1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Ôi giời ơi tụi nó cãi cùn chống nhục chứ đâu có phủ nhận được việc sub TQ muốn bắn đâu là bắn trên toàn cõi biển hoa đông lẫn nam hải

    đây là loại ngư lôi mã tử (đạn giả) chỉ có tầm vài km là cùng, vậy mà để nó trôi tận bờ biển thì dĩ nhiên sub TQ phải ở rất gần lãnh hải VN

    [​IMG]

    Báo VN cũng từng phải thừa nhận thông qua báo tây, về mức độ yên tĩnh của sub TQ, nên nói sub TQ muốn bắn đâu là bắn, mà ko hề bị phát hiện là vô tư, mà nên nhớ khi bắn ngư lôi thì sub cũng phát ra âm thanh rất ồn, vậy mà các nước ĐNA cũng đâu có thông báo phát hiện sóng âm nào đâu nào !

    Lần xuất hiện gây sốc của tàu ngầm Trung Quốc giữa hạm đội Mỹ

    Tháng 11/2006, Đô đốc Gary Roughead, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, có chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ và lên kế hoạch cho đợt diễn tập chung giữa hải quân hai nước vào cuối tháng.

    Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Roughead đã bị phủ bóng bởi một sự cố gây sốc diễn ra trước đó hai tuần, khi một tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo đã vượt qua lớp phòng thủ dày đặc, sau đó nổi lên giữa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ mà không bị phát hiện, theo War History.

    Ngày 26/10, khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk đang diễn tập gần đảo Okinawa, Nhật Bản thì một tàu ngầm Type-039 (lớp Tống) Trung Quốc bỗng nhiên nổi lên giữa đội hình của họ, cách tàu sân bay Mỹ chỉ 8 km.

    Hàng loạt chiến hạm hộ tống tàu USS Kitty Hawk lúc đó, bao gồm cả tàu ngầm và tàu khu trục mang trực thăng săn ngầm, đều không phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc đang tiếp cận. Nếu trong tình huống tác chiến, tàu ngầm Type-039 này có thể dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ bằng ngư lôi hoặc tên lửa diệt hạm.
    https://vnexpress.net/the-gioi/lan-...-ngam-trung-quoc-giua-ham-doi-my-3609264.html

    Link gốc: https://www.warhistoryonline.com/hi...-in-the-middle-of-a-carrier-battle-group.html
  2. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Các loại UUV siêu hiện đại của NATO cũng bị lực lượng TQ hay Yemen tóm sống (nên nhớ bọn này có AI lẫn được người điều khiển, thông minh hơn ngư lôi thử nghiệm)

    Hồi năm 2016 TQ cũng thu giữ được UUV dưới nước của Mỹ

    https://vn.sputniknews.com/politics/201612202726514-tin-hieu-cho-donald-trump/

    [​IMG]

    Lực lượng Houthi cũng tóm được UUV của liên quân Ả rập, công nghệ NATO

    https://www.janes.com/article/76835/yemeni-rebels-capture-hydroid-uuv

    [​IMG]

    Công nghệ NATO, UUV tối tân hơn đạn mã tử thì đám anti TQ ko dám nêu lên, lại đi bảo việc thất lạc đạn mã tử là ngu, vậy còn việc sub TQ muốn vào ra, muốn bắn thử đâu là bắn thì sao ? đếch dám trả lời, đúng là lũ hèn tiêu chuẩn kép. Nêu cái sai của đối thủ còn giấu tiệt cái sai, cái kém của nước chúng nó nâng bi
    --- Gộp bài viết: 21/12/2018, Bài cũ từ: 21/12/2018 ---
    Oanh tạc cơ H6K lại tiếp tục diễn tập trên không phận Đài Loan, ĐL tuyệt nhiên ko dám bắn hạ như mồm bọn rồ Mỹ thì ĐL có quyền bắn hạ kia mà ;-)

    Nguồn ĐL xác nhận máy bay của Đại Lục bay trên không phận ĐL: https://newtalk.tw/news/view/2018-12-18/182333

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 21/12/2018
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Lời chào hạt nhân từ Trung Quốc

    Tên lửa Trung Quốc dọa Mỹ, nhưng làm khổ Nga.

    [​IMG]
    Tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D - "sát thủ tàu sân bay"

    Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý định rút Mỹ khỏi Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) vì Nga vi phạm Hiệp ước và Trung Quốc tăng cường vũ trang. Trump đe dọa phát triển vũ khí của Mỹ đến chừng nào Nga và Trung Quốc đồng ý ký hiệp ước mới. Trung Quốc, quốc gia không ký kết INF, đã bác bỏ các yêu cầu của Mỹ. Nga thì đang có những nỗ lực nhằm bảo tồn hiệp ước về hình thức đang còn hiệu lực này. Nguyên nhân để tồn tại những lập trường khác nhau đến thế là ở chỗ INF bất lợi cho Mỹ không phải vì hoạt động của Nga, mà vì mối đe dọa tăng nhanh từ phía Trung Quốc.

    Phần thắng không rõ ràng

    INF được Liên Xô và Mỹ ký vào tháng 12/1987. Hiệp ước cấm các bên tham gia sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình triển khai trên mặt đất tầm trung (1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500-1.000 km), cũng như buộc các bên thủ tiêu các bệ phóng tương ứng. Hiệp ước hoàn toàn có tính song phương, sau khi Liên Xô sụp đổ thì ngoài Nga, thì Ukraine, Kazakhstan và Belarus cũng phải tuân thủ INF.

    Các tên lửa tầm trung và tầm ngắn bị cấm là vì nhờ lợi thế về thời gian bay đến mục tiêu, chúng có khả năng giải giáp đối phương nhanh hơn các tên lửa tầm xa. Ví dụ, tên lửa tầm trung Pershing II của Mỹ vốn bị cấm sau khi ký INF một khi phóng từ Trung Âu đã chỉ cần dưới 10 phút để bay đến phần lãnh thổ ở châu Âu của Liên Xô. Hơn nữa, hiệp ước có lợi hơn cho Moskva, chứ không phải cho Washington vì tên lửa tầm trung của Moskva khi phóng từ Kamchatka và Chukotka chỉ có thể tấn công lục địa nước Mỹ ở khu vực Alaska.
    [​IMG]
    Tên lửa Pershing II (Thomas Kienzle / AP)

    Sau khi Liên Xô sụp đổ và NATO mở rộng sang phía Đông, các khu vực có thể triển khai các hệ thống tên lửa mặt đất vi phạm INF đã tiến gần biên giới Nga thêm gần 1.000 km. Thời gian để các tên lửa Mỹ bay từ Ba Lan hay Rumani (tại đây bố trí các bệ phóng tên lửa thích hợp) bay tới lãnh thổ phần châu Âu của Nga đã được rút ngắn. Thậm chí nếu Moskva bố trí tên lửa tầm trung ở tỉnh Kaliningrad thì chúng cũng sẽ không bay được quá châu Âu.

    Vành đai vây hãm
    Các vũ khí phi truyền thống mà các quan chức Nga liên tục nói đến, cụ thể là tên lửa hành trình lắp động cơ hạt nhân cỡ nhỏ Burevestnik và đầu đạn liệng siêu vượt âm Avangard hiện nay vẫn chỉ đang được phát triển, sản xuất loạt nhỏ hoặc là có tính năng khiêm tốn hơn nhiều so với tuyên bố nên dù là ngay trong những năm tới cũng vẫn chưa thể trở thành phương án đáp trả việc Mỹ rút khỏi INF. Tầm tác chiến của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Kinzhal (phóng từ máy bay ném bom Tu-22M3 là khoảng 3.000 km, từ tiêm kích đánh chặn MiG-31K là hơn 2.000 km) mà Nga không loại trừ sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân thì lại không đủ xa để từ khu vực Viễn Đông của Nga tấn công lục địa nước Mỹ qua Thái Bình Dương.
    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-31 với hệ thống tên lửa đường đạn Kinzhal (Bộ Quốc phòng Nga / RIA)

    Hệ thống tự động điều khiển đánh trả hạt nhân ồ ạt Perimetr mà việc sử dụng một số thành tố riêng lẻ của nó khi cần là không thể loại trừ thì lại được thiết lập hơn 30 năm trước ở Cộng hòa liên bang XHCN Xô-viết Nga với sự tham gia tích cực của Cộng hòa XHCN Xô-viết Ukraine. Nga cũng nhiều lần tuyên bố về khả năng hoạt động của hệ thống vốn được coi là yếu rố kiềm chế tối quan trọng này. Kiểm tra tính chân thực của những khẳng định đó là khó.

    Từ năm 2014, Nga và Mỹ đặc biệt tích cực cáo buộc nhau vi phạm INF, đồng thời luôn tuyên bố những cáo buộc của đối phương là vô căn cứ.

    Nga coi việc Mỹ triển khai các bệ phóng Mark 41 có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk (tầm bắn đến 2.500 km), đủ với tới gần như mọi mục tiêu trên phần lãnh thổ châu Âu của Nga là sự vi phạm trắng trợn các thỏa thuận hiện có.

    Mỹ cáo buộc Nga che giấu khả năng thực sự của tên lửa hành trình 9М729 của hệ thống Iskander-M. Lầu Năm góc cho rằng, tên lửa mặt đất này có tầm đến 5.500 km, chứ không phải là 500 km như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.

    Lầu Năm góc trong tài khóa 2018 đã nhận được 58 triệu USD để phát triển một tên lửa mặt đất tầm trung. Ngân sách quốc phòng Mỹ quy định các biện pháp này không được vi phạm các thỏa thuận hiện có giữa Nga và Mỹ, có nghĩa là về hình thức, việc phát triển tên lửa này không được đi tới giai đoạn sản xuất.

    Sự đáp trả thực tế đối với việc Mỹ rút khỏi INF có thể là tăng cường Hải quân và Không quân-vũ trụ Nga vì các tàu chiến và máy bay của các quân chủng này có thể là những phương tiện mang tên lửa hiệu quả. Vì lý do công nghệ và kinh tế, nước Nga hiện đại chưa có khả năng tiến hành việc hiện đại hóa như vậy. Việc sửa chữa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov với việc ụ tàu nổi PD-50 của nó bị chìm chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp, các tàu chiến đang già cỗi không thực hiện được các cuộc hành quân xa nếu thiếu tàu kéo, còn các tàu mới lại có nhược điểm về các động cơ mà đến năm 2014 Nga vẫn nhận từ Ukraine. Dự án máy bay không người lái hạng nặng Altair đã tiêu tốn hơn 3 tỷ rúp đã bị đóng băng. Tình hình trong không quân chiến đấu Nga, nơi số lượng máy bay hiện đại hay được hiện đại hóa còn ít hơn trong không quân chiến đấu Mỹ cũng không hề đơn giản.
    Và một Trân Châu cảng nữa
    Tất cả có vẻ như nguyên nhân chủ yếu để Washington rút khỏi INF không phải là do Moskva mà là do Bắc Kinh. Nếu như Trung Quốc tham gia vào INF thì trong hơn 2.000 tên lửa hành trình và đường đạn của Trung Quốc thì có hơn 1.800 tên lửa vi phạm các điều kiện của INF. Hiện nay, Trung Quốc, nước đang sở hữu kho vũ khí tên lửa đa dạng nhất so với các nước khác trên thế giới, ít quan tâm nhất đến những biện pháp hạn chế nào đó đối với các loại vũ khí này.

    Khiến Mỹ đặc biệt lo lắng là các tên lửa đường đạn chống hạm (đúng hơn là giả đường đạn) DF-16, DF-21 và DF-26 của Trung Quốc. Các loại vũ khí này được phóng từ bệ phóng mặt đất cơ động, tầm bắn của chúng tùy thuộc vào loại tên lửa sử dụng dao động từ mấy trăm đến hàng ngàn kilômet. Ví dụ, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới sở hữu tên lửa đường đạn chống hạm hiện dụng DF-21D, có khả năng mang các đầu đạn thông thường và hạt nhân (đương lượng nổ đến 300 kT). Tầm bắn của tên lửa ước 2.700 km. Việc chỉ thị mục tiêu thông qua khí tài radar hoặc quang-điện tử của các vệ tinh Giao Cảm (Yaogan).
    [​IMG]
    Tên lửa DF-21D trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh (Damir Sagolj / Reuters)

    Hiện nay, DF-21D đang được nâng cấp thành DF-21G với uy lực tăng lên 30% và bệ phóng cơ động có khả năng di chuyển trên địa hình không đường sá.
    Trên cơ sở DF-21D, Trung Quốc sẽ hoàn thành phát triển tên lửa CH-AS-X-13 vào năm 2025, sau khi thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2016. Dự đoán đây là tên lửa đường đạn 2 tầng, nhiên liệu rắn phóng từ máy bay, có tầm bắn đến 3.000 km và là 1 trong 2 loại tên lửa Trung Quốc tương đương với tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga vốn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.
    [​IMG]
    "Sát thủ Guam" DF-26


    Tên lửa DF-26 còn có uy lực mạnh hơn nhiều, có thể từ cự ly 4.000 km tấn công đảo Guam, nơi bố trí căn cứ quân sự chiến lược lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương. Vì lý do đó, DF-26 nhiều khi được gọi là “sát thủ Guam”. Mỹ lo ngại tên lửa này của Trung Quốc đến mức vào tháng 8 và 9/2018, đã lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành triển khai huấn luyện tại căn cứ không quân Hickam ở Trân Châu cảng các máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit. Trong cuộc tập trận, đã thao dượt khoa mục phối hợp của các máy bay đắt tiền nhất quả đất với các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor có nhiệm vụ bảo vệ các máy bay ném bom và trinh sát.

    Do các tàu sân bay được coi là một trong những lực lượng đột kích chủ yếu của Lầu Năm góc, khả năng bị tổn thương của chúng, nhất là tại khu vực Biển Đông, nơi có đảo Đài Loan, cũng như tại vùng biển gần Nhật Bản và Hàn Quốc đang đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ mà để đối phó trong khi vẫn tham gia INF là gần như không thể. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về năng lực của hải quân và không quân Trung Quốc, làm cho tình hình phức tạp thêm là việc buôn bán vũ khí vô tội vạ của Trung Quốc, nước đã phát triển biến thể xuất khẩu của DF-16 có tầm bắn 290 km, tốc độ tối đa 6M. Một khi vũ khí này lọt vào tay CHDCND Triều Tiên hoặc Iran thì Mỹ và các đồng minh của họ sẽ buộc phải tổ chức đối thoại hoàn toàn khác với các nước này. Tình thế đó có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới, trước hết ở châu Á, trong bối cảnh đó, yếu tố Nga ở châu Âu đối với Mỹ tuy vẫn tồn tại, nhưng sẽ lui xuống hàng thứ yếu.


    Nguồn: Andrei Borisov // Lenta, 8.11.2018.
  4. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    He he sắp tới thằng mồm thối hua quây chắc đi theo quá.
  5. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Xưởng đóng tàu chiến Trung Quốc mở rộng gấp rưỡi sau 10 năm
    Xưởng đóng tàu Giang Nam được mở rộng diện tích 64% cùng nhiều công trình mới kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2008.
    Tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu sân bay Trung Quốc có thể bị tử hình

    [​IMG]
    Ảnh vệ tinh cho thấy khu vực đóng tàu quân sự của Giang Nam được bổ sung một số cơ sở mới. Ảnh: CNN.

    Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) của Mỹ mới đây công bố những bức ảnh vệ tinh chụp trong năm 2018 cho thấy diện tích của nhà máy đóng tàu Giang Nam nằm ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc hiện đạt 11,5 km2, theo CNN.

    Là một trong những xưởng đóng tàu lâu đời nhất của Trung Quốc, Giang Nam được di dời từ trung tâm thành phố Thượng Hải ra một cù lao trên sông Dương Tử từ năm 2008. Đến năm 2011, diện tích của xưởng này mới chỉ vào khoảng 7 km2.

    Theo CSIS, trong khi khu vực đóng tàu thương mại như không thay đổi trong 7 năm qua, khu vực đóng tàu quân sự của xưởng Giang Nam đã được bổ sung hai phân xưởng mới cùng một nhà máy và một ụ ướt đang được xây dựng.

    [​IMG]
    Tàu khu trục Type-055 đầu tiên của Trung Quốc trong lễ hạ thủy ngày 28/6/2017. Ảnh:Reuters.

    Ảnh vệ tinh cũng cho thấy tàu phá băng Xue Long 2, 5 tàu khu trục Type-052D và ít nhất là hai tàu khu trục Type- 055, chiến hạm được coi là lớn nhất châu Á, đang được đóng tại xưởng Giang Nam trong năm 2018.

    "Xưởng Giang Nam chịu trách nhiệm đóng một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc... Những con tàu được đóng tại đây là một phần quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân nước này", Matthew Funaiole, chuyên gia thuộc dự án Sức mạnh Trung Quốc của CSIS, nhấn mạnh.

    https://vnexpress.net/the-gioi/xuon...quoc-mo-rong-gap-ruoi-sau-10-nam-3857790.html
  6. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Khựa có đóng 1000 tàu cũng bị Nhật nhai nữa à.
    --- Gộp bài viết: 22/12/2018, Bài cũ từ: 22/12/2018 ---
    giống quá...
    [​IMG]
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Sợ ngư dân Việt Nam làm chân vịt tàu ngầm TQ mắc lưới, ép chết rồi lấy sắt vụn bán đồng nát ý chứ
    --- Gộp bài viết: 22/12/2018, Bài cũ từ: 22/12/2018 ---
    1, 2 thằng quá khích tuyên bố ủng hộ Huawei như miễn vé vào cửa công viên, giảm giá cho người dùng Huawei ...sẽ sớm bị chính các nhà sản xuất khác của TQ nó xâu xé ... vì cạnh tranh ko bình đẳng

    Và xa hơn nữa, triển vọng được công nhận là nền kinh tế thị trường bởi Âu Mỹ coi như là tụt dốc ..

    Trump rất thích điều này, tiếc là Tập ko dám kiểm soát trào lưu "yêu nước" này
    mimosalq thích bài này.
  8. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Sợ cái gì ? có mà tàu ngầm TQ muốn đi đâu là đi muốn bắn đâu là bắn, sao cứ phải đánh trống lãng sự thật làm gì, còn đạn thử VN muốn lấy đi đâu cũng được, nhưng tuyệt nhiên ko dám lên tiếng phản đối dù rằng nó bắn ngay trong lãnh hải VN và ĐNA, đủ cho thấy mọi phương tiện săn ngầm mà Nhật Mỹ Ấn hỗ trợ VN đều đáng vứt đi

    Media chính thống TQ chỉ đưa 1 tín vắn tắt là TQ xác nhận ngư lôi của TQ, hoàn toàn chẳng có 1 thừa nhận TQ xin lỗi, TQ sợ hãi gì cả, về media VN với bọn anti tàu thì thành TQ sợ hãi :)) sợ cái gì trời TQ còn tóm được cả máy bay săn ngầm của Mỹ, UUV của Mỹ , ngư lôi thật của Mỹ thì mấy cái này là cái gì ?

    中国海军回应“越南渔民捞到中国鱼雷”事

    我们注意到有关“越南富安省渔民捞到一枚中国鱼雷”的信息。12月初,中国海军在海南岛东部附近海域组织海上训练时丢失一枚鱼雷,可能是受海流影响漂向越方近海。该鱼雷仅为一般训练用雷,没有任何针对目标。

    http://www.mod.gov.cn/topnews/2018-12/21/content_4832604.htm

    Nếu các phương tiện ASW Mỹ Nhật Ấn hỗ trợ ĐNA phát huy được như quảng cáo, thì ắt VN đã lên tiếng phản đối TQ diễn tập bắn đạn thật trong lãnh hải VN, vì VN có bằng chứng sonar phát hiện được sub TQ bắn ở đâu khi nào mấy giờ độ sâu, phạm vi cụ thể, đằng này ko hề có

    Cho tới tận bây giờ Huweii vẫn còn đó, còn Mỹ chẳng dám dẫn độ bà kia về Mỹ, vậy hoá ra cũng đâu lại vào đấy chẳng làm được gì TQ cả, bọn rồ Mỹ lên mạng sủa rất to nhưng sự thật là Huweii vẫn vậy
    Lần cập nhật cuối: 22/12/2018
  9. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Xin mượn cmt của bạn rồ Nga này để nói về vụ việc ngư lôi TQ mắc vào lưới ngư dân VN

    Cách đây vài tháng ngư dân VN lại tiếp tục phát hiện 1 vật thể lạ nữa và nó đã nổ, khiến có thương vong, nên thôi các anh anti tàu trên này bớt thủ dâm lại, lo học hành lao động xây dựng đất nước giàu mạnh đi thì hơn, múa phím mãi ko giúp cho đất nước giàu mạnh hơn đâu

    http://ttvnol.com/threads/tau-ngam-...i-quan-viet-nam.566572/page-531#post-44728882
  10. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Hèm! Chị được anh em trong ngành báo cáo rằng loại ngư lôi đấy là Yu-9 chạy điện, nâng cấp từ Yu-6. Tài liệu gầm giường chị cho thấy Yu-6 được nhái y chang từ Mk-48 của Cầy hoang, còn Yu-9 nhái kiểu dáng loại Black Shark kết hợp với ruột gắn pin xe đạp điện Tàu.

    Loại Yu-9 này là hàng quốc bảo của bạn Tập. Thảo nào bạn Tập cho Trung Nam Hải nhắn mời chị sang chơi Bắc Đới Hà để nhờ giúp xin lại quả mã tử trôi dạt này.
    beta22 thích bài này.

Chia sẻ trang này