1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Sự thật “động trời” loại rocket Hamas sử dụng để “tát” Israel

    Cập nhật lúc: 19:03 19/03/2019
    (Kiến Thức) - Loại rocket mà Phong trào Hồi giáo Hamas (Palestine) dùng để không kích thủ đô Tel Aviv, Israel đã được xác định là loại Fajr M-75 do Iran chế tạo trên cơ sở tham khảo mẫu đạn của Trung Quốc.

    Theo tạp chí Jane's, loại đạn rocket mà Hamas sử dụng để oanh tạc Gaza vào đêm 14/3 được xác định là kiểu Fajr M-75 do Iran sản xuất. Nguồn ảnh: Patriajudia

    Đáng chú ý, Military Edge cho biết, Fajr M-75 được Iran thiết kế trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-1 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Edge

    [​IMG]
    [​IMG]

    https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-...-hamas-su-dung-de-tat-israel-1199896.html#p-2

    1 lần nữa vũ khí TQ lại làm nhục vũ khí Israel
  2. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Haha Israel mà sát bên tq thì nó hấp tq từ lâu rồi.
  3. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Cảm ơn! nhưng không, Bắc Kinh sẽ không tham gia INF 2.0

    Nhân đọc bài "Trói Trung Quốc vào INF đa phương: Nga-Mỹ đồng lòng" (DVO 18/3/2019), xin giới thiệu một bài viết cũng về chủ đề này với tiêu đề trên.

    Bài viết của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Mosesov nhằm cung cấp thêm một số thông tin để bạn đọc tham khảo. Bài đăng trên báo”Bình luận quân sự” (Nga) ngày 13/3/2019.

    [​IMG]
    Ngày 11/3/2109, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson đã tuyên bố rằng Bắc Kinh không quan tâm đến việc hạn chế tầm bắn của các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh của mình.

    Bà Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson cho biết: “Phía Trung Quốc không tỏ ra “hào hứng” đối với bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào”.

    Tại sao Bắc Kinh lại khăng khăng từ chối (tham gia) Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF)?

    Kết thúc một kỷ nguyên

    Như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng nhấn mạnh trong một cuộc họp báo tại Luxembourg vào ngày 6 /3 mới đây thì mặc dù về mặt pháp lý Mỹ mới chỉ tuyên bố dừng thực hiện các cam kết của mình theo INF, nhưng trên thực tế thì thỏa thuận trên đã bị xé bỏ.



    Mỹ vừa cáo buộc Moscow vi phạm INF, nhưng cũng lại “hảo tâm cho Nga” một cơ hội là có một khoảng thời gian 6 tháng để “quay trở lại "tuân thủ (INF) một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được".

    Tuy nhiên, tuy cho “cơ hội” như vậy nhưng Washington cũng nhấn mạnh rằng Matxcova không thể được coi là đã “quay lại” tuân thủ Hiệp ước INF nếu như không hủy tên lửa có cánh phóng từ mặt đất 9M729, - tức những tên lửa (mà Nga) mới thử nghiệm tại trường bắn Kapustin Yar năm 2016 và được sử dụng cho tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M”.

    Phía Mỹ khẳng định rằng tầm bắn của tên lửa 9M729 vượt rất xa mốc 500 km (INF đặt “ngoài vòng pháp luật” những tên lửa (phóng từ mặt đất) có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km).




    Về phần mình, Nga bác bỏ cáo buộc trên của Mỹ và tuyên bố cự ly bắn của "Novator 9M729" không vượt quá 500 km và kiểu tên lửa dứt khoát không thuộc diện phải bị hủy.

    Cùng khoảng thời gian đó (khi hai bên Mỹ- Nga cáo buộc lẫn nhau), Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas lại lên tiếng cho rằng một trong những lý do quan trọng khiến cả Mỹ và LB Nga đều sẵn sàng “nhẹ nhàng chia tay” với INF chính là việc phía Trung Quốc đã không “quan tâm” đến hiệp ước này.

    “Sai lầm tuyệt đối”

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng nói tới khả năng ký một hiệp ước (INF mới) ba bên gồm Washington, Matxcova và Bắc Kinh từ tháng 10 năm 2018. Nhưng khi đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng và đánh giá những “ý đồ”cố tình gắn yếu tố Trung Quốc với quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là một "sai lầm tuyệt đối".

    Tuy vậy, Tổng thống D.Trump vẫn không có ý định từ bỏ ý tưởng của mình. Vào đầu tháng 2/2019, tại một cuộc điều trần trước Quốc hội (Mỹ) với chủ đề “Về tình hình đất nước (Mỹ)”, ông nói rằng:

    “Cũng có khả năng (là), chúng ta (Mỹ- Nga) có thể thống nhất được với nhau về một thỏa thuận khác bằng cách mời thêm Trung Quốc và một số quốc gia khác (tham gia đàm phán và ký một thỏa thuận mới-ND), hoặc là, cũng có khả năng là chúng ta sẽ không thể (làm được như vậy-ND), nhưng trong trường hợp đó, chúng ta (Mỹ) sẽ có những ưu thế đáng kể và đi trước tất cả các nước khác (trong lĩnh vực tên lửa tầm trung và tầm ngắn-ND)".

    Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã từng bày tỏ một “hy vọng dè dặt” là Bắc Kinh sẽ “quan tâm” đến một hiệp ước INF mới.

    Nhưng vấn đề là ở chỗ- INF là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Bản chất sâu xa của Hiệp ước là cho Matxcova và Washington có nhiều thời gian hơn để phản ứng và cân nhắc trong trường hợp một trong hai bên phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh trước.

    Logic thực ra rất đơn giản – thời gian bay (đến mục tiêu) của các tên lửa liên lục địa lâu hơn các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

    Nhưng vào năm 1987, khi hai bên ký INF, Washington không cho rằng mối đe dọa có thể có từ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là quá nghiêm trọng.

    Các vựa tên lửa của Bắc Kinh

    Ads by Adasia
    [​IMG]










    Theo các tuyên bố chính thức của cả Matxcova và Washington thì trong trang bị của quân đội hai nước hiện không có tên lửa tầm trung hoặc tầm ngắn (phóng từ mặt đất-ND) nào, trong khi Trung Quốc đã có tới hàng trăm tên lửa như vậy.

    Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, đến tháng 5/2018, Trung Quốc có trong trang bị từ 16 đến 30 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly từ 3.000 km trở lên, 200 đến 300 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách từ 1.500 km trở lên, và có tới từ 1.000 đến 2.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (có cự ly bắn từ 300 đến 1000 km).

    Số lượng tên lửa có cánh phóng tử mặt đất của Trung Quốc với tầm bắn hơn 1.500 km được Lầu Năm Góc đánh giá là vào khoảng 200-300 quả.

    Phần lớn các tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Trung Quốc thuộc về dòng tên lửa Dongfeng (Đông Phong). Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ quốc tế có trụ sở tại Washington thì các tên lửa đạn đạo Trung Quốc DF-4, DF-15, DF-16, DF-21 và DF-26 sẽ phải bị hủy nếu Bắc Kinh tham gia Hiệp ước INF phiên bản mới (nếu có).



    Cũng trong trường hợp “nếu như” Trung Quốc ký INF 2.0 thì các tên lửa có cánh dòng "Hongyao" là HN-1, HN-2 và HN-3 cũng sẽ chịu một số phận tương tự.

    Tại sao phải từ chối?

    Từ tháng 4/2017, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Mỹ khu vực Thái Bình Dương (nay đang là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc) đã tuyên bố: “chính những hạn chế trong Hiệp ước INF (tức các điều khoản hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn-ND) đã giúp Trung Quốc có được một lợi thế rất lớn trước Mỹ.
    Không chỉ có thế, vẫn theo Đô đốc H.Harris, có tới khoảng 90% trong tổng số tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh của Trung Quốc là các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

    Và theo như một báo cáo mới đây của Ủy ban Mỹ -Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và an ninh thuộc Quốc hội Hoa Kỳ khẳng định thì bắt đầu từ giữa những năm 1990 đến nay "Bắc Kinh đã chế tạo được một kho vũ khí tên lửa phóng từ mặt đất nhiều kiểu (đa dạng) nhất và có số lượng lớn nhất trên thế giới".

    Ủy ban này cũng khẳng định tiếp rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh coi các tên lửa phi hạt nhân phóng từ mặt đất là một trong những “trụ cột trong chiến lược tiến hành các hoạt động tác chiến" (của Trung Quốc).

    Trong những điều kiện như vậy, khả năng Trung Quốc tham gia một INF-2 giả định không chỉ là rất thấp, mà còn gần như là bằng không. Đối với Mỹ và Liên Xô (trước đây), tên lửa tầm trung và tầm ngắn chỉ là một phần trong toàn bộ tiềm lực tên lửa.

    Trong khi đó, đối với Trung Quốc thì những tên lửa các lớp này lại là lực lượng tên lửa chủ yếu của Trung Quốc- vì thế Bắc Kinh sẽ không dại gì tự nguyện từ bỏ chúng trong mọi trường hợp.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...inh-se-khong-tham-gia-inf-20-3376590/?paged=2

    Mỹ có cấm vận TQ cỡ nào thì cũng ko ép buộc TQ từ bỏ vũ khí được, cũng như Nga, chứng tỏ vị thế của Mỹ hiện nay quá nhục ko dám đánh nhau vs các nước đối địch, ko dám ép buộc cả các nước nhỏ nghèo yếu như Iran, Vene, Triều Tiên thì Mỹ cũng ko dám đánh
  4. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Từ bỏ hay không nói cho vui vì tq làm được món gì ra hồn đâu.
  5. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    HOT J-10A Lào đã xuất hiện

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 21/03/2019
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    RIP

    nói vui vậy chứ hình PhoToShop, ai thèm quan tâm.

    hay cháu ko biết thì mách cho luôn đó. PTShop đểu
    Lần cập nhật cuối: 21/03/2019
    mimosalq thích bài này.
  7. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    1 cmt thể hiện sự quan tâm mặc dù hằn học của rồ Mỹ , càng cay cú càng thể hiện sự thành công của KTQS TQ
  8. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    tàu là xạo bà cố, ai tin tq là cạp đất ăn giống mấy thằng tàu con.
  9. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    tránh thế mà vẫn bị thua, chán quá bác nhỉ.
    Sau 90 phút thi đấu, đội tuyển Thái Lan đã giành chiến thắng trước Trung Quốc với tỷ số 1-0 với bàn thắng duy nhất của nhạc trưởng Chanathip Songkrasin ở phút 33. Với kết quả này, Thái Lan sẽ gặp đội thắng ở cặp Uzbekistan và Uruguay ở trận chung kết.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này