1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Chúc mừng thành tựu hợp tác giữa Israel và Trung Quốc, Israel đúng là người bạn tốt của TQ, bất chấp tất cả bán mọi bí mật tối tân nhất của NATO cho TQ
  2. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Nguồn Mỹ thừa nhận Israel bán bí mật tối tân về F16 cho TQ

    In the 1980s, the U.S. partnered with Israel to develop a new combat aircraft based on the General Dynamics F-16. But as costs rose, the U.S. pulled out of the deal, leaving Israel’s “Lavi” fighter unfinished. Years later American officials discovered that Israel sold the Lavi’s development plans to China, granting them unprecedented access to technologies first developed for the F-16.

    The J-10 shared more than a striking visual resemblance with the F-16. The technology sourced through Israel allowed China to advance significantly over the 1960s era fighters they were fielding at the time. This would not be the last Chinese fighter to incorporate elements of the F-16, but it's the most direct.

    An updated version of the J-10 entered into service last year with an advanced fire control radar array, an increased use of composite materials to reduce weight, and a number of other domestically developed updates that aim to keep the J-10 capable for decades to come.

    https://www.popularmechanics.com/military/aviation/g23303922/china-copycat-air-force/
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Mặc cho fan Mỹ kêu gào tung hô, bọn Mỹ xịn vẫn biết sợ TQ

    Chiến lược hải quân mới của Mỹ: Kẻ thù chính là Trung Quốc (1)

    Mỹ công bố chiến lược hải quân mới với tên gọi “Chiến lược hợp tác cho Hải lực thế kỷ XXI (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower). Văn kiện này gồm 4 phần: An ninh toàn cầu; Sự hiện diện và đối tác; Hải lực yểm trợ an ninh quốc gia; Hình ảnh tương lai của lực lượng vũ trang.

    [​IMG]

    Văn kiện này khá thú vị vì nó phản ánh những thay đối chiều hướng chính trị-quân sự Mỹ. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề cốt yếu trong mỗi chương và đưa ra kết luận về tầm quan trọng của chúng.


    An ninh toàn cầu


    1) Những thay đổi địa-chính trị

    Chiến lược viết rằng, vai trò của các nước khu vực Ấn Độ Dương/Châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng gia tăng. Mỹ muốn tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh ở khu vực này: Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Họ cũng có ý đồ phát triển quan hệ đối tác với các nước như Bangladesh, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Micronesia, Pakistan, Singapore và Việt Nam.

    Trung Quốc đồng thời được xem vừa như là quốc gia mà Mỹ cần phát triển hợp tác, ví dụ như trong hoạt động chống cướp biển, vừa như là nước cần phải dè chừng vì theo quan điểm của Mỹ, người Trung Quốc đang thi hành chính sách hiếu chiến trong khu vực và có các yêu sách lãnh thổ đối với các nước láng giềng.

    Cận Đông và châu Phi được xem là vùng bất ổn với nhiều tổ chức khủng bố và cực đoan đang hoạt động như “Nhà nước Hồi giáo” (ISIS), Hezbollah, Hamas, Al-Qaeda, Boko Haram... Các hành động của Hải quân Mỹ và các đồng minh đã giúp đối phó với nạn cướp biển ở vùng Sừng châu Phi, nhưng tình hình vẫn còn căng thẳng ở bờ biển Tây Phi, nhất là ở vịnh Guinea. Tình hình này, theo người Mỹ, đang đe dọa ổn định kinh tế toàn cầu.

    Ở châu Âu và Bắc Mỹ, thế lực thống trị vẫn là NATO, thể chế chiếm vị trí trung tâm trong nền an ninh xuyên Đại Tây Dương. Mỹ đang tích cực hợp tác với các nước NATO và phát triển các dự án chung như triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan, hay lập các cụm hải quân thường trực của NATO.

    Việc hiện đại hóa quân đội Nga, chiếm giữ phi pháp Crimea và cuộc xâm lược quân sự tiếp diễn ở Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của mong muốn của chúng ta đối với an ninh và ổn định ở châu Âu, văn kiện khẳng định.

    Chiến lược cũng nêu ra tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh cho hoạt động vận chuyển năng lượng bằng đường biển, khi xét đến việc vào năm 2040, dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng 56%. Chủ đề ấm lên toàn cầu cũng được chú ý khi nó mở ra những cơ hội và thách thức mới ở Bắc Cực.
    [​IMG]

    2) Những thay đổi quân sự
    Sự phát triển các hệ thống vũ khí chống hạm và phòng không của các đối phương tiềm tàng đang tạo ra cho Hải quân Mỹ những khó khăn nhất định - việc tiếp cận một số vùng biển trở nên khó khăn. Điều đó cũng liên quan đến hoạt động di chuyển ở các vùng ven bờ và tiếp cận đất liền. Các tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình, các tàu ngầm hiện đại, các hệ thống phòng không tiên tiến, tiêm kích thế hệ 5, các hệ thống tác chiến điện tử mới, các phương tiện chiến tranh mạng... đang tạo ra mối nguy hiểm.

    Chiến lược cũng rất nhấn mạnh đến các thách thức mới trong không gian mạng và phổ điện tử. Đối phương sẽ có thể gây tổn hại nghiêm trọng, kể cả về vật chất, bằng các phương tiện này.

    Được Mỹ coi là một thách thức nữa là vũ khí hủy diệt lớn vốn đang đe dọa cả các đồng minh và đối tác của Mỹ. Được nêu ra làm ví dụ là Bắc Triều Tiên, quốc gia đang liên tục phát triển dự án hạt nhân và các tên lửa tầm xa. Iran cũng bị coi là một mối đe dọa vì Mỹ cho rằng, Iran đang ráo riết phát triển vũ khí hạt nhân. Trong văn kiện chiến lược cũng nêu lên sự quan ngại về khả năng vũ khí hủy diệt lớn lọt vào tay khủng bố.


    Sự hiện diện và đối tác

    Với ngân sách quốc phòng hiện nay, đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ có trong biên chế hơn 300 hạm tàu, 120 tàu trong số đó sẽ được bố trí ở tuyến trước (năm 2014 có 97 tàu).

    Các hướng chính phát triển Hải quân Mỹ, cho phép tăng cường sự hiện diện và nâng cao hiệu quả hiện diện là:

    - Tăng số lượng tàu trú đóng ở nước ngoài, điều sẽ cho phép giảm chi phí triển khai và luân phiên.

    - Bảo đảm cho các lực lượng viễn chinh được phân tán trên toàn cầu và có liên hệ với nhau trong việc phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng ta để nâng cao hiệu quả sự hiện diện hải quân, phản ứng chiến lược và linh hoạt.

    - Phát triển một hệ thống module, cho phép thay thế không phải các hạm tàu, mà chỉ là các “cơ cấu phóng vũ khí” với tải trọng hữu ích cần thiết cho một nhiệm vụ cụ thể, điều này sẽ cho phép tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

    1) Khu vực Ấn Độ Dương/Châu Á-Thái Bình Dương
    Xét đến tầm quan trọng gia tăng của khu vực, đến năm 2020, 60% hạm tàu và máy bay của Hải quân Mỹ sẽ có mặt ở đây. Mỹ dự định triển khai các loại vũ khí rất khác nhau như tàu ngầm hạt nhân, tiêm kích F-35, tàu khu trục tối tân Zumwalt...

    2) Cận Đông
    Cận Đông vẫn là khu vực cần thiết sống còn đối với Mỹ và đồng minh. Sự hiện diện của Hải quân Mỹ dự định sẽ gia tăng từ 30 lên 40 tàu vào năm 2020. Mục đích là duy trì ổn định trong khu vực, chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt lớn. Ngoài ra, còn dự định tăng cường bảo vệ hoạt động vận chuyển năng lượng bằng đường biển.

    3) Châu Âu
    NATO và các đồng minh châu Âu là rất quan trọng đối với lợi ích an ninh của Mỹ cả ở bản thân khu vực, lẫn trên toàn thế giới nói chung. Sự liên kết và tiến hành các chiến dịch chung với các đồng minh là một ưu tiên. Hải quân Anh đã tham gia vào việc triển khai một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ, các chiến dịch chung có sử dụng cụm tàu sân bay chiến đấu đang được tiến hành với Pháp.

    Để bảo vệ đồng minh trước tên lửa đường đạn, Mỹ đang chế tạo và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore (trên bờ) và Aegis Aflot (trên tàu). Chẳng hạn, đến cuối năm 2015, ở bờ biển Tây Ban Nha sẽ bố trí 4 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis.

    4) Châu Phi
    Mục đích hiện diện của Hải quân Mỹ ở châu Phi sẽ vẫn là chống khủng bố, buôn người, cướp biển và duy trì ổn định tại lục địa này. Các nhiệm vụ này sẽ được thực hiện với sự phối hợp với các lực lượng của các nước châu Âu và châu Phi. Các lực lượng được triển khai ở bờ biển Phi châu sẽ thường xuyên tổ chức tập trận, và thường là các cuộc tập trận chung với hải quân các nước khác.

    5) Tây bán cầu
    Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác và tiềm lực ở Tây bán cầu để bảo đảm an ninh cho Mỹ và đối phó hiệu quả với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Sẽ tăng cườn tuần tra trên không ở vịnh Mexico, biển Caribe và Đông Thái Bình Dương. Căn cứ quân sự Mỹ ở vịnh Guantanamo sẽ tiếp tục hoạt động.

    6) Bắc Cực và Nam Cực
    Do sự gia tăng dự kiến của hoạt động hàng hải tại Bắc Cực và Nam Cực, Mỹ sẽ đánh giá các nhu cầu hiện diện tại các khu vực này và phát triển sự hợp tác với các đối tác Bắc Cực nhằm tăng cường an ninh trong khu vực. Tất cả những điều này sẽ đòi hỏi tiếp tục phát triển các công nghệ cho phép hoạt động ở trong vùng biến có băng bao phủ.


    Kết luận

    1) Mỹ bắt đầu thật sự lo ngại đối thủ toàn cầu mới là Trung Quốc. Hơn nữa, trong học thuyết hải quân mới thấy rõ rằng, điểm tựa chính được đặt vào việc bành trướng sang khu vực Ấn Độ Dương/Châu Á-Thái Bình Dương.

    2) Điều thú vị là Nga không được nhắc đến nhiều trong văn kiện. Tuy nhiên, các kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu và trên bờ ở châu Âu về thực chất là điểm chính trong phát triển Hải quân Mỹ ở châu Â. Điều đó nhằm chống lại ai nếu không phải là Liên bang Nga? Ngoài ra, Nga thực tế bị tuyên bố là địch thủ duy nhất của Mỹ ở châu Âu.

    3) Chính sách hiếu chiến và phá hoại của Mỹ ở Cận Đông sẽ tiếp tục. Hơn nữa, có thể nó sẽ đạt đến cấp độ cao hơn vì sự hiện diện quân sự ở vịnh Persique dự định tăng hơn 30%. Dĩ nhiên, tất cả những điều đó có thể giải thích là nhằm chống tổ chức ISIS, nhưng liệu các cuộc ném bom và can thiệp vào công việc nước khác có đem lại hòa bình hay không? Hiện tại thì tất cả đều là ngược lại.

    4) Nhìn chung, các mục tiêu tuyên bố sẽ đòi hỏi không ít đầu tư bất chấp sự cắt giảm chi phí quốc phòng của Mỹ. Rõ ràng là Mỹ sẽ vẫn tìm ra tiền, hơn nữa họ còn luôn luôn có thể “in” ra tiền.

    5) Chiến tranh không gian mạng dường như thực sự bắt đầu được nhìn nhận nghiêm túc. Mặc dù ở đây người Mỹ là nước đi đầu thế giới với những bê bối gián điệp toàn cầu mấy năm qua.

    (Còn tiếp)
    http://vietnamdefence.com/Home/khqs...-Ke-thu-chinh-la-Trung-Quoc-1/20154/54398.vnd
  4. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Mỹ lo sợ tq chết nhiều thì không còn người ở đợ cho nước Mỹ ấy mà.
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Giật tít DF-21 bắn loạt 10, mà bố láo ah

    Xem giây thứ 10 bạn thấy gì ? : quạt thổi khói giả bụi vào khung hình ( video dàn dựng quay cho đẹp )
    giây thứ 40 bạn thấy gì ? ( đó đâu phải DF-21 )
    phóng loạt ko phải DF-21

    đúng là trò PR rẻ tiền
  6. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Defense-update là trang web của phương tây mà, chửi bố Mỹ Âu chứ sao chửi TQ, bố mẹ Mỹ Âu bịa ra video, giật tít ngu rồi rồ Mỹ đăng lên chửi TQ bảo TQ giật tít, các độc giả có thấy logic ko ?
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    CCTV đó mầy
    mimosalq thích bài này.
  8. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Nguồn CCTV có chú thích bắn DF21 ko ? dòng chữ tàu ở dưới nó nói là 1 cuộc diễn tập của lực lượng tên lửa TQ ko hề nói chỉ có DF21D, nguồn Mỹ thừa nhận Mỹ dùng MQ25 để TSB ở phạm vi an toàn so với DF21D

    Lần cập nhật cuối: 20/02/2019
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Quả tình, suy nghĩ thật kỹ tôi thấy TQ chưa phải là mối nguy của Mỹ,
    họ cũng không cố tình trở thành bia đỡ đạn, mà cốt yếu là họ chỉ lo kiếm sống.

    Lòe bịp, ăn cắp, gián điệp, ... tất thảy vẫn chủ yếu là lo nồi cơm.

    Gián điệp ăn cắp bí mật quân sự ? đó là để tạo lợi thế cạnh tranh giữa các công ty quốc phòng ngay tại TQ.
    Lắm khi ăn cóp có mỗi kiểu dáng thôi, xong làm cái mẫu đèm đẹp mang đi giới thiệu, hòng kiếm đơn hàng

    Tàu cá mò tới tận giữa TBD để đánh bắt cá? 1 tỷ rưỡi dân TQ cần miếng ăn mà.
    ===
    Điều này ko chỉ đúng với TQ mà cả với Mỹ Nga

    Thổi phồng mối nguy từ TQ Nga, để thúc duyệt Ngân sách chi cho Lockheed, Raytheon, Boeing, ... để phòng ngừa những mối nguy ko có thật
    --- Gộp bài viết: 20/02/2019, Bài cũ từ: 20/02/2019 ---
    ===
    Nhưng đặc biệt, nhiều người đã nhận thấy, người Trung Quốc có tinh thần AQ rất đặc biệt:

    Khi thấy đối thủ tiềm tàng ( Nhật Ấn, Việt, Đài .. Mỹ ) có vũ khí gì có thể nguy hiểm tới họ,
    HỌ CẢM THẤY CỰC KỲ SỢ HÃI
    lập tức họ tìm cách mổ xẻ phân tích, giải thích ... rất buồn cười

    để làm sao ra đáp án "nước mình đã có thứ tương tự hoặc sẽ khắc chế được cái kia"
    XONG TUYÊN TRUYỀN TỰ TIN MÃN NGUYỆN
    mimosalq thích bài này.
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    ===
    Sức mạnh mềm của Mỹ thật gớm


    Theo Next Shark ngày 19/2, Bao Guojian (34 tuổi) ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vừa được cộng đồng đặt biệt danh "ông bố ngầu nhất Trung Quốc" sau khi video anh đến trường học của con gái trong trang phục Người Sắt lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

    [​IMG]
    Bao Guojian tự chế trang phục Người Sắt.

    "Ba năm trước, em nói với các bạn cùng lớp rằng bố em là Người Sắt (Iron Man). Tất cả đều cười nhạo và cho là em nói dối", Lele (10 tuổi) kể lại.

    Để cổ vũ tinh thần con, Bao quyết định xuất hiện bất ngờ trong bộ giáp Iron Man Mark 17 màu đỏ và vàng như Tony Stark đã sử dụng trong phim "Iron Man 3".

    Vốn hâm mộ cuồng nhiệt hãng Marvel (chuyên sản xuất các bộ phim về siêu anh hùng), Bao đã dành hai năm để hoàn thành bộ trang phục. Anh đã lắp ráp hơn 300 chi tiết và tốn khoảng 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng).

    "Cuối cùng, tất cả bạn bè đã tin bố em là Người Sắt", Lele nói đầy tự hào.

    [​IMG]
    Bao là người hâm mộ lâu năm của hãng Marvel.

    Học sinh ở trường thích thú khi gặp Người Sắt đến mức thầy hiệu trưởng đã cho phép tạm dừng các tiết học trong ngày để các em có thời gian chụp ảnh với siêu anh hùng.

    Bao bắt đầu tự chế trang phục siêu anh hùng từ năm 2013. Ngoài bộ giáp Người Sắt, ông bố 34 tuổi còn sở hữu trang phục của Người Kền Kền, Người Nhện và Caption America.

    Cộng đồng trên Weibo rất ấn tượng trước cử chỉ ấm áp Bao dành cho con gái. Họ dành nhiều lời có cánh cho anh: "Đây là ông bố tuyệt vời nhất tôi từng biết!", "Tôi ước mình có thể trở thành một ông bố như vậy, rất tài năng và yêu thương gia đình", "Thật cảm động, ông bố này thực sự là một siêu anh hùng".

Chia sẻ trang này