1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Lươn chơi chữ trước, viết mà ko biết mình viết cái gì à ?
    Tôi lắc não hoài mà chả hiểu ông nói cái gì ? G tôi chơi lại thôi.
    #9313
  2. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    RIP Mỹ và chư hầu

    Trung Quốc sẽ đóng tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn?
    Cập nhật lúc: 07:00 31/07/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Vạch mặt tàu Trung Quốc do thám chiến hạm Mỹ

    Xem tàu Trung Quốc đưa tàu ngầm Nga đi sửa
    (Kiến Thức) - Để đối phó với tàu khu trục lớp Izumo của Nhật Bản, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng một tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn mang tên M1.
    Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa có trụ sở ở Canada đưa tin rằng, trong một động thái nhằm đối phó với tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng một tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn.
    [​IMG]
    Mô hình tàu tấn công đổ bộ có bãi đậu trực thăng đầu tiên của Trung Quốc được trưng bày ở một triển lãm.
    Vào hồi tháng 4/2015, trong khuôn khổ Triển lãm Công nghệ và Trang bị Bờ biển Quốc tế lần thứ 6 tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã trưng bày mô hình mẫu tàu tấn công đổ bộ cỡ 40.000 tấn này dưới tên gọi là tàu M1.
    Không giống với tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo cỡ 28.000 tấn với năm điểm hạ cánh dành cho trực thăng, tàu M1 siêu lớn này của Trung Quốc sẽ được thiết kế với 6 điểm hạ cánh.
    Tàu M1 có thể chở được bao nhiêu máy bay đến nay vẫn còn là một ấn số. Còn tàu lớp Izumo hiện có thể chở tổng cộng 14 chiếc trực thăng.
    Sau khi trình làng mẫu tàu tấn công đổ bộ 20.000 tấn mang tên M2 ở Triển lãm Hàng không và Hàng hải quốc tế Langkawi và Triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2015), đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố kế hoạch đóng tàu tấn công đổ bộ nặng 40.000 tấn này.
    Rất có thể, Quân đội Trung Quốc triển khai trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và trực thăng tấn công Ka-29 lên tàu M1 trong tương lai.
    Với việc xuất hiện mô hình trực thăng Ka-29 trên mẫu tàu M1 cho thấy nó sẽ không hoạt động như một tàu tấn công đổ bộ thông thường mà thay vào đó là tàu khu trục chở trực thăng giống với chức năng của tàu lớp Izumo.
    Tương lai, Hải quân Trung Quốc thậm chí có thể xem xét triển khai các trực thăng tấn công Z-8 hay Z-10 lên tàu M1 này.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/trung-quoc-se-dong-tau-tan-cong-do-bo-40000-tan-534659.html
    --- Gộp bài viết: 01/08/2015, Bài cũ từ: 01/08/2015 ---
    Thua chứ gì nữa, ko chiếm được Bắc Triều Tiên đấy
  3. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199
    Các bác vật nhau với nick Alakuban này làm chi, nick này dùng để chọc câu view thì phải :-D
    Alakuban nó còn ko phân biệt được đường Nguyễn Tri Phương Q. Ba Đình HN với Nguyễn Tri Phương Q5 HCM mà !:-p
    Nếu ko lầm thì Alakuban hình như ở Gò Vấp;-):-p:rolleyes:
    beta22 thích bài này.
  4. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Quân đội Trung Quốc phát triển hệ thống do thám dưới nước?
    27/07/2015 21:47

    (TNO) Từ năm 1996, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai Chương trình 863, mật danh của dự án phát triển mạng lưới thu thập âm thanh dưới nước, nhằm theo dõi chuyển động của tàu ngầm Mỹ, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 27.7 trích dẫn trang tin quân sự Sina Military Network (Trung Quốc) cho hay.


    Trang tin Want China Times (Đài Loan) đăng tải hình ảnh mô hình mạng lưới nghe ngóng dưới nước của quân đội Trung Quốc trên một trang web của Trung Quốc:

    [​IMG]

    Trang tin Want China Times (Đài Loan) đăng tải hình ảnh mô hình mạng lưới nghe ngóng dưới nước của quân đội Trung Quốc trên một trang web của Trung Quốc

    Theo Sina Military Network, Bắc Kinh đã tạo ra một mạng lưới các thiết bị thu thập âm thanh dưới nước, được kết nối với nhau bằng các sợi cáp đặt ngầm dưới biển, hệ thống này cho phép Hải quân Trung Quốc theo dõi được các tàu ngầm hoạt động trong phạm vi hơn 15.000 km.

    Điều này đồng nghĩa với việc “nhất cử nhất động” của tàu ngầm Mỹ ở đảo Guam đều nằm trong tầm quan sát của Hải quân Trung Quốc, trang tin quân sự nước này cho hay.

    Ngoài ra, Sina Military Network còn khẳng định rằng khả năng giám sát của mạng lưới này sẽ còn được gia tăng trong tương lai, với sự hỗ trợ của tàu lặn không người lái, chiến hạm và máy bay do thám Y-8.

    Tuy nhiên, Want China Times dẫn lời đại tá Wang Chih-peng, một sĩ quan Hải quân Đài Loan, tỏ ý hoài nghi về tính thực tế của hệ thống nói trên. Ông Wang cho rằng thiết bị thính sát dưới mặt nước chỉ có khả năng dò ra tàu ngầm trong phạm vi 10 km. Khác với quân đội Mỹ, lực lượng có nhiều đồng minh nằm gần bờ biển Trung Quốc, Bắc Kinh không có khả năng thiết lập một mạng lưới do thám khổng lồ dưới nước gần đảo Guam vì chưa thực sự kiểm soát bất kỳ đảo nào ở Tây Thái Bình Dương.

    Trong khi đó, Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tạo được mạng lưới thính sát dưới mặt nước quanh đảo Okinawa để giám sát di chuyển của tàu ngầm Trung Quốc, theo ông Wang.

    Hoàng Uy
  5. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Chính quyền 2 nước TQ và US ko bảo thắng hay thua - Thế ông là cái quái mà bảo thua-thắng ?
    Tư duy thế thì chịu khó post mấy tin xàm xàm chơi thôi đừng có học đòi phán bậy bạ.
  6. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    [ẢNH] Trung Quốc đưa "báo bay" JH-7 quyết đấu với máy bay Nga
    Ly Vy | 31/07/2015 14:00

    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Các máy bay tiêm kích bom JH-7 và máy bay vận tải Il-76 của Trung Quốc đã có mặt tại Nga tham dự cuộc tranh tài Aviadarts-2015.
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/7 cho biết, những chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc đã vượt qua một chặng đường dài và vài lần nghỉ chân, tiếp nhiên liệu để có mặt ở Nga tham gia tranh tài trong cuộc thi đấu máy bay quốc tế Aviadarts-2015.

    2 máy bay tiêm kích bom JH-7 cùng 1 máy bay vận tải IL-76 của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay Dyagilevo của Nga hôm 24/7.

    Cuộc thi Aviadarts-2015 nằm trong khuôn khổ Giải thi đấu quốc tế Army Games, hay còn được gọi là "Olympics quân sự đầu tiên trên thế giới". Ngoài Trung Quốc, tham gia cuộc thi Aviadarts-2015 còn có Nga, Belarus và Kazakhstan.

    Mặc dù cuộc thi được khai mạc hôm 27/7 tại vùng Ryazan, miền trung nước Nga nhưng nội dung chính liên quan đến máy bay chiến đấu chưa diễn ra.

    Các phi công Trung Quốc sẽ có vài ngày làm quen với điều kiện khí hậu, địa hình của bãi thao trường thi đấu.

    [​IMG]
    Theo hãng thông tấn RIA Novosti, khác với năm ngoái, do năm nay Trung Quốc đưa các máy bay tự chế tạo đến thi đấu nên họ yêu cầu phía Nga cho phép vận chuyển các loại bom, đạn từ Trung Quốc sang để phục vụ cuộc thi.

    [​IMG]
    Nhiệm vụ vận chuyển bom đạn này sẽ do máy bay vận tải đảm nhận.

    Rất có thể chiếc IL-76.

    Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hơn 50 đội bay với 12 loại máy bay và hơn 100 phi công từ 4 nước sẽ tham gia cuộc thi Aviadarts năm nay.

    Các đội tham gia phải thể hiện được những kỹ năng phức tạp trong các điều kiện tác chiến khác nhau.

    [​IMG]
    Các đội máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận tải và máy bay tầm xa sẽ tham gia thể hiện các kỹ thuật bay và không chiến.

    Những chiến đấu cơ như Su-30 và Su-25, trực thăng Mi-28 và Il-76 sẽ tham gia đua tài ở mục bắn pháo, phóng rocket vào các mục tiêu được lập ở sân bay dã chiến.

    Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chúng có thể giúp Trung Quốc "mở mày mở mặt" được hay không.

    Một số hình ảnh khác:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    http://soha.vn/quan-su/anh-trung-qu...yet-dau-voi-may-bay-nga-20150729050951359.htm

    Tiêm kích bom JH-7 Trung Quốc mạnh hơn Su-22
    Hải Dương | 01/08/2015 07:30


    Chia sẻ:

    Xian JH-7 là loại tiêm kích bom xương sống của Không quân và Hải quân Trung Quốc, có vai trò tương tự Su-22 của Không quân Việt Nam.

    Xian JH-7 (Jian Hong-7/ Jian - máy bay tiêm kích, Hong - máy bay ném bom), tên ký hiệu NATO Flounder, hay còn được gọi là FBC-1 (Fighter/Bomber China-1) Flying Leopard là một loại tiêm kích bom 2 chỗ ngồi do Trung Quốc chế tạo nhằm thay thế cho chiếc H-5 và Q-5.

    [​IMG]
    JH-7 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/12/1988 và chính thức ra mắt vào năm 1992. Tính đến thời điểm năm 2014 đã có khoảng 240 chiếc được chế tạo cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Đây là mẫu máy bay tiêm kích bom thế hệ mới và có tỷ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc, nó được đánh giá là đơn giản và nhẹ hơn so với cường kích Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với tiêm kích đa năng Su-30 có hiệu suất chiến đấu cao.

    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật cơ bản của JH-7: Chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,8 m; chiều cao 6,22 m; trọng lượng rỗng 14.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 28.475 kg; kíp lái 2 người gồm 1 phi công chính và 1 phi công hoa tiêu chuyên điều khiển vũ khí.
    [​IMG]
    Những chiếc JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nhập khẩu Rolls-Royce Spey Mk.202, sau đó loại động cơ này được Trung Quốc chế tạo theo giấy phép dưới tên gọi WoShan-9 (WS-9).

    Động cơ WS-9 có lực đẩy khô 54,29 kN mỗi chiếc và lên tới 91,26 kN khi đốt nhiên liệu lần 2, cho tốc độ tối đa 1.808 km/h; bán kính chiến đấu 1.759 km; tầm bay 3.700 km; trần bay 16.000 m.

    [​IMG]
    Ban đầu JH-7 được trang bị radar Type 243H, loại radar này phát hiện được mục tiêu là tàu chiến từ cự ly 175 km hoặc 75 km đối với tiêm kích cỡ nhỏ như MiG-21.

    Đến phiên bản JH-7A thì máy bay được lắp đặt radar JL-10A hoạt động trên băng tần X, JL-10A có tầm phát hiện tối đa chỉ là 104 km nhưng chính xác hơn, tầm theo dõi là 80 km, theo dõi được 15 mục tiêu và bám sát 6 trong số đó.

    [​IMG]
    Vũ khí JH-7 mang được rất đa dạng, tải trọng tối đa 6.500 kg, phân bổ trên 9 giá treo gồm: tên lửa đối hạm C-802; tên lửa đối đất C-704/705, Kh-31A/P; bom có điều khiển GB1/5, LS-6, FT-2/3/6; tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 và cả loại tiên tiến hơn là PL-8/9.

    [​IMG]
    Mặc dù đã trang bị loại chiến đấu cơ mạnh hơn là Su-30 và đang nghiên cứu chế tạo bản sao J-16, tuy nhiên JH-7 vẫn sẽ là xương sống của cả Không quân và Hải quân Trung Quốc thêm một thời gian dài nữa, biến thể mới nhất của JH-7 là JH-7B vừa mới được ra mắt.

    [​IMG]
    Nếu so sánh với JH-7 thì Su-22 của Việt Nam rõ ràng yếu thế hơn nhiều ở cả tầm bay, khả năng cơ động, hệ thống điện tử hàng không và đặc biệt là do không có radar nên Su-22 sẽ không thể sử dụng các loại tên lửa đối hạm cũng như đối không tầm xa.

    http://soha.vn/quan-su/tiem-kich-bom-jh-7-trung-quoc-co-manh-hon-su-22-20150731234913452.htm
  7. Eriel

    Eriel Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    40
    t
    thật tuyệt vời. anh so sánh 1 chiếc may bay bắt đầu sản xuất từ năm 1992 với hàng loạt trang bị mới vào thời đó và 1 chiếc dừng sản xuất vào năm 1991 với 1 lô trang bị thời lx cùng với 1 đống nâng cấp cầm hơi . thật quá tuyệt vời ạ
    beta22 thích bài này.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.727
    Chú khỏi lo. TQ có nghìn TSB cũng vô ích. Bao nhiêu là tàu TQ đánh lại thua cái xác tàu nát của Philipine trên bãi cỏ rong. Thế thì sắm cho lắm tàu vào chỉ để vỗ tay

    Còn Mỹ thì tàu LHA/LHD cở 40 nghìn tấn nó có mấy chục chiếc chạy chán sắp vứt đến nơi. TQ cứ sang xin nó chứ đóng chi mệt
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    2 vũ khí bí hiểm của TQ khiến Mỹ không thể xem thường
    Vy Lam | 02/08/2015 07:44

    [​IMG]
    Ảnh đồ họa J-20 bắn tên lửa không đối không
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Xe tăng tối mật của Liên Xô lộ diện

    Theo NI, hiện chưa thể biết chắc chắn khả năng chính xác của J-20 và J-31 nhưng 2 mẫu máy bay chiến đấu này có thể sẽ mang lại những lo ngại lớn cho Mỹ trong trường hợp xung đột.
    Tạp chí The National Interest (Mỹ) đăng bài viết cho rằng nên cảnh giác với 2 mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 và J-31 của Trung Quốc.

    Dưới đây là nội dung bài viết:

    Xuyên suốt lịch sử, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đều tụt lại phía sau các cường quốc khác trên thế giới, như Mỹ, khi xét tới các dự án hàng không.

    Song giờ đây, Trung Quốc đã quyết tâm chế tạo bằng được các mẫu chiến đấu cơ “thế hệ 5” nội địa có thể sánh ngang với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ.

    Nhiều quan chức và phi công Mỹ nghi ngờ rằng Trung Quốc đã sử dụng công nghệ mà Mỹ bị đánh cắp để hỗ trợ phát triển các chương trình tiêm kích nội địa của họ.

    Nước này còn ứng dụng công nghệ in 3D để tăng tốc độ, hiệu quả chế tạo các mẫu máy bay và để cạnh tranh với Mỹ.

    J-20 Black Eagle, mẫu tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, có thể sẽ đạt khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2018, còn J-31 Gyrfalcon, mẫu thứ 2, là vào năm 2020.

    [​IMG]
    Đồ họa J-20 và J-31 tham gia tác chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

    Nếu đúng thì các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc có thể tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ khu vực mà nước này coi là “không phận chủ quyền”.

    Không những thế, chúng còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên không trong trường hợp có chiến tranh, đặc biệt là khi Trung Quốc muốn dùng vũ lực với Đài Loan.

    Những bước tiến mới của PLAAF

    Trong giai đoạn 1990-1992, Trung Quốc đã mua 24 chiến đấu cơ Su-27 Flanker từ Nga và chỉnh sửa thiết kế của chúng một chút để thành phiên bản J-11 (Flanker B+).

    Để đáp trả, Mỹ đã bán 150 tiêm kích F-16 Fighting Falcon cho Đài Loan.

    Quyết định trang bị các chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-27 đã đưa Không quân Trung Quốc tiến lên hiện đại và cũng kể từ đó, lực lượng này đã dần cải thiện được năng lực chiến đấu.

    Năm 2010, một nửa đội chiến đấu cơ của PLAAF vẫn là mẫu máy bay ra đời sau những năm 1950, 1960 MiG-19 Farmer và mẫu MiG-21 Fishbed.

    Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, khả năng triển khai sức mạnh trên không của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.

    Gần đây, ngoài dự án tiêm kích nội địa thế hệ 5, Bắc Kinh và Moscow còn sắp hoàn tất thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc 24 chiến đấu cơ Su-35 Super Flanker, một mẫu máy bay thế hệ 4++ uy lực do Nga sản xuất.

    Hiện tại, tiêm kích chủ lực của PLAAF là J-11 nhưng năng lực của mẫu máy bay này phần lớn chưa được chứng minh.

    [​IMG]
    Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ảnh tiêm kích J-11BH của Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát Mỹ ở khoảng cách nguy hiểm.

    Nó được biến đến nhiều nhất qua sự kiện tháng 8/2014, trong đó tiêm kích J-11BH, biến thể J-11 dành cho hải quân, đã bay cản mũi máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại vị trí cách đảo Hải Nam 135 dặm về phía đông.

    J-11 đã 2 lần áp sát chiếc P-8A ở khoảng cách hết sức nguy hiểm, chỉ khoảng 15m, có lúc chỉ vẻn vẹn 6m.

    Qua động thái hung hăng của phi công Trung Quốc, PLAAF muốn Mỹ nhận thức được rõ ràng rằng máy bay trinh sát Mỹ không được “chào đón” tại không phận thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc.

    Không nên xem nhẹ

    Từ năm 2008, Trung Quốc đã bắt tay vào thiết kế và chế tạo các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như bán ra thế giới.

    Có 2 công ty Trung Quốc tham gia thiết kế, đó là công ty máy bay Thành Đô (với mẫu J-20) và Thẩm Dương (với J-31).

    Đây đều là công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC).

    Có vẻ J-20 và J-31 sẽ đóng vai trò hỗ trợ nhau khi chúng được đưa vào kho vũ khí của PLAAF.

    J-20 sắp sẵn sàng hoạt động, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011. Nó dự kiến sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) vào năm 2018.

    Do cả J-20 và J-31 đều đang trong giai đoạn nguyên mẫu nên chưa thể biết chắc chắn khả năng chính xác của chúng.

    Tuy nhiên, có những dự đoán rằng J-20 sẽ cung cấp cho Trung Quốc một hệ thống tấn công tầm xa, có khả năng vươn tới bất cứ nơi nào tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

    Ngoài ra, J-20 còn là mẫu chiến đấu cơ đầu tiên của Trung Quốc có thiết kế tàng hình.

    [​IMG]
    J-20 hứa hẹn mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công tầm xa.

    Trong trường hợp xảy ra xung đột, nhiều khả năng J-20 sẽ được triển khai tác chiến không đối không, với nhiệm vụ là khiến phạm vi bao phủ của radar và tầm tấn công của đối phương bị hạn chế.

    Trong khi đó, J-31 có thể đóng vai trò hỗ trợ J-20, tương tự như cặp đôi F-22 và F-35 của Mỹ.

    Trong ki J-20 sở hữu năng lực không chiến vượt trội thì J-31 sẽ là công cụ “hoàn hảo” để Trung Quốc triển khai chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) tại Tây Thái Bình Dương.

    J-20 có tốc độ vượt trội hơn một chút so với J-31 (Mach 2.5 so với Mach 2). Cả 2 mẫu máy bay này đều có bán kính tác chiến vào khoảng 2.000km.

    [​IMG]
    Chủ tịch AVIC Lin Zhouming mạnh miệng tuyên bố rằng: Khi đi vào hoạt động, J-31 (dưới) chắc chắn sẽ đánh bại F-35.
    Một số quan chức Mỹ tin rằng J-31 sẽ ngang ngửa hoặc vượt trội các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Strike Eagle và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, thậm chí có thể cạnh tranh với F-22 và F-35.

    Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng phi công, chất lượng máy bay được sản xuất, độ tin cậy của radar và các thiết bị khác trên khoang.

    Hồi cuối năm 2014, Chủ tịch AVIC Lin Zhouming còn đưa ra một dự đoán táo bạo hơn, rằng: “Khi J-31 đi vào hoạt động, nó dứt khoát sẽ đánh bại F-35. Đây là điều chắc chắn”.

    Ngay cả nếu không mẫu chiến đấu cơ nào trong số này của Trung Quốc hoàn toàn ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ, chúng vẫn có thể tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc xung đột với Mỹ hay khi Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan.

    Nếu Trung Quốc tấn công qua eo biển Đài Loan, ưu thế trên không sẽ rất quan trọng vì 3 lý do: Không phận tương đối nhỏ của Đài Loan, khả năng bao phủ không phận bằng chiến đấu cơ của Không quân Đài Loan và các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của họ.

    Nếu PLAAF không thể ngăn chặn hoặc hạn chế đáng kể các cuộc tấn công nhằm vào tàu hải quân của nước này khi di chuyển qua eo biển Đài Loan, kế hoạch của Trung Quốc gần như chắc chắn thất bại.

    Nhìn chung, sự tích lũy công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc có thể mang lại cho họ lợi thế trên không quan trọng khi đối đầu Không quân Đài Loan.

    Điều này cũng sẽ gây ra cho Mỹ những lo ngại ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật trong chiến tranh.

    http://soha.vn/quan-su/2-vu-khi-bi-hiem-cua-tq-khien-my-khong-the-xem-thuong-2015080200112533.htm
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này