả nhưng loại bỏ năng lực của loại tên lửa đạn đạo này thì vẫn còn quá sớm. Đây chính là nguyên nhân mà báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc phải quan tâm theo dõi, cũng là cơ sở phát sinh những lo lắng của binh lính hải quân Mỹ.

    Trung Quốc đang chơi trò cân não với Mỹ?

    Giáo sư Ross còn cho biết, quy mô lực lượng tàu ngầm của hải quân PLA “tương đối nhỏ” so với hải quân Mỹ. Sự thật có như vậy hay không? Giáo sư Ross dựa vào tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận như vậy? Cán cân lực lượng trên biển là kết quả của sự so sánh, đối phương chính làtiêu chí đánh giá lực lượng của ta.

    Theo trang web “An ninh toàn cầu” của Mỹ (Global Security) từng dự đoán, đến năm 2020, số lượng tàu ngầm trong biên chế của hải quân Trung Quốc sẽ đạt đến con số 70, trong đó có 63 tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diezen tấn công.

    Bài báo chỉ ra rằng, nếu lịch sử gần đây là những lời cảnh báo thì con số ước đoán này vẫn có thể tăng lên. Cùng với việc đẩy mạnh tốc độ hiện đại hóa quân đội, hải quân PLA đang nhanh chóng đào thải số tàu ngầm gây nhiều tiếng ồn và đã cũ kỹ, lỗi thời ra khỏi biên chế.

    Ngược lại, hải quân Hoa Kỳ hiện có 73 chiếc tàu ngầm. Con số này có phải để thể hiện khí thế mạnh mẽ của lực lượng tàu ngầm Mỹ hay không?

    Trong số 73 tàu ngầm, 18 tàu thuộc lớp Ohio, trong đó 14 chiếc là tàu ngầm hạt nhân chiến lược cùng với tên lửa đạn đạo phóng trên lục địa và máy bay ném bom chiến lược tạo thành lực lượng hạt nhân “tam vị nhất thể”.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn-Type 094 Trung Quốc

    4 tàu còn lại đã được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, chủ yếu thực thi nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Tàu ngầm lớp Ohio không thích hợp sử dụng làm tàu chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay.

    Sau khi loại bỏ lớp Ohio ra khỏi biên chế, hải quân Mỹ chỉ còn 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Khi tổng thống Obama chuyển chiến lược trọng tâm sang khu vực châu Á, sẽ bố trí 33 tàu ngầm hạt nhân (hoặc 60% số tàu ngầm trong biên chế) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Ngược lại, toàn bộ hạm đội tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đều tập trung ở khu vực này (trừ một tàu ngầm diezen đang hoạt động ở Ấn Độ Dương). Các tàu ngầm này chủ yếu tập trung ở vùng biển Trung Quốc. Vì vậy, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quy mô hạm đội tàu ngầm của Quân giải phóng đã vượt qua hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

    Hơn nữa, khoảng cách về số lượng tàu ngầm giữa hai bên sẽ tiếp tục được giãn ra. Ngân sách phát triển tàu ngầm của Hoa Kỳ không tăng, chi phí đóng tàu lại tăng cao. Chịu ảnh hưởng của nó nên đến thập niên 20 của thế kỷ này, số lượng tàu ngầm của Mỹ sẽ giảm xuống 42 chiếc.

    Sự việc ngày một trở nên tồi tệ hơn khi trong thập niên này, dự án nghiên cứu phát triển loại tàu ngầm thay thế cho lớp Ohio có khả năng bị hủy bỏ. Vấn đề đáng nói là không chỉ tàu ngầm hạt nhân tấn công mà một số các hạng mục đóng tàu khác của hải quân cũng bị đình trệ.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo-Project 877EKM của Trung Quốc

    Bài viết này cho rằng, luận điểm về số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể nhanh chóng khôi phục là rất đáng nghi ngờ. Giả sử chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á thành công, Washington sẽ phải bố trí 60% tàu chiến sang hạm đội Thái Bình Dương, như vậy khoảng năm 2025, hải quân Mỹ sẽ phải triển khai 25 đến 26 tàu ngầm để đối phó với 60 tàu ngầm tấn công hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, con số dự đoán này chỉ là đánh giá lạc quan về cán cân lực lượng dưới mặt nước, bởi kết luận này lấy giả thiết Washington có thể mang toàn bộ tàu ngầm ở châu Á triển khai tập trung ở Đông Á làm tiền đề, nhưng làm như vậy là bỏ qua các vùng biển lớn khác, như Ấn Độ Dương và Đông Thái Bình Dương. Do đó, khoảng cách con số này có khả năng tiếp tục nới rộng hơn.

    Luận thuyết cho rằng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ là “bất khả chiến bại” cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Trừ phi, tàu ngầm Mỹ tiến được vào khu vực trong phạm vi tầm bắn vũ khí của Trung Quốc, mới được gọi là “vô địch”. Để tiến vào được khu vực trong phạm vi tấn công của hệ thống vũ khí Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ phải dựa vào ngư lôi tấn công tàu chiến của đối phương.

    Điều này có nghĩa khoảng cách giữa tàu ngầm Mỹ và “con mồi” là khoảng 10 hải lý. Lấy vị trí tàu ngầm làm trung tâm, vẽ một vòng tròn có đường kính 20 hải lý, sẽ thấy rằng, vùng biển mỗi tàu ngầm không phải là quá lớn. Tàu ngầm có thể phóng tên lửa hành trình, nhưng theo thiết kế tên lửa Tomahawk chỉ có thể tấn công mục tiêu ở trên đất liền mà không dùng cho tàu chiến mặt nước của đối phương.

    [​IMG]
    Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Type 041 của Trung Quốc

    Ngược lại, bài báo cũng đưa ra, tàu ngầm Trung Quốc không chỉ được trang bị ngư lôi, mà còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, có thể tấn công tàu mặt nước cách tàu ngầm hàng trăm km. Tuy chất lượng tàu ngầm của Bắc Kinh không tốt, nhưng lại “thắng” về số lượng, hơn nữa, toàn bộ hạm đội tàu ngầm đều tập trung ở biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

    Trong khi đó, tàu ngầm của Hoa Kỳ lại phân bố rải rác ở bảy vùng biển, đó là: Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và biển Nam Cực. Cho nên, chúng chỉ phát huy toàn bộ ưu thế sức mạnh hiện có của mình khi so sánh với một phần thực lực của đối thủ cạnh tranh.

    Giữa Bắc Kinh và Washington, ưu thế đang nghiêng về Trung Quốc. Trong trường hợp này, Mỹ không nên coi nhẹ nhân tố địa - chính trị trong trận chiến tàu ngầm hoặc bất kỳ lĩnh vực chiến đấu khác bởi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn có thực lực mạnh.

    Nhà lịch sử học quân sự nổi tiếng Clausewitz đã từng đưa ra 3 phương thức giành thắng lợi trong chiến tranh và hai phương pháp phù hợp với cạnh tranh chiến lược trong thời bình. Một trong 2 phương pháp đó là chơi “trò chơi cân não” với đối thủ cạnh tranh, đó chính là sở trường của Bắc Kinh. Và Mỹ nên cảnh giác, không được phép coi thường đối thủ.

    Trung Quốc khoe tiêm kích tàng hình ở triển lãm Chu Hải

    (Kiến Thức) - Triển lãm hàng không Chu Hải sắp tới được cho là dịp để Trung Quốc ra mắt chiếc máy bay tàng hình mới, J-31.
    Trung Quốc dự kiến sẽ cho ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của mình vào tháng tới tại Triển lãm quốc tế Hàng không vũ trụ Trung Quốc lần thứ 10 - tổ chức tại Chu Hải.
    Theo một số nguồn tin, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 sẽ thực hiện chuyến bay trình diễn đầu tiên trước công chúng. Trung Quốc đang có ý định đưa J-31 tham gia thị trường xuất khẩu, ban đầu là một máy bay chiến đấu tàng hình cất cánh từ sân bay trên bộ, sau đó sẽ phát triển lên phiên bản hải quân để cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ.
    Dù vẫn còn đang trong giai đoạn nguyên mẫu thử nghiệm, chiếc Thẩm Dương J-31 dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong vòng 5 năm tới. Là loại máy bay nhẹ hơn so với Thành Đô J-20, J-31 được kì vọng sẽ trở thành máy bay chiến đấu tàng hình cho các tàu sân bay của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình J-31
    J-31 đã bay thử lần đầu vào năm 2012 và đang được tiếp tục thử nghiệm, cải tiến thêm. Nhận thấy tiềm năng của J-31 trong xuất khẩu, Trung Quốc rất kì vọng chiếc máy bay này sẽ xuất hiện ấn tượng trong triển lãm hàng không được tổ chức hai năm một lần.
    Trong khi J-31 được thiết kế như một máy bay tàng hình, với hệ thống thiết bị điện tử tương đương với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoặc 4,5, máy bay này lại có giá rẻ hơn khá nhiều so với Joint Strike Fighter của Mỹ.
    Việc thử nghiệm nguyên mẫu đang sử dụng hai động cơ phản lực RD-93 Nga, nhưng phiên bản sản xuất dự kiến sẽ sử dụng động cơ WS-13A do Trung Quốc phát triển, được cho là mạnh hơn 20%.
    Các máy bay vận tải quân sự hạng nặng Côn Bằng Y-20 do Trung Quốc phát triển cũng sẽ xuất hiện ở Chu Hải. Với trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn và trọng tải hơn 66 tấn, Y-20 là máy bay lớn nhất được phát triển bởi Trung Quốc. Y-20 đã bay thử lần đầu năm 2012 và dự kiến sẽ được biên chế cho không quân Trung Quốc từ 2016.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải hạng nặng Y-20
    Những triển lãm hàng không như Chu Hải là rất cần thiết để công chúng có cái nhìn cận cảnh hơn với các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
    Thành Đô J-10B là một phiên bản nâng cấp của J-10 đã đi vào hoạt động trong Không quân Trung Quốc, song chưa bao giờ xuất hiện chính thức trước công chúng. Chiếc máy bay tích hợp hệ thống điện tử tiên tiến bao gồm radar AESA, màn hình hiển thị trên mũ bay của phi công, hệ thống trinh sát hồng ngoại (IRST) …
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-10B
    Thẩm Dương J-15 “Phi Sa” là một loại máy bay chiến đấu trên hạm được Trung Quốc thiết kế dựa trên Su-33 của Nga, song được tích hợp nhiều công nghệ của chiếc J-11B. Hiện nay J-15 được sử dụng như là tiêm kích trên tàu sân bay của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-16
    Thẩm Dương J-16 là một phiên bản mới của máy bay chiến đấu đa chức năng J-11, được thiết kế dựa trên chiếc Su-30 của Nga. Những cải tiến chính của J-16 là công nghệ radar AESA và nâng cao khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) bằng các tên lửa không đối không hiện đại, cho phép theo dõi và tiêu diệt nhiều mục tiêu. Chiếc J-16 đầu tiên đã được bàn giao cho không quân Trung Quốc vào tháng 5/2014.
  3. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Cường kích bí ẩn JH-7B của Trung Quốc lần đầu lộ diện
    Hình ảnh được cho là nguyên mẫu của JH-7B-máy bay chiến đấu hiện đại do Trung Quốc sản xuất, đã lần đầu xuất hiện bên ngoài một căn cứ không quân của nước này.
    [​IMG]
    Trang bị vũ khí của JH-7.
    Trang tin quân sự Vpk dẫn nguồn tin truyền thông khu vực cho biết, so với nguyên mẫu của máy bay chiến đấu JH-7A, thì JH-7B có hình dáng bên ngoài tương đối giống. Tuy nhiên, JH-7B vượt trội JH-7A về các thông số trọng lượng gia tăng của tải trọng, kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống điện tử trang bị trên máy bay…

    [​IMG] TQ xuất khẩu số lượng lớn xe tăng cho khách hàng giấu tên
    Một lô khoảng 30 xe tăng Type 59G do TQ chế tạo đã được nhìn thấy tại một cảng biển trước khi chúng được chuyển lên tàu vận tải giao cho khách hàng nước ngoài.

    Nguồn tin cũng cho biết, Tổng công ty sản xuất máy bay Tây An (AVIC) của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất lô đầu tiên của cường kích JH-7B.

    Từ 2013, nhiều nguồn tin khẳng định, Trung Quốc đang phát triển một biến thể có khả năng tàng hình của cường kích JH-7, được chỉ định là JH-7B, nhằm tăng cường khả năng tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các thông tin về loại cường kích này đều được giữ bí mật tuyệt đối.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là nguyên mẫu của cường kích-ném bom JH-7B của Trung Quốc
    Theo phân tích, JH-7B có nhiều cải tiến so với nguyên bản JH-7. Cụ thể, phần thay đổi lớn nhất là cửa lấy gió của động cơ JH-7B, được bố trí ở 2 bên tương tự như kiểu bố trí cửa hút không khí của tiêm kích F-35 của Mỹ.


    Phần buồng lái được thiết kế cao hơn một chút và không có sống lưng như nguyên mẫu. Kiểu thiết kế mới này được cho là có khả năng tàng hình thấp.

    JH-7B tương tự như biến thể tàng hình J-31 cũng do nước này sản xuất, chỉ khác về phần cánh đuôi đứng. Kính chắn gió của buồng lái được thiết kế một mảnh chứ không tách rời như trên JH-7. Máy bay được trang bị loại động cơ phản lực mới nhưng không được tiết lộ chủng loại.

    Thông số kỹ thuật của JH-7B không tiết lộ nhưng theo một số nguồn tin lan truyền trên mạng, mẫu máy bay mới này đang trong quá trình phát triển nên các đặc tính kỹ thuật vẫn chưa được định hình rõ ràng.

    JH-7B được đánh giá là dự án phát triển trọng điểm của AVIC trong thời gian tới nhằm cạnh tranh với các công ty Trung Quốc khác trong lĩnh vực công nghiệp hàng không.
    http://soha.vn/quan-su/cuong-kich-bi-an-jh-7b-cua-trung-quoc-lan-dau-lo-dien-20141029162132979.htm
    bailamos_1986 thích bài này.
  4. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    Con JH ghẻ này hình dạng vậy mà tàng hình cái nỗi gì hả trời? Nổ hơn bom.
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    J-10 mãnh long hay giun dế​



    1. Bước khởi đầu như mơ :

    Chengdu J-10 Mãnh Long ( Meng-Long , Vigorous Dragon ) là máy bay chiến đấu thế hệ 4 do Trung Quốc hoàn toàn sản xuất sau 1 thời gian dài mô phỏng ( hay nói trắng ra là ăn cắp ) thiết kế các máy bay chiến đấu của Liên Xô đã lỗi thời như J-6 , J-7 và J-8 . Tất nhiên là câu chuyện của J-11 , J-15 , J-16 của tập đoàn không quân Shenyang phục vụ cho PLAAF và PLANAF sẽ nói sau

    Yêu cầu đề xuất ban đầu của J-10 được đăt ra vào năm 1981 khi Uỷ ban Quân sự Trung ương ( CMC ) đề xuất sơ bộ 1 mẫu máy bay chiến đấu hiện đại thay thế cho mẫu J-7 và tiệm cận với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Liên Xô như Mig-29 hoặc của Mỹ như F-16

    Các viện hàng không lớn Trung Quốc lúc đó nhanh chóng hăm hở bắt tay vào thiết kế mẫu mới :
    - Năm 1984 , nhà máy Nam Xương 320 ( Nanchang 320 ) giới thiệu mẫu thử nghiệm dựa trên tiêm kích-bom Q-6 ( mà thực chất nhái Mig-23 )
    - Tồ hợp hàng không Thẩm Dương ( Shenyang Aircraft Corporation ) dựa trên dự án J-13 đã hủy bỏ từ tháng 3/1981 đưa ra thiết kế mới
    - Thiết kế thứ 3 đã được đề xuất bởi tổ hợp hàng không Thành Đô ( Chengdu Aircraft Corporation ) cũng vẫn dựa trên các mẫu tiêm kích thất bại từ trước như J-9B-VI-1/-3 , với 1 thiết kế đặt cổng hút gió dưới bụng ( belly intake )
    Vụ khoa học hàng không (Aviation Department Science ) cuối cùng quyết định lựa chọn thiết kế của CAC vào tháng 2/1984 . 3 tháng sau , chính phủ bật đèn xanh cho chương trình J-10 với sự hợp tác giữa Viện nghiên cứu hàng không 611 của CAC và Nhà máy sản xuất máy bay 132 Thành Đô
    Mật danh J-10 chính thức được thông qua vào tháng 1/1986 , ở đây chúng ta bàn 1 tý về cách đặt tên máy bay chiến đấu của Trung Quốc và mô hình các tập đoàn quân sự đặc thù của Trung Quốc hiện nay :
    1. Trước năm 1964 thì Trung Quốc đặt tên cho các máy bay chiến đấu rất rối rắm và kém khoa học , đầu tiên là các tên nổi tiếng cứ gán đại cho các mẫu máy bay ( tất nhiên lúc này số lượng và chủng loại vẫn còn khá ít ) , chẳng hạn như : Đông Phương ( DongFeng ) là tiêm kích , Phi Long ( Flying Dragon ) cho ném bom , Ưng Kích ( XionYing ) cho cường kích … và gán số hiệu sau các tên chẳng hạn ( 1=fighter , 2=bomber , 3= attack fighter , 5=trainer )
    Ngoài ra còn đổi tên sang năm thử nghiệm chẳng hạn như DongFeng-102/103/105 hoàn tất thử nghiệm năm 1959 đổi sang Type59 , Type59A và B
    Đến năm 1964 thì thay đổi lại hoàn toàn cách đặt tên như sau :

    J – jianjij : fighter

    JH – Jianjij Hongzhaji : fighter bomber

    Q- Qiangjiji – attack fighter

    H – Hongzhaji – bomber

    Z-Zhishengji : helos
    2. 2 trụ cột của nền công nghiệp hàng không Trung Quốc đặt trên vai 2 kẻ khổng lồ AVIC I ( Aviation Industries of China I ) và AVIC 2
    [​IMG]

    AVIC I bao gồm 53 phức hợp công nghiệp , 31 viện nghiên cứu , 19 công ty đặc thù đảm nhiệm vai trò khác nhau trong xuất nhập khẩu thiết bị lưỡng dụng , thời điểm 2008 đã có 240.000 nhân công trong đó 45.000 kỹ thuật cao phục vụ nghiên cứu , ngân sách cho AVIC I khoảng 60 tỉ NDT . Thành tố chính của AVIC I tập trung ở 3 tập đoàn lớn : Chengdu , Shenyang và Xian đảm nhiệm việc nghiên cứu sản xuất máy bay chiến đấu lẫn máy bay dân dụng
    Đối trọng của AVIC I là AVIC II , được thành lập năm 1993 với 81 tổ hợp công nghiệp , nhà máy và viện nghiên cứu , ngân sách bổ nhiệm hàng năm khoảng 12.6 tỉ NDT , các hãng chế tạo lớn có thể kể đến Dongan , Harbin , Shaaxi , Zhuzhou .
    2 AVIC cũng nắm 55% cổ phần của CATIC ( China Nation Aero-Technology Import & Export Corporation ) , tập đoàn xuất nhập khẩu hàng không Trung Quốc
    Tựu trung so sánh nhân và vật lực thì AVIC I gấp ba lần nhân lực của Lockheed Martin ( hiện nay chỉ còn khoảng 80.000 nhân công ) , gấp 5 lần UAC ( Tập đoàn hàng không thống nhất Nga , sở hữu Sukhoi MiG và 1 số hãng khác ) , gấp 6 và 7 lần Dassault Aircraft Industry lẫn EADS là những tên tuổi lừng danh thế giới ở khoảng chế tạo máy bay chiến đấu
    Trong khi đó ngân sách bổ nhiệm từ CP Trung Quốc là 1 hầu bao không đáy , AVIC 2 chính thức nhận được 12.6 tỉ NDT năm 2008 nhưng tổng huy động khoảng 60 tỉ NDT , AVIC 1 còn nhiều hơn nữa , tuy nhiên thành công của nền hàng không Trung Quốc lại là 1 dấu hỏi lớn kể cả dân sự lẫn quân sự , liệu việc quản lý yếu kém , thả nổi chính sách kiểm soát của chính phủ hay khả năng có hạn trong nghiên cứu khoa học dẫn đến tình trạng thụt hậu của AVIC là có thật
    Điểm qua những đứa con chết yểu hoặc mãi mà không lớn ở hàng không dân dụng như Y7 của Xian Aircraft Industry Cop , ARJ-21 của AVIC I hoặc Y-10 của Shanghai Aircraft … thậm chí cách bài viết này 3 tháng có thông tin AVIC muốn hợp tác sản xuất tại chỗ SSJ-100 của Sukhoi Civil Company đầy tính đe dọa chương trình hàng không ARJ-21 và COMAC kẻ chủ quản của ARJ-21 có thể đưa tiễn đứa con ARJ-21 bằng chương trình mới C919 .
    Tóm lại hàng không dân dụng của Trung Quốc có thể tự hào là kẻ sản xuất cửa và khung thân lớn nhất thế giới cho Airbus và Boeing ,nhưng niềm tự hào này kéo dài được bao lâu khi các hãng trên cơ cấu lại tổ chức và ảnh hưởng bởi chính trị ?
    Vấn đề quân sự lại là 1 vấn đề riêng ! Hiện nay theo báo cáo của Global Aviation thì PLAAF đã vượt VVS số máy bay chiến đấu ( khoảng 1300 so với 1230 ) , tuy nhiên đa phần số này đều là máy bay chiến đấu thế hệ 3+ trong khi Nga đã cải cách không quân của mình được 4 năm ( chương trình mua sắm quốc gia 2020 ) với việc thay thế và bổ sung hàng loạt các máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 , loại bỏ rất nhiều máy bay thế hệ cũ ( out of dates ) tăng chiều sâu sức mạnh chứ không còn theo học thuyết Liên Xô

    Do vậy áp lực vô hình của PLAAF và PLANAF đè nặng lên đôi vai “ kẻ khổng lồ “ AVIC với việc hiện đại hóa bằng các sản phẩm chủ lực J-10 , J-11/15/16 và J-20 lẫn J-31 thay thế 1 số lượng khổng lồ J-6/7 vẫn còn tồn tại

    Việc rút gọn khối lượng công việc ( trial , IOC , FOC ) có hậu quả gì với J-10 chúng ta sẽ bàn dưới đây =))

    II. Vai trò của Do Thái : ( còn tiếp )
    Lần cập nhật cuối: 30/10/2014
    duongdzu, hiralynguhayuo thích bài này.
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Em góp ý chút:

    _ Vào tháng 1 năm 2014 thì EADS đã tái cơ cấu thành Airbus Group và nắm 46% cổ phần của Dassault Aircraft Industry.
    _ Nếu được bác đi chi tiết vào từng dòng như con L-15 được không !? Con này thông số rất oách, nhưng PLAAF lại chưa chịu đặt hàng !?
  7. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc bác tin nổ trên tàu sân bay Liêu Ninh
    Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 30-10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định các thông tin truyền thông nước ngoài về một vụ nổ trên tàu sân bay Liêu Ninh “là không đúng sự
    Tuy nhiên, ông Dương Vũ Quân từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến việc Trung Quốc đang đóng các tàu sân bay mới. Ông Dương nói: “Tôi không có thêm thông tin để cung cấp về việc phát triển, đóng các tàu sân bay mới”.

    [​IMG] Tàu sân bay Liêu Ninh có thể bị hạ từ mọi hướng
    Trang mạng quân sự uy tín của Mỹ “Strategypage” vừa có một bài viết đánh giá rất thấp khả năng tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh - Trung Quốc.

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi trang tin Business Insider (Mỹ) dẫn bản tin từ trang Medium cho biết đã xảy ra vụ nổ nồi hơi, khiến hệ thống cung cấp điện của tàu Liêu Ninh bị ngưng tạm thời.

    Theo trang tin này, sự cố của tàu sân bay Liêu Ninh hé lộ một phần tham vọng phát triển quốc phòng vội vàng của Trung Quốc. Trong khi đó, chuyên gia Robert Beckhusen, tác giả cuốn “War is Boring”, nhận định những sự cố dạng này không xa lạ đối với những tàu sân bay do Liên Xô sản xuất vào cuối những năm 80 thế kỷ trước.

    Tân Hoa Xã cho biết tàu Liêu Ninh, dài 300 m, chính thức bàn giao biên chế cho Hải quân Trung Quốc từ tháng 9-2012.

    Trong một diễn biến khác, chuyên gia quân sự Tào Vệ Đông chia sẻ trên đài truyền hình Bắc Kinh rằng Trung Quốc không nên đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đơn giản vì nước này không có công nghệ đủ cao để vận hành nó. Theo ông Tào, Bắc Kinh nên đóng các tàu sân bay cỡ lớn với độ choán nước trên 60.000 tấn để mang được nhiều máy bay.
    Last edited by a moderator: 02/11/2014
  8. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Biết nhưng mỗi thứ biết 1 ít thành ra nói bậy nói bừa, J-10 bỏ qua trials, IOC, FOC lúc nào !

    1. J-10 chính là Lavi hoàn chỉnh nên Lavi chính là first prototype J-10, và bay lần đầu tiên dưới tên gọi J-10 tại TQ vào năm 1996 nguyên mẫu bí danh 1001. Như vậy là Lavi/J-10 bay thử chán chê vào cuối thập niên 80 rồi
    2.J-10 aka Lavi IOC vào năm 1986, FOC vào năm 2004

    Lavi/J-10 Prototype theo từng năm

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 03/11/2014
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    bảo rút gọn khối lượng công việc nó đọc sao ra thành bỏ qua trials, IOC, FOC =))
    có cái máy bay nào mà không có thử nghiệm rồi mang vào service không ?
    cứ từ từ , để rảnh rang sẽ viết cho mà nghe , mà thấu óc cái dự án dở hơi J-10 xem có cùn cặn cỡ nào =))
    Tài liệu thì đã sưu tầm đầy đủ rồi , chỉ còn dịch và biên tập đầy đủ lại rồi chứ chả phải vứt mấy tấm ảnh lên khè nhau đâu ợ
    hiraly thích bài này.
  10. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Chỉ phản đối mỗi chỗ đấy thôi còn lại thì ko có ý kiến gì, đợi xem đồng chí chê ỏng chê eo J-10 thế nào
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này