1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    TQ dư tiền mua thôi, mỗi tội là Mistral cũng ko đỉnh cao lắm so với LCAC của TQ. TQ có Type 071 ko hề thua kém Mistral, Nga trước đây có Mosscow class helicopter aircraft cũng vậy nhưng có lẽ cái chính là muốn tiếp cận hệ thống điện tử trên đó kìa
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Úc can ngăn Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

    (TNO) Úc đang can ngăn Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực này, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết vào ngày 11.5.


    Các phương tiện tấn công đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tập trận đổ bộ tại Philippines
    ngày 21.4.2015 - Ảnh: AFP
    [​IMG]
    Các phương tiện tấn công đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tập trận đổ bộ tại Philippines
    ngày 21.4.2015 - Ảnh: AFP

    “Các nước ASEAN đã thảo luận về việc này và tôi nghĩ họ đã đưa ra quan điểm khá rõ ràng rằng sẽ cực kỳ lo ngại nếu có bất kỳ hành động thiết lập ADIZ nào tại Biển Đông”, Bloomberg dẫn lời bà Bishop phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 11.5 ở Canberra.

    Nữ ngoại trưởng Úc cho biết bà đã nói chuyện với các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và thúc giục Trung Quốc tránh làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

    Trong tháng này, Trung Quốc, nước đang dùng cái gọi là đường 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông, tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ tại vùng biển này, theo Bloomberg.

    Bắc Kinh cũng đã bị nhiều nước phản đối khi đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.

    Úc hiện là một đồng minh của Mỹ và là quốc gia ủng hộ chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Washington. Có khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú tại thành phố Darwin, miền bắc nước Úc.

    Bất chấp Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, bà Bishop hồi tháng 11.2013 đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về ADIZ ở biển Hoa Đông.
    http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/uc-can-ngan-trung-quoc-lap-adiz-o-bien-dong-561075.html
  3. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Lộ động cơ máy bay ném bom tàng hình Trung Quốc
    Cập nhật lúc: 19:00 11/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Tương lai máy bay ném bom Trung Quốc “mờ mịt”

    Hé lộ 4 đặc điểm oanh tạc cơ tương lai Trung Quốc
    (Kiến Thức) - Không quân Trung Quốc vừa dùng máy bay vận tải Il-76 để thử nghiệm động cơ mới WS-18 dùng cho máy bay ném bom tàng hình trong tương lai của nước này.
    Thông tin này đã được tờ Thời Báo Hoàn Cầu ngày 8/5 xác nhận. Theo đó, Không quân Trung Quốc đã hoàn thành việc thử nghiệm động cơ mới WS-18 trên một máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo được trang bị bộ phận tiếp nhiên liệu trên không. Đây là loại động cơ được Trung Quốc phát triển nhằm trang bị cho các máy bay ném bom tàng hình trong tương lai của nước này.
    Trong khi đó theo Tạp chí Khán Hòa tại Canada, chiếc IL-76 được sử dụng để thử nghiệm WS-18 lần này chính là chiếc máy bay vận tải đầu tiên được Trung Quốc gửi đến Israel để lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động.
    [​IMG]
    Máy bay IL-76 dùng thể thử nghiệm động cơ mới WS-18 của Trung Quốc.
    Tuy nhiên dưới áp lực của Mỹ, Israel đã phải ngưng kế hoạch hỗ trợ Trung Quốc xây dựng máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ nhất A501. Chiếc IL-76 sau đó cũng được gửi lại Trung Quốc mà không hề nhận được bất cứ sự cải biến nào.
    Song Trung Quốc đã gắn thêm bộ phận tiếp nhiên liệu trên không cho IL-76 để máy bay này mở rộng phạm vi hoạt động.
    Tạp chí Khán Hòa tiết lộ, chuyến bay IL-76 thử nghiệm động cơ WS-18 cho máy bay tàng hình lần đầu tiên đã thành công. Nhưng nó vẫn cần nhiều cuộc thử nghiệm hơn nữa để đánh giá xem động cơ có thể hoạt động tốt trong các điều kiện môi trường khác nhau và trong suốt hành trình bay dài hay không. Cũng sẽ phải mất rất nhiều năm nữa thì động cơ này mới có thể trang bị cho cả máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc trong tương lai.
    Không những vậy, khi Trung Quốc lên kế hoạch phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới để thay thế các máy bay ném bom chiến lược H-6 đang có, thì loại động cơ WS-18 cũng có khả năng sẽ được gắn cho máy bay ném bom mới này.
    Theo những thông tin rò rỉ, máy bay ném bom mới có thiết kế giống mới máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ. Nhưng sẽ phải mất khoảng 10 năm nữa quân đội Trung Quốc mới có thể biên chế loại máy bay này.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/lo-dong-co-may-bay-nem-bom-tang-hinh-trung-quoc-489803.html
    --- Gộp bài viết: 12/05/2015, Bài cũ từ: 12/05/2015 ---
    Mặc cho tin đồn TQ bất lực phát triển động cơ, giờ TQ đã phát triển được động cơ cho cả máy bay tàng hình, ném bom hạng nặng
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Quân đội Trung Quốc - sự nguy hiểm của một con hổ lớn đang mài vuốt
    Quân sự - Tình báo
    Đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng 5 2015 09:27

    Việc Trung Quốc đầu tư mạnh tay để hiện đại hóa khí tài quân sự nhưng không quên khắc phục các hạn chế còn tồn tại khiến sức mạnh của lực lượng quân đội gia tăng đáng kể, khiến nhiều nước phải ganh tỵ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Bản đánh giá mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ về khả năng chiến đấu của Trung Quốc khắc họa hình ảnh một lực lượng quân đội đang nỗ lực hiện đại hóa trên diện rộng với tốc độ khiến nhiều quốc gia phải ganh tỵ. Trung Quốc từng bước tăng cường năng lực quân sự nhằm làm đòn bẩy giành lợi thế trong các tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông. Đặc biệt, Bắc Kinh cũng mở rộng phạm vi triển khai quân, góp phần củng cố vị thế toàn cầu.
    Nhưng theo báo cáo, hiệu quả thực chất của quá trình này chưa chắc đã cao khi quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại yếu kém về nhân lực và cơ cấu ở một số lĩnh vực, và Bắc Kinh đang tìm cách để khắc phục chúng, theoWall Street Journal.

    Tăng cường sức mạnh quân sự

    "Các đơn vị lục quân, không quân, hải quân và tên lửa của Trung Quốc ngày càng lạm dụng sức mạnh để khẳng định khả năng thống trị khu vực trong thời bình, đồng thời thách thức ưu thế quân sự của Mỹ", bản báo cáo được đưa ra hôm 8/5 cho biết.

    Bắc Kinh từ lâu sử dụng chiến thuật "cắt lát salami" trên Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi lý trong tranh chấp với các quốc gia láng giềng. Quá trình bồi đắp các bãi đá với tốc độ nhanh chóng cũng tạo điều kiện giúp nước này xây dựng những cơ sở quân sự, từ đó nâng cao sức ảnh hưởng.

    Khả năng phòng thủ trên biển của Trung Quốc gia tăng đáng kể khi quân đội vừa biên chế thêm nhiều tên lửa đạn đạo chống tàu có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 900 hải lý. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nâng cấp hệ thống liên lạc cho các đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa và đưa vào không gian nhiều vệ tinh quan sát hơn để cải thiện khả năng ngắm bắn.

    Nhằm chống lại những động thái can thiệp từ không gian của các đối thủ tiềm năng, Bắc Kinh đang triển khai "thiết bị gây nhiễu có khả năng chống lại hàng loạt hệ thống liên lạc, radar khác nhau cũng như cơ chế định vị vệ tinh GPS".

    Hải quân Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến khi là đơn vị sở hữu lượng tàu lớn nhất ở châu Á. Tàu khu trục Type 052D lớp Luyang III của nước này, được đưa vào hoạt động từ năm ngoái, với hệ thống phóng thẳng đứng, có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau, bao gồm tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa tấn công trên bộ, tên lửa đất đối không hay tên lửa chống ngầm. Tàu tuần dương tên lửa Type 055 dự kiến được khởi công chế tạo trong năm nay sẽ sở hữu hỏa lực tương tự.

    Những bước phát triển này cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ đóng vai trò như chiếc ô phòng thủ giúp Bắc Kinh bảo vệ tốt hơn những khu vực nằm ngoài phạm vi tác động của hệ thống phòng không trên đất liền.

    Ngoài ra, Trung Quốc đang bổ sung một lượng lớn tàu hàng hải dân sự. Các thực thể này sẽ nắm giữ vị trí chủ chốt trong chiến lược đối phó với các tranh chấp trên biển của Bắc Kinh. Đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ bổ sung khoảng 25% số lượng tàu. Nhiều mẫu cũ, lỗi thời được thay thế bằng những phiên bản cải tiến, hiện đại hơn, có thể mang theo cả trực thăng.

    Trên không, mặc dù ít tiến triển hơn nhưng Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Lầu Năm Góc dự đoán chiến đấu cơ quan sát tầm thấp J-20 của Bắc Kinh sẽ bay thử lần đầu trong năm nay. Mẫu J-31 đã sẵn sàng để xuất khẩu. Trung Quốc là "quốc gia duy nhất trên thế giới ngoài Mỹ sở hữu cùng lúc hai chương trình máy bay chiến đấu tàng hình", báo cáo nhấn mạnh và kết luận rằng không quân Trung Quốc "đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các đối thủ phương Tây".

    Khắc phục những yếu kém

    Bắc Kinh hiện thiếu một số công nghệ, quy trình công nghiệp cũng như các bí quyết chế tạo quan trọng. Tuy nhiên, các khiếm khuyết này có thể được bù đắp bởi những hỗ trợ từ nước ngoài.

    Bất đồng giữa Nga và phương Tây quanh khủng hoảng ở đông Ukraine tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến hơn. Nhiều hệ thống từ máy bay thương mại và các chương trình dân sự cũng có thể được họ áp dụng sang cả lĩnh vực quân sự. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc từng rất nhiều lần tìm cách chuyển giao công nghệ từ nước ngoài bất hợp pháp.

    Công tác huấn luyện các đơn vị quân đội và tính hiệu quả trong chiến đấu vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hậu cần và năng lực tình báo là trở ngại chính đối với hoạt động bên ngoài lãnh thổ của Bắc Kinh, nhất là ở Ấn Độ Dương. Theo báo cáo, Trung Quốc ý thức được về những yếu kém của mình. Vì thế đẩy mạnh tập trận chung là cách để Bắc Kinh cải thiện huấn luyện, đi vào thực chất hơn.

    Một số biện pháp cải tổ dường như đang được cân nhắc bao gồm giảm thiểu các lực lượng phi chiến đấu cùng một phần lục quân, tăng số lượng và giao thêm nhiệm vụ cho lính nghĩa vụ và hạ sĩ quan, đồng thời xây dựng "lực lượng chiến đấu kiểu mới" cho nhiều đơn vị khác nhau.

    Để tăng cường hiện diện trên Ấn Độ Dương, báo cáo cho hay Bắc Kinh "có vẻ sẽ thiết lập nhiều trạm truy cập trong 10 năm tới" và ký các thỏa thuận với đối tác khu vực để hỗ trợ công tác tiếp nhiên liệu, duy tu bảo trì đội tàu ở mức độ thấp hay cung cấp nơi nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn. Nhưng khả năng kế hoạch này được ủng hộ không cao.

    Theo Andrew Erickson, giáo sư từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, chuyên gia tại Trung tâm Fairbank, Havard, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị các Vấn đề Ngoại giao của Trung ương đảng diễn ra năm ngoái. Toàn văn phát biểu vẫn chưa được công khai nhưng nhìn vào những văn bản chính thức được đưa ra, kết hợp với các hoạt động mà bộ máy chính quyền Trung Quốc thực hiện ngay sau đó, có thể thấy bài phát biểu đã đánh dấu bước ngoặt lớn về chính sách của Chủ tịch Tập. Từ đây, Bắc Kinh sẽ theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn trước.

    Theo VNEXPRESS
  5. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Lục quân TQ ăn đứt cả Nga, Mỹ, Âu về số lượng là cái chắc, chỉ thua Nga về xe tank, Mỹ về máy bay thôi, còn lại ăn đứt Châu Âu nếu so từng thằng
  6. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Đã bao giờ lục quân Trung quốc không ăn c..t..đ..ứt đâu, đông nhung nhúc hơn tỷ con làm gì không loại ra được cỡ vài triệu con bị ghẻ đem đi nướng thịt mà không đông. Nói chung thì đông không đồng nghĩa với mạnh, nhưng mà chó đông thì đồng nghĩa với số lượng bị dại tăng đáng kể là phải đúng không c...ú...n con.
    Lần cập nhật cuối: 12/05/2015
  7. beta222

    beta222 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2014
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    177
    Mình nghĩ với Trung Quốc chúng ta chơi được thì chơi, không chơi được thì đề phòng, luôn gia tăng phòng bị (không phải chỉ với họ) để họ thấy rõ chúng ta không dễ ăn, Việt Nam ở vị trí địa lý khá phức tạp nên chúng ta luôn phải trung lập hết mình. Còn những phát ngôn chửi rủa một đối thủ mạnh hơn ta như thế này mình thấy có thể khiến bạn thõa giận nhưng không khiến quân địch ít sức chiến đấu hơn, nó chỉ khiến chúng ta không thấy được đúng vấn đề, ông Tao có thể nói hơi tự đắc và bản thân mình cũng không thích nhưng xem họ là con chó chỉ khiến chúng ta làm những hành động không đúng và bị giật dây cho lợi ích kẻ khác mà thôi. Chúng ta khinh một con chó nhưng không nên khinh người Trung Quốc, cả ta và họ đều có lý trí để biết chuyện gì sẽ xảy ra nên cả 2 đều thận trọng còn con chó thì không!
    khoaia1prodragonboy1080 thích bài này.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    Trung Quốc nghiến răng "đả hổ diệt ruồi", hy vọng các đảng Cộng Sản anh em lấy đó làm gương
  9. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
  10. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Máy bay cảnh báo sớm TQ chỉ là sản phẩm lắp ghép
    (Vũ khí) - Lý do lớn nhất khiến Trung Quốc chưa thể đưa máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 vào hoạt động do thiếu thân máy ba
    Vũ khí Trung Quốc không thể thiếu Nga

    Trung Quốc bắt đầu phát triển thế hệ máy bay cảnh báo sớm đầu tiên dựa vào máy bay ném bom Tu-4, cung cấp bởi Liên-xô vào những năm 1960. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đưa loại máy bay KJ-1 vào biên chế trong quân đội do không thể xây dựng được một hệ thống radar thích hợp.

    Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc đã từng đưa KJ-1 vào bay thử hay chưa, tuy nhiên, mẫu máy bay này đang được trưng bày tại Viện bảo tàng hàng không ở Bắc Kinh..

    Vào cuối những năm 1990, Trung Quốc cố gắng mua các hệ thống radar Phalcon từ Israel và trang bị chúng trên những phiên bản máy bay vận tải Il-76 mới nâng cấp của Nga. Tuy nhiên, thoả thuận này đã bị buộc phải huỷ bỏ do sự phản đối từ Mỹ.


    Từ đó, Trung Quốc đầu tư nguồn lực lớn vào việc triển các hệ thống radar mảng pha điện tử của máy bay cảnh báo sớm. Bằng việc kết hợp radar hình đĩa với máy bay Il-76, Trung Quốc đã chế tạo thành công KJ-2000 vào năm 2004. Tuy nhiên, radar trên máy bay này dựa vào nền tảng chuyển giao công nghệ từ phía Nga.

    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của quân đội Trung Quốc
    Do tất cả các máy bay KJ-2000 đều được chế tạo bằng thân của máy bay vận tải Il-76 mua của Nga, nên Trung Quốc không thể tự sản xuất số lượng lớn các máy bay cảnh báo sớm.

    Bắc Kinh gần đây cũng đã mua các máy bay tương tự từ nhiều nước khác, tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì không có chiếc nào có thể biến đổi thành công để giống với KJ-2000. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc hiên đang thử nghiệm loại máy bay vận tải nội địa có tên Y-20, tuy nhiên, sự phát triển này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn.

    Có thể thấy rằng, việc tự phát triển các loại máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc tương tự như một trò chơi lắp ghép xếp hình khi họ sử dụng mỗi bộ phận từ một quốc gia khác nhau và kết nối chúng lại.

    Bắc Kinh muốn sản xuất ồ ạt lực sĩ Y-20

    Y-20 cũng là cái tên mà giới quân sự Trung Quốc "đặt nhiều kỳ vọng". Tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014, lần đầu tiên máy bay vận tải quân sự Y-20 xuất hiện và trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ khác đến từ Nga, Mỹ như C-17 và Il-76.

    Trong 3 loại máy bay trên, Il-76 của công ty hàng không Ilyushin, được thiết kế từ những năm 1960 nhằm thay thế An-12, là chiếc máy bay lâu đời nhất (và cũng là cơ sở để Trung Quốc phát triển Y-20).

    [​IMG]
    Máy bay vận tải Y-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014.
    Trong khi đó, Boeing's C-17 Globemaster III, được thiết kế bởi McDonnell Douglas vào những năm 1980 là chiếc máy bay do Mỹ tự sản xuất đầu tiên có mặt ở triển lãm Chu Hải. Tờ Global Times đánh giá C-17 đang là chiếc máy bay vận tải tốt nhất trên thế giới hiện nay.

    Ngày 10/3, Trung Quốc tự tin khoe rằng họ đã thành công trong việc chế tạo chiếc Y-20 và chuẩn bị đưa vào sản xuất ồ ạt để đảm bảo tính cơ động triển khai quân đội của nước này. Bắc Kinh còn nhấn mạnh Y-20 là xương sống của không vận quân đội Trung Quốc, và đủ sức cạnh tranh với Nga, Mỹ.

    Đã có 4 nguyên mẫu Y-20 được chế tạo. Hiện nay, các máy bay Y-20 được trang bị động cơ D-30KP2 do Nga sản xuất.

    Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã đặt mua tổng cộng 239 động cơ D-30KP2, trong đó 50 động cơ dự định trang bị trên các máy bay ném bom H-6K và số còn lại sẽ được trang bị cho máy bay vận tải Y-20.

    Đỗ Phong (Tổng hợp ANTĐ, GDVN)
    Panda_pink thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này