1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vtc1

    vtc1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1
    Máy bay thế hệ thứ 5 sử dụng động cơ máy bay thế hệ thứ 4 là khá rùi :D
  2. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ

    (Kiến Thức) - C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.
    Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.

    Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một "viên nang" tương tự quả ngư lôi.

    [​IMG]
    Mô hình tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
    CM-708UNA được phóng đi từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn trên tàu ngầm. "Viên nang" sẽ giúp tên lửa di chuyển dưới nước như một ngư lôi, sau khi rời khỏi mặt nước, nó sẽ tách bỏ khỏi tên lửa. Lúc này động cơ tăng cường nhiên liệu rắn sẽ kích hoạt đưa tên lửa đến độ cao nhất định. Sau đó, động cơ tăng cường sẽ tách bỏ và đến động cơ phản lực hoạt động đưa tên lửa đến mục tiêu.

    Theo poster trưng bày tại gian hàng của Tổng công công nghiệp quốc phòng Bắc Trung Quốc (NORINCO). CM-708UNA là một tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, nó có thể sử dụng trên nhiều loại tàu ngầm khác nhau. Người ta thiết kế nó để tấn công lén lút vào các tàu chiến mặt nước hạng trung bình đến cỡ lớn hay các mục tiêu ven biển.

    [​IMG]
    Poster giới thiệu tính năng tác chiến của tên lửa CM-708UNA.
    Tên lửa CM-708UNA được dẫn hướng kết hợp quán tính cùng hệ thống định vị toàn cầu, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò radar (nhưng không rõ là thụ động hay chủ động). Hệ thống điện tử của tên lửa thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số cùng một số công nghệ mới. Nó có tầm bắn khoảng 128km, nhà sản xuất quảng cáo tên lửa này có độ phản hồi radar thấp nên có khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương.

    Phát triển các tên lửa chống hạm phòng từ tàu ngầm là một công nghệ khá phức tạp. Các giai đoạn từ khi ra khỏi ống phóng ngư lôi, di chuyển dưới nước, trồi lên khỏi mặt nước, tách bỏ viên nang, kích hoạt động cơ chính là những công đoạn đòi hỏi những công nghệ hết sức tinh vi.

    Đến nay chỉ có 3 quốc gia phát triển thành công công nghệ này là, Pháp với tên lửa SM-39 Exocet, Mỹ với tên lửa UGM-84 Harpoon, Nga với tên lửa 3M-54 Klub-S và sắp tới có thể là Trung Quốc. Na Uy cũng đang phát triển một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa NSM.

    Không rõ tên lửa CM-708UNA đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/lo-tinh-nang-ten-lua-phong-tu-tau-ngam-moi-cua-tq-416395.html

    Nga Ấn có Brahmos, Klub thì TQ có CX-1, CM-708 1 nước làm = 2 cường quốc quân sự + lại
  3. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Mỹ thực sự lo sợ kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc

    (Kiến Thức) - Ủy ban kinh tế-an ninh Mỹ-Trung khẳng định, kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc ngày càng lớn và nguy hiểm hơn.
    Defencenews trích dẫn một báo cáo vừa trình lên Quốc hội Mỹ do Ủy ban kinh tế - an ninh Mỹ-Trung ban hành khẳng định, Trung Quốc sẽ đặt ra mối đe dọa cho tất cả lực lượng quân sự Mỹ và các căn cứ ở Tây Thái Binh Dương trong vòng 10 năm tới.

    Báo cáo có đoạn, Trung Quốc còn có thể tấn công hệ thống vệ tinh dùng cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ theo nhiều cách khác nhau như: Va chạm, vũ khí laser, gây nhiễu điện tử hoặc "bắt lấy" các vệ tinh. Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy cơ đối với hệ thống vệ tinh Mỹ ở mọi quỹ đạo trong vòng 10 năm tới.

    “Trong không gian, vào năm 2014, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chương trình không gian rộng lớn nhằm thách thức hệ thống thông tin ưu việt của Mỹ trong một cuộc xung đột nếu có và phá vỡ hoặc tiêu diệt các vệ tinh nếu cần thiết”, trích dẫn từ báo cáo.

    [​IMG]
    Ủy ban an ninh-kinh tế Mỹ-Trung khẳng định kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
    Bắc Kinh cũng tính đến khả năng chiến tranh không gian sẽ tăng cường chiến lược răn đe của mình, cho phép Trung Quốc “ép buộc” Mỹ và các quốc gia khác không tiến hành các biện pháp “can thiệp quân sự” nhắm vào Bắc Kinh.

    Báo cáo cho biết, khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc ngày càng đáng lo ngại. Trong 5 năm tiếp theo, lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa. Khả năng này mang lại cho Trung Quốc một loạt các tùy chọn đối ngoại quốc phòng và có khả năng làm suy yếu chiến lược răn đe mở rộng của Mỹ, đặc biệt là đối với Nhật Bản.

    Trong 3 năm tới, chương trình hạt nhân của Trung Quốc sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động mới bổ sung. Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, một trong số các tàu này có thể mang theo 12 tên lửa liên lục địa. Các tên lửa mới có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân theo công nghệ MIRV.

    Năm 2013, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ khoảng 50-70 tên lửa liên lục địa có thể tấn công nước Mỹ. Số lượng tên lửa này có thể tăng lên đến 100 trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh lớn hơn nhiều so với báo cáo của Lầu Năm Góc.

    [​IMG]
    Khi đi vào hoạt động, ICBM DF-31 sẽ có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
    Trung Quốc đã tăng cường năng lực răn đe hạt nhân trên biển từ năm 2007 bằng cách đưa vào vận hành 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa liên lục địa (SSBN) lớp Tấn. Dự kiến, Trung Quốc sẽ có thêm 2 tàu ngầm SSBN vào năm 2020, các tàu này mang tới 12 tên lửa đạn đạo JL-2 đã đạt được khả năng chiến đấu ban đầu.

    Tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 7.500 km mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công hạt nhân vào vùng Alaska nếu phóng từ vùng biển gần Trung Quốc. Tấn công Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía Nam Nhật Bản. Tấn công tất cả 50 bang của Mỹ nếu phóng từ vùng biển phía Đông của Hawaii.

    Ngoài tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm, mối quan tâm lớn được đề cập trong báo cáo là khả năng của các ICBM di động chẳng hạn như DF-31 và DF-31A. Trong năm 2006, Trung Quốc bắt đầu triển khai DF-31, đến năm 2007 đưa vào hoạt động biến thể nâng cấp DF-31A.

    ICBM DF-31 có tầm bắn tối đa khoảng 11.000km cho phép tấn công phần lớn lục địa Mỹ. Gần đây, Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm một loại ICBM di động mới là DF-41. Nhiều khả năng ICBM này sẽ được triển khai hoạt động trong năm 2015. DF-41 có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 12.000km cho phép tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.

    Báo cáo còn cho rằng, khi đã làm chủ được công nghệ MIRV, Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng nó cho các loại ICBM cũ hơn như DF-5A để tăng khả năng răn đe hạt nhân. Các tên lửa ICBM với công nghệ MIRV sẽ là thách thức lớn cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/my-thuc-su-lo-so-kho-ten-lua-hat-nhan-trung-quoc-417300.html
  4. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Báo Trung Quốc: tên lửa CX-1 không sao chép BrahMos

    (Kiến Thức) - Mạng Sina đã tung ra loạt bằng chứng về tính năng cho rằng CX-1 không sao chép BrahMos thậm chí là vượt trội.

    Sau khi tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại triển lãm Chu Hải, đã có những nhận định cho rằng đây thực chất là thiết kế sao chép tên lửa BrahMos của Nga - Ấn, mới đây thì mạng quân sự Sina đã có những so sánh nhằm minh chứng rằng "CX-1 không sao chép BrahMos".
    Chaoxun-1 (gọi tắt là CX-1) được thiết kế bởi Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian Trung Quốc (CASTC) đã được đặt biệt danh là Cahoxi 1 (trong tiếng anh chính là từ Copy 1 - sao chép 1) bởi hình dáng tương tự tên lửa hành trình BrahMos nổi tiếng của Nga - Ấn. Mặc dù vậy, Wang Hongpo - nhà thiết kế tên lửa khẳng định rằng CX-1 hoàn toàn là thiết kế mới. Theo ông Wang, có nhiều điểm khác biệt ở cánh, khí động học.
    Do sự hạn chế của hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR, tầm bắn của các loại tên lửa hành trình như CX-1 và BrahMos không thể vượt quá 300km. Wang cho biết, đây là lý do chính khiến CX-1 chia sẻ nhiều điểm tương tự với BrahMos. Tuy nhiên, "CX-1 bay nhanh hơn so với tên lửa của Ấn Độ. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 ở trần bay 17.000m, trong khi BrahMos chỉ có thể đạt Mach 2,6 ở trần bay 14.000m", mạng Sina lưu ý.

    [​IMG]
    Mô hình tên lửa CX-1 tại triển lãm Chu Hải.
    Trong tác chiến chống mục tiêu tầm thấp, tốc độ của CX-1 có thể đạt Mach 2,3, trong khi mẫu tên lửa P-800 Oniks (Nga) được dùng làm nền tảng công nghệ phát triển BrahMos chỉ có thể đạt Mach 2. Mạng Sina còn cho rằng, động cơ phản lực tĩnh siêu âm của CX-1 có thể tốt hơn so với động cơ đẩy nhiên liệu rắn của P-800.
    Tuy nhiên, Sina cũng thừa nhận rằng tầm tấn công của CX-1 có thể giảm xuống tới 40km ở quỹ đạo thấp, trong khi tên lửa Nga có thể đạt 120km.
    Mạng Sina cũng cho rằng, tên lửa BrahMos của Ấn Độ không phù hợp cho các tình huống chiến đấu thực tế. Mặc dù Ấn Độ có kế hoạch sản xuất 2.000 quả BrahMos nhưng chỉ có 200 quả được chế tạo.
    Mặc dù đưa ra vài “bằng chứng” khẳng định CX-1 không sao chép BrahMos nhưng việc cả 2 quả tên lửa có hình dáng quá giống nhau vẫn khiến CX-1 khó tránh mác copy. Bên cạnh đó, các tính năng của CX-1 vẫn mới chỉ là trên giấy, chưa bất kì bằng chứng thực tế nào chứng minh được CX-1 có các tính năng chăng. Nên nhớ, lâu nay vũ khí Trung Quốc vốn được quảng cáo rất mạnh về tính năng nhưng khả năng chiến đấu thực tế lại thấp hơn rất nhiều.
    Không ít vũ khí Trung Quốc đã bị các quốc gia mua sắm kêu ca, trả lại vì lý do chất lượng không đúng với quảng cáo. Gần đây nhất, Bộ quốc phòng Ecuador hủy bỏ bản hợp đồng trị giá 60 triệu USD mua 2 hệ thống radar YLC-2V và YLC-18 do Trung Quốc sản xuất, được quảng cáo là “thuộc loại radar hàng đầu thế giới”. Lý do được đưa ra là, các hệ thống radar “không thể hoạt động bình thường”.


    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...n-lua-cx-1-khong-sao-chep-brahmos-417712.html
    Last edited by a moderator: 23/11/2014
  5. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Pakistan chắc chắn sẽ mua 30-40 tiêm kích J-31 Trung Quốc

    (Kiến Thức) - Pakistan đang quan tâm đến việc mua khoảng 30-40 tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc.
    Không lâu sau khi có màn trình diễn “ấn tượng” bằng loạt xã khói đen ngùm của tiêm kích tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải. Dẫu vậy, mẫu tiêm kích tàng hình của công ty Thẩm Dương cũng vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng nước ngoài.

    Trang mạng Dawn Publication dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách sản xuất của Pakistan, ông Rana Tanveer Hussain cho biết, cơ quan này đang thảo luận với Trung Quốc về việc mua máy bay chiến đấu tàng hình. Trang mạng này cho biết, Pakistan có thể sẽ mua khoảng 30-40 chiếc tiêm kích tàng hình J-31.

    J-31 sẽ mang lại cho Pakistan khả năng tấn công có giới hạn trong tiểu lục địa Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ lại thiếu các loại radar có khả năng bám bắt các máy bay tàng hình một cách hiệu quả.

    [​IMG]
    Nhiều khả năng Pakistan sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên của tiêm kích J-31.
    Khi hoàn tất quá trình phát triển, J-31 sẽ cung cấp khả năng tàng hình tương đối với cấu hình vũ khí và hệ thống điện tử theo công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Dự kiến, J-31 sẽ có chi phí phải chăng trong khi vẫn sở hữu một số tính năng quan trọng. J-31 cho phép lực lượng không quân sở hữu nó làm suy yếu lợi thế của các máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-35 hay T-50.

    Biến thể xuất khẩu của J-31 sẽ sử dụng 2 động cơ RD-93 của Nga tương tự như tiêm kích JF-17 Thunder đang hoạt động trong Không quân Pakistan. Ông Hussain cho biết thêm, Pakistan cũng quan tâm đến việc mua trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc.

    Các chuyên gia quân sự dự đoán, J-31 sẽ là một sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu. Loại máy bay tàng hình này sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia không đủ khả năng mua tiêm kích tàng hình của Mỹ hoặc Nga.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/pakistan-se-mua-30-40-tiem-kich-j-31-trung-quoc-419025.html
    Last edited by a moderator: 25/11/2014
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Vẩn đu lấy cái báo kienthuc ấy ah, đã bảo chịu khó lục lại Pak nó chê thấu để con "Khói thuốc lào" kia quay sang mua 13 chiếc F-16 của Jordan rồi kìa, ở đó mà mơ với chả ngũ.
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    vui vài phút :D mod đừng ban em trình độ tự sướng có vẻ thượng thừa :))
    vms, duongdzuThien_Binh_PL thích bài này.
  8. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Ukraine bán nhiều bí mật động cơ phản lực cho Trung Quốc

    (Kiến Thức) - Trung Quốc sẽ có được các công nghệ và thiết bị để sản xuất các thành phần động cơ phản lực từ Ukraine.
    Tổng công ty khoa học sản xuất FED Kharkov đã ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất các thành phần động cơ phản lực cho Trung Quốc. Trang mạng altair.com.pl cho biết, thỏa thuận trên được ký kết vào ngày 24/11/2014.

    Theo thỏa thuận, công ty FED Kharkov sẽ bán cho đối tác Trung Quốc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các trang thiết bị đi kèm để sản xuất các thành phần của động cơ sử dụng trên nhiều loại máy bay gồm: vận tải cơ An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, IL-78/96; tiêm kích MiG-27/29, Su-27/30/34/35; máy bay ném bom TU-95/142/160; máy bay chở khách Tu-204/214; máy bay huấn luyện Yak-42/130 và các loại trực thăng Ka-32/52, Mi-8/17/24/28.

    [​IMG]
    Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine.
    Các loại máy bay nói trên đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2015. Trước đó, công ty FED đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất động cơ phản lực sử dụng trên máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.

    Ngoài ra, công ty FED cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác trong chuyển giao công nghệ sản xuất tuabin cho động cơ phản lực được sử dụng trên tiêm kích J-10, J-11 và J-15 của Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ Nga.

    Những động cơ mà họ sao chép của Nga cho thấy hiệu suất và chất lượng không ổn định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết với Ukraine sẽ giúp cải thiện chất lượng các động cơ nội địa. Sự kiện này có thể coi là một bước đột phá lớn của Trung Quốc trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...t-dong-co-phan-luc-cho-trung-quoc-420072.html

    Không phụ thuộc vào Nga nữa thì TQ có thể đả bại cả Đại Bạch Nga rồi
  9. bubibubi01

    bubibubi01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2009
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    187
    "Không phụ thuộc vào Nga nữa thì TQ có thể đả bại cả Đại Bạch Nga rồi"
    Đại Bạch Nga là cái quái gì thế hả Ông Thần Gió?
  10. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng?
    Quote:
    (Kiến Thức) - Đoạn clip mà kênh CCTV đăng tải được các chuyên gia Trung Quốc bình luận đó có thể là cuộc thử tên lửa diệt hạm YJ-18 phóng thẳng đứng.
    Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV mới đây có đăng tải bản tin ghi lại hình ảnh bắn thử nghiệm tên lửa diệt hạm theo phương thẳng đứng trên tàu không rõ kiểu loại. Các chuyên gia Trung Quốc khi xem hình ảnh này đã cho rằng, khả năng cao đây là cuộc thử nghiệm tên lửa diệt hạm YJ-18 từ tàu thử nghiệm tổng hợp, không phải là tàu chiến đang biên chế.
    [​IMG]
    Loại tên lửa nghi là YJ-18 phóng từ tàu thử nghiệm tổng hợp.
    Trước đó, Jane's Defence Weekly đã cho biết, tên lửa YJ-18 (hay còn gọi là Ưng Kích 18 của Trung Quốc sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó động cơ phản lực chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 đưa quả đạn bay xa 180km. Hết nhiên liệu, tầng động cơ tách khỏi thân và tầng động cơ nhiên liệu rắn thứ 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Như vậy trong toàn bộ quá trình tác chiến của tên lửa đều nằm trong trạng thái kết hợp cận âm và siêu âm.
    Bình luận về điều này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Đào cho biết, nếu nội dung mà báo chí nước ngoài nêu là thật thì tên lửa YJ-18 có ưu điểm là tầm bắn xa và khối lượng bay nhỏ của tên lửa tốc độ cận âm, có tính năng thâm nhập dễ dàng của tên lửa siêu âm, là đại diện phương hướng phát triển của tên lửa chống hạm trong tương lai.
    Tuy nhiên ông Tống Đào cũng cho biết thêm, phương thức kết hợp “cận âm + siêu âm này không phải là sự kết hợp thực sự, tên lửa chống hạm kết hợp cận âm và siêu âm tương lai là chỉ trong toàn bộ quá trình bay của tên lửa dưới điều kiện môi trường hải chiến, đối phương tấn công và mức độ gây nhiễu điện từ, có thể kịp thời thay đổi tốc độ của tên lửa, để nó đáp ứng yêu cầu của tầm bắn, mà còn đáp ứng sự thay đổi của môi trường hải chiến".
    [​IMG]
    Cận cảnh qui trình quả đạn rời bệ phóng thẳng đứng.
    [​IMG]
    Có thể thấy qui trình rất giống các cuộc phóng Tomahawk hay SM-2/3 trên tàu chiến Mỹ.

    [​IMG]
    Bình luận ảnh phóng tên lửa chống hạm kiểu mới trên đài CCTV, nhà bình luận quan sự Trung Quốc Lưu Tự Quân cho rằng, tên lửa chống hạm kiểu mới này có thể sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa trên tàu kiểu CCL mới không giống với hệ thống phóng MK41 của Mỹ, đặc điểm của hệ thống phóng này là do 2 CCL trong và ngoài hợp thành.
    Theo ông Lưu Tự Quân, ưu điểm lớn nhất của hệ thống phóng này là mỗi ống phóng đều tự thành một hệ thống, có thể độc lập hoàn thành toàn bộ quá trình từ dự trữ, vận chuyển đến phóng, mà không cần thiết bị hỗ trợ khác, chỉ cần đường kính tên lửa không lớn hơn đường kính của ống phóng thì có thể sử dụng cùng một ống phóng, cho nên rất dễ thực hiện phóng các loại tên lửa khác nhau như phòng không, chống hạm, chống ngầm.
    Do tài liệu về tên lửa chống hạm mới rất hạn chế, nhưng từ cái nhìn tổng thể về sự phát triển của tên lửa chống hạm nội địa của Trung Quốc có thể thấy, kích thước của YJ-18 giống với mẫu YJ-62 nội địa. Chúng đều sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động pha cuối và quán tính tiếp sức đã rất phát triển của Trung Quốc, trong quá trình bay của tên lửa có thể sử dụng chuỗi dữ liệu tiến hành điều chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa.
    [​IMG]
    Loại tên lửa "lạ" đánh trúng mục tiêu.
    Hiện nay tàu khu trục Type 052D mới nhất của nước này sử dụng một hệ thống phóng thẳng đứng 32 ống thay thế 2 thiết bị phóng tên lửa chống hạm YJ-62 4 nòng trước đây. Vì vậy các phương tiện truyền thông và chuyên gia cho rằng tàu khu trục Type 052D sẽ tích hợp tên lửa chống hạm trên hệ thống phóng thẳng đứng của tàu.
    Nếu tên lửa chống hạm kiểu mới YJ-18 đưa vào phục vụ thuận lợi thì có thể sẽ nâng cao khả năng tấn công đối hải cho tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc và để hải quân nước này thực hiện một bước tiến quan trọng cho hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/trung-quoc-da-co-ten-lua-diet-ham-phong-dung-420382.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này