1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Thì kệ TQ, họ thích họ tự hào, chứ VNCH mất nước nên cay cú à, chủ đề quân sự mà ăn rồi pót những bài nhảm nhí vớ vẩn rồi vô tự sủa, tự chửi đổng 1 mình
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Sẵn sàng cơ động đánh trả: Tên lửa xuyên lục địa cơ động Trung Quốc (1)

    Phát triển các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động ở Trung Quốc.

    Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc tuyên bố rằng, mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh Trung Quốc là các lực lượng tiến công chiến lược của Mỹ, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và bộ phận ở châu Á-Thái Bình Dương của nó, cũng như các vũ khí siêu vượt âm mà Washington đang phát triển trong khuôn khổ thực hiện khái niệm chiến lược “Đòn tấn công toàn cầu”.
    [​IMG]
    Tại diễn đàn Nga-Trung với sự tham gia của các đại diện Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga diễn ra ở Hương Sơn vào cuối năm 2016, người ta đã nhấn mạnh: “Các mục tiêu đích thực của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ là làm suy giảm tiềm lực của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, còn đối với tiềm lực tên lửa hạt nhân của Trung Quốc thì là có được khả năng xóa sổ hoàn toàn. Các tên lửa chống tên lửa của Mỹ sẽ có khả năng tiêu diệt các tên lửa chiến lược của Nga và Mỹ trước thời điểm các đầu đạn chiến đấu tách khỏi các tầng hành trình”.

    Điều cũng khiến lãnh đạo Trung Quốc rất lo ngại là việc thực hiện các chương trình tên lửa-hạt nhân của Bắc Triều Tiên, việc tiến hành các vụ thử nghiệm thành công và triển vọng hiện thực triển khai các hệ thống tên lửa trang bị tên lửa đường đạn tầm trung có khjar năng tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu và chiến lược của đối phương.
    Do đó, căn cứ vào tình hình chính trị-quân sự và chiến lược phức tạo trên thế giới và tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc cho rằng, việc nâng cao vai trò và tầm quan trọng của các lực lượng tiến công chiến lược trong giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế và răn đe hạt nhân các địch thủ tiềm tàng là nội dung chủ yếu trong cải cách quân đội Trung Quốc. Cơ cấu các nhiệm vụ giao cho lực lượng tiến công chiến lược Trung Quốc trong thời bình và thời chiến cũng được xác định rõ. Trong số đó có các nhiệm vụ: Kiềm chế và răn đe hạt nhân các địch thủ tiềm tàng nhằm buộc họ từ bỏ các ý đồ của mình; duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng động viên của bộ đội (lực lượng); hoàn thiện các hình thức và phương thức sử dụng các thành tố của lực lượng tiến công chiến lược, nâng cao khả năng sống còn của chúng; bảo đảm mức độ sẵn sàng cao thực hiện các đòn tấn công tên lửa hạt nhân đáp trả sớm và đáp trả vào các mục tiêu chiến lược của đối phương.
    Trong bài phát biểu có tính học thuyết của mình, Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: “Bộ đội tên lửa là lực lượng kiềm chế chiến lược chủ chốt và là điểm tựa chiến lược cho vị thế cường quốc thế giới của Trung Quốc. Đây là hòn đá tảng cần để bảo vệ an ninh quốc gia. Cán bộ chiến sĩ bộ đội tên lửa cần nhận thức đúng đắn vai trò và sứ mệnh của mình để mở rộng khả năng kiềm chế chiến lược và tiến hành đòn tiến công hạt nhân đáp trả, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội để thực hiện các đòn tiến công chính xác ở tầm trung và tầm xa, cũng như giữ gìn thế cân bằng chiến lược”.
    Trên cơ sở kết quả phân tích các cuộc tập trận chiến lược và các công trình nghiên cứu khoa học, giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc cho rằng, chỉ các hệ thống tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) và tầm trung cơ động mới có khả năng sống còn cao, tính bí mật và tính độc lập trong hoạt động, có các khả năng chiến đấu để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, bảo vệ và né tránh các cuộc tiến công toàn cầu của vũ khí siêu vượt âm. Người ta nhấn mạnh rằng, sau khi đối phương thực hiện các đòn tiến công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân, các hệ thống tên lửa cơ động sống sót có khả năng gây ra tổn thất không thể chấp nhận cho kẻ xâm lược trong các cuộc tiến công đáp trả.
    [​IMG]
    ICBM DF-31A
    Cần thừa nhận rằng, các quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc dựa trên kết quả khái quát và phân tích có tính hệ thống nhiều tài liệu thông tin về kinh nghiệm xây dựng, phát triển và sử dụng các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và đường sắt.

    Do đó, quân đội Trung Quốc đặc biệt chú trọng hiện đại hóa các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động hiện có và đang phát triển, cũng như hoàn thiện các hình thức và phương thức tác chiến cơ động của chúng trong các điều kiện tình huống khác nhau.

    Phân tích hiện trạng của các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động của Trung Quốc

    Hiện nay, Lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc được triển khai tại 6 căn cứ tên lửa và bao gồm gần 180 bệ phóng và tên lửa sẵn sàng chiến đấu trang bị 1 đầu đạn (các hệ thống tên lửa bố trí trong giếng phóng trang bị ICBM DF-5 (Đông Phong 5), các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trang bị ICBM DF-31 và DF-31А, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trang bị tên lửa đường đạn tầm trung DF-21 và DF-21А (Xem “Hans M. Kristensen and Robert S. Norris, Chinese nuclear forces, 2015”). Các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trang bị chiếm hơn một nửa Lực lượng tên lửa Trung Quốc, điều đó khẳng định quan điểm của giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc về vai trò và tầm quan trọng gia tăng của thành phần cơ động trong các lực lượng tiến công chiến lược trong giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế, răn đe và sát thương hạt nhân đối với các đối thủ tiềm tàng trong các hành động đáp trả.

    Điều rõ ràng là tương quan số lượng ICBM và tên lửa đường đạn tầm trung trong cơ cấu các lực lượng tiến công chiến lược của Trung Quốc không cho thấy nỗ lực của giới lãnh đạo Trung Quốc gia tăng biên chế chiến đấu của các ICBM để thực hiện các cuộc tiến công tên lửa hạt nhân nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Đồng thời, xu hướng gia tăng biên chế các tên lửa đường đạn tầm trung cơ động khẳng định sự ưu tiên của nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân khu vực và tiêu diệt các mục tiêu, cụm quân (lực lượng) của Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Viễn Đông, Đông Nam Á, cũng như căn cứ quân sự Guam ở Thái Bình Dương.

    Kết quả phân tích các nguồn tài liệu công khai nước ngoài cho phép đưa ra các kết luận sau đây về các tính năng kỹ-chiến thuật có thể của các ICBM cơ động DF-31, DF-31А.


    [​IMG]

    Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trang bị DF-31, DF-31А có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ và các quốc gia khác trong tầm với của các tên lửa này. Các nhược điểm chính của chúng là chỉ được trang bị 1 đầu đạn, hệ thống chỉ huy chiến đấu của hệ thống tên lửa cơ động từ trạng thái hành quân và bố trí ở các trận địa phóng dã chiến ở xa chưa hiện đại, thời gian chuẩn bị phóng cho tên lửa dài. Ngoài ra, biên chế đầy đủ của các khí tài của các hệ thống tên lửa cơ động không được nêu ra.

    Liên quan đến các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất biên chế các tên lửa đường đạn tầm trung DF-21, DF-21А, thì các chuyên gia Mỹ cho rằng, các phần chiến đấu của DF-21А có thể được trang bị hệ dẫn hiệu chỉnh thiên văn chính xác cao. Các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất này có khả năng cơ động cao, có khả năng đột phá hiệu quả hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tiêu diệt các cụm quân (lực lượng) của Mỹ và đồng minh trong khu vực này.

    Cần lưu ý rằng, Bộ tư lệnh Lực lượng tên lửa quân đội Trung Quốc đang thực hiện tổ hợp các biện pháp nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lữ đoàn tên lửa cơ động mặt đất. Hàng năm, với mỗi lữ đoàn đều tiến hành các hoạt động huấn luyện tác chiến nhằm luyện tập các nhiệm vụ đưa đơn vị vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, rời khu vực trú quân và phân tán tại các trận địa phóng dã chiến huấn luyện, thực hành cơ động thay đổi trận địa phóng dã chiến, bảo đảm khả năng sống còn và bí mật hoạt động, tổ chức phối hợp với các đơn vị của lục quân, không quân và hải quân, khắc phục hậu quả đối phương tiềm tàng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, phục hồi khả năng chiến đấu, chuẩn bị và thực hành các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân tưởng định.

    Trong thời bình, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất nằm ở các điểm trú đóng thường xuyên trong những nơi trú ẩn kiên cố (hang, hầm và đường hầm) và rõ ràng là ở mức độ sẵn sàng phóng thấp hơn. Các tên lửa được cất giữ trong các contenơ và vận chuyển bằng các xe đầu kéo kiêm bệ phóng. Khi Lực lượng tên lửa chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất rời căn cứ đến các trận địa phóng chiến đấu dã chiến lựa chọn và chuẩn bị trước về mặt công trình và trắc địa, số lượng các trận địa này đến 4-6. Tốc độ di chuyển tối đa của các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trên đường nhựa là đến 60 km/h. Định kỳ tiến hành luyện tập các bài tập hành quân và triển khai các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất tại các trận địa phóng chiến đấu dã chiến ở xa.

    Theo kết quả phân tích các từ liệu ảnh, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất của Trung Quốc không được trang bị các thiết bị ngắm bắn-dẫn đường hiện đại. Việc ngắm bắn tên lửa được thực hiện sau khi dựng tên lửa theo phương thẳng đứng, đây là yếu tố gây bộc lộ cao. Dự đoán, tên lửa được phóng nhờ thiết bị tích áp khí thuốc, sau đó động cơ tên lửa tầng 1 khởi động ở độ cao gần 25 m.
    Tính năng kỹ-chiến thuật có thể của các tên lửa đường đạn tầm trung DF-21, DF-21A theo Jane’s Weapons Strategic, 2013-2014

    [​IMG]

    Dự đoán các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất của Trung Quốc không có khả năng phóng từ các tuyến đường di chuyển, có thời gian chuẩn bị hành quân và đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu tại các trận địa bắn dã chiến dài. Cũng có những vấn đề về tổ chức trinh sát các tuyến đường di chuyển, bảo vệ và phòng thủ các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trên đường hành quân và tại các điểm dừng. Khả năng của hệ thống chỉ huy/điều khiển tự động hóa vũ khí tên lửa hạt nhân không bảo đảm được chắc chắn việc truyền đưa các mệnh lệnh (tín hiệu) phóng tên lửa trong điều kiện địa hình phức tạp.

    Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất loại này dễ dàng bị các phương tiện trinh sát vũ trụ phát hiện và nhận dạng nên khiến giới lãnh đạo chính trị-quân sự rất lo ngại và yêu cầu có những biện pháp đặc biệt để bảo đảm ngụy trang và bí mật.

    Triển vọng phát triển các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động của Trung Quốc

    Theo các nguồn tin nước ngoài, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang thực hiện một tổ hợp các chương trình hiện đại hóa các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động mặt đất trang bị các ICBM DF-31, DF-31А.

    Đồng thời, họ cũng đang tiến hành phát triển một loại ICBM vạn năng cơ động tiên tiến (bằng cách hiện đại hóa sâu DF-31А) và nhận vào trang bị vào năm 2020. Khi phát triển tên lửa này, có áp dụng các giải pháp thiết kế-công nghệ đã áp dụng ở các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và hệ thống tên lửa trên đường sắt của Nga. Họ cũng nhấn mạnh, hệ thống tên lửa cơ động đầu tiên dự kiến được triển khai ở tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc. Điều đó sẽ bảo đảm tên lửa bay đến các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ qua khu vực Bắc Cực hay qua Thái Bình Dương.

    ICBM mới DF-41 sẽ có các tầng hoàn thiện hơn về mặt năng lượng, phần chiến đấu kiểu tách với các đầu đạn dẫn độc lập (MIRV) và độ chính xác bắn cao hơn. Với mục đích đó, tầng tách đầu đạn và hệ thống điều khiển tên lửa đang được cải tiến, phần chiến đấu được trang bị các thiết bị hiệu chỉnh thiên văn cho các đầu đạn ở giai đoạn bay cuối. Ngoài ra, ICBM này dự kiến được trang bị tổ hợp các phương tiện đột phá hiệu quả hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

    Đồng thời, cũng có những thông tin trái ngược về cách thức bố trí tên lửa mới. Phương án cơ bản dự kiến là sử dụng khung gầm xe nhiều trục do Belarus cung cấp, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Bắc Kinh và Minsk liên quan đến việc cung cấp, sửa chữa, giám sát của nhà sản xuất và giám sát bảo hành đối với các khung gầm do hãng MZKT của Belarus sản xuất đang được mở rộng. Công ty liên doanh Belarus-Trung Quốc sản xuất tổng thành quan trọng và phức tạp nhất của khung gầm nhiều trục là bộ truyền động thủy-cơ đang hoạt động hiệu quả. Đã có tin về việc tiến hành chạy thử khung gầm 8 trục mang mô hình tên lửa đặt trong ống phóng dài.

    Trong khi đó, theo tờ The Washington Free Beacon, Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa mới từ module phóng trên đường sắt. Cũng có tin Trung Quốc dự định cho tàu hỏa mang tên lửa thử nghiệm cơ động đến trận địa dã chiến trên trường thử và tiến hành phóng thử tên lửa và tập luyện cơ động tại khu vực trận địa huấn luyện. Về thời hạn hoàn thành dự án hệ thống tên lửa trên đường sắt, chỉ biết rằng, các chuyên gia Trung Quốc đã đưa được hệ thống tên lửa cơ động tương lai đến giai đoạn thử nghiệm bay-thiết kế đầu tiên đối với bệ phóng trên đường sắt và tên lửa với việc chuyển sang tiến hành các thử nghiệm tổ hợp.

    Tính năng kỹ-chiến thuật có thể của tên lửa mới trang bị cho hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và hệ thống tên lửa trên đường sắt


    [​IMG]

    Đồng thời, Lực lượng tên lửa Trung Quốc cũng đang hoàn thiện các hình thức và phương pháp hiện có và nghiên cứu thử nghiệm các hình thức và phương pháp mới sử dụng các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động. Họ đặc biệt chú ý việc giải quyết các vấn đề bí mật cơ động ra khỏi các điểm đóng quân thường xuyên, tiến hành cơ động chiếm lĩnh (thay đổi) trận địa phóng dã chiến, chuẩn bị và thực hiện các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân giả định vào các mục tiêu của đối phương.

    Căn cứ vào đặc thù của Trung Quốc, họ đang thao dượt các hình thức và cách thức khác thường nhằm bảo đảm khả năng sống còn, tính bí mật và khả năng hoạt động độc lập của các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và hệ thống tên lửa trên đường sắt. Ví dụ, khi tối ưu hóa các thời hạn phân tán các hệ thống tên lửa cơ động tương lai thuộc cả 2 loại trên, trước hết có tính đến các nguy cơ hiện hữu và dự báo bị tên lửa hành trình Tomahawk Block 4 phóng từ tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ tấn công. Kết quả mô hình hóa do các nhà phân tích Trung Quốc thực hiện cho thấy, khi các tàu ngầm Mỹ tuần tra chiến đấu cách các địa điểm trú đóng của các lữ đoàn tên lửa Trung Quốc 2.500-4.000 km, thời gian để các tên lửa hành trình bay đến mục tiêu là đến 16 phút, cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất ngay tại các điểm trú đóng thường xuyên và các trận địa phóng dã chiến phát hiện được. Theo quan điểm của giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, các điều kiện chính bảo đảm khả năng sống còn và bí mật của các hệ thống tên lửa cơ động là bí mật cơ động, triển khai và ngụy trang tổ hợp tại các trận địa phóng dã chiến. Điều quan trọng cần chú ý là Trung Quốc cho rằng, việc cơ động nhiều nhằm thay đổi trận địa dã chiến là các dấu hiệu gây bộc lộ mạnh các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất mà trinh sát vũ trụ và điệp báo đối phương tiềm tàng dễ dàng phát giác.

    Cần lưu ý rằng, việc nghiên cứu xây dựng các phương thức tác chiến cơ động cho các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và hệ thống tên lửa trên đường sắt hiện có và tương lai được tiến hành có tính đến triển vọng phát triển các phương tiện trinh sát vũ trụ của các quốc gia hàng đầu nhằm phát hiện, nhận dạng và bám các hệ thống tên lửa cơ động. Trên cơ sở mô hình hóa trò chơi dạng “hệ thống tên lửa cơ động” - “radar vũ trụ của Mỹ”, người ta đánh giá hiệu quả của các phương tiện trinh sát vũ trụ và các biện pháp đối phó.
    [​IMG]
    CầnCăn cứ vào tình hình chính trị-quân sự thế giới hiện nay, Bắc Kinh cho rằng cần phải cải cách mạnh mẽ quân đội Trung Quốc
    Trung Quốc cũng đang nghiên cứu đưa ra một tập hợp các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức-kỹ thuật ngụy trang để đảm bảo bí mật cho hoạt động phân tán và đa dạng hóa cách bố trí của bộ phận của hệ thống tên lửa tại trận địa. Các biện pháp đó bao gồm: bố trí các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trong các đường hầm và hang động; xây dựng các công trình giả, sử dụng các thiết bị nghi trang tổng hợp về trực quan, hồng ngoại, radar và tần số vô tuyến điện; sử dụng lưới ngụy trang đa phổ; lựa chọn các tuyến đường phân tán và cơ động giữa những ngọn đồi, ở vùng rừng núi và dân cư thưa thớt; lựa chọn mạng lưới đường bộ được che phủ hoàn toàn bởi cây cối và có tính đến các góc chết đối với hoạt động quan sát của vệ tinh đối phương; trồng thêm cây cối trên các tuyến đường di chuyển; tiến hành diễn tập trong đêm và điều kiện tầm nhìn hạn chế; di chuyển ở chế độ im lặng vô tuyến hoàn toàn, tạo giả các đoàn xe và trận địa dã chiến bằng các mô hình phương tiện, khí tài….
    Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc cho rằng, sự hiện diện của các hệ thống tên lửa cơ động trong biên chế Lực lượng tên lửa và việc không có thông tin tin cậy về việc bố trí chúng tại các trận địa phóng dã chiến sẽ buộc kẻ địch tiềm tàng khi lên kế hoạch tiêu diệt chúng với tư cách các mục tiêu diện, phải sử dụng nhiều hơn đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh coi việc Mỹ cắt giảm biên chế chiến đấu của lực lượng tiến công chiến lược theo quy định của Hiệp ước Hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược Nga-Mỹ (START) và đề nghị lãnh đạo Nga đàm phán cắt giảm sâu hơn nữa vũ khí tiến công chiến lược là yếu tố có lợi cho Trung Quốc.
    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc còn tính đến cả các mặt yếu của các hệ thống tên lửa cơ động: xe máy, trang bị, phương tiện có kích thước, trọng lượng lớn; có nhiều dấu hiệu gây bộc lộ; các phương tiện chiến đấu sơ hở và được bảo vệ không đủ mạnh trước các cuộc tiến công đường không và mặt đất của đối phương, các toán thám báo-phá hoại và tấn công khủng bố; sự phụ thuộc vào thời gian phân tán binh khí kỹ thuật và cơ động vào điều kiện thời tiết theo mùa và khả năng giao thông trên địa hình; cần tính đến các tiêu chuẩn đường sá quốc gia đối với phương tiện kỹ thuật và giao thông đường sắt, cũng như phải chuẩn bị sẵn các tuyến đường và trận địa phóng dã chiến; chi phí lớn cho chuẩn bị công trình các tuyến đường di chuyển, gia cường các công trình đường sá, cầu cống; khó đáp ứng các yêu cầu ngụy trang vô tuyến điện...
    Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa các hệ thống tên lửa cơ động trang bị các tên lửa tầm trung DF-21, DF-21А. Trung Quốc dự kiến triển khai thêm các đơn vị trang bị các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất hiện có và tương lai trong tổ chức biên chế các lữ đoàn tên lửa hiện có.
    Theo các chuyên gia nước ngoài, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, nhờ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, ngành chế tạo máy hạng nặng, những khoản đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp then chốt, có khả năng chế tạo các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và hệ thống tên lửa trên đường sắt tiên tiến trong tương lai gần.
    Cần lưu ý rằng, Trung Quốc hiện có mạng lưới đường sắt và đường ô tô rộng lớn, cho phép giữ bí mật tốt cho hoạt động và tạo sự bất định về vị trí của các hệ thống tên lửa cơ động. Ví dụ, độ dài đường sắt của Trung Quốc là hơn 133.000 km, trong đó độ dài các tuyến đường sắt 2 làn là hơn 32.000 km, độ dài các tuyến đường sắt điện khí hóa là gần 24.000 km. Tốc độ trung bình của tàu hàng là 60-100 km/h, trên các tuyến đường sắt chính là đến 100 km/h. Tổng số đầu tàu là 22.500. Tổng độ dài đường ô tô mặt cứng, mọi thời tiết là gần 4.000.000 km, trong đó có 125.000 km là cao tốc và đường nhựa cấp 1. Các chuyên gia cũng lưu ý tính rộng lớn và chằng chịt của các đường ô tô và đường sắt tại các vùng biên giới tiếp giáp với Nga.

    (CÒN NỮA)

    Nguồn: Midykhat Vildanov // Oborona, N.2, tháng 2.2017.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mình cũng từng hỏi, ngay thời thịnh vượng nhất thì xe các loại ở TQ vì sao có giá rẻ vậy, té ra là các hãng chỉ dám lắp các dòng xe thấp cấp nhất, ăn bớt tính năng nhất để vừa túi tiền nhân dân,

    nay kinh tế khó khăn, cái xe rẻ rách cũng chẳng dám mua

    Người Trung Quốc không dám mua ôtô vì túng thiếu
    Kinh tế tăng trưởng chậm khiến người dân từ thành thị tới nông thôn không hào hứng với ôtô, doanh số ngành sụt giảm.
    Lần nào đưa chiếc xe MG 3 màu xám cũ kỹ đi bảo dưỡng, Cao Jun cũng phải tạt qua hai đại lý Nissan và Honda ở ngay cạnh để ngắm nghía một lát. Nhưng với người đàn ông 40 tuổi hiện sống ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, những mẫu sedan Honda Civic và Nissan Sylphy trong showroom chỉ là thứ để ngắm mà thôi. Cao muốn lên đời xe, nhưng anh còn nhiều mối lo khác, từ tiền vay ngân hàng mua nhà đến tiền thuốc cho vợ, cùng với đó là tình hình kinh tế không mấy sáng sủa ở thị trấn mỏ từng rất giàu có này, Reuters viết.

    Sức mua giảm vì kinh tế khó khăn

    Không chỉ mình Cao chật vật. Thị trường xe hơi Trung Quốc, nơi được coi là lớn nhất thế giới, đang đứng trước nguy cơ lao dốc lần đầu tiên trong gần 30 năm qua. Suy thoái kinh tế, cùng tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng nóng, đang được cảm nhận rõ nhất ở các thành phố nhỏ Bình Đỉnh Sơn, vốn được coi là những động cơ cho tăng trưởng tiêu thụ hàng tiêu dùng và xe hơi của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Cao đứng cạnh chiếc MG3 đã dùng 6 năm. Ảnh: Reuters/Yilei Sun

    Trung Quốc từ lâu vẫn hy vọng sẽ thúc đẩy tiêu thụ ở các thành phố này, coi đây là cách để đa dạng hóa nền kinh tế từ lâu dựa vào sản xuất. Tuy nhiên, dấu hiệu của sức mua giảm đã xuất hiện ở mọi ngóc ngách, từ vé xem phim, mua sắm trực tuyến đến điện thoại thông minh. Một phần lý do là những người tiêu dùng như Cao phải thắt chặt chi tiêu.

    Những năm gần đây, hoạt động của Tập đoàn Than và hóa chất nhà nước Pingmei Shenma nơi Cao làm việc, bị thu hẹp, thu nhập của anh vì thế cũng giảm theo. Để kiếm sống, Cao đành làm thêm nghề lái xe bán thời gian. Với mức lương khoảng 6.000 nhân dân tệ (864 USD) mỗi tháng, Cao trả tiền vay mua nhà hết 1.000 tệ, chi 400 tệ mua thuốc cho vợ và khoản còn lại dành cho việc học của hai cô con gái.

    "Tất cả những thứ này cứ bám riết lấy cuộc đời tôi. Tôi muốn mua một chiếc xe tốt hơn, nhưng tình hình hiện tại không cho phép", Cao thở dài. Từ lâu, gia đình Cao cũng đã quên đi những chuyến đi chơi xa hay nhà hàng sang trọng.

    Câu chuyện của Cao và những người tương tự, đang tác động không nhỏ đến các đại lý xe địa phương, rộng hơn là các hãng xe lớn trên toàn cầu, từ GM đến Volkswagen, theo Reuters.

    Xu Haidong, trợ lý tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, tiết lộ nhiều thành phố từng dẫn đầu về doanh số ôtô, nay gần như không có dấu hiệu tăng trưởng. Bình Đỉnh Sơn là một ví dụ. Những năm 1990 là thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Bình Đỉnh Sơn nhờ ngành công nghiệp than phát triển mạnh mẽ. Nhưng kể từ khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng xanh, mọi thứ đã thay đổi. Nền kinh tế địa phương sa sút.

    [​IMG]
    Bức tường ngăn cách khu dân cư và đường công cộng được lấp kín bằng quảng cáo của một đại lý ôtô địa phương ở Bình Đỉnh Sơn. Ảnh: Reuters/Yilei Sun

    Trong thời kỳ "hoàng kim", một chiếc xe gia đình được coi là biểu tượng của thành công, thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của cả nước. Nhưng đó là chuyện của quá khứ.

    "Tình hình ở đây thật tệ. Số xe bán ra hồi tháng 10 ít hơn 40% so với tháng 9. Trong 6 năm kể từ khi tôi làm đại lý, đây là điều bất thường", Zheng Shuke, quản lý một đại lý SAIC-VW ở Bình Đỉnh Sơn, cho hay. "Tôi nghĩ, vấn đề lớn nhất là ngày càng ít người có đủ tiền để mua xe. Nền kinh tế dựa vào các nguồn nhiên liệu tự nhiên, nay bị thu hẹp, không phải ai cũng có ‘bát cơm sắt’ (cụm từ để ám chỉ các công việc được đảm bảo với thu nhập và lợi ích ổn định như công nhân, viên chức nhà nước)".

    Phóng viên Reuters đã trò chuyện với 20 người, bao gồm người tiêu dùng và đại lý xe như Zheng, các chuyên gia tài chính và quan chức chính phủ, hầu hết đều ở Bình Đỉnh Sơn. Họ cho biết thị trường ôtô ở tỉnh Hà Nam năm nay giảm chóng mặt vì người tiêu dùng phải thắt lưng buột bụng.

    Bức tranh tối của toàn ngành

    Theo dữ liệu của hãng Daas-Auto, Hà Nam là một trong những nơi có doanh số bán xe lớn cao nhất Trung Quốc với hơn 1 triệu chiếc được bán trong năm nay. Nhưng mức tăng trưởng đã giảm liên tiếp 4 tháng, tới 18% trong tháng 10 sau khi giảm 25% hồi tháng 9. Trước tình hình đó, các đại lý xe nhanh chóng tung chiêu giảm giá để thu hút người mua, nhưng cũng không ăn thua.

    Jiang Long, quản lý hãng xe Baojun, cho biết trong năm nay, lượng khách hàng đã giảm đi nhiều, đặc biệt kể từ tháng 6. Cửa hàng có hơn 100 xe mới chờ được trao tay chủ nhân, nhưng khách hàng thì đếm trên đầu ngón tay. Jiang tiết lộ doanh số đã sụt 40-60% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Một chợ ôtô cũ tại Hà Nam. Ảnh: Reuters/Yilei Sun

    "Đây chỉ là một phần trong kho của chúng tôi thôi, ở nơi khác còn nhiều lắm. Chúng tôi đã thử gọi cho các khách hàng cũ để giới thiệu mẫu xe mới, nhưng họ không mặn mà", Jiang nói.

    Theo dữ liệu ngành, những mẫu bán chạy nhất ở khu vực nông thôn hay tỉnh lẻ thường là xe đơn giản, không có quá nhiều tiện ích. Tại Bình Đỉnh Sơn, đó là những chiếc SUV Wuling Hongguang, Baojun 730, Haval H6, Lavida hay Buick Excelle.

    Còn ở huyện Lỗ Sơn, các gia đình trước đây từng rất tự hào vì có một chiếc xe tốt, nhưng giờ thì đều ghìm lại, theo Si Pengyuan, chủ đại lý Baojun. "Người dân vùng nông thôn rất thích cạnh tranh với nhau. Khi gia đình này mua xe, hàng xóm sẽ không chịu kém cạnh và đến đại lý tậu ngay một chiếc. Nhưng năm nay, họ không tới nữa. Các gia đình đã mua xe nhiều năm cũng không có ý định đổi xe mới", Si buồn rầu.

    Thời kỳ suy thoái ở Bình Đỉnh Sơn khiến giới kinh doanh và chính quyền địa phương lo ngại rằng trong tương lai, giới trẻ sẽ ít có sức mua hơn và chọn cách rời quê hương lên thành thị. Kinh tế phát triển chậm chạp đã phá vỡ niềm tin của người tiêu dùng, nhu cầu vay tín dụng cũng giảm dần vì nguy cơ rủi ro và mức nợ cao. Sau nhiều tháng ế khách, nhiều chủ đại lý gọi đây là "thời kỳ đen tối" với ngành công nghiệp xe hơi.

    Người đã có xe cũng rơi vào tình cảnh túng thiếu. Ruan Pengfei, 33, tuổi, mua chiếc Buick Excelle GT với giá 110.000 nhân dân tệ cách đây một năm và thích thích lái xe đi làm. Kinh tế trì trệ, doanh thu bán hàng quần áo trẻ em của Ruan cũng lao đao. Ông bố hai con đang tính bán xe với giá 85.000 nhân dân tệ (12.200 USD) để quay lại dùng chiếc Honda Fit cũ. Nhưng bán xe không dễ chút nào.

    "Giá cuối cùng của tôi là 80.000 nhân dân tệ (11.500 USD). Nhưng ai đến cũng lắc đầu, nói giá quá cao".
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Pót ko nguồn (vì toàn là nguồn lá cải) chỉ nói láo và bịa đặt quanh năm 1 cách hèn hạ, giống 1 loại cho cơm thì ăn gặp người lạ thì oẳng, pót những bài tào lao, nhảm nhí ko liên quan tới kĩ thuật quân sự cũng pót vì đâu có biết pót gì nữa đâu
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Sẵn sàng cơ động đánh trả: Tên lửa xuyên lục địa cơ động Trung Quốc (2)

    Sự phát triển của các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động của Trung Quốc.

    Các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất của Trung Quốc trên biên giới Nga
    Ban lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc cho rằng, các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động là phương tiện chính để kiềm chế và răn đe hạt nhân và gây tổn thất không thể chấp nhận đối với kẻ địch tiềm tàng.
    Họ đang hoàn thiện tổ hợp các biện pháp ngụy trang chiến lược và chiến dịch bằng cách phát tán các loại tài liệu thông tin giả về diện mạo bề ngoài, các công trình hạ tầng và tính năng kỹ-chiến thuật của các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và các hệ thống tên lửa trên đường sắt hiện có và tương lai của Trung Quốc, thời gian đưa chúng vào trang bị, tình hình tăng cường biên chế chiến đấu, các loại đầu đạn, kết quả thử nghiệm tại trường thử và thử nghiệm vận chuyển, các lần phóng tập chiến đấu và phóng thử tên lửa, biên chế và các vị trí triển khai các hệ thống tên lửa cơ động.
    [​IMG]
    Theo Tập Cận Bình, chính vũ khí hạt nhân là điểm tựa chiến lược cho vị thế đại cường thế giới của Trung Quốc
    Thực hiện các nội dung chính của các văn kiện có tính học thuyết và các chỉ đạo của Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xác định rõ các biện pháp chính nhằm xây dựng và phát triển lực lượng tiến công chiến lược: nghiên cứu xây dựng và thực hiện tổ hợp các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kiềm chế và răn đe hạt nhân đối với kẻ địch tiềm tàng; phát triển tất cả các thành phần của bộ ba vũ khí hạt nhân, mở rộng hệ thống cảnh báo sớm tấn công hạt nhân; phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa; liên tục hiện đại hóa các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động hiện có và phát triển các hệ thống tương lai, hoàn thiện khả năng cơ động của chúng, nâng cao khả năng sống còn, tính bí mật, vững chắc và độc lập hoạt động; ưu tiên phát triển các loại tên lửa nhiên liệu rắn, trong đó có các tên lửa đường đạn xuyên lục địa, dần ngừng sản xuất các tên lửa nhiên liệu lỏng; hoàn thiện trang thiết bị tác chiến trên các địa bàn phục vụ lực lượng tiến công chiến lược; đẩy nhanh quá trình thông tin hóa dựa trên tiến bộ kỹ thuật để hỗ trợ các dự án nghiên cứu chế tạo trong lĩnh vực vũ khí tên lửa-hạt nhân; bảo đảm độ an toàn, tin cậy và hiệu quả hoạt động cao hơn cho vũ khí tiến công chiến lược. Ưu tiên phát triển hệ thống chỉ huy tác chiến các lực lượng tiến công chiến lược trong các điều kiện tình huống khác nhau.
    Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt chú ý các vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm an ninh thông tin trong lĩnh vực chính sách hạt nhân quốc gia, các nguyên tắc sử dụng, xây dựng và phát triển lực lượng tiến công chiến lược. Duy trì tính đóng kín của thông tin, số lượng tài liệu công bố hạn chế, tính hình ảnh và độc đáo trong thể hiện các quan điểm chính thức, tin tức đưa ra có liều lượng và đặc điểm riêng. Các nhà phân tích nước ngoài cũng thừa nhận cả sự khó khăn để dịch và hiểu đúng lối viết tượng hình Trung Quốc. Điều rõ ràng là đa số tài liệu thông tin về tình trạng và triển vọng phát triển các lực lượng tiến công chiến lược Trung Quốc đều có nguồn gốc Mỹ hoặc được đăng tải trên báo chí Đài Loan.
    Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ thường xuyên nói rằng, việc hiện đại hóa các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và các hệ thống tên lửa trên đường sắt hiện có và triển khai các hệ thống tương lai là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ và đồng minh.
    Đa số các cơ sở tiềm lực kinh tế-quân sự Mỹ nằm trong tầm với của các tên lửa chiến lược Trung Quốc. Lầu năm góc coi việc phát hiện nhanh các vị trí bố trí các hệ thống tên lửa cơ động ở thời gian thực và cấp tốc lên kế hoạch tiêu diệt chúng là vấn đề trọng yếu. Theo giới lãnh đạo quân sự Mỹ, để tổ chức tác chiến chống các hệ thống tên lửa cơ động Trung Quốc sẽ cần những khoản kinh phí lớn, trước hết là để tăng cường lực lượng vệ tinh trên quỹ đạo và xây dựng (hiện đại hóa) các mục tiêu cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên lãnh thổ Mỹ. Việc hoàn thiện các thuật toán phần mềm phát hiện, nhận dạng và tính toán thông tin chỉ thị mục tiêu, truyền và nạp kịp thời các thông tin đó vào các hệ thống chỉ huy/điều khiển các phương tiện mạng phóng là vấn đề cấp thiết.

    [​IMG]
    Kết quả phân tích các cuộc tập trận chiến lược và các công trình nghiên cứu cho thấy, giới lãnh đạo Trung Quốc đang dựa chính là vào các hệ thống tên lửa cơ động
    Những nỗ lực chính của cộng đồng tình báo Mỹ là nhằm khám phá tiến trình nghiên cứu và thiết kế-thử nghiệm nhằm chế tạo các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và trên đường sắt mới của Trung Quốc, thời hạn và vị trí dự kiến triển khai và khả năng cơ động, khả năng sống còn, bảo mật, tính độc lập và khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân của chúng nhằm vào các mục tiêu ở châu Á-Thái Bình Dương, trên lãnh thổ Mỹ và đồng minh.
    Nhân đây, cũng cần đưa ra kết luận từ phân tích thông tin trên báo chí in và điện tử về việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trang bị ICBM DF-41 tại tỉnh Hắc Long Giang giáp giới Nga.

    Trong các báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ có uy tín (E. Wolf, G. Christensen, R. Norris…) có nêu rằng, tên lửa vạn năng tương lai dành cho các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và trên đường sắt vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm bay-thiết kế. Vì thế, đó có thể nói đến tên lửa DF-31.

    Sự xuất hiện của lực lượng tên lửa cơ động mặt đất trên biên giới với Nga không bị các phương tiện trinh sát vũ trụ Mỹ và các nước khác phát hiện. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Đó là những suy đoán của người dùng Internet và những phỏng đoán không đúng sự thật”. Phía Nga tuyên bố, “nếu thông tin này là đúng sự thật thì việc xây dựng quân sự ở Trung Quốc chúng tôi không xem là mối đe dọa đối với Nga”.

    Có lẽ đây lại là một hành động thông tin tuyên truyền khoa trương tiềm lực hạt nhân gia tăng của Trung Quốc dành cho công chúng trong nước và dành cho Mỹ. Với mục đích đó, Trung Quốc cũng cho các đoàn xe chiến đấu nhiều trục di chuyển định kỳ để tập luyện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu.
    [​IMG]
    Giữa Moskva và Bắc Kinh không có hiệp định về vũ khí tiến công chiến lược và các cơ chế kiểm soát giống như Hiệp ước START giữa Nga và Mỹ. Ngoài ra, trong biên chế chiến đấu của Lực lượng tên lửa Trung Quốc có một số lượng lớn tên lửa đường đạn tầm trung và tên lửa chiến dịch-chiến thuật cơ động các loại trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, phía Nga lại không có các tên lửa như vậy do giữa Nga và Mỹ có Hiệp ước vô thời hạn về tên lửa tầm trung. Ngoài ra, Mỹ còn có các đồng minh hạt nhân Anh và Pháp vốn không hề nghĩ đến chuyện tham gia START cả hiện nay, lẫn trong tương lai.

    Trong tình huống tình hình chính trị-quân sự và chiến lược trở nên phức tạp, theo các kế hoạch của Lực lượng tên lửa, Trung Quốc hoàn toàn có thể di chuyển và triển khai các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất trên biên giới với Nga. Sau khi chúng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tiến công hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương, Trung Quốc có thể chủ định tiến hành bảo vệ chúng bằng cách lợi dụng sự che chắn của các lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa Nga trước các đòn đánh trả của đối phương.

    Việc báo chí thảo luận sự xuất hiện của các hệ thống tên lửa cơ động mặt đất của Trung Quốc trên biên giới với Nga và phân tích phát biểu của các chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến lược và phòng thủ tên lửa một lần nữ cho thấy vấn đề then chốt của học thuyết kiềm chế chiến lược (hạt nhân) - đó là các cơ quan lãnh đạo quân sự và nhà nước Nga, các tổ chức nghiên cứu khoa học của Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học Nga hiện chưa đưa ra được các hình thức và phương thức kiềm chế hạt nhân khu vực đối với quốc gia giáp giới có đường biên giới chung khá dài là Trung Quốc.

    Cuối cùng, cần nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển hợp tác Nga-Trung trong lĩnh vực đánh giá các mối đe dọa an ninh quốc gia và khả năng chiến đấu của lực lượng tiến công chiến lược Mỹ, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, bộ phận của nó ở châu Á-Thái Bình Dương và các loại vũ khí siêu vượt âm tiến công toàn cầu tương lai của Mỹ. Tiến hành lên kế hoạch và tập luyện chung các biện pháp đối phó trong các hoạt động huấn luyện chiến đấu của lực lượng hạt nhân tiến công chiến lược Nga và Trung Quốc.

    Nguồn: Midykhat Petrovich Vildanov, Thiếu tướng, PTS KHQS, PGS; Chuyên gia quân sự công huân Liên bang Nga; Giảng viên Học viện Quân sự BTTM Các LLVT Liên bang Nga // Oborona, N.2, tháng 2.2017.
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Giữa Nga và Trung Quốc là láng giềng đã từng có xung đột. Khi cả 2 nước đẩy mạnh tên lửa đạn đạo, thì nước kia tự khắc phải có số lượng tương tự chĩa vào nhau ...

    Vui lắm.

    Đó cũng là lý do, TQ ko hài lòng khi BTT phát triển mạnh tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    TQ cần làm thêm nhiều tên lửa nữa nhé.

    Hiện sơ sơ có Ấn Độ, Đài Loan, Nga, Mỹ, ... ngay cả Việt Nam chĩa tên lửa vào lãnh thổ TQ
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Chĩa vào mà có dám bắn đâu :)) như thằng Ấn Độ bị TQ chiếm 2 lãnh thổ ko dám làm gì, TQ thì bay qua đầu thằng ĐL hoài có dám bắn đâu, còn VN khỏi nói vd HD981
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    hôm nay sẽ có màn khấu đầu của Tập, ... nếu có xảy ra thì thật may mắn cho nhân dân Trung Quốc.
    nếu ko thì sẽ là cơ hội để các nước khác ị lên đầu TQ

Chia sẻ trang này