1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Ukraina

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Các nhóm tụ Nga hiện nay được hội Audio săn lùng hơi gắt đấy:
    Như K40U-9V Paper In Oil, K75 Polyprop In Oil, K72, FT-1,2,3 Teflon,...
    Các bác tha được về VN bán cũng rất dễ đấy!
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Trở về lại đề tài của topic các vị :)
    Rơi máy bay ném bom Su-24M của Không quân Ukraine
    Thiên Minh - theo Trí Thức Trẻ | 22/03/2014 21:48

    [​IMG]
    Máy bay ném bom Su-24


    Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine đưa tin, một chiếc Su-24M của Không quân Ukraine đã bị rơi tại tỉnh Khmelnytsky, phía tây nước này.
    Thông báo từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết vụ việc xảy ra vào lúc 17h15 (giờ địa phương) ngày 21/3. Chiếc máy bay thuộc Lữ đoàn chiến thuật số 7, Không quân Ukraine đã gặp nạn khi tiếp đất trong một cuộc hành trình đã được lên kế hoạch từ trước tại sân bay Starokostyantyniv, tỉnh Khmelnytsky.
    Phi hành đoàn gồm chỉ huy phi đội và hoa tiêu kịp nhảy dù ra ngoài, không có thiệt hại nào về người. Mức độ hư hại đối với chiếc máy bay chưa được công bố.
    Nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra.
    http://soha.vn/quan-su/roi-may-bay-nem-bom-su-24m-cua-khong-quan-ukraine-2014032221485849.htm
  3. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Loa S30 đường kính ruột loa chỉ khoảng 15-17cm nhưng ko hiểu sao Bass nó oanh cực ấm , Còn S70 hay 90 mà muốn oánh cho Bass trầm thì cần có equalizer thì mới kích nó lên được .
    Thập niên 80 là thời của Model talking , CC Cath , Sandra , Smokie , Beegee , Toto Cutinho , Joy , Bad boy bule . Còn LX thì Sophia Rotaru , Alla Pugachova , Igor Nicolaev , Leonchev , Miraz , Electro club , Vremia , Latkovuimai , Vladimir Kuzmin ................ Nhiều quá nhớ ko hết
  4. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Uy Kiên còn mịa gì để bàn. Anh em chuyển sang bàn tiềm lực Cờ rưm đê hi hi
    convitbuocspyders thích bài này.
  5. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Vệ binh Ukraine được trang bị xe bọc thép BTR-4
    Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ

    [​IMG]
    10 chiếc BTR-4 đầu tiên của lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine


    (Soha.vn) - Trang mạng bmpd dẫn lời Bộ trưởng nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho hay nước này vừa đặt mua các xe bọc thép chở quân hiện đại BTR-4 cho lực lượng vệ binh.
    Xe bọc thép chở quân BTR-4 được thiết kế chế tạo tại Viện Thiết kế Chế tạo máy Kharkiv mang tên A.A. Morozov (KhKBM), Ukraine phát triển vào đầu những năm 2000.
    BTR-4 có nhiều thay đổi so với dòng xe BTR-60/70/80 của Liên Xô và Nga, cấu trúc bố trí bên trong của xe được bố trí theo kiểu phương Tây với vị trí của lái xe và trưởng xe ở phía trước, động cơ ở giữa thân xe và vị trí ngồi của binh lính ở 2 bên xe. Xe được trang bị động cơ 500 mã lực giúp đạt tốc độ 110km/giờ trên đường và 10km/h khi đi dưới nước. Điểm đặc biệt là BTR-4 có thể được trang bị nhiều module chiến đấu khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.

    [​IMG]
    Xe bọc thép BTR-4 của Vệ binh Ukraine
    Về lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine, đây là lực lượng mới được thành lập theo sau những căng thẳng giữa Nga và Ukraine liên quan tới bán đảo Crimea. Vào ngày 17-3 vừa qua, 500 chiến binh đầu tiên thuộc lực lượng này đã tiến hành đợt huấn luyện kéo dài 15 ngày.
    Việc chính phủ lâm thời Ukraine trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng Vệ binh quốc gia cho thấy đây sẽ là một lực lượng đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ quốc gia này giữa tình hình căng thẳng hiện nay.
    http://soha.vn/quan-su/ve-binh-ukraine-duoc-trang-bi-xe-boc-thep-btr-4-20140324121806323.htm
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Ukraine “chào hàng” Việt Nam, Đông Nam Á xe tăng Oplot
    (Kienthuc.net.vn) - Ukraine đang tích cực tiếp thị các mẫu xe tăng - thiết giáp của nước này, mà đặc biệt là xe tăng Oplot tới thị trường Đông Nam Á.
    Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, Ukraine đang tích cực tiếp thị các mẫu xe tăng-thiết giáp của nước này, mà đặc biệt là siêu tăng Oplot tới thị trường Đông Nam Á thông qua triển lãm quốc phòng DSA 2014 tại Kuala Lumpur.
    Trong triển lãm DSA 2014, các doanh nghiệp Ukraine đều trưng bày các sản phẩm của mình trong cùng một gian hàng với tên gọi chung là công ty cổ phần quốc doanh Ukroboronprom trực thuộc cơ quan quản lý xuất khẩu vũ khí và công nghiệp quốc phòng Ukraine. Các mặt hàng chủ yếu gồm các loại xe tăng, thiết giáp và các tổ hợp tên lửa chống tăng.
    [​IMG]
    Gian hàng của Ukraine tại DSA 2014.
    Một trong những điểm nhấn của gian hàng Ukraine tại DSA 2014 là mẫu xe tăng T-84 Oplot được sản xuất bởi nhà máy tăng thiết giáp Malyshev (ZIM) tại Kharkov.
    Jane's nhận định, việc đưa Oplot tới DSA lần này không ngoài mục đích tìm kiếm thêm thị trường mới cho mẫu xe tăng này ngoài Thái Lan - quốc gia đã ký mua 49 chiếc Oplot năm 2011.
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do Cục thiết kế Kharkiv Morozov (Ukraine) thiết kế phát triển từ xe tăng T-80. Xe tăng được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh gồm: pháo nòng trơn 125m được tích hợp khả năng phòng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser có tầm bắn lên tới 5.000m và hệ thống nạp đạn tự động. Ngoài ra nó còn được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm, súng máy đồng trục pháo chính 7,62mm.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Oplot.
    T-84 Oplot được trang bị động cơ diesel 6TD-2 có công suất 1.200 mã lực khỏe hơn so với động cơ 1.000 mã lực của T-80. Động cơ 6TD-2 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết hay môi trường khắc nhiệt nhất. Mặc dù là động cơ diesel nhưng 6TD-2 vẫn có thể chạy bằng nhiên liệu khác như xăng, dầu lửa, nhiên liệu máy bay hoặc nhiên liệu pha trộn.
    Oplot được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp có thể giúp nó sống sót trước các đòn tấn công của kẻ thù. Nhờ trang bị động cơ có công suất lớn T-84 có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 70km, và tầm hoạt động tối đa khoảng 400km, vượt hào rộng 2,85m, vượt chướng ngại vật cao 1m, lội nước sâu 5m (có chuẩn bị trước).
    Trà Khánh
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-chao-hang-viet-nam-dong-nam-a-xe-tang-oplot-334173.html
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Bác tìm trong bài có chỗ nào thằng tác giả nó dám nhắc đến chữ Việt Nam không? Giật tựa đề kiểu này là lừa đọc giả 1 cách trắng trợn đấy!
    nobita1102 thích bài này.
  8. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Để ý làm gì, bây giờ các báo đều thế nên cu Fúc cốp nó chửi là lợn liệt não. Bây giờ báo tiếng việt, báo chính thống thì không đưa hoặc đưa tin cũ xì, báo lá thì dịch lại báo và hãng Tây sau đó giật tít cho kêu. Cái chính là người đọc thời buổi này phải có đầu óc chọn lọc và phân tích tin để nắm bắt những cái mình quan tâm
    minh883 thích bài này.
  9. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Các bác yên tâm đi. Chưa nói đến các yêu cầu kỹ, chiến thuật, riêng việc đám cầm quyền ở Kiev bây giờ là lũ không chính danh, tình hình đất nước - nhất là nơi sản xuất (Khác-cốp) - đang còn loạn cào cào lên như thế này thì việc dự triển lãm vũ khí chẳng qua là làm theo "quán tính" thôi. Không nói đến Việt Nam, chứ các nước khác cũng chẳng dại gì mà dây vào ký hợp đồng mua bán đâu :D .
  10. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Quân đội Ukraine sau 20 năm

    (Lực lượng vũ trang) - Tình hình Ukraine đang diễn biến hết sức phức tạp, mọi điều đều có thể xảy ra. Nhân sự kiện này, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết mới của A. Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga về thực trạng của một bộ phận cấu thành trong xã hội Ukraine hiện nay - Lực lượng vũ trang nước này. Đây là bản lược dịch, người dịch chỉ có một số bổ sung rất nhỏ trong ngoặc đơn và sắp xếp lại để tiện theo dõi.

    Quân đội Ukraine 20 năm trước Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa kế một quân đội cực mạnh (theo thỏa thuận phân chia “tài sản” lúc bấy giờ tại Hội nghị Belaveskaia Pusha tháng 12/1993 - tròn 20 năm) gồm 3 quân khu tuyến chiến lược thứ hai và 3 tập đoàn quân không quân (không kể kho vũ khí hạt nhân chiến lược), tổng quân số - gần 800.000 người.

    Các đơn vị được trang bị một khối lượng rất lớn vũ khí, khí tài tác chiến hiện đại. Nếu tính số lượng tăng - hơn 6.100 chiếc; máy bay chiến đấu - hơn 1.100 chiếc- thì Quân đội Ukraine đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Chế tạo động cơ máy bay lên thẳng từng là niềm tự hào của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine
    Ukraine đã “phung phí” tài sản thừa kế của Xô Viết

    Vào đầu những năm 90, Lực lượng vũ trang Ukraine vượt trội hẳn so với lực lượng vũ trang Nga vì Nga chỉ được thừa kế các quân khu yếu (do ở tuyến chiến lược thứ 3) với các sư đoàn khung, vũ khí lạc hậu và một số các đơn vị trước đó đóng quân tại Đông u rút về nước.

    Mặc dù sau đó Mỹ và Nga ép Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng điều đó hầu như không có ý nghĩa quyết định - điều kiện xuất phát để xây dựng lực lượng quân sự của Ucraina là tốt nhất so với tất cả các nước cộng hòa của Liên Xô cũ.

    Đặc biệt nước này có một đội ngũ sỹ quan, cán bộ khoa học- kỹ thuật quân sự hùng hậu và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng mạnh. Ukraine nhận được khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Ukraine chiếm độc quyền trong không gian hậu Xô Viết về sản xuất các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa vũ trụ sử dụng nhiên liệu lỏng hạng năng, tàu sân bay, các máy bay vận tải quân sự hạng nặng, động cơ máy bay lên thẳng. Sau hơn hai mươi năm thời kỳ hậu Xô Viết, Ukraine đã phát triển như thế nào? Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là thu nhập bình quân theo đầu người - từ vị trí số 2 (trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ) vào năm 1992 đã tụt xuống hàng thứ 11 năm 2011. Về tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu trên - thì ở vị trí cuối cùng - thứ 15. Việc xây dựng lực lượng vũ trang cũng theo chiều hướng chung như vậy. Nếu không tính Moldova, Kirgistan, Tadzikistan và các nước Baltic ( Latvia, Litva và Estonia) vì các nước này chỉ có quân đội mang tính biểu tượng thì tất cả quân đội các nước hậu Xô Viết khác đang trong quá trình phát triển mạnh (mỗi nước có cách phát triển khác nhau- dĩ nhiên), một số nước đã kịp xây dựng một quân đội chất lượng cao.

    Chỉ riêng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn đang trong tình trạng trì trệ và hỗn loạn. Kết quả là, cũng như kinh tế, lực lượng vũ trang Ukraine có điểm xuất phát tốt nhất nhưng hiện nay đang ở tình trạng xấu nhất.

    Bán tống bán tháo

    Lực lượng vũ trang Ukraine đã trải qua nhiều cuộc cải cách cơ cấu tổ chức. Quân khu ngoại Karpat và Quân khu Nam giờ được tổ chức lại thành các bộ tư lệnh chiến dịch và Cục quản lý lãnh thổ “Phương Bắc”.

    Các sư đoàn được cơ cấu lại thành các lữ đoàn (có 17 lữ đoàn gồm 2 lữ đoàn tăng, 8 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ đoàn đổ bộ đường không, 02 lữ đoàn cơ động dường không, 01 lữ đoàn tên lửa và 3 lữ đoàn pháo binh). Ngoài ra còn có hơn 20 trung đoàn độc lập và 3 tiểu đoàn đặc nhiệm. Theo số liệu được thống kê trong Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường tại châu u thì đến tháng 1/2013 Ukraine còn: 2.311 xe tăng, 3.782 xe bọc thép, 3.101 khẩu pháo, 507 máy bay chiến đấu, 121 máy bay lên thẳng tấn công.

    Có nghĩa là sau 20 năm, số lượng vũ khí trang bị chỉ còn từ 1/2 đến 1/3 (so sánh với các con số được dẫn ở đầu bài viết). Đó là chưa nói tới việc các con số trên chỉ là các con số thống kê - những phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí còn có thể sử dụng được trong tác chiến (nếu cần thiết) - trên thực tế chỉ bằng khoảng một nửa các con số trên.

    Vậy những trang bị kỹ thuật quân sự khác đã biến đi đâu? - câu trả lời là: hoặc đã hư hỏng, hoặc đã được bán cho nước ngoài. Trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012, Uckraine nằm trong danh sách những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

    Trong khoảng thời gian này, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine chỉ xuất xưởng được 285 xe tăng và 430 xe vận tải bọc thép (hiện có các đơn đặt hàng hơn 50 xe tăng và hơn 200 xe vận tải bọc thép), số sản phẩm quân sự được xuất khẩu chủ yếu lấy từ trong trang bị gồm 1.162 xe tăng, 1.221 xe chiến đấu bọc thép (xe tuần tiễu- trinh sát, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép). 529 pháo, 134 máy bay chiến đâu, 112 máy bay lên thẳng tấn công, một khối lượng lớn các hệ thống phương tiện phòng không (không có số liệu cụ thể). Điều đó có nghĩa là các sản phẩm quân sự xuất khẩu không phải do Tổ hợp công nghiệp quốc phòng sản xuất mà chủ yếu là lấy từ số “tài sản” thừa kế. Đến thời điểm này việc bán khối tài sản thừa kế đó vẫn đang tiếp tục, khách mua chủ yếu là các nước châu Phi nhiệt đới như Mali, Etiophia... ( kể cả Trung Quốc - với tàu Liêu Ninh như đã biết).

    Nhiều chính khách biện minh là Ukraine chỉ bán những "vũ khí khí tài còn dư” và những loại đã lạc hậu. Tuy nhiên, lượng “sản phẩm quân sự còn dư” như vậy là quá nhiều và chúng hoàn toàn không lạc hậu so với những gì mà Ukraine hiện đang có trong biên chế.

    Năng lực của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine hiện nay

    Các xe tăng và xe bọc thép do Ukraine sản xuất đã từng được xuất khẩu tương đối nhiều và thành công. Vào đầu những năm 2000, nước này đã có dự án hiện đại hóa 400 xe tăng Xô Viết T-64 thành biến thể T-64BN Bulat, nhưng chỉ hiện đại hóa được 75 chiếc. Các nhà máy sản xuất xe tăng đã cho xuất xưởng loại xe tăng mới hiện đại hơn là T-84U và xe chiến đấu Oplot.

    Quân đội Ukraine đã mua 10 chiếc xe tăng mới T-84U, sau đặt hàng thêm 10 chiếc Oplot, nhưng hiện giờ đã không còn tiền để mua. Đã xuất khẩu được 50 Oplot sang Thái Lan và hàng trăm các xe vận tải bọc thép BTR-3 và BTR-4 cho một số nước khác. Tuy nhiên, đến thời gian hiện tại, việc xuất khẩu xe bọc thép của Ukraine đang gặp hàng loạt vấn đề. Nhà máy mang tên Malưshev tại thành phố Kharkov hiện đã không còn khả năng tổ chức sản xuất hàng loạt các loại xe nói trên (kể cả cho quân đội Ukraine lẫn xuất khẩu).

    Hiện đang có một vụ scandal ầm ỹ với Iraq - nhà máy không thực hiện được hợp đồng cung cấp BTR-4 cho nước này vì chất lượng sản phẩm quá thấp. Một số nước khác như Kazakhstan, Azerdbaizan và Tiểu vương quốc Arập thông nhất cũng đã huỷ các hợp đồng mua BTR-3. Khách hàng chủ yếu còn lại mua các tăng- thiết giáp cả Ukraine giờ chỉ còn Nigeria và Thái Lan, nhưng với Thái Lan, rất có thể phi vụ mua Oplot cũng sẽ bị trục trặc. Tình huống điển hình nhất nói lên thực trạng nền công nghiệp quốc phòng Ukraine hiện nay là vụ nghiên cứu chế tạo tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật Sapsan. Trong các năm 2007 đến 2013, chính quyền nước này đã chi cho dự án 200 triệu Griven (khoảng hơn 30 triệu đôla). Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian đó không những không thể có được một mẫu thử nghiệm nào mà ngay cả tài liêụ kỹ thuật cũng chưa kịp hoàn thành . Đề án buộc phải dừng lại. Còn về các hệ thống pháo, phương tiện phòng không, máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng thì hiện nay Ukraine đã không còn sản xuất nữa. Đang hiện đại hóa các máy bay cường kích Su-25 và máy bay tiêm kích MiG-29 nhưng tiến độ hiện đại hóa rất chậm, - tương tự như trường hợp với Bulat. Nói một cách ngắn gọn, các tổ hợp quốc phòng Ukraine giờ hầu như không sản xuất mới mà chỉ tăng hạn các phương tiện kỹ thuật và vũ khí- khí tài cũ.

    Công tác huấn luyện

    Trong hơn hai thập kỷ qua, Lực lượng vũ trang Ukraine hầu như không tiến hành công tác huấn, luyện tác chiến. Số giờ bay huấn luyện trung bình của một phi công quân sự Ukraine là 40 giờ/ năm (để so sánh, số giờ bay huấn luyện của phi công quân sự Nga là 120 giờ/năm).

    Lục quân chỉ tiến hành tập trận ở cấp đại đội (cao nhất là tiểu đoàn) . Không thể cải thiện được tình hình này vì tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn.

    May mà không có kẻ thù bên ngoài

    Cũng phải nói cho công bằng, Ukraine không quá cần một quân đội mạnh, vì gần như không có mối đe dọa xâm lược từ bên ngoài.

    Các nước láng giềng phía tây (Hunggary và Rumania), dù có vấn đề với Ukraine như cấp hộ chiếu cho các công dân Ukraine sống tại khu vực trước đây là lãnh thổ của các nước đó (có nghĩa là thừa nhận họ là công dân của mình) nhưng các công dân Ukraine tự nguyện nhận hộ chiếu và vì vậy không thể sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề.

    Tất nhiên, về mặt lý thuyết, có thể hình dung là các nước láng giềng nói trên tiến hành chiến tranh với cái cớ là để bảo vệ công dân của họ, nhưng đấy chỉ là trên lý thuyết. Khả năng tiến hành chiến tranh của Rumani gần như bằng không. Tất cả 853 xe tăng của nước này - đều chỉ là T-55, toàn bộ 98 máy bay chiến đấu - MiG-21. Một số T-72 và MiG-29 nhận được của Liên Xô cuối những năm 80 giờ đã trở thành đống sắt vụn.

    Lực lượng vũ trang của Hunggary có nhỉnh hơn Rumani một chút: hiện có 150 tăng T-72 (120 đang niêm cất) và 14 chiếc máy bay tiêm kích Thụy Điển Grippen. Quân số 22.000 người. Như vậy, không nhiều khả năng sẽ có một cuộc xâm lược từ hai nước láng giềng này.

    Cũng hầu như không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ khởi động một cuộc chiến chống Ukraine. Dĩ nhiên Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn Lực lượng vũ trang Ukraine nhiều và giữa hai nước còn tồn tại vấn đề người Tácta tại bán đảo Crưm nhưng Biển Địa Trung Hải là một chướng ngại vật không dễ vượt qua và vấn đề người Tácta ở Crưm không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (nói chính xác hơn, ưu tiên thứ 20).

    Lại càng không thể nói tới một cuộc chiến với nước Nga. Hiện nay Lực lượng vũ trang Nga chiếm ưu thế về tất cả các tham số: số lượng và chất lượng vũ khí, khí tài cũng như công tác huấn luyện tác chiến. Nhưng vấn đề chính là ở chỗ một phần đáng kể dân chúng Ukraine coi Nga chính là tổ quốc của mình. Rất nhiều binh lính và sỹ quan Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga không chỉ đầu hàng mà còn chạy sang hàng ngũ của Quân đội Nga.

    Như vậy, Lực lượng vũ trang Ukraine hiện nay, tuy vẫn ngốn một lượng ngân sách đáng kể nhưng đang ở tình trạng khủng hoảng và hoàn toàn không có sức chiến đấu và không thể bảo vệ được an ninh quốc gia của nước này. Nhưng thực ra nó cũng không cần khả năng chiến đấu vì những lý do như đã nói ở trên.

    Hướng phát triển

    Trong những năm tới, Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ còn tiếp tục tiến hành cải cách- tiếp tục cắt gảm quân sô và bán tiếp vũ khí- trang bị và tài sản. Quân đội sẽ chuyển sang chế độ tuyển lính chuyên nghiệp.

    Nhiều người tại Nga cho rằng , việc nước nào đó có một đội quân chuyên nghiệp chứng tỏ nước đó có trình độ phát triển cao hơn so với các nước có quân đội nghĩa vụ. Nếu tính như vậy thì các nước như Buockina Phaso, Zimbabwe, Papua.. Zambia có trình độ phát triển cao hơn các nước Nauy, Phần Lan, Nam Triều Tiên, Thụy Sỹ ?

    Trên thực tế, phương pháp tuyển quân cho lực lượng vũ trang được xác định chính bằng các nhiệm vụ mà lực lượng vũ trang đó phải giải quyết chứ không phải bằng bất cứ một yếu tố nào khác. Lấy ví dụ, một đất nước phải đối mặt với nguy cơ có một cuộc xâm lược quy mô lớn từ bên ngoài thì đất nước đó cần một đội quân nghĩa vụ: đội quân chuyên nghiệp không thể giải quyết được nhiệm vụ đó- điều này đã được kinh nghiệm quôc tế chứng minh rất nhiều lần.

    Tuy vậy, đội quân chuyên nghiệp lại rất thích hợp với việc giải quyết các nhiệm vụ trong nước để bảo vệ chế độ nuôi dưỡng nó. Nếu như đội quân đội nghĩa vụ trong tuyệt đại đa số các trường hợp sẽ không bắn vào nhân dân - thì quân đội chuyên nghiệp - hoàn toàn có thể.

    Như đã nói ở trên, trong bất cứ trường hợp nào, Lực lượng vũ trang Ukraine cũng không thể chiến đấu chống lại quân đội Nga và cũng không có mối đe dọa xâm lược nào từ bên ngoài. Thành thử, không có lý do gì để duy trì một đội quân nghĩa vụ cồng kềnh, hơn nữa, cũng không có tiền để làm việc đó. Hướng sắp tới là sẽ xây dựng một đội quân chuyên nghiệp gọn nhẹ. Rất có thể một trong những phương thức để Quân đội tự nuôi mình một phần là tham gia vào các chiến dịch hòa bình của Liên Hợp Quốc và NATO ở Châu Phi và Châu Á.

    Hiện nay, các lực lượng gìn giữ hòa bình nói trên trên thực tế là không có khả năng thực hiện nhiệm vụ, bởi vì lính gìn giữ hòa bình phương Tây không muốn chiến đấu, còn lính gìn giữ hòa bình châu Phi và châu Á thì không thể chiến đấu.

    Lính Ukraine trong trường hợp này là sự lựa chọn lý tưởng. Lý do , so với lính các nước phương Tây, thì lính Ukraine “cứng rắn" hơn, mặt khác, trình độ tác chiến của họ dù sao cũng cao hơn nhiều so với binh lính đại đa số các nước đang phát triển (ít nhất là so với các nước đang phát triển châu Phi). Những chiến dịch như vậy của LHQ và NATO được trả tiền không đến nỗi tồi. Dĩ nhiên, phần lớn số tiền đó sẽ bị chính quyền thu lại nhưng binh lính cũng sẽ được trả một khoản nào đấy. Trong điều kiện thu nhập hiện nay của người Ukraine thì khoản trên là tương đối đáng kể.

    Đặc biệt là trong hoàn cảnh đại đa số "các binh lính chuyên nghiệp” sẽ đều xuất thân từ tầng lớp nghèo. Điều quan trọng nữa là - cùng với việc tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình, họ sẽ dần tích lũy được kinh nghiêm “đấu tranh” với dân thường và các nhóm nổi dậy , và kinh nghiệm này sẽ có ích ngay tại Ukraine trong một thời gian nào đó.

    Đến lúc đó, một lực lượng bổ sung rất đáng kể cho Quân đội Ukraine thực hiện các nhiệm vụ “nội bộ” sẽ là quân đội Trung Quốc (cụ thể là Quân đoàn xây dựng- công nghiệp Tân Cương), hiện đã chính thức nhận quyền thuê 30.000 km2 lãnh thổ Ukraine trong thời hạn 50 năm và dĩ nhiên sẽ có mặt tại khu vực nói trên trong suốt 50 năm này (nếu theo đúng thỏa thuận, còn sau 50 năm thì ai biết trước được, lúc ấy con cháu sẽ xử lý hoặc giải quyết hậu quả như ai đó đã từng nói).

    Kho vũ khí đáng sợ của Ukraine

    (Kienthuc.net.vn) - Không có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng dồi dào nhưng Ukraine vẫn sở hữu kho vũ khí khiến nhiều quốc gia Tây Âu phải “lạnh gáy”.
    [​IMG]
    Khủng nhất trong trang bị của lực lượng mặt đất quân đội Ukraine là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch OTR-21 Tochka. Loại tên lửa này được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi liên bang tan rã. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị trên khung gầm xe BAZ-5921 mang lại khả năng cơ động rất cao. OTR-21 Tochka có tầm bắn từ 70-180km tùy biến thể. [​IMG]
    Pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch cũng là một sản phẩm thừa hưởng từ Liên Xô. Hệ thống gồm có 12 đạn tên lửa cỡ nòng 300mm dùng đạn tên lửa 9M55 (lắp khối đầu đạn chùm, rải mìn, nổ phá mảnh) hoặc 9M528 có tầm bắn từ 70-90km. [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot là một sản phẩm do công nghiệp quốc phòng Ukraine chế tạo dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Đây được đánh giá là một đối thủ đáng gờm với xe tăng T-90 của Nga. [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-64BM Bulat, đây là biến thể nâng cấp T-64 do Ukraine thực hiện. T-64BM Bulat được trang bị giáp phản ứng mới, tích hợp tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Gói nâng cấp này đã đưa hiệu suất chiến đấu của T-64 đạt ngang bằng với T-84. [​IMG]
    2S19 Msta-S 152mm được đánh giá là một trong những pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo có tốc độ bắn 6-8 viên/phút, tầm bắn 29km với đạn pháo thông thường, 36km với đạn pháo tăng tầm. [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS(NATO định danh SA-10), hệ thống này sử dụng đạn tên lửa 5V55R tầm bắn 90km. [​IMG]
    Tên lửa phòng không tầm xa S-200 (NATO định danh SA-5), đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Kiev đang sử dụng biến thể S-200V có tầm bắn tới 250km, tầm cao 29km. [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung 9K37 Buk(NATO định danh SA-11) hậu duệ của hệ thống tên lửa phòng không được mạnh danh là “ba ngón tay thần chết” 2K12. Mỗi hệ thống tên lửa Buk được trang bị 4 đạn tên lửa 9M38 tầm bắn 30km, tầm cao 14km hoặc đạn tên lửa 9M317 tầm bắn 45km, tầm cao 25km. [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K33 Osa(NATO định danh SA-8). Hệ thống được trang bị 4 đạn tên lửa 9M33 tầm bắn 15km, tầm cao 12km. SA-8 được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1S51M3-2 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 30km. [​IMG]
    Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27. Đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ukraine. Su-27 có tốc độ tối đa 2.500km/h, phạm vi hoạt động 3.500km, trần bay 19km. Nó được trang bị 10 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay có thể mang theo gần 6 tấn vũ khí. [​IMG]
    Tiêm kích đánh chặn và bảo vệ không phận MiG-29. Tiêm kích này có khả năng cơ động cao, đặc biệt là các tính huống cơ động trong phạm vi hẹp. MiG-29 có từ 6-8 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí 3,5 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là các tên lửa không đối không R-73 hoặc R-27. [​IMG]
    Cường kích tấn công mặt đất Su-24. Nó là một máy bay có thiết kế cánh cụp-cánh xòe nhằm thích nghi với các nhiệm vụ ném bom mặt đất tốc độ cao. Với tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, Su-24 thực sự là nỗi kinh hoàng cho các mục tiêu trên mặt đất. [​IMG]
    Cường kích tấn công mặt đất Su-25. Ukraine được thừa hưởng khoảng 92 chiếc loại này khi Liên Xô tan rã. Cường kích này có hệ thống điện tử khá đơn giản, nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực đường không cho các lực lượng mặt đất. Su-25 có thể mang theo 4 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. [​IMG]
    Trực thăng tấn công Mi-24D. Đây là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân có “1-0-2” trên thế giới. Mi-24 nổi tiếng với khả năng cơ động cao, tải trọng vũ khí lớn. Mi-24 đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh cho các lượng mặt đất. [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Krivak, đây cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ukraine. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn, vũ khí bao gồm 1 pháo hạm 100mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không 9K33 Osa, 2 pháo bắn nhanh AK-630 cùng 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm.

Chia sẻ trang này