1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Báo nước ngoài bình luận:
    Tên lửa HQ-9 Trung Quốc có thể đối phó Su-30MKI?
    Cập nhật lúc: 11:08 27/07/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    HQ-9 Trung Quốc “đánh bại” S-300, Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Thổ Nhĩ Kỳ bị ép mua Aster-30 Pháp thay vì HQ-9 TQ
    (Kiến Thức) -Việc Trung Quốc đưa tên lửa phòng không HQ-9 tới gần biên giới Ấn Độ có thể là phương án đối phó tiêm kích Su-30MKI.
    Theo các phương tiện truyền thông, Quân đội Trung Quốc gần đây đã cho triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 tới căn cứ không quân Hetian thuộc phía nam khu tự trị Tân Cương và chỉ cách Kashmir của Ấn Độ khoảng 260 km.
    Hetian được biết đến là căn cứ thuộc Sư đoàn 37 Không quân Trung Quốc. Từ đây, các máy bay ném bom JH-7A của Sư đoàn 37 có thể thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ ở Ấn Độ.
    [​IMG]
    Khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý.
    Cũng theo giới truyền thông Trung Quốc, việc quân đội nước này triển khai HQ-9 là một động thái nhằm bảo vệ biên giới phía tây trước cuộc tấn công trên không nếu Không quân Ấn Độ tiến hành. Trước đó, vào tháng 6, Không quân Trung Quốc cũng điều động một lữ đoàn tên lửa phòng không từ Quân khu Quảng Châu tới gần khu vực này.
    HQ-9 là hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển, tầm cao do Tổng công ty Quốc phòng Trung Quốc CPMIEC nghiên cứu và chế tạo. HQ-9 được thiết kế để tác chiến chống nhiều loại mục tiêu như máy bay cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa không đối hải, và tên lửa đạn đạo chiến thuật.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.

    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được nghiên cứu chế tạo từ những năm 1980 và ban đầu được cho là “nhái” hệ thống Patriot của Mỹ. Khi đó, tên lửa được thiết kế để phóng trong các ống phóng hình hộp như Patriot của Mỹ, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng. Song tại thời điểm đó, công nghệ động cơ tên lửa của Trung Quốc còn nhiều hạn chế nên đường kính tên lửa ban đầu lên đến 700 mm, lần cải tiến tiếp theo giảm xuống còn 560 mm. Do đó, mỗi xe phóng chỉ mang được tối đa 2 tên lửa, khả năng cơ động trên chiến trường bị hạn chế.
    [​IMG]
    HQ-9 đang được sử dụng cả trong phòng không mặt đất và Hải quân Trung Quốc.

    Năm 1990, vận may đến với Trung Quốc khi Liên Xô đồng ý bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc tiến hành "mổ xẻ" S-300 để nghiên cứu. Không lâu sau, biến thể mới của HQ-9 ra đời, sao chép gần như toàn bộ công nghệ của S-300 với xe và ống phóng giống hệt. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá khả năng của HQ-9 chỉ đứng sau S-300PMU2 của Nga và Patriot PAC-3 của Mỹ về hiệu năng chiến đấu.
    [​IMG]
    Ban đầu HQ-9 được cho là “nhái” hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
    HQ-9 sử dụng hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp: máy lái tự động quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn giữa kết hợp máy lái tự động quán tính trên tên lửa để chỉnh tầm và lệnh vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng; giai đoạn cuối dẫn bằng lệnh vô tuyến kết hợp dữ liệu về mục tiêu do cơ cấu bám qua tên lửa. Bán kính diệt mục tiêu của HQ-9 là 35 m, ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn một tầng đẩy, có khả năng chỉnh hướng phụt như tên lửa 5V55К, 5V55R, 48НNЕ, 48N6Е2 của S-300.
    [​IMG]
    Hiện nay, biến thể HQ-9 được cho là sao chép gần như toàn bộ công nghệ của S-300 của Nga.
    HQ-9 được trang bị hệ thống radar HT-233 được xem là bản sao radar 30N6E Tomb Stones của S-300. Radar này có kích thước cho thấy công nghệ sao chép của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nó phản ánh sự khó khăn trong thiết kế và tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng của hệ thống rất lớn.
    Theo biên chế, một Đại đội tên lửa HQ-9 gồm có 4 xe bệ phóng liên kết với một radar điều khiển hỏa lực HT-233. HQ-9 có tầm bắn tối đa lên đến 200 km với độ cao tác chiến tối đa 30 km.
    Ngoài ra, hệ thống này có khả năng chống tên lửa đường đạn như S-300PMU của Nga. HQ-9 có khả năng tương thích cả với các radar phát hiện của Nga và các loại tên lửa do Nga sản xuất. Nhờ đó, có thể triển khai HQ-9 xen kẽ với S-300 tạo nên hệ thống phòng không được cho là hoàn hảo.
    Mặc dù, tầm bắn tối đa lên tới 200 km, song radar HT-233 chỉ có tầm phát hiện mục tiêu 150 km, nên hệ thống buộc phải dựa vào radar theo dõi của Nga để phát huy tầm bắn.
    Việc Quân đội Trung Quốc cho triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 tới gần Ấn Độ có thể coi là một động thái khiêu khích, khoét sâu vào vết rạn nứt trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước láng giềng này.
    Ngoài ra, cũng có khả năng, việc Trung Quốc đưa HQ-9 tới khu vực biên giới là nhằm đối phó với các máy bay tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Loại máy bay này hiện được cho là vượt xa mọi tính năng so với Su-30MKK, Su-30MK2 hay J-11 của Trung Quốc.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/ten-lua-hq-9-trung-quoc-co-the-doi-pho-su-30mki-532866.html

    Tuy lời lẽ hằn học, ghen tức nhưng báo nước ngoài ko thể ko phủ nhận HQ-9 sẽ thay đổi cục diện tại biên giới Trung-Ấn, Su-30MKI có hiện đại tới đâu thì HQ-9 cũng sẽ bắn rụng cánh
  2. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Trung Quốc rải hệ thống giám sát tàu ngầm (có thể phát hiện từ 10.000 km) đáy Biển Đông
    (Bình luận quân sự) - Tình hình Biển Đông có thông tin đáng lo ngại, trong cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc đã rải thiết bị giám sát tàu ngầm dưới đáy biển.
    Trung Quốc rải thiết bị săn ngầm dưới đáy biển trong cuộc tập trận

    Sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Scott Swift, đích thân lên máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon bay trinh sát trên Biển Đông, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục gia tăng căng thẳng.

    Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn trên biển Đông từ ngày 22 đến 31-7. Theo truyền thông Trung Quốc, đây là cuộc tập trận đổ bộ lập thể rất lớn của các lực lượng tác chiến trong binh chủng hải quân đánh bộ Trung Quốc, được tổ chức ở đông nam đảo Hải Nam, tức tây bắc Hoàng Sa.

    Đây là phương thức đổ bộ liên hợp của tàu đổ bộ cỡ lớn, trực thăng vận tải và các phương tiện vượt sóng cao tốc như tàu đổ bộ đệm khí. Đây cũng là lần đầu tiên tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Zubr của hải quân nước này chính thức công khai xuất hiện trong một cuộc diễn tập.

    Tuy nhiên vấn đề đáng chú ý nhất là giới truyền thông Bắc Kinh đưa tin rằng, trong cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc đã tiến hành rải các thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển, trong kế hoạch xây dựng “bức tường thành chống tàu ngầm Mỹ”.

    [​IMG]
    Trong cuộc tập trận 10 ngày trên biển Đông, Trung Quốc đã rải các thiết bị săn ngầm dưới đáy biển

    Hàng loạt trang mạng “Đông Phương”, Thời báo Hoàn Cầu, Chinanews…, của Trung Quốc cũng tung ra một bức ảnh về hình mẫu “Mạng lưới quan trắc dưới đáy biển” Trung Quốc, ám chỉ việc Bắc Kinh đang xây dựng một mô hình hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.

    Các chuyên gia quân sự Đại Lục bình luận, việc xây dựng thành công một hệ thống giám sát âm thanh tàu ngầm dưới đáy biển là điều không nhiều cường quốc hải quân trên thế giới làm được, từ trước đến nay mới chỉ có Nga và Mỹ có đủ khả năng xây dựng được hệ thống này.

    Thậm chí, có chuyên gia cho rằng, hệ thống này kết hợp với khả năng giám sát của máy bay tuần tiễu săn ngầm “Cao Tân-6” (GX-6) sẽ đưa khả năng trinh sát chống ngầm của Trung Quốc lên “một tầm cao mới”, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vừa “lò dò” ra khỏi căn cứ trên đảo Guam đã bị phát hiện ngay lập tức.

    Mỹ đã triển khai hệ thống giám sát tàu ngầm Liên Xô

    Được biết, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.

    [​IMG]
    Mô hình đồ họa hoạt động của hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển (Đài Phượng Hoàng-Hồng Kông)

    Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần Liên Xô để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.

    Về phần Mỹ, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.

    Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.

    Các thiết bị chặn thu âm thanh dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân của các nước trên thế giới.

    (Bình luận quân sự) - Tình hình Biển Đông có thông tin đáng lo ngại, trong cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc đã rải thiết bị giám sát tàu ngầm dưới đáy biển.
    [​IMG]
    Theo Đài phượng Hoàng của Hồng Kông, hệ thống giám sát dưới đáy biển của Trung Quốc có khả năng phát hiện tàu ngầm ở khoảng cách từ vài nghìn đến trên 10.000 km

    Hiện Trung Quốc đang sở hữu tới hơn 60 tàu ngầm các loại, trong đó có vài tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược (mang tên lửa đạn đạo) và tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình), khoảng 1/3 số tàu ngầm thông thường được coi là tương đối hiện đại.

    Sức ép quá lớn từ lực lượng tàu ngầm hùng hậu của hải quân Trung Quốc khiến các nước trên biển Đông và biển Hoa Đông phải đẩy nhanh tốc độ mua sắm trang bị hoặc nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình.

    Nguy cơ tiềm ẩn trên Biển Đông và biển Hoa Đông

    Hiện nay, Nhật Bản sở hữu hạm đội tàu ngầm thông thường rất mạnh, bao gồm các tàu thuộc lớp tàu ngầm Oyashio thế hệ cũ và các tàu ngầm động cơ AIP thế hệ mới lớp Soryu. Hiện Nhật đã biên chế 6 trong số 14-16 tàu ngầm Soryu dự định đóng cho hải quân nước mình.

    Hơn nữa, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng tác chiến chống ngầm rất mạnh, bao gồm hàng trăm chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion của Mỹ và P-1 Kawasaki của Nhật, các trực thăng chống ngầm, tàu hộ vệ chống ngầm và đặc biệt là các tàu đo đạc âm hưởng kiểu Mỹ.

    [​IMG]
    Tàu đo đạc âm hưởng JDS Hibiki (AOS-5201) của Nhật Bản

    Những phương tiện tác chiến chống ngầm của Nhật đã nhiều lần phát hiện tàu ngầm Trung Quốc lảng vảng gần lãnh hải nước này, thậm chí còn chỉ đích danh là các tàu ngầm lớp gì. Điều này làm Bắc Kinh lo lắng và buộc phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng tác chiến chống ngầm mạnh.

    Những quốc gia đông nam Á trên biển Đông tuy nghèo nhưng cũng phải gồng mình mua sắm tàu ngầm. Hiện nay, biển Đông-Trường Sa có sự xuất hiện của những tàu ngầm khá hiện đại, của đủ mọi quốc gia trên thế giới như tàu ngầm Kilo của Nga, Scorpene của Pháp, Acher của Thụy Điển, Chang Bogo của Hàn Quốc…

    Hơn nữa, biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và hàng loạt quốc gia ASEAN, bởi vậy, việc Trung Quốc công khai triển khai các phương tiện săn ngầm trên mặt nước sẽ làm phức tạp hơn tình hình vốn đã rất căng thẳng ở vùng biển này.

    Hải quân nước này đã âm mưu nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển từ hơn 20 năm qua.

    Hệ thống dạng này bao gồm hàng nghìn thiết bị thu nhận âm thanh dạng sonar được rải khắp 1 vùng biển hay các vùng biển trên thế giới, được liên kết bởi hệ thống cáp điện hay cáp quang. Các thông tin thu nhận được sẽ được xử lý và chuyển tới các phương tiện săn ngầm, tiến hành “bắt chết tàu ngầm”.

    [​IMG]
    Máy bay tuần tiễu chống ngầm GX-6 của hải quân Trung Quốc

    Việc sử dụng các hệ thống thiết bị này để giám sát tàu ngầm vô cùng nham hiểm bởi nó có thể bảo vệ những vùng biển và luồng đường quan trọng chống lại sự xâm nhập của tàu ngầm một cách thường xuyên liên tục, điều mà các phương tiện săn ngầm trên mặt nước không làm được.

    Việc Trung Quốc đã phát triển được hệ thống các thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biển, tuy chưa thể triển khai rộng rãi trên các đại dương trên thế giới nhưng ít nhất cũng khiến hải quân nước này đủ khả năng giám sát các tàu ngầm trên biển Đông hay biển Hoa Đông.

    Hơn nữa, ngoài việc do các tàu quân sự thả, các hệ thống thiết bị này có thể dễ dàng triển khai trên những con tàu mẹ ngụy trang thành tàu buôn, tàu nghiên cứu khoa học, tàu lặn quan trắc biển, miễn là khu vực đó có những hệ thống cáp điện, cáp quang hay thông tin dân sự, cáp Internet.

    Hải quân Trung Quốc có thể mượn các cuộc diễn tập, các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hạng mục đầu tư kinh tế biển… để sử dụng các tàu mặt nước, tàu lặn, rải các thiết bị săn ngầm này xuống các vùng biển khác nhau.

    Đây là một vấn đề cần được các nước trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông quan tâm sát sao.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...m-sat-tau-ngam-day-bien-dong-3279049/?paged=2

    Về khả năng chống ngầm, lâu nay các nước thù địch xem thường TQ giờ đã không còn nữa
  3. Eriel

    Eriel Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    40
    pic cúi là game mà thím :(. cơ mà ngày tàn của HĐ TBD thì khá ảo đấy
    beta22 thích bài này.
  4. Eriel

    Eriel Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    40
    ơ mình nhớ cũng chính soha từng đăng vụ nga là quốc gia đầu tiên đưa robot vào chiến đấu cơ mà??=((
    beta22 thích bài này.
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Đài Loan tố cáo quân GP TQ diẽn tập tấn công chiếm đóng 1 tòa nhà được xây dựng giống hệt dinh tổng thống:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    beta22 thích bài này.
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    beta22Thien_Binh_PL thích bài này.
  7. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Dạo này cha con cún ăn nói mạnh mõm nhỉ, tàu khựa giờ đông tây đều bị bịt, đến chứng của mụ bành còn mất đến hàng đống thì mạnh ở đâu hả tồng chí cún. Từ giờ đến mươi năm nữa xem anh Bình anh ý nắn cái đất Trung cẩu dẩn xem nó tròn méo thế nào nhé, chứ năm trước ăn quả BĐS năm nay ăn quả Chứng năm sau thêm một cái cú nữa thì lúc đó đến váy của mụ Bành cũng mang ra làm cờ, quần của anh Bình cũng bị trưng dụng cho lính mặc thì Ak Khú Bẩn ... bựa chắc trở về nguyên nghề đi liếm mõm cho chó thui tồng chí nhờ.
  8. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    2 nước này đánh nhau trực tiếp khi nào ?
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Gói nâng cấp tốt nhất dành cho xe tăng T-54/55
    Bạch Dương | 29/07/2015 11:05

    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    "Tàu ngầm ông Trân" làm được điều "vượt sức tưởng tượng"?

    Type 59G do Trung Quốc chế tạo là phiên bản nâng cấp mạnh nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (bản sao của T-54/55).
    “Bại tướng” Type-96A và vai trò xương sống trong Quân đội TQ
    Bên cạnh phiên bản hiện đại hóa Type 59D mang pháo nòng xoắn 105 mm, Trung Quốc gần đây còn giới thiệu biến thể tiên tiến nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 là Type 59G.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59G

    Type 59G (còn gọi là VT-3) là gói nâng cấp rất sâu, giúp các xe tăng Type 59 lạc hậu tiệm cận được với tiêu chuẩn xe tăng thế hệ 3.

    Type 59G được trang bị tháp pháo mới kiểu hàn, giống như tháp pháo của xe tăng Type 96G với bề ngoài góc cạnh thay vì tháp pháo đúc hình chỏm cầu kiểu cũ.

    Xe còn được bổ sung giáp phản ứng nổ phủ kín mặt trước, giáp hông cũng được thiết kế mới, lắp đặt thiết bị nhìn đêm thế hệ 2, thay thế động cơ diesel 800 mã lực, nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại.

    Đặc điểm đáng chú ý nhất của Type 59G là pháo nòng xoắn cỡ 100 mm cũ đã được thay thế bằng pháo nòng trơn cỡ 125 mm (tương tự pháo 2A46M của Nga) với hệ thống nạp đạn tự động và có dự trữ cơ số đạn 48 viên.

    Pháo chính của Type 59G có thể bắn tất cả các loại đạn gồm đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên lõm (HEAT), đạn xuyên dưới cỡ ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy (APFSDS) và cả tên lửa chống tăng.

    Vũ khí phụ của Type 59G gồm 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm.

    Vấn đề thu hút sự quan tâm hiện nay là sức mạnh của Type 59G ra sao nếu mang ra so sánh với những phiên bản nâng cấp tốt nhất dành cho xe tăng T-54/55?

    Xe tăng T-55AGM

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AGM
    T-55AGM do nhà máy Morozov của Ukraine thực hiện có thể coi là gói nâng cấp toàn diện dành cho xe tăng T-54/55.

    Phiên bản T-55AGM được trang bị pháo nòng trơn KBM1 125 mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm được điều khiển từ trong xe, lắp đặt giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến.

    Động cơ của T-55AGM cũng được thay mới bằng loại có công suất 850 mã lực. Theo nhà sản xuất, sau nâng cấp T-55AGM có sức tấn công và phòng thủ gần tương đương với T-80.

    Sức chiến đấu lên cao của T-55AGM dĩ nhiên cũng đi kèm với một mức giá tương xứng, lên tới 1,5 triệu USD/chiếc.

    Xe tăng T-55M6

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55M6
    T-55M6 do Nga thực hiện có thể coi là gói nâng cấp phức tạp nhất dành cho xe tăng T-54/55. Xe được trang bị hệ thống treo mới với việc bổ sung thêm một hàng bánh chịu lực mỗi bên, khiến khi nhìn thoáng qua T-55M6 rất dễ bị nhầm lẫn với dòng xe tăng T-72.

    Động cơ diesel của T-55M6 là loại V-46-5M công suất 690 mã lực, tháp pháo cũng được nâng cấp hoàn chỉnh với thiết bị nạp đạn tự động và pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125 mm (tương tự như xe tăng T-72BM).

    Ngoài ra, nhờ giáp phản ứng nổ Kontakt-5 mà khả năng bảo vệ của T-55M6 cũng được đánh giá tương đương với T-80U (trọng lượng của xe với giáp Kontakt-5 lên tới 43 tấn, nặng hơn đáng kể con số 36 tấn nguyên bản).

    Khách hàng có thể tùy chọn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40-1 tương thích với tên lửa chống tăng 9K120 Svir (tương tự T-72BM) hoặc tổ hợp 1A42 để bắn được tên lửa 9K119 Refleks (tương tự T-80U).

    Kết quả của một quá trình nâng cấp phức tạp là đơn giá của gói nâng cấp T-55M6 rất "khủng", lên tới 2,4 triệu USD/chiếc.

    [​IMG]
    Xe tăng Type 59G của Trung Quốc được xuất khẩu sang châu Phi

    Đánh giá chung, mặc dù thua kém về khả năng bảo vệ nhưng sức mạnh hỏa lực của Type 59G là ngang hàng với hai mẫu nâng cấp T-55AGM và T-55M6 do Ukraine và Nga thực hiện.

    Tuy nhiên ưu thế lớn nhất của Type 59G lại ở đơn giá chỉ vào khoảng 750.000 USD/chiếc, rẻ hơn rất nhiều xe tăng nâng cấp của Nga và Ukraine.

    Tổng hòa các yếu tố năng lực chiến đấu và giá thành đã khiến cho Type 59G trở thành một loại xe tăng rất "đắt hàng", được nhiều quốc gia châu Á và châu Phi lựa chọn, khác hẳn với tình trạng ế ẩm của T-55AGM hay T-55M6.

    Có thể nói tính đến thời điểm hiện tại, Type 59G chính là gói nâng cấp tốt nhất dành cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 nói riêng cũng như T-54/55 nói chung.

    http://soha.vn/quan-su/goi-nang-cap-tot-nhat-danh-cho-xe-tang-t-54-55-20150729015556633.htm
    --- Gộp bài viết: 29/07/2015, Bài cũ từ: 29/07/2015 ---
    Chú đếch học lịch sử à ?
    Lần cập nhật cuối: 29/07/2015
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Ấn thuê tàu ngầm Nga, Pakistan mua hẳn tàu ngầm TQ

    Pakistan chi hàng tỷ USD sắm 8 tàu ngầm Trung Quốc
    Tùng Dương | 28/07/2015 15:00

    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Chuyện lạ: Người lính tăng cháy đùng đùng vẫn diệt địch sáng 30.4

    Trung Quốc và Pakistan đã đạt thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD về việc cung cấp 8 tàu ngầm cho quốc gia Nam Á này.
    Lực lượng tàu ngầm Ấn Độ - Trung Quốc: Châu chấu đấu voi?
    Theo trang tin quân sự Vpk, thỏa thuận này được ký trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng tài chính Pakistan và Chủ tịch Công ty đóng tàu Trung Quốc hôm 23/7, và là hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh tham gia thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới.

    Hiện chính phủ Pakistan vẫn chưa tiết lộ chi tiết hợp đồng và loại tàu ngầm, tuy nhiên, các nguồn tin quân sự từ Bắc Kinh và Islamabad đều cho biết, Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 8 tàu ngầm phi hạt nhân theo hợp đồng trị giá “hàng tỷ USD”.

    Trước mắt, dự thảo hợp đồng sẽ được lãnh đạo Bắc Kinh phê chuẩn, sau đó hợp đồng chính thức sẽ được hai nước ký kết.

    Trước đó, hồi tháng 4/2015, một quan chức Pakistan cho hay Thủ tướng Nawaz Sharif đã thông qua thỏa thuận mua 8 tàu ngầm. Quan chức đó còn tiết lộ Pakistan muốn mua tàu ngầm lớp Nguyên.

    Đây là tàu ngầm chạy bằng động cơ điện-diesel, có thể được trang bị động cơ không phụ thuộc không khí (AIP), giúp tàu lặn sâu và dài ngày hơn, không cần phải nổi lên mặt nước để chạy máy diesel sạc điện cho pin nhiên liệu.

    Cùng thời điểm, tờ Financial Times dẫn một nguồn tin từ Islamabad cho biết, chi phí hợp đồng có thể đạt 4,5 tỷ USD, và Pakistan sẽ tiến hành chi trả cho Trung Quốc thành 4 đợt.

    Tháng 6/2015, Trung Quốc và Pakistan cũng đã ký hợp đồng về việc đóng mới 6 tàu tuần tra cho lực lượng bảo đảm an ninh trên biển của Pakistan. Dự kiến, 4 chiếc sẽ được đóng mới tại Trung trong khi 2 chiếc được thực hiện tại nhà máy của Pakistan.

    http://soha.vn/quan-su/pakistan-chi-hang-ty-usd-sam-8-tau-ngam-trung-quoc-20150728111824531.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này