1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Kho vũ khí chống hạm của TQ khiến Mỹ mất vía

    [​IMG]
    Lộ mật hoàn toàn "sát thủ diệt hạm" YJ-12/100
    Thời báo Hoàn Cầu cho hay những hình ảnh về tên lửa chống hạm YJ-12 và YJ-100 của Trung Quốc mới đây đã được đăng tải trên một trang mạng quân sự của nước này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cả hai tên lửa này đều được thiết kế để phóng từ máy bay ném bom chiến lược H-6G và JH-7B của Không quân Trung Quốc (Hình ảnh tên lửa YJ-12 trên máy bay ném bom chiến lược H-6G mới được đăng tải)

    [​IMG]
    Tên lửa YJ-100 được phát triển dựa trên tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc và có thể được xếp vào lớp tên lửa tầm trung với tầm bắn từ 550-600km khi phóng từ trên không (Trong ảnh: Tên lửa YJ-100 trên máy bay ném bom H-6G)

    [​IMG]
    Chương trình phát triển tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm YJ-12 được khởi xướng từ những năm 1990, mô hình của nó xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2000. Tuy nhiên, sau lần xuất hiện bất ngờ này chương trình phát triển tên lửa YJ-12 bỗng nhiên “bặt vô âm tín” (Kiểu dáng YJ-12 trong lần xuất hiện đầu tiên).

    [​IMG]
    Thông qua việc phân tích những bức ảnh được đăng tải trên mạng, các chuyên gia quân sự ước tính kích cỡ của YJ-12 dài khoảng 6m với đường kích khoảng 0,55-0,6m, kích cỡ này nhỏ hơn so với dự tính ban đầu.
    [​IMG]
    Theo Hoàn Cầu, tên lửa YJ-12 cũng nhỏ hơn các tên lửa 3M55 và 3M80 của Nga, nó cũng có thể có tầm bắn và lượng nổ nhỏ hơn. Trong khi đó, các chuyên gia tin rằng YJ-12 có thể mang một đầu đạn 2.000-2.500 kg. (Trong ảnh: Tên lửa 3M55 Oniks - tên xuất khẩu là Yakhont)

    [​IMG]
    Tầm bắn của YJ-12 ước tính vào khoảng 150 km khi phóng ở tầm thấp. Tuy nhiên khi được phóng ở tầm cao, tầm bắn của tên lửa này có thể tăng lên mức 250-300km. Tầm bắn này cũng nhỏ hơn so với ước tính ban đầu là 400km khi được phóng ở tầm thấp. Hoàn Cầu cho hay tuy kích thước khiêm tốn, nhưng một tên lửa YJ-12 có thể làm tê liệt hoặc đánh chìm một tàu chiến mặt nước của đối phương (Trong ảnh: Kiểu dáng tên lửa YJ-12 trong một lần rò rỉ ảnh trước đây)

    Ngoài ra
    Tên lửa chống hạm YJ-83 của Trung Quốc cũng được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.
    National Interest trích dẫn bài viết của Phó giáo sư Lyle Goldstein - Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nước Mỹ và các quốc gia đồng minh tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
    Theo Goldstein, nếu như Argentina sở hữu từ 50-100 tên lửa chống hạm Exocet trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến tranh Falklands giữa Anh và Argentina vào năm 1982 thì có lẽ mọi chuyện đã khác, lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không bao giờ có cơ hội đổ bộ lên được quần đảo Falklands.

    Các tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 sẽ là mối đe dọa của Hải quân Mỹ và lực lượng đồng minh trong tương lai.
    Dựa trên những gì xảy ra ở quần đảo Falklands, trong hơn 30 năm qua Trung Quốc đã dành mọi nguồn lực của mình để phát triển các tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới nhằm đối phó với nguy cơ xảy ra xung đột trên biển với các quốc gia khác.
    "Nhờ được trang bị hệ thống radar tiên tiến và các biện pháp đối kháng điện tử, hạm đội tàu chiến và máy bay chiến đấu của Hải quân Trung Quốc trong tương lai sẽ trở thành một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực", Goldstein cho biết.
    Bên cạnh đó, việc đưa vào trang bị thêm 24 máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 trong năm 2004 mua từ Nga càng giúp cho Trung Quốc tự tin hơn ở cả trên không lẫn trên biển. Với tầm hoạt động lên tới 3.000km, những chiếc Su-30MK2 của Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua được chuỗi đảo đầu tiên kéo dài từ quần đảo Aleutian tới Philippines.
    Ngoài ra các máy bay ném bom chiến lược H-6 và cường kích JH-7 cũng sẽ đóng vai trò đáng kể giúp Trung Quốc nắm quyền kiểm soát khu vực vùng biển nằm trong chuỗi đảo thứ nhất. Tuy nhiên, loại vũ khí chủ lực và hiệu quả nhất của Hải quân Trung Quốc vẫn là các tên lửa chống hạm YJ-83.
    [​IMG]
    Trung Quốc đang tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự trên biển của mình bằng các chương trình phát triển tên lửa chống hạm thế hệ mới.
    Trích dẫn một báo cáo quân sự do tạp chí quốc phòng Shipborne Weapons thực hiện vào tháng 10/2014 cho biết, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 của Trung Quốc được nhận xét tốt hơn hẳn so với tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31 do Nga chế tạo trong một số tình huống tác chiến nhất định trên biển. Với tầm bắn 150km, biến thể xuất khẩu của YJ-83 đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi Lebanon dùng tên lửa này tấn công một tàu hộ vệ của Israel vào năm 2006.
    Tuy nhiên, YJ-83 mới chỉ là thế hệ tên lửa hành trình chống hạm đầu tiên của Trung Quốc và nó chưa thật sự đủ mạnh để có thể đánh bại được Mỹ và Nhật Bản trong một cuộc xung đột trên biển.
    Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển thế hệ tên lửa chống hạm thệ hệ thứ 2 của mình gồm các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12 với tốc độ di chuyển gấp 3 lần vận tốc âm thanh và YJ-100 với tầm bắn lên tới 800km. Cả hai loại tên lửa này đều được đánh giá là có thể đánh bại biên đội tàu sân bay của Mỹ.

    Trung Quốc tự hào khoe tên lửa chống hạm CX-1 “nhái”
    A- A A+ ‹Đọc›
    Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
    Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi giới thiệu một loại tên lửa chống hạm giống hệt dòng tên lửa nổi tiếng P-700 "Granit" (SS-N-19 "Shipwreck") của Nga.


    [​IMG]
    Tên lửa CX-1 được cho là “nhái” lại P-700 Granit do của Nga
    Thông tin ban đầu cho biết, loại tên lửa hành trình đối hạm này được Trung Quốc gọi là CX-1. Dựa vào hình ảnh dễ thấy mẫu tên lửa này của Trung Quốc có kích thước lớn hơn so với tên lửa chống hạm P-700 Granit "xịn".

    Tên lửa CX-1 có chiều dài 10 m, đường kính hơn 0,85m. Với kích thước này, dường như nó đã trở thành một trong những tên lửa hành trình chống tàu có kích thước lớn nhất trên thế giới.

    Trước khi CX-1 được biết đến, thì tên lửa chống hạm P-700 "Granit" (Nhà sản xuất gọi là 3M45, còn NATO định danh là SS-N-19 "Shipwreck") là tên lửa lớn nhất trên thế giới.

    Tên lửa CX-1 được sử dụng trên các bệ phóng tên lửa cơ động, có thể tấn công các tàu sân bay, tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tuần dương và các loại mục tiêu khác trên mặt biển.

    CX-1 là tên lửa hành trình siêu âm, có nhiều tính năng ưu việt, đạt tốc hành trình lên tới Mach 2,8-3; ở tầng trời thấp tên lửa đạt tốc độ khoảng Mach 2,2-2,4.

    Tên lửa CX-1 của Trung Quốc lần đầu xuất hiện tại triển lãm

    Tên lửa CX-1 có trọng lượng 7 tấn, sải cánh 2,6m, đầu đạn 750 kg, tốc độ tối đa Mach 1,6-2,5; tầm bắn xa nhất 625 km. CX-1 được thiết kế để tấn công các mục tiêu là hàng không mẫu hạm

    YJ-91: “lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

    (Kiến Thức) - Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.
    Gần đây, 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã tập trận “Cơ động số 5” tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên lực lượng Hải quân Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) thả neo, tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.
    Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng Trung – Nhật đang chạy đua sức mạnh phòng thủ qua các cuộc tập trận lớn. Đáng chú ý, Nhật Bản đóng mới 2 tàu khu trục Aegis, thì Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa “tiêu diệt” tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.

    Một trong các tàu khu trục Nhật Bản trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.
    “Tạo thế cờ vây” Trung Quốc
    Đài truyền hình CNN của Mỹ nhận định, khu vực Tây Thái Bình Dương đang diễn ra thế đối kháng quân sự. Trước đây, Nhật Bản và Quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản lo ngại nhất chính là các loại tên lửa dẫn đường và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây Mỹ liên tục thử nghiệm thành công các loại tên lửa chống tên lửa, chính điều này đã giúp Mỹ, Nhật tăng thêm niềm tin “đối chọi” với Trung Quốc.
    Hãng tin Reuters nhận định, Mỹ tăng cường cung cấp hỗ trợ hệ thống chiến đấu Aegis cho tàu chiến ở hải quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã đạt được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để nâng cấp hệ thống Aegis, sẽ thiết kế nghiên cứu một loại tàu chiến Aegis thế hệ mới.

    Nhật Bản đã được trang bị tên lửa đánh chặn "siêu hạng" SM-3 trên tàu chiến.
    Tạp chí quân sự của Nga cho biết, ngoài Nhật Bản, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp hệ thống Aegis cho Hàn Quốc và Ấn Độ, hòng “tạo thế cờ vây” Trung Quốc trên biển. Gần đây, Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đóng tàu khu trục Aegis cỡ trung có lượng giãn nước 5.600 tấn.
    Đối mặt với “thế cờ vây Aegis” của Mỹ như vậy, Trung Quốc sẽ có biện pháp như thế nào? Con át chủ bài đó chính là các loại tên lửa chống radar mới, có thể tiêu diệt radar AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis.
    Trung Quốc làm thế nào để khắc chế Aegis?
    Tháng 12/1997, một lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 quả Kh-31P từ Nga.
    Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sản xuất Kh-31P của Nga để chế tạo loại tên lửa này với định danh YJ-91 trong giai đoạn 2003-2004.
    Trung Quốc chính thức giới thiệu tên lửa chống radar YJ-91 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010. Tên lửa chống radar kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Trung Quốc mua một số lượng lớn tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để sao chép công nghệ tạo ra mẫu YJ-91.
    Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến. Truyền thông Nga nhận định, “điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của tàu chiến Nhật Bản đang phải đối mặt với “ lưỡi hái tử thần””.
    Tên lửa của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang hình thành thế đối kháng. Trong khi Mỹ liên tục nâng cấp hệ thống Aegis thì Trung Quốc cũng không ngừng cải tiến YJ-91. Giới chức nước ngoài nhận định, tên lửa chống radar YJ-91 là khắc tinh của hệ thống chiến đấu Aegis.
    YJ-91 dài 4,7m, trọng lượng 0,6 tấn, đường kính thân 360mm, trọng lượng phần chiến đấu nặng 90kg. Chuyên gia Trung Quốc nhận định, YJ-91 về khả năng sát thương và tốc độ bay thì cao hơn hẳn so với tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM của Mỹ. Đặc biệt, tầm phóng của tên lửa YJ-91 vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.
    Tuy vậy, nhược điểm của YJ-91 đó là vấn đề trọng lượng. Trọng lượng đạn quá nặng, do vậy cần loại máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ chống radar, trong khi đó trọng lượng tên lửa AGM-88 của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng của YJ-91.
    [​IMG]
    Cường kích JH-7 Không quân Hải quân Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa chống radar YJ-91.
    Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc, đặc biệt là các loại tên lửa chống radar, trong đó phải kể đến tên lửa PL-16.
    Tên lửa PL-16 với trọng lượng phóng chỉ khoảng 360 kg, tầm phóng khoảng 80 km (xa hơn 30 km so với tên lửa AGM-88 của Mỹ), tốc độ tối đa 2.280 km/h, sử dụng tấn công các radar phòng không, có thể trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10, J-8, J-7…
    Ngoài ra còn có tên lửa chống bức xạ LD-10, với đường kính khoảng 203mm, trọng lượng 20 kg, tầm bắn khoảng 70km. Tên lửa này thích hợp trang bị cho nhiều loại máy bay hiện nay của Trung Quốc.

    Ngoài ra Trung Quốc còn sở hữu một số tên lửa đối hạm mua số lượng lớn của Nga
    Theo tiết lộ của một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, 3 loại tên lửa đứng đầu danh mục mua sắm của nước này là: 3M80 Moskit (SS-N-22 "Sunburn"), Kh-59 MK (AS-18 "Kazoo") và Kh-31 Zvezd Strela (AS-17 "Krypton").

    Tên lửa 3M80 là tổ hợp vũ khí lớn được phóng từ tàu chiến, dùng động cơ đẩy phản lực dòng khí thẳng (ramjet) vận tốc cao, có tầm bắn 250 km, khối lượng phóng gần 4 tấn, với một đầu đạn nổ phá mảnh nặng 300 kg, vận tốc đâm vào mục tiêu đạt trên Mach 2.

    Hiện, hải quân Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp 956 được trang bị tổ hợp tên lửa 3M80 Moskit và 2 tàu mới đóng (số hiệu 138 và 139) có thể đã được chuyển giao trang bị một phiên bản cải tiến, tầm xa mới của hệ Moskit (tầm bắn tới 250 km). Trung Quốc cũng có ý định mua thêm 2 tàu lớp 965 nữa.



    Gần giống 3M80 nhưng kích cỡ nhỏ hơn, tên lửa Kh-31 (còn goi là YJ-91) theo công bố, có vận tốc bay tương tự (trên 2 Mach), cấu hình nhỏ gọn để phóng từ máy bay. Phương Tây không có hệ vũ khí nào tương tự.

    Trung Quốc đã đặt mua cả 2 biến thể: Kh-31A lắp đầu tìm radar chủ động, Kh-31P lắp đầu tự dẫn radar thụ động. Trong đó Kh-31 P là tên lửa chống radar có vận tốc bay lớn được thiết kế để tiến công các hệ thống radar xuất xứ từ phương Tây, kể cả hệ radar hải quân SPY-1 của Mỹ.

    Do là loại vũ khí thụ động, tự dẫn theo nguồn phát radar của tàu mục tiêu nên Kh-31 không bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện.

    Phiên bản nâng cấp mới nhất của tên lửa Kh-31 có tầm hiệu quả lên tới 200 km, được trang bị cho các máy bay Su-30MK2, phân công đảm nhận vai trò tiến công mục tiêu trên biển đặc thù trong lực lượng không quân hải quân Trung Quốc. Kh-31 cũng có thể trang bị cho máy bay JH-7 Xian.

    Loại thứ 3, Kh-59MK đáng chú ý hơn cả. Đây là phiên bản tầm xa, dẫn bằng radar của mẫu tên lửa cơ bản Kh-59 (AS-13 "Kingbolt") được phát triển dành riêng cho máy bay Su -30 MK2 biên chế trong không quân Trung Quốc. Tầm bắn của tên lửa này đạt được từ 250 - 300 km nhờ động cơ tua bin phản lực mới và một đầu tìm radar kết nối dữ liệu.


    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1020425#ixzz3Q4wtOz57
    doc tin tuc www.xaluan.com
    http://www.baomoi.com/Lo-mat-hoan-toan-sat-thu-diet-ham-YJ12-Trung-Quoc/119/12841976.epi
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...yj-83-trung-quoc-khien-my-mat-via-448980.html
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/yj-91-luoi-hai-tu-than-diet-chien-ham-aegis-my-280774.html
    http://www.itimes.vn/Root/printdocument.aspx?articleid=6221
    Lần cập nhật cuối: 28/01/2015
    Lieuninh thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    YJ-12 có thể coi là Coyote tầu nhẩy

    Coyote

    [​IMG]

    Coyote tầu

    [​IMG]
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Ngã mũ chia buồn cùng gia quyến ^:)^
    Cơ hội bán máy bay chiến đấu JF-17 cho Ai Cập đã vuột khỏi tầm tay của Trung Quốc và Pakistan, tạp chí Diplomat (Nhật Bản) cho hay.

    Theo Defense News, Ai Cập nhiều khả năng sẽ mua các máy bay chiến đấu Mirage (cụ thể là phiên bản 2000-5 nâng cấp và 2000-9) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

    Ngoài ra, nước này đang trong quá trình đàm phán một hợp đồng mua 20 tiêm kích Rafale.

    Ai Cập cũng thể hiện sự quan tâm tới các máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga.




  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    tiemkich thích bài này.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    Người ta tập luyện cho thuỷ thủ đoàn đi biển trong các tình huống tệ nhất ấy mà. Chuyện sóng trùm cả con tàu, nguy cơ nước tràn vào khoang là bình thường. Có làm thế mới xây dựng được bài đi biển, chiến đấu trong thời tiết xấu cho toàn quân chủng được. Qua các bài này mới rút dần kinh nghiệm rồi điều chỉnh thành phần thuỷ thủ đoàn, hoàn thiện thiết kế...
    PLAN đang trong quá trình xây dựng mà. Trước kỷ nguyên vươn ra thế giới này thì kinh nghiệm của họ là con số không. Trong khi các cường quốc khác thì lại kinh nghiệm, chiến tích đầy mình. Hiện HQTQ là lực lương tàu to súng lớn nhưng để đó là 1lực lượng chiếm lĩnh biển cả bao la như các cường quốc thì còn lắm việc phải làm. Không phải sắm cho lắm tàu to súng lớn là thành vô địch. Lực lương HQ nào muốn phát triển bền vững cũng bắt buộc phải quá độ qua những con tauuf vỗ tay cả. Đó là nơi để nhân tố chủ chốt nhất của mọi quân binh chủng, con người, hoàn thiện mình từ thực tế
    lamali1, fandchalosun thích bài này.
  6. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    từ trước đến nay China là một quốc gia lục địa, nên kém về thuỷ chiến với hải quân là điều đương nhiên, thời hiện đại nhận thấy tầm quan trọng của hải quân nên china mới đầu tư rất lớn để phát triển nó tuy nhiên dù có phát triển thế nào thì tư duy hải quân khựa vẫn chưa phát triển lên tầm mới được, xưng bá trên đại dương đâu phải chuyện chỉ cần tàu to súng lớn
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    =)) siêu hạm Aegis Type 052C được các cún con tung hô như tế sao, giờ mà xúm vào tát nước hộ đi...:)) hàng tàu nhái thì mãi mãi vẫn là hàng tàu;))

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    cụ Kùi ơi , tình huống tệ nhất nước tràn vào khoang thì thủy thủ các cường quốc phương Tây thi nhau tát hay dùng máy bơm bơm nước ra vì tàu chìm thế quái nào được vì thiết kế đáy kép mà
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    Tàu chiến thì đem nhấn cả con xuống dưới mặt nước nó cũng không chìm. Nước tràn vào khoang thì đã khó xảy ra do khi biển động thì các khoang trên sẽ đóng kín cửa. Tuy nhiên cứ cho là cửa hư do bị bắn hay là gì đó đi. Thì khi bị nước tạt vào khoang sẽ có máy bơm ra. Tuy nhiên, để ứng phó với trường hợp không có máy bơm do bị bắn tệ quá mất điện, cũng nên trang bị chậu thau cho việc tát nước, cứu hoả....

    Nói đại loại là phải ném lín vào tình huống ngặt nó mới nên người
    hk111333tifosimilan thích bài này.
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    em nói hơi xui chứ huy động lính tạt nước ra rồi mấy vị trí chiến đấu tính thế nào cụ nhể :(
    có khi ít bữa nữa TQ qua VN mua máy bơm nước quay tay này về trang bị cho tàu nó cũng nên :)) thấy hiệu quả hơn xô chậu của TQ rồi :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này