1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Cái Yanmar 1938 này gắn lên mấy con tăng tàu type xx gì đó còn ngon hơn hàng tàu sản xuất 2019.1938 mà như vậy rồi hèn gì Nhật nó hấp tàu mao te tua cũng không có gì ngạc nhiên ha.
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    tụi rồ Mỹ thấy TQ tiến bộ nên cay cú chửi đổng spam nhảm nhục vãi

    Hình ảnh HQTQ 30 năm trước

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hình ảnh các tàu chiến đa quốc gia kết thúc cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm HQTQ, nước Mỹ quá lạc lõng trong sự kiện quốc tế này

    [​IMG]

    Ngoài các nước cho tàu tới tham gia thì thậm chí nhiều tùy viên quân sự, hải quân từ cả Israel, Canada, Ba Lan cũng tề tựu, qua sự kiện lần này cho thấy vị thế của TQ đã quá lớn khi tề tựu được rất nhiều quốc gia vốn ko ưa nhau cùng đi chung lối, nước Mỹ bị ra rìa ở sự kiện này



    Video giới thiệu 70 năm thành lập của HQTQ do đài CGTN (trực thuộc CCTV) phát hành chính thức, tuyệt nhiên ko hề có đề cập tới xung đột giữa VN và TQ năm 1988, video trên 1 số forum VN đều là video giả do ng VN hoặc Đài Loan hoặc chống TQ bịa đặt ra gán ghép 1 cách thô bỉ và hèn hạ nhằm kích động quan hệ Việt Trung đang tiến bộ

    Lần cập nhật cuối: 27/04/2019
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hải quân Trung Quốc sau 70 năm thành lập

    Hải quân Trung Quốc ban đầu dựa vào Liên Xô để xây dựng lực lượng, sau đó tìm cách tự chế tạo tàu chiến và dần mở rộng quy mô.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (áo đen) duyệt đội danh dự hải quân ở Thanh Đảo sáng 23/4. Ảnh: Xinhua.

    70 năm trước, hải quân Trung Quốc (PLAN) được thành lập vào ngày 23/4/1949, sau khi lãnh đạo Mao Trạch Đông tuyên bố rằng nước này cần xây dựng một "lực lượng hải quân mạnh để chống lại đế quốc xâm lược". 7 tháng sau, Học viện Hải quân Đại Liên được thành lập, trở thành nơi huấn luyện đầu tiên của PLAN với phần lớn giáo viên là các sĩ quan Liên Xô.

    Đến năm 1954, có khoảng 2.500 cố vấn Liên Xô tham gia huấn luyện lực lượng hải quân Trung Quốc và Moskva cũng bắt đầu cung cấp các tàu chiến cho Bắc Kinh. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, PLAN trong giai đoạn 1954-1955 được tổ chức thành Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải.

    Trong giai đoạn đầu, hải quân Trung Quốc tiếp nhận hoàn toàn trang bị, vũ khí và công nghệ của Liên Xô nhằm xây dựng một lực lượng tác chiến mặt nước hạng nhẹ. Năm 1953, Trung Quốc ký thỏa thuận với Liên Xô để được phép sản xuất 5 loại tàu chiến gồm tàu hộ vệ, tàu ngầm ngư lôi cỡ trung, tàu quét mìn, tàu săn ngầm và tàu phóng lôi.

    Đến năm 1958, khi Moskva từ chối hỗ trợ chương trình phát triển tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, PLAN bắt đầu lập Đơn vị Nghiên cứu Công nghệ và Khoa học để tự nghiên cứu thiết kế tàu ngầm, công nghệ thủy âm, vũ khí dưới nước và công nghệ dẫn đường.

    Cuối năm 1960, khi Liên Xô rút toàn bộ cố vấn và ngừng hỗ trợ về công nghệ, thiết bị, PLAN lập ra nhiều cơ quan nghiên cứu để lấp chỗ trống nhằm tiếp tục hiện đại hóa lực lượng. Các cơ quan này hỗ trợ đắc lực trong việc sao chép các công nghệ nước ngoài, giúp Trung Quốc có thể tự đóng được thế hệ tàu chiến nội địa đầu tiên với một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu khảo sát, tàu khu trục, tàu hộ vệ cùng nhiều hệ thống vũ khí.

    [​IMG]
    Một tàu tấn công nhanh lớp Huangfeng của hải quân Trung Quốc. Ảnh: PLAN.

    Trong thập niên 1970, Trung Quốc phân bổ gần 20% ngân sách quốc phòng cho hải quân, giúp lực lượng này phát triển nhanh chóng. Lực lượng tàu ngầm thông thường tăng từ 35 lên 100 chiếc, tàu mang tên lửa tăng từ 20 lên 200 chiếc, dây chuyền sản xuất các tàu mặt nước cỡ lớn cũng được mở rộng. Tuy nhiên, các tàu chiến Trung Quốc thời kỳ này chỉ được bảo vệ bằng pháo phòng không, do chưa được trang bị tên lửa phòng không hiện đại, trong khi năng lực tác chiến chống ngầm cũng rất hạn chế.

    PLAN sau đó tìm cách hiện đại hóa các hệ thống vũ khí, trang bị tên lửa cho tàu chiến và dần mở rộng hoạt động huấn luyện, diễn tập ra các vùng biển xanh thay vì tập trung phòng thủ gần bờ. Năm 1982, PLAN phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm trong trạng thái lặn. 4 năm sau, họ đưa vào sẵn sàng chiến đấu ít nhất một tàu ngầm lớp Xia mang 12 tên lửa đạn đạo JL-2 và 5 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Han trang bị 6 tên lửa hành trình SY-2.

    Đến tháng 3/1984, Hạm đội Biển Bắc tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng đầu tiên giữa tàu chiến và máy bay, đánh dấu giai đoạn mới trong huấn luyện hiệp đồng của PLAN. Tuy vậy, lực lượng này đến cuối thập niên 1980 vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử trên biển và năng lực không quân hải quân.

    PLAN năm 1987 được coi là lực lượng hải quân lớn thứ ba thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng biển gần bờ, với lớp bảo vệ ngoài cùng cho đường bờ biển 1.500 km là hơn 100 tàu ngầm diesel - điện lớp Romeo và Whiskey vốn chỉ có thể hoạt động trên biển trong thời gian ngắn. Lớp phòng thủ thứ hai là các tàu khu trục, tàu hộ vệ trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit và pháo 130 mm cùng chiến đấu cơ bố trí tại căn cứ trên đất liền.

    Những mục tiêu xuyên thủng hai lớp phòng thủ đầu tiên sẽ phải đối mặt với gần 900 tàu tấn công nhanh, phía sau đó là lực lượng phòng thủ bờ biển được trang bị tên lửa chống hạm và pháo, được hỗ trợ bởi lực lượng bộ binh tuyến sau.

    Năm 1997, PLAN lần đầu tiên cử một đội tàu chiến thực hiện hành trình hơn 24.000 hải lý tới thăm 4 nước Mỹ, Mexico, Peru và Chile, đánh dấu lần đầu tiên lực lượng này vượt Thái Bình Dương và tới châu Mỹ.

    Sau khi lên nắm quyền vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa quân đội, giảm bớt quy mô và vai trò của lục quân, đồng thời tăng cường đầu tư cho không quân và hải quân. Với nguồn ngân sách khổng lồ, PLAN dần từ bỏ chiến lược phòng thủ ven bờ và hướng tới xây dựng lực lượng biển xanh có phạm vi hoạt động ngày càng lớn.

    Sau khi cải hoán và biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc thúc đẩy chương trình đóng tàu sân bay nội địa với sự ra đời của Type-001A đang được thử nghiệm cùng kế hoạch sở hữu 4-6 tàu sân bay. Đây sẽ là hạt nhân trong các nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của PLAN nhằm cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng với hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương cũng như trên phạm vi toàn cầu.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Liêu Ninh trong một đợt diễn tập trên biển. Ảnh: PLAN.

    Phát biểu trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc hôm nay, ông Tập kêu gọi các lực lượng hải quân trên thế giới phối hợp cùng nhau để thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình trên biển.

    "Các quốc gia cần sử dụng cơ chế tham vấn để giải quyết vấn đề, không nên tùy tiện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực", ông Tập nói. "Các nước cần tham vấn trên cơ sở bình đẳng, cải thiện các cơ chế quản lý khủng hoảng, tăng cường hợp tác an ninh khu vực và giải quyết một cách thích hợp các tranh chấp trên biển".

    https://vnexpress.net/the-gioi/hai-quan-trung-quoc-sau-70-nam-thanh-lap-3913805.html
  4. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Khổ thân bọn tq, làm bao nhiêu phim tuyên truyền cũng chỉ để chứng tỏ là mình rất sợ Nhật bản.
    Lần cập nhật cuối: 27/04/2019
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    TQ sợ Nhật ? ko hiểu sợ cái gì quốc gia đang bị cả Nga và Mỹ chiếm đóng, phụ nữ nhật thì bị lính Mỹ hiếp
    --- Gộp bài viết: 28/04/2019, Bài cũ từ: 28/04/2019 ---
    Hồng quân LX và TQ từng thảm sát dân Nhật trong chiến dịch mãn châu năm 1945, ăn miếng trả miếng với vụ thảm sát Nam Kinh, bọn Nhật cay lắm chẳng làm gì được TQ nữa khi đó kkk, cuối cùng TQ cũng là nước thắng trận còn Nhật là nước bại trận

    The Gegenmiao massacre, also known as the Gegenmiao incident, was a massacre conducted by the Soviet Army and Chinese against over half of a group of 1,800 Japanese women and children who had taken refuge in the lamasery Gegenmiao/Koken-miao (葛根廟) on August 14, 1945 during the Soviet invasion of Manchuria.

    http://dbpedia.org/page/Gegenmiao_massacre

    Tàu chiến Nhật tới TQ tham gia lễ mừng 70 năm thành lập của HQTQ, phải dương cờ quốc kì Trung Hoa lên trên đỉnh 1 hành động cho thấy Nhật cúi đầu, xuống nước trước Trung Hoa (trong khi các tàu chiến của các quốc gia khác như Ấn, Nga ko cần)



    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 28/04/2019
  6. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Hôm qua đi ăn sushi, bàn kế bên là một gia đình Mã lai hơi ồn một chút, ông bố nhỏ nhẹ nói với các con " các con đừng lố nhố kẻo họ tưởng chúng ta là người tàu thì nhục lắm".

    Điều này cho thấy giá trị con người tq đại lục quá tệ.
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mày làm gì có tiền mà ăn sushi =)) toàn là nói láo toét ko có bằng chứng, đến ảnh của ng ta còn đi ăn cắp tự nhận là của mình
  8. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Video chính thức cận cảnh bên trong Y-8Q (GX 6) loại máy bay săn ngầm hiện đại nhất của TQ

  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Nhật cân đong sức mạnh mới hải quân Trung Quốc

    Điểm mặt hàng “khủng”

    Trang The Diplomat của Nhật Bản mới đây có bài phân tích về lực lượng hải quân Trung Quốc, trong đó đưa ra những dự đoán về sự phát triển và năng lực tác chiến cho tới năm 2030.

    Theo tờ báo này, những dự đoán về sự phát triển của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) thường tập trung vào số lượng tàu hoặc tàu ngầm mang tính định lượng, thay vì sử dụng các tham số có ý nghĩa hơn như trọng tải.

    Theo đó, một tàu tên lửa tấn công nhanh Type 22 và một tàu khu trục Type 052D đều được tính là “một” tàu, nhưng sự khác biệt giữa tàu 220 tấn và một tàu chiến nổi 7.000 tấn là rất đáng kể.

    [​IMG]
    Tàu khu trục Type 052 Harbin trước khi được nâng cấp năm 2011
    Sự xuất hiện của tàu khu trục Type 055 và việc liên tục cho xuất xưởng tàu khu trục Type 055 và 052D đã làm thay đổi đáng kể các dự đoán về thành phần tàu chiến nổi của PLAN trong tương lai từ vài năm trước.

    Trong 8 năm từ năm 2010 đến năm 2018, Trung Quốc đã cho xuất xưởng 24 tàu khu trục, bao gồm 4 chiếc Type 052C, 16 chiếc Type 052D (3 biến thể được tăng thêm chiều dài gần đây nhất) và 4 tàu khu trục lớn Type 055.


    Trong 20 năm trước đó, từ năm 1990 đến năm 2010, chỉ có 10 tàu khu trục được xuất xưởng từ các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc (không tính 4 tàu khu trục lớp Sovremenny được mua từ Nga).

    Trong thời gian tới, Trung Quốc có thể sẽ đóng mới thêm 12 chiếc Type 055 tiêu chuẩn trước khi chuyển sang Type 055A tối tân hơn. Sản lượng tàu Type 052D có thể sẽ tiếp tục đạt hơn 25 chiếc trước khi biến thể Type 052E được cải tiến xuất hiện. Cả 055A lẫn 052E nổi tiếng được cho là kết hợp các công nghệ động cơ mới.

    Với tốc độ đóng mới như hiện nay, các nhà máy đóng tàu ở Giang Nam và Đại Liên của Trung Quốc có thể xuất xưởng 3 tàu khu trục 052D/E và 2 tàu khu trục 055/A mỗi năm.

    Với tốc độ này, đến đầu năm 2030, hải quân Trung Quốc sẽ có thêm khoảng 33 tàu khu trục 052D/E và 22 tàu khu trục 055/A. Khi đó, tổng số lượng tàu khu trục 7.000 tấn được hạ thủy là khoảng 55 chiếc, trong khi số lượng tàu khu trục 12.000 tấn sẽ là 26 chiếc.

    Sau khi “trừ hao”, tờ báo của Nhật Bản cho rằng nhiều khả năng đến năm 2030, hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 40 tàu khu trục 7.000 tấn (052C/D/E), và có tới 20 tàu khu trục 12.000 tấn (055/A) được đưa vào phiên chế.

    [​IMG]
    Hình ảnh tàu khu trục Type 055 101 Nanchang mới được Trung Quốc phô trương
    Đối với phân lớp tàu 4.000 tấn, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa 30 khinh hạm Type 054A vào phiên chế trong năm nay. Type 054B được đồn đại từ lâu vẫn chưa xuất hiện. Trung Quốc cũng có thể loại bỏ 054B để tập trung đóng tàu loại 7.000 tấn và 12.000 tấn.

    Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng khả năng này khó xảy ra và việc sản xuất 054B sẽ diễn ra vào đầu những năm 2020, tại chính các nhà máy đóng tàu Hoàng Phố (ở Quảng Châu) và Hồ Đông (ở Thượng Hải) nơi đóng các tàu khu trục lớp 054A.

    Nếu tốc độ hạ thủy đạt 3 tàu mỗi năm tương tự như các tàu lớp 054A thì đến năm 2030, hải quân Trung Quốc có thể hạ thủy tới 24 tàu lớp 054B và có tới 20 tàu được đưa vào làm nhiệm vụ. Các tàu hộ tống Type 056/A hiện có tất cả 60 tàu nên việc sản xuất được cho là đang giảm xuống.


    Tàu ngầm, tàu sân bay và tàu đổ bộ

    Đối với tàu ngầm, tờ báo Nhật Bản cho biết Trung Quốc sẽ cho ra đời các mẫu mới gồm: tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) 09V, tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) 09VI và tàu ngầm điện-diesel (SSK) 039C.

    PLAN có thể đang có 6-9 tàu SSN 09III thuộc nhiều biến thể khác nhau, cũng như 2-3 tàu SSN 091 cũ hơn. PLAN cũng có tối đa 5 tàu SSBN 09IV. Tình trạng của SSBN 092 chưa được xác định. Hơn 12 chiếc SSK lớp 039A/B mới nhất đang trong phiên chế, cũng như 13 chiếc SSK lớp 039, 12 chiếc SSK lớp Kilo và khoảng 16 chiếc SSK lớp 035 rất lỗi thời và có khả năng đang trong quá trình bị loại biên.

    Đến năm 2030, hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 60 tàu khu trục, 40-50 khinh hạm, 11 tàu đổ bộ, 4 tàu sân bay cùng hơn 80 tàu ngầm các loại.

    Quy mô rất lớn của cơ sở sản xuất tàu ngầm hạt nhân mới cho thấy PLAN đã lên kế hoạch cho một quá trình sản xuất lâu dài thêm nhiều tàu ngầm hạt nhân, nhưng không rõ liệu PLAN có thay đổi hoặc giảm quy mô hạm đội SSK hay không nếu hạm đội tàu ngầm hạt nhân tiếp tục tăng quy mô. Đến năm 2030, Trung Quốc có thể xuất xưởng tới 30-40 chiếc SSN mới.

    Đối với tàu sân bay, Trung Quốc được cho là đng đóng chiếc thứ bai tại nhà máy đóng tàu Giang Nam.

    Chiếc tàu này có lượng giãn nước vào khoảng 80.000 tấn và được trang bị máy phóng điện từ.Các mô-đun lớn hiện đang được chế tạo và dự kiến sẽ được vận chuyển đến một xưởng cạn để lắp ráp vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.



    Chiếc Type 003 này dự kiến sẽ được hạ thủy sớm nhất vào năm 2021 và được đưa vào phiên chế sớm nhất là 2 năm sau đó.


    [​IMG]
    Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay cho tàu sân bay
    Tờ báo Nhật Bản dự đoán tới năm 2030, PLAN sẽ có tổng cộng 4 tàu sân bay được đưa vào phiên chế, bao gồm Liêu Ninh CV-16, Type 002 và 003, với chiếc thứ tư là tàu sân bay kiểu 003 thứ hai hoặc có thể là một tàu sân bay hạt nhân.

    Đối với tàu đổ bộ, tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc có 6 tàu tấn công đổ bộ (LPD) Type 071 25.000 tấn trong phiên chế, với chiếc thứ bảy đang được trang bị và một thân tàu thứ tám đang được chế tạo. Trung Quốc đang thực hiện dự án đóng tàu đổ bộ chở trực thăng (LHD) Type 075 và dự kiến sẽ xuất hiện sớm nhất vào cuối năm 2019, với 3 tàu được đồn đoán đã được đặt hàng.

    Type 075 được cho là có lượng giãn nước đầy tải khoảng 36.000 tấn, nhỏ hơn so với tàu LHD lớp Wasp và lớp America của Hải quân Mỹ nhưng lớn hơn hầu hết các loại tàu tương tự khác trên thế giới. Một biến thể Type 075 lớn hơn có thể được đóng sau 3 chiếc 075 đầu tiên, với lượng giãn nước trên 40.000 tấn.

    Theo tính toán, tới năm 2030, PLAN sẽ có 8 tàu LPD Type 071 và 3 tàu LHD Type 075 trong phiên chế. Tuy nhiên, nếu có thêm các đơn đặt hàng bổ sung thì PLAN có thể có 12 chiếc LPD và 5-6 chiếc LHD vào năm 2030.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ Type 071 của Trung Quốc
    Ngay cả với con số ước tính thấp nhất, thì tổng số lượng tàu tấn công đổ bộ kết hợp của Trung Quốc sẽ đứng thứ hai trên thế giới sau Hải quân Mỹ, đó là chưa kể đến đến số lượng hùng hậu 25-30 chiếc tàu đổ bộ Type 072 có lượng giãn nước 5.000 tấn mỗi chiếc.


    Với cách tính toán như trên, giới phân tích Nhật Bản dự đoán đến năm 2030, PLAN sẽ có:

    16-20 tàu khu trục 055/A (loại 12.000 tấn), 36-40 tàu khu trục 052D/E (loại 7.000 tấn), 40-50 khinh hạm 054A/B (loại 4.000-5.000 tấn), khoảng 60 tàu SSK, từ 16 tàu SSN trở lên (gồm 6-8 chiếc SSN hiện nay), từ 8 tàu SSBN trở lên (gồm có 4-5 chiếc SSBN hiện nay), ít nhất 4 tàu sân bay (2 chiếc nhảy cầu và 2 chiếc phóng máy bay), ít nhất 8 chiếc LPD Type 071 (loại 25.000 tấn), ít nhất 3 chiếc LHD Type 075 (loại 36.000 tấn).


    Ngoài ra, hải quân Trung Quốc còn sở hữu khoảng 60 chiếc tàu hộ tống Type 056/A cùng 23 tàu khu trục cũ hơn. Dự báo trên chưa bao gồm khả năng PLAN sẽ giữ lại 25-30 chiếc Type 072, khoảng 60 tàu tên lửa Type 22 và nhiều loại tàu nhỏ khác.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...manh-moi-hai-quan-trung-quoc-3379029/?paged=2
  10. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Người Nhật chúng tôi rất nhúng nhường , luôn đánh giá cao đối thủ và hạ thấp thực lực chính mình. Những năm 30,40 thế kỷ trước, Nhật đã từng đánh giá rất cao quân đội tàu và đã xếp tàu mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ nhưng Nhật vẫn hấp được như thường.

Chia sẻ trang này