1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Ukraina

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới: Thực tế buồn?
    (Vũ khí) - Dù liên tiếp công bố thử nghiệm thành công các loại tên lửa nhưng giới phân tích đều không đánh giá cao ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
    Ukraine tiếp tục thử nghiệm thành công tên lửa mới

    Mới đây trên trang Facebook của mình, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, Kiev đã thử nghiệm thành công loại tên lửa mới do nước này sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu mặt đất.

    Cùng với dòng thông báo trên là đoạn video kèm theo về cuộc thử nghiệm vũ khí mới này.

    Theo ông Poroshenko, đon vị phát triển vũ khí tên lửa mới cho lực lượng không quân Ukraine là Tập đoàn “Ukroboronprom”.

    “Tên lửa 57 mm nhằm tiêu diệt mục tiêu mặt đất và là vũ khí được thiết kế để tấn công trực thăng và cả máy bay”, ông Poroshenko viết.

    [​IMG]
    Tổng thống Poroshenko tiếp tục tuyên bố Kiev thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa mới
    Người đứng đầu chính phủ Kiev khẳng định chắc chắn tên lửa đã được thử nghiệm thành công. Trong thời gian thử nghiệm, tổ lái chiếc trực thăng được trang bị động cơ mới và trạm ức chế quang điện tử “Adros” đã đánh trúng mục tiêu đã định.

    “Chỉ cần nửa giây là đủ để bắn cả block gồm 20 tên lửa”, ông Poroshenko khẳng định.

    Mặc dù đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và phải sống nhờ vào tiền trợ cấp, tuy nhiên lãnh đạo của Ukraine thường xuyên tuyên bố các dự án phát triển vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang.

    Còn nhớ ngày 16/11/2016, ông Yuri Biryukov, cố vấn của tổng thống Poroshenko cũng vui mừng công bố Ukraine đã thử nghiệm loại tên lửa mới do chính nước này tự sản xuất. Hình ảnh về vụ thử nghiệm này đã được đăng tải qua video thử nghiệm loại tên lửa mới lên trang Facebook cá nhân.

    Tổng thống Poroshenko đã thông báo rằng, vụ bắn thử đã thành công và tên lửa đã chứng tỏ độ chính xác cao khi tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 60km. Tuy nhiên, sau thông báo trên không có thêm chi tiết về vụ bắn thử cũng như loại tên lửa được bắn.

    Trước đó, hôm 7/11 thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng (NSBO) Ukraine Alexander Turchinov tuyên bố rằng, chương trình tên lửa của Ukraina do họ tự thiết kế và sản xuất, hiệu quả của nó tốt hơn hẳn tên lửa của Nga chế tạo.

    Vào tháng 10, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đã bất ngờ công bố việc tạo ra các loại tên lửa mới, thiết bị trinh sát và cả UAV.

    Sau đó, Tổng giám đốc của “Cục thiết kế phía Nam mang tên M.K. Yangelya”, ông Alexander Degtyarev nói rằng, trong lĩnh vực không gian Ukraine có thể đạt được thành công lớn đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ trên sao hoả và xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng.

    Thực tế buồn

    Dù giới chức Ukraine liên tiếp đưa ra các tuyên bố về việc nước này thử nghiệm thành công các tên lửa hiện đại, tuy nhiên theo nhận định của giới chuyên môn, Kiev chưa đủ điều kiện để thực hiện được điều này.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, để tạo ra tên lửa hành trình cần có hệ thống dẫn đường, thăm dò vũ trụ, động cơ tên lửa trong khi ở Ukraine chỉ có khả năng sản xuất được động cơ.

    Ngoài ra để tạo ra những tên lửa này cần có thêm thấu kính đặc biệt, thiết bị điện tử hiện đại, loại nhiên liệu đặc biệt trong khi Ukraine gần như không có gì? Ngành công nghiệp hoá học cần để chế tạo vật liệu cũng chưa có, thậm chí bệ phóng tên lửa loại này Ukraine cũng chưa có.

    [​IMG]
    Giới phân tích đều không đánh giá cao ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
    Nhận định trên không hẳn là phiến diện khi thời gian qua, dù nói nhiều về các cuộc thử nghiệm nhưng cá nhân tổng thống Ukraine và giới chức quân sự nước này không tiết lộ thêm bất cứ chi tiết nào về vụ thử nghiệm cũng như loại tên lửa này.

    Đặc biệt, theo phân tích của ông Sergei Denisentsev, chuyên gia quân sự ở Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga), trong 2 năm nội chiến ở miền đông, Ukraine đã bộc lộ yếu điểm rằng họ thậm chí còn không thể trang bị cho mình các vũ khí đơn giản nhất.

    “Thiết bị quân sự họ chế tạo ra cũng có chất lượng thấp, phụ thuộc nhiều vào linh kiện ở bên ngoài. Do đó, tôi không thấy được triển vọng của Ukraine trong hợp tác với Mỹ”, ông Denisentsev nhấn mạnh.

    Ông Denisentsev cho rằng, một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh là phải cung cấp được vũ khí cho chính quân đội quốc gia tuy nhiên, Kiev mua rất ít các loại vũ khí mới do chính nước này sản xuất kể từ sau khi Liên-xô tan rã.

    Mới đây, hãng thông tấn Sputnik đưa tin hay, Ukrinmash - một trong những công ty con thuộc Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukroboronprom của Ukraine còn bị cáo buộc thông qua một công ty trung gian của Anh đặt mua các hệ thống xích truyền động, động cơ xe bọc thép BTR-70 và một số thiết bị quân sự khác từ Nga.

    Tuy nhiên, Ukroboronprom đã bác bỏ thông tin công ty này nhập khẩu lén động cơ xe bọc thép chở quân BTR-70 và sẽ nhờ cơ quan an ninh Ukraine (SBU) làm rõ các cáo buộc trên.

    Một đại diện của Ukroboronprom còn tuyên bố, những thông tin về hợp đồng ngầm giữa Ukrinmash và công ty Rion Assets của Anh nhằm mua lại các động cơ ZMZ-4905 dành cho BTR-70 từ Nga là hoàn toàn không có cơ sở. Ukrinmash hiện là nhà thầu cung cấp động cơ BTR-70 cho Bộ Quốc phòng Ukraine.

    Từ năm 2014 sau khi Ukraine xảy ra chính biến cho tới nay, Kiev đã thực hiện một loạt các biện pháp cấm vận vũ khí lên các hợp đồng quân sự đối với Nga kể cả những hợp đồng phía Nga đã thanh khoản.

    Còn phía Ukraine cũng bắt đầu ngưng sản xuất hoặc sản xuất hạn chế các mẫu vũ khí chủ lực của nước này vốn có nguồn gốc từ Liên Xô chuyển sang các mẫu vũ khí theo chuẩn NATO. Hậu quả của việc này là Ukraine không còn khả năng duy trì hoạt động của một số trang thiết bị quân sự có từ thời Liên Xô.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-thanh-cong-ten-lua-moi-thuc-te-buon-3328948/
    hieunch thích bài này.
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Ukraine gây bất ngờ với dàn vũ khí tự động
    (Vũ khí) - Theo Defence-blog, tại Triển lãm quân sự quốc tế IDEX 2017 diễn ra tại thủ đô Abu Dahbi, UAE, Ukraine đã gây bất ngờ khi chào hàng loạt vũ khí tự động.
    Robot chiến đấu

    Theo nguồn tin này, các nhà sản xuất quốc phòng Ukraine lần đầu tiên trưng bày hàng loạt phát minh mới đóng vai trò quan trọng đối với khả năng quốc phòng của nước này, đặc biệt là những vũ khí tự động.

    Một đại diện của Tập đoàn UkrOboronProm cho biết: "Ngoài giới thiệu sản phẩm mới, triển lãm sẽ làm tăng thêm mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine với nước ngoài".

    Theo UAT, sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tại triển lãm lần này là robot chiến đấu Phantom, máy bay không người lái (UAV) Horlytsia - đều là sản phẩm của Tập đoàn vũ khí UkrOboronProm.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Phantom là thiết vận đa mục đích không người lái được thiết kế để thu thập thông tin tình báo, cung cấp vũ khí và sơ tán thương binh.

    Phantom được trang bị 1 súng máy cỡ nòng 12,7mm, thiết bị ảnh nhiệt và động cơ điện có một máy phát cho phép nó hoạt động trong trạng thái tự động khoảng 1 tháng. Trong khi đó, Horlytsia là chiếc UAV có thể bay ở tầm cao tối đa đến 5 km và ở trên không khoảng 7 giờ để phục vụ cho nhiệm vụ do thám.

    Máy bay đã phục vụ quân đội Ukraine sau khi những chuyến bay thử nghiệm được hoàn tất vào cuối năm 2016. Sau đó, cả Horlytsia và Phantom sẽ được xuất khẩu cho khách hàng bên ngoài.

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những vũ khí công nghệ cao của nước này vẫn chưa tìm được khách hàng quốc tế nào.

    [​IMG]
    Ukraine thử nghiệm robot chiến đấu Phantom.
    Bước tiến vượt bậc

    Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Ukraine giới thiệu những vũ khí đỉnh cao của mình kể từ năm 2016 đến nay, đặc biệt là khi tình hình miền Đông nước này đang có những diễn biến bất ổn. Đầu tháng 4/2016, Vệ binh Quốc gia Ukraine cho biết, lực lượng này bắt đầu thử nghiệm loại súng trường thế hệ mới được trang bị công nghệ ảnh nhiệt hoàn toàn mới.

    Theo giới thiệu, loại súng trường này được cải tiến hơn so với loại súng trường được quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường miền Đông trong thời gian qua. Điểm đặc biệt của loại súng mới này là chúng được trang bị ống ngắm hiện đại kiểu kính viễn vọng và công nghệ ảnh nhiệt thật sự lý tưởng để chiến đấu liên tục 24/24.

    Nói về tầm quan trọng của loại súng này vè nhiều vũ khí khác do Ukraine sản xuất, lãnh đạo Vệ binh Quốc gia, ông Oleksandr Turchynov cho biết: "Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu cho các nhà sản xuất vũ khí phải trở thành đẳng cấp thế giới và từng bước dần loại bỏ vũ khí Liên Xô, hướng đến chỉ sử dụng vũ khí do chính Ukraine tự sản xuất".

    Vị quan chức này tiết lộ, súng trường mới của Vệ binh Quốc gia Ukraine có tầm bắn 1,2km, nặng khoảng 4,5kg và sử dụng đạn 7,62mm. Phát biểu sau cuộc thử nghiệm với súng mới, ông Turchynov lạc quan cho rằng:

    "Trong tương lai gần, một phòng thí nghiệm khoa học sẽ được thành lập ở trung tâm đào tạo đặc công bắn tỉa, phòng thí nghiệm có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất đạn đặc biệt dành riêng cho vũ khí bắn tỉa để giúp tiêu diệt kẻ thù ở khoảng cách xa”.

    Trước khi thông tin về loại súng trường mới này được tiết lộ, đầu năm 2016, Quân đội Ukraine cũng đã bắt đầu thử nghiệm "siêu vũ khí" được lực lượng Vệ binh Quốc gia tự thiết kế. Trung đoàn Azov (Vệ binh quốc gia) Ukraine tuyên bố vũ khí mới chế tạo là một “xe tăng thông minh” có tên gọi Azovets hiện đang trải qua hàng loạt thử nghiệm để đánh giá khả năng.

    Đây là một loại chiến xa đặc biệt được thiết kế lần đầu tiên ở Ukraine và rất có ưu thế trong chiến đấu ở đô thị”, một đại diện của Trung đoàn Azov tuyên bố. Azovets có thể chở tối đa 4 sĩ quan, được trang bị pháo 2 nòng tự động và dàn phóng tên lửa chống tăng. Hơn nữa, những nhà thiết kế Azovets còn khẳng định khả năng phòng vệ của xe rất tốt vì có công nghệ tàng hình giúp nó trở nên “vô hình” trước mọi loại vũ khí chống tăng hiện nay.

    Chiếc xe lần đầu tiên được thuyết trình trước Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Arsen Avakov vào tháng 11/2015, ông ca ngợi nó là “xe tăng tự sáng tạo” đầu tiên của Ukraine. Theo chuyên gia thiết kế vũ khí Mykola Stepanov, giá sản xuất Azovets rất rẻ chỉ có 500.000USD.

    Hiện chưa rõ đến khi nào quân đội Ukraine sẽ sử dụng loại thiết xa mới này. Trước đó, ngày 3/3, các kỹ sư tại Học viện Khoa học Quốc gia Ukraine cho biết họ đã phát triển thành công một loại máy bay chiến đấu không người lái trang bị tên lửa.

    Máy bay có thể phát hiện nhiều mục tiêu và phá hủy vũ khí kẻ thù trong tầm bắn 50km, đài truyền hình 25TV đưa tin. Nó bay đạt tốc độ 800km/h, do đó sẽ khó bị hỏa lực kẻ thù phát hiện. Ngoài tên lửa thông thường, các nhà phát triển chưa tiết lộ loại vũ khí mà loại máy bay này sẽ được trang bị.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraine-gay-bat-ngo-voi-dan-vu-khi-tu-dong-3329543/
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Lực lượng tăng - thiết giáp Ukraine: Cái bóng của quá khứ
    Minh Hoàng | 07/03/2017 07:30 PM

    3
    [​IMG]
    Khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine là quốc gia thừa kế lượng tăng-thiết giáp lớn thứ hai sau Nga. Song, khi chiến sự ở Donbass nổ ra, chưa đến một nửa số khí tài này còn có thể hoạt động.

    Tháng 12/1991, Liên bang Xô Viết tan rã, các nước Cộng hòa Xô Viết thuộc nhà nước Liên bang cũ ký quyết định thành lập Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG).

    Trên cơ sở của hiệp định phân chia tài sản cho các nước thành viên, Quân đội Xô Viết vì thế cũng bị chia nhỏ theo nguyên tắc đơn vị nào đóng quân trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xô Viết nào thì sẽ thuộc Quân đội của nước Cộng hòa đó sau khi độc lập.

    Năm 1992, Lục quân Cộng hòa Ukraine được thành lập với nền tảng là 38 sư đoàn của Quân đội Xô Viết cũ. Trong số này có 23 sư đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng với tổng số phương tiện chiến đấu bọc thép là 14.858 chiếc. Cụ thể bảo gồm:

    - Xe tăng: 4775 chiếc T-54/55, T-62, T-64, T-64BM, T-72 và T-80.

    - Xe bọc thép: 5310 chiếc BTR-60, BTR-70, BTR-80, BRDM-2, BTR-D và MT-LB.

    - Xe chiến đấu bộ binh: 3405 chiếc BMP-1, BMP-2, BMP-3, BMD-1, BMD-2 và BRM-1K.

    - Pháo-cối tự hành: 1368 chiếc 2S1, 2S3, 2S5, 2S19, 2S7 và 2S9.

    Lưu kho và thanh lý hàng loạt

    [​IMG]
    Binh sĩ Congo tham gia huấn luyện sử dụng xe tăng T-64B1M tại Ukraine năm 2014.

    Nền kinh tế trì trệ và lạm phát của nhà nước Ukraine độc lập không đủ khả năng cung cấp kinh phí cho quân đội để duy trì hoạt động của toàn bộ số lượng phương tiện chiến đấu trên. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Ukraine quyết định thực hiện niêm cất, lưu kho và bán thanh lý để giảm gánh nặng cho ngân sách quốc phòng.

    Theo số liệu thống kê bởi Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 20 năm, từ năm 1994-2014, Ukraine đã bán 700 xe tăng T-72 trên tổng số 1320 chiếc cho 4 quốc gia gồm Ethiopia, Sudan, Kenya và Macedonia. Số tăng này bao gồm các biến thể T-72A, T-72UA1, T-72AV và T-72AK.

    Tính đến năm 2014, Quân đội Ukraine còn sở hữu khoảng 600 xe T-72, tuy nhiên thực tế chỉ còn khoảng 200-250 chiếc còn sử dụng được.

    Loại xe tăng chiếm số lượng nhiều nhất trong kho vũ khí của Ukraine là T-64, gồm 3 phiên bản T-64B, T-64BM và T-64BV với tổng số lượng là 2345 chiếc.

    Tương tự T-72, giai đoạn 2010-2014, Ukraine cũng bán thanh lý khoảng 100 chiếc -64B1M cho Cộng hòa Dân chủ Congo.

    Hợp đồng này được cho là có nhiều uẩn khúc. Các xe tăng trước khi được chuyển sang cho đối tác đều đã được sửa chữa và nâng cấp lên phiên bản T-64B1M. Theo đánh giá, mỗi chiếc xe này phải có giá gần 2 triệu USD.

    Tuy nhiên, hợp đồng lại chỉ thu về cho Ukraine 20 triệu USD, nghĩa là bình quân mỗi chiếc xe tăng chỉ có giá 200.000 USD, rẻ gấp 10 lần so với thực tế.

    Để so sánh, năm 2007, Ukraine nâng cấp 14 xe tăng T-64BM lên chuẩn BM "Bulat". Giá của mỗi chiếc xe tăng nâng cấp này là 600.000 USD, gấp 3 lần so với giá bán nguyên chiếc T-64B1M đã được đại tu và nâng cấp cho Congo. Điều này làm dấy lên nghi vấn về các hoạt động quan liêu và tham nhũng phía sau hợp đồng này.

    Hiện nay Ukraine còn khoảng 120 xe T-64BM "Bulat", 500 xe T-64BV đang hoạt động, số T-64B xấp xỉ 1000 chiếc nhưng đa số đã ngừng hoạt động và được đem niêm cất.

    Phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất trong biên chế quân đội Ukraine hiện nay là T-80. Họ sở hữu hai biến thể là T-80UD và T-80BV với tổng cộng là 345 chiếc vào năm 1992. Mặc dù vậy, theo các thông tin đăng tải trên trang web unian.net thì hiện nay Ukraine chỉ còn 179 chiếc T-80, bao gồm 25 chiếc T-80BV và 154 chiếc T-80UD.

    Ngoài ra năm 1992, Ukraine cũng nhận được 680 chiếc T-54/55 và 85 chiếc T-62. Toàn bộ số tăng này đã được bán cho Congo, Uganda, Zambia, Campuchia và Việt Nam trong giai đoạn 1994-2014.

    Về xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh, SIPRI không có thống kê cụ thể về các đối tác và các chủng loại phương tiện được Ukraine xuất khẩu. Tuy nhiên trong giai đoạn này, có vẻ Ukraine đã xuất khẩu hàng trăm xe BTR-60PB và BMP-1 cho các quốc gia Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông.

    Nâng cấp và sản xuất mới

    [​IMG]
    Xe tăng T-84 Oplot-M được mang ra biểu diễn nhân chuyến thăm Kharkov của thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman.

    Những năm cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000, nền sản xuất Công nghiệp, đặc biệt là Công nghiệp Quốc phòng của Ukraine bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

    Dưới thời tổng thống Viktor Yushchenko, dây chuyền sản xuất xe tăng, thiết giáp tại Xí nghiệp quốc phòng Kharkov (nay là nhà máy quốc phòng Malyshev) quay lại hoạt động được được 30-40% so với công suất thời Xô Viết. Con số này tăng lên 60% dưới thời tổng thống Victor Yanukovich.

    Viện thiết kế kỹ thuật Morozov của Ukraine trong giai đoạn này cũng đưa ra được nhiều thiết kế vũ khí mới, mang tính đột phá, nổi bật nhất là xe tăng T-84 Oplot và xe bọc thép BTR-4. Tính năng kỹ chiến thuật hai loại vũ khí trên đều được giới chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao.

    Tuy nhiên, thay vì sản xuất các phương tiện mới thay thế các vũ khí cũ trong quân đội, Ukraine lại chỉ tập trung sản xuất phục vụ xuất khẩu. Trong số 35 chiếc T-84 "Oplot-M" (phiên bản nâng cấp của T-84) ra lò, chỉ có 10 chiếc nằm trong biên chế Lục quân Ukraine, 25 chiếc còn lại được xuất khẩu sang Thái Lan.

    BTR-4 cũng tương tự, 205 chiếc xe bọc thép loại này đã được sản xuất, chỉ có 62 chiếc trong số đó là phục vụ Quân đội Ukraine.

    Khi sự kiện lật đổ chính quyền tổng thống Viktor Yanukovych xảy ra năm 2014, hoạt động của nhà máy Malyshev bắt đầu điêu đứng và suy yếu. Nhà máy hoạt động cầm chừng, liên tục nợ tiền lương cho công nhân, chi phí sản xuất gia tăng trong khi tiền ngân sách đổ xuống ngày một ít.

    Ukraine từng có mục tiêu nâng năng suất của nhà máy từ 40 phương tiện/năm trong năm 2014 lên 120 phương tiện/năm trong năm 2016, thì nay, nhà máy chỉ còn đủ khả năng sản xuất 5 phương tiện/năm.

    Thái Lan và Iraq đã phải hủy hợp đồng với phía Ukraine vì không hoàn thành đúng hạn vào năm 2015 và 2016. Việc Quân đội Ukraine liên tục đặt hàng và gửi vũ khí đến nâng cấp trong khi ngân sách từ chính phủ đổ xuống nhỏ giọt đã khiến nhà máy Malyshev phải tự đi gặp các cấp lãnh đạo của chính quyền Ukraine để xin vay vốn hoạt động.

    Nạn quan liêu và tham nhũng tràn lan trong chính quyền cũng gây không ít khó khăn cho các hoạt động của nhà máy.

    Nhiều xe tăng T-64 và BTR-4 chưa hoàn thành nghiệm thu đã được các lãnh đạo quân đội vội vã tung ra chiến trường. Quá trình sản xuất và nâng cấp nay cũng được phía quân đội yêu cầu rút ngắn nhiều nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu chiến trường. Hiện tượng này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng của phương tiện chiến đấu.

    [​IMG]
    Hàng dài các xe tăng T-72 và T-64 bị vứt bỏ ngoài bãi chứa xe tăng thuộc nhà máy Kharkov hơn 20 năm qua.

    Quá trình bảo quản vũ khí cũng gặp vấn đề nghiêm trọng. Nhiều xe tăng đã không được bảo vệ theo đúng các quy định về bảo quản trang thiết bị bọc thép, nhiều phương tiện phơi nắng phơi mưa hàng chục năm nay giờ không thể sử dụng lại.

    Khi chiến tranh xảy ra, chỉ có vài chiếc trong số 179 xe tăng T-80 có thể mang ra sử dụng. Một kế hoạch kiểm tra và sửa chữa toàn diện các xe tăng này đã được thực hiện vào năm 2015 để có thể đưa chúng quay trở lại sử dụng trong hai năm 2016 và 2017.

    Các thiệt hại tại Donbass

    [​IMG]
    Xe bọc thép BTR-80 của quân chính phủ Ukraine bị dân quân Novorossiya bắt giữ.

    Trong vòng 10 tháng, từ thời điểm chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko phát động cuộc chiến "tiễu trừ khủng bố ở vùng ATO" vào tháng 4/2014 đến khi hiệp định ngừng bắn Minsk 2.0 được ký kết vào tháng 2/2015, lực lượng Tăng – Thiết giáp Ukraine luôn là lực lượng chịu tổn thất nặng nề nhất về phương tiện chiến tranh.

    Tổng số thiệt hại lên tới 427 phương tiện, hơn 300 trong số đó là phương tiện chiến đấu bọc thép.

    Theo trang web tiếng Nga lostarmour.info, số liệu thiệt hại cụ thể của tăng-thiết giáp Ukraine theo từng chủng loại phương tiện là như sau:

    Xe tăng: Thiệt hại 93

    - T-64: 33 bị phá hủy, 45 bị bắt

    - T-72: 15 bị bắt.

    Xe chiến đấu bộ binh BMP: Thiệt hại 111.

    - BMP-1: 2 bị phá hủy, 1 bị bắt.

    - BMP-2: 70 bị phá hủy, 38 bị bắt.

    Xe bọc thép thả dù BMD: Thiệt hại 20

    - BMD-1: 1 phá hủy, 1 bị bắt.

    - BMD-2: 6 bị phá hủy, 6 bị bắt

    - BTR-D: 2 bị phá hủy, 4 bị bắt.

    Pháo tự hành: Thiệt hại 31

    - 2S1 Gvozdika: 2 bị phá hủy, 6 bị bắt.

    - 2S3 Akatsiya: 6 bị phá hủy, 3 bị bắt.

    - 2S9 Nona: 5 bị phá hủy, 7 bị bắt.

    - 2S19 Msta-S: 1 bị phá hủy, 1 bị bắt.

    Xe bọc thép BTR: Thiệt hại 110

    - BTR-60: 1 bị phá hủy, 2 bị bắt.

    - BTR-70: 1 bị phá hủy, 9 bị bắt

    - BTR-80: 20 bị phá hủy, 28 bị bắt.

    - BTR-4K: 3 bị bắt.

    - BRDM-2: 14 bị bắt.

    - MT-LB: 32 bị bắt.

    Phương tiện cơ giới khác: Thiệt hại 62

    [​IMG]
    Xe tăng T-64BV của quân đội Ukraine bị dân quân Novorossiya tiêu diệt tại Donetsk.

    Nếu đem những con số trên so sánh với thiệt hại của quân đội tổng thống Bashar Al-Assad tại Syria trong cuộc chiến khủng bố và nổi dậy 6 năm qua, thì Quân đội Ukraine trong 10 tháng giao tranh đã phải chịu mức tổn thất lớn bằng tổn thất của Quân chính phủ Syria trong 3 năm đầu tiên.

    Cái bóng của quá khứ

    Ukraine là quốc gia thừa kế lượng tăng-thiết giáp lớn thứ hai sau Nga khi Liên bang Xô Viết sụp đổ với 14.858 xe tăng, xe thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành các loại. Tuy nhiên, khi cuộc chiến ở Donbass nổ ra, chưa đến một nửa số khí tài trên còn có thể hoạt động.

    Do bệnh quan liêu, tham nhũng trong quá trình quản lý, hiện tượng tắc trách của các cấp liên quan khi bảo dưỡng khí tài chiến đấu, cùng việc bán thanh lý ồ ạt không kiểm soát các vũ khí chiến tranh đã làm Ukraine phải chịu sự thất thoát vô cùng lớn về cả phương tiện lẫn tiền bạc.

    Từ một quân đội có số lượng khí tài chiến đấu bọc thép đông đảo nhất nhì Châu Âu, những gì sót lại ở Ukraine hiện nay chỉ là còn là cái bóng của năm xưa.

    http://soha.vn/luc-luong-tang-thiet-giap-ukraine-cai-bong-cua-qua-khu-20170307142144317.htm
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tổng thống Ukraina lại công bố ra mắt tên lửa mới?
    (Vũ khí) - Các chuyên gia quân sự của châu Âu và Nga đã bóc mẽ loại vũ khí mới mà Tổng thống Ukraina giới thiệu trên phương tiện truyền thông.
    Nhà lãnh đạo của Ukraina, Petro Poroshenko trên mạng xã hội đã khoe một đoạn video về sự ra mắt của loại “siêu tên lửa” của Ukraina, phạm vi của nó có thể đạt 100 km. Ông viết rằng, “xin chúc mừng cục thiết Luch đã thành công trong việc thử nghiệm loại tổ hợp tên lửa Alder. Chúng ta tiếp tục hoàn thiện chúng để củng cố nền quốc phòng của đất nước”.

    [​IMG]
    Ukraina tuyên bố ra mắt loại tên lửa mới dành các tổ hợp phòng thủ khác nhau và hơn hẳn tổ hợp Tochka-U của Nga.
    Các nhà thiết kế Ukraina cho rằng, loại vũ khí mới có tên gọi Alder có thể sử dụng trong thành phần của tổ hợp khác nhau và khả năng của chúng vượt xa tổ hợp của Nga Tochka-U (tổ hợp cải tiến Scarab B, được trang bị năm 1989, động cơ cải tiến tăng tầm bấn lên 120 km).

    Thông tin này ngay lập tức thu hút sự chú ý của các chuyên gia, nhà bình luận . Các chuyên gia quân sự của châu Âu và Nga không tin điều này và cho rằng, tên lửa mới của Ukraina thực tế chỉ là phiên bản của tên lửa Whirlwind (hệ thống tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser của Nga. Tên của chúng là 9A1472, định danh GRAU của hệ thống là 9K121 và ký hiệu của NATO là AT-16 Scallion), được phát triển ở Liên Xô trong những năm 70 của thế kỷ trước.

    “Tất cả những tuyên bố của Tổng thống Ukraina chỉ là sự phô trương, vũ khí mới này là một trong hai phiên bản nâng cấp ở mức độ khác nhau của Liên Xô”, chuyên gia quân sự kết luận.

    “Ngay cả khi họ muốn tạo ra một tổ hợp giống như loại Iskander của Nga thì họ cũng gần không có khả năng. Nguyên nhân cơ bản nhất là lúc này họ không đủ ngân sách. Thậm chí trước đó Ukraina đã ký hợp đồng với Ả Rập Xê Út về việc cung cấp các tổ hợp phòng thủ nhưng cũng vì kinh tế nên họ đã không thực hiện được”, chuyên gia cho biết thêm.

    Ngoài ra chuyên gia quân sự, thiếu tá Italy Nikolaevich Ulyanov cũng chia sẻ với tờ Pravda.ru rằng: “Hiện nay Ukraina đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, thay vì phô trương sức mạnh họ nên trở lại với thực tế. Họ nên khiêm tốn và tập trung những đồng tiền ít ỏi để phát triển đất nước giống như Triều Tiên. Sự phô trương hay ảo tưởng của họ chỉ đánh lừa được người dân nhưng khi vào chiến đấu chúng sẽ bộc lộ tất cả. Cuộc chiến hiện tại với các nước miền Đông Ukraina đã chứng tỏ sự yếu kém của quân đội nước này”.

    Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tổng thống Ukraina công bố thử nghiệm thành công loại vũ khí mới. Trước đó ông cũng đã công bố thử nghiệm thành công loại tên lửa mới do Ukraina chế tạo nhưng sau đó các chuyên gia đã bóc mẽ loại vũ khí mới này.

    Việc chính quyền Ukraina đặc biệt là Tổng thống Ukraina nhiều lần tuyên bố thử nghiệm thành công nhiều loại vũ khí mới góp phần tăng cường sức mạnh quân đội Ukraina là muốn khẳng định vai trò quan trọng của lãnh đạo Ukraina. Hành động này nhằm muốn lấy lòng người dân và nâng cao sự tín nhiệm, tuy nhiên đối với chế độ Ukraina hiện tại không chỉ người dân mà những người đang phục vụ chế độ cũng mất lòng tin (quân nhân liên tục đào ngũ).
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tong-thong-ukraina-lai-cong-bo-ra-mat-ten-lua-moi-3334462/
  5. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Cái lạ của dân đông lào là, cái gì cũng muốn cho rẻ, không chịu nạp thuế nhưng lại muốn đi đường đẹp, ở nhà to, đi oto ....... cái này thì nên gọi là sư phụ. tao lạy bây.
    beta22Braverr thích bài này.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Iraq trả lại Ukraine cả chục chiếc xe BTR-4
    (Vũ khí) - Được coi là dòng xe chiến đấu mạnh nhất do Ukraine sản xuất, tuy nhiên trong 3 khách hàng của BTR-4, một đã hủy hợp đồng và 1 không dùng được.
    Theo Sputnik, thương vụ cung cấp 420 chiếc BTR-4 giữa Iraq và Ukraine được ký kết ngày 25/9/2009. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao và kiểm tra, Iraq đã phát hiện lô xe họ nhận dính một loạt danh sách dài các vấn đề.

    Trong đó có khiếm khuyết trong thước ngắm và thiết bị bao quát toàn cảnh, 10 khối của hệ thống điều khiển hỏa lực, cũng như 6 pháo, 8 trung liên và 11 súng phóng lựu.

    Cuối cùng, Iraq trả lại Ukraine 42 xe vì xuất hiện thêm những vết nứt trên thân. Số xe còn lại được sử dụng một cách hạn chế trong một số nhiệm vụ nhưng cũng không mang lại hiệu quả như quảng bá. Cùng thời điểm Iraq cay đắng trả lại nhà sản xuất, Indonesia còn có quyết định khiến Ukraine đau lòng hơn là hủy hợp đồng mua BTR-4.

    [​IMG]
    Quân đội chính phủ Ukraine nhận xe BTR-4.
    Nguyên nhân khiến Indonesia hủy bỏ hợp đồng này được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết, ban đầu Ukraine được Indonesia lựa chọn bởi họ nổi tiếng là nhà sản xuất các loại xe bọc thép hiện đại, chất lượng cao.

    Nhưng không may là trong tình hình căng thẳng chính trị như hiện nay, Ukraine khó có thể đảm bảo việc thực hiện hợp đồng sản xuất và cung cấp 50 xe bọc thép BTR-4, vốn dự kiến sẽ trang bị cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Indonesia.

    Theo nhận định của một số chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Indonesia hủy hợp đồng không phải do tình hình chính trị bất ổn tại Ukraine mà do chất lượng của dòng xe này không như quảng bá sau khi khách hàng Đông Nam Á này được dùng thử.

    Trước đó theo thông tin được hãng Defencenews đăng tải, Indonesia đã chính thức ký hợp đồng mua 5 xe bọc thép chở quân BTR-4 và có thể mua thêm 50 xe cùng loại của Ukrspet***port, một công ty con thuộc hãng quốc phòng Ukraine Ukroboronprom hồi cuối tháng 2/2014.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, BTR-4 là loại xe chở quân bánh lốp 8x8 có thể mang theo từ 10-12 người gồm 3 người trong tổ lái và 7-9 lính chiến, có động cơ chạy bằng diesel 500 mã lực, vận tốc tối đa trên đường đất là 110 km/h, 10km/h dưới nước và có phạm vi hoạt động tới 690 km.

    Loại xe bọc thép này cung cấp một lớp giáp bảo vệ toàn diện 7,62 mm chống đạn bi và mảnh pháo. Riêng giáp ở vòng phía trước nó có thể chịu được đạn 12,7 mm. Xe cũng chịu được 6kg mìn chống tăng. Phiên bản cải tiến BTR-4MV còn chịu được 8 kg thuốc nổ chống tăng.

    Đồng thời BTR-4 còn được trang bị hệ thống bảo vệ và chữa cháy tự động. Xe BTR-4 được trang bị hệ thống vũ khí với một pháo 30 mm, 2-4 tên lửa chống tăng Konkurs hoặc Baryer và súng máy cỡ 7,62 mm. Hệ thống vũ khí cài đặt này sẽ được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iraq-tra-lai-ukraine-ca-chuc-chiec-xe-btr-4-3336184/
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ukraine có thể sản xuất 100 bom nguyên tử?
    (Vũ khí) - Ukraine có thể sản xuất 100 đầu đạn hạt nhân trong một năm hoặc các loại bom nguyên tử như Mỹ đã ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
    Theo các chuyên gia Ukraine, Ukraine có quyền phá vỡ tất cả các thỏa thuận về việc phát triển vũ khí hạt nhân sau khi các quốc gia tham gia đã vi phạm nghiêm trọng Bản ghi nhớ Budapest.

    Tất nhiên còn nhiều thỏa thuận khác tuy nhiên họ cũng có thể phá vỡ thỏa thuận này nếu chủ quyền quốc gia của họ bị đe dọa.

    [​IMG]
    Ukraine có đủ tiềm năng để sản xuất 100 quả bom nguyên tử? (Ảnh minh họa: sharknews.ru)
    Các chuyên gia này cũng thừa nhận rằng, đối với việc sản xuất vũ khí hạt nhân, Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật, hiện tại họ đang có rất nhiều nguyên liệu thô trong nước tuy nhiên để biến chúng thành vũ khí hạt nhân không hề dễ dàng.

    Nên nhớ rằng, Ukraine là một trong 10 nước sản xuất uranium hàng đầu thế giới, có khoảng 1.000 tấn sản lượng mỗi năm. Uranium tự nhiên chứa 1% U235 – là một trong những thành phần chính của bom nguyên tử.

    Nghĩa là với sản lượng khai thác mỗi năm như trên, Ukraine có thể có khoảng 10 tấn U235, với khối lượng này họ đủ điều kiện để sản xuất 100 quả bom nguyên tử.

    Bỏ qua
    Tuy nhiên đối với Ukraine ngoài việc tạo ra bom nguyên tử cần phải có thời gian thì hiện tại phương tiện mang chúng tương đối ít. Với khối lượng mỗi quả bom khoảng 2000 kg, hiện tại Ukraine không có máy bay ném bom nào có khả năng ném nó tới vị trí đã xác định, ngoại trừ những chiếc Tu-16 được sản xuất từ thời Liên Xô và đã rất lỗi thời.

    Một vấn đề nữa đó là với tình hình hiện tại Ukraine sẽ rất khó để sản xuất uranium sạch hoặc thậm chí họ sẽ cần rất nhiều thời gian để biến nó thành plutoni. Ngoài ra hai chi tiết rất quan trọng đó là kíp điện và ngòi nổ nơtron họ sẽ phải mua ở đâu đó, bởi vì để sản xuất chúng cần rất nhiều thời gian.

    Đối với việc khai thác Uran trong tình hình Ukraine hiện tại cũng tương đối khó khăn. Nên nhớ rằng để khai thác chúng cần phải có các máy ly tâm tốc độ cao, sản xuất chúng rất tốn kém và khó có thể qua mặt các tổ chức giám sát quốc tế.

    Ukraine có thể sản xuất plutoni trong lò phản ứng của các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng để làm sạch chúng cần nhà máy với công suất lớn nhưng hiện tại Ukraine chưa có. Ngoài ra song song cùng với quá trình xử lý hóa học, họ sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Vì vậy trong tình hình hiện tại Ukraine khó có thể đáp ứng được yêu cầu này. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ chưa thể nghĩ tới việc phát triển chương trình hạt nhân của mình.

    Tuy nhiên trong tương lai điều này không phải là không có khả năng. Hiện nay việc Mỹ và Nga – hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới thường xuyên cáo buộc nhau đơn phương rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân có thể dẫn tới nhiều nước khác sẽ theo đuổi tham vọng hạt nhân của mình.

    Trong tương lai nếu kinh tế Ukraine phục hồi và họ không còn bị ràng buộc bởi các thỏa thuận quốc tế kết hợp cùng với tiềm năng của họ, họ hoàn toàn có thể trở thành mối cường quốc hạt nhân.
  8. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Từ con BMP-55 , U cà dự định cho ra con BMP Tur này , 2 kíp lái trước , máy giữa , 10 lính sau

    [​IMG]
  9. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Ukraine còn gì khi áp chuẩn NATO cho vũ khí?
    (Bình luận quân sự) - Ukraine đang áp chuẩn NATO cho vũ khí của mình và điều này đặt nền công nghiệp quốc phòng gốc Nga của nước này trước thảm họa.
    Vũ khí đầu tiên

    Ukraine vừa công bố loạt vũ khí do nước này tự sản xuất, chiếm số lượng lớn là xe chiến đấu BMP-1, xe bọc thép Spartan, pháo phản lực thế hệ mới... Và đặc biệt là xe thiết giáp chiến đấu BTR-60 với tiêu chuẩn NATO.

    ADVERTISING
    inRead invented by Teads
    BTR-60 mới của Ukraine ra đời theo gói nâng cấp Otaman của hãng Paktika. Nhà sản xuất cho biết, gói nâng cấp tập trung nâng cao khả năng sống sót của xe và tăng cường hỏa lực cho BTR-60.

    Xe BTR-60 mới của Ukraine được trang bị lớp giáp hỗn hợp gốm và hợp kim được theo các chiều vát nhằm làm chệch hướng đạn bắn tới hoặc sức nổ của các thiết bị nổ tự tạo. Lớp giáp của xe đạt tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp II của NATO.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu mới của Ukraine.
    Ngoài những nâng cấp kể trên, bên trong xe cũng được thiết kế lại. Khoang chở binh sĩ vẫn ở phía sau nhưng cửa mở được thiết kế lại giúp người lính thoát ly xe nhanh hơn trong lúc chiến đấu. Hỏa lực của xe được tăng cường với module chiến đấu Shturm-M gồm súng máy 30mm, tên lửa chống tăng, vũ khí phòng thủ khói....

    Ngoài lực lượng thiết giáp, Không quân Ukraine cũng bắt đầu rịch rịch với chuẩn mới. Theo tạp chí Jane’s, trong gói nâng cấp Su-27 và MiG-29 được Không quân Ukraine công bố cho thấy, đến cuối năm 2017, Ukraine sẽ chính thức trình làng những phiên bản đầu tiên của MiG-29 và Su-27 theo chuẩn NATO. Công việc này được bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2015.

    Để phi đội chiến đấu cơ này đạt chuẩn NATO, Công ty quốc phòng Novator của Ukraine được giao nhiệm vụ tích hợp hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 dành riêng cho Su-27 và MiG-29 thuộc biên chế Không quân nước này.

    Nguồn tin cho biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.

    Tạp chí Jane’s dẫn lời đại diện của Novator cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.

    Toan tính của NATO

    Trước khi Ukraine công khai những vũ khí đầu tiên được tích hợp công nghệ chuẩn NATO, cựu Cục trưởng Cục Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Sitnov đã có những nhận định về tương lai của công nghiệp quốc phòng Ukraine khi áp theo chuẩn NATO.

    Ông Anatoly Sitnov cho biết: "Trình độ sẽ rất đơn giản, họ sẽ lấy và sẽ đóng cửa tất. Còn thay vào đó, họ sẽ buộc Ukraine mua vũ khí trang bị phương Tây. Chỉ nhìn gương Ba Lan, Hungaria, Czech và Bulgaria là biết. Họ đã hầu như loại bỏ hết vũ khí Liên Xô".

    [​IMG]
    Vũ khí Ukraine sẽ dần chuyển sang chuẩn NATO.
    Các nước này sản xuất thành công vũ khí trang bị theo giấy phép của Liên Xô. Thời hậu Xô-viết, Warszawa, Praha và Sofia đã cạnh tranh với Moskva trên các thị trường nước ngoài.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nước này đã mất khả năng tự lực sản xuất máy bay, xe tăng-thiết giáp, các hệ thống dẫn và điều khiển. Đây thực tế là sự kết liễu nền công nghiệp quốc phòng của họ.

    Trong khi đó, Ukraine từng là một trong các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và đối thủ cạnh tranh đáng gờm của vũ khí Nga. Vào đầu những năm 2000, nước này thậm chí nằm trong số 10 nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới. Ukraine hàng năm bán 1,5-2 tỷ USD.

    Kiev đang hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước, nhưng vì những lý do dễ hiểu, tỷ trọng của thị trường Nga đối với Ukraine lên tới 60%. Thực tế là tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine còn sót lại hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga. Hơn 70% các nhà cung cấp hệ thống và linh kiện cho các xí nghiệp quốc phòng Ukraine nằm ở Nga.

    Không có sự tham gia của Nga, Ukraine chỉ sản xuất được các xe tăng Т-80, Oplot và Yatagan, cũng như một số loại xe bọc thép chở quân cũ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu quân sự quan trọng nhất của Ukraine có động cơ tàu biển turbine khí, động cơ máy bay, tên lửa không đối không, xe bọc thép hạng nhẹ.

    GS Viện Hàn lâm khoa học quân sự Vadim Kozyulin nhận định: "Ukraine đã tích tụ khối lượng nợ nần ở phương Tây như thế nên NATO sẽ không chỉ đã yêu cầu mà là sẽ bắt buộc chính quyền Kiev chôn vùi công nghiệp quốc phòng của mình để tiêu chuẩn hóa các hệ thống vũ khí trang bị theo các tiêu chuẩn của NATO".

    Các tiêu chuẩn - trước hết, đó là chuyển từ hệ đo mét sang inch. Tất cả các quy định của châu Âu đều đòi hỏi việc đó. Czech và Slovakia từng nỗ lực thích nghi với các tiêu chuẩn đó, công nghiệp quốc phòng của họ là mềm dẻo nhất trong tất cả các nước thuộc Hiệp ước Warszawa trước đây. Nhưng họ đã không có cả đủ tiền lẫn sức lực.

    "Ở châu Âu, chỉ có hai nước miễn cưỡng chống chọi được áp lực của hệ inch là Pháp và Đức. Tất cả các nước còn lại hoặc là phải mua linh kiện cho vũ khí, hoặc là phải mua vũ khí trang bị thành phẩm của phương Tây", ông Sitnov nói.

    Tờ báo Polska Zbrojna (Ba Lan) mới đây đăng một bài cho hay, sau khi Ba Lan công bố chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn đến năm 2022 với chi phí gần 130 tỷ zloty (33,5 tỷ euro), một cuộc cạnh tranh ác liệt nổ ra ở châu Âu để giành quyền bán vũ khí cho Ba Lan. Tranh giành về vũ khí phòng không là liên danh Eurosam của Thales và MBDA (Pháp) và Raytheon (Mỹ) với hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

    Trong lĩnh trực thăng, cùng lúc có 3 đối thủ: AgustaWestland AW149, EC725 Caracal và Sikorsky Black Hawk. Ngoài ra, lần đầu tiên ở Ba Lan sẽ trưng bày trực thăng tối tân Tiger HAD mà sắp tới sẽ được trang bị cho quân đội Pháp.

    Nhà sản xuất Airbus Helicopter thậm chí không che giấu việc Tiger sẽ tham gia cuộc đấu thầu mua trực thăng tiến công mới cho quân đội Ba Lan thay cho Mi-24V và Mi-24D.

    Tình cảnh đó cũng đang chờ đợi Ukraine. Việc đóng cửa các xí nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ là một trong những bước đi chính nhằm liên kết, hòa nhập với châu Âu. Ông Kozyulin cho rằng, Kiev không có cả tiền lẫn mong muốn khuyến khích hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng của mình. Bằng chứng cho điều đó là quyết định của Tổng thống Petro Poroshenko ngừng hoàn toàn hợp tác kỹ thuật quân sự với Moskva.

    ADVERTISING
    inRead invented by Teads
    Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov, tổng giá trị các đơn đặt hàng dân sự và quân sự với các xí nghiệp Ukraine năm 2014 là gần 15 tỷ USD, tức 8,2% GDP Ukraine. Giao dịch sản phẩm quốc phòng Nga-Ukraine gồm 7.000-8.000 mặt hàng, có 1.330 xí nghiệp tham gia hợp tác.

    Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov nói: "Cắt đứt quan hệ với Kiev trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự là cái chết chắc chắn đối với công nghiệp quốc phòng Ukraine và phi công nghiệp hóa hoàn toàn nước này. Cả Tây Âu lẫn Đông Âu đều không cần sản phẩm của Ukraine".

    Theo ông Anatoly Sitnov, có thể họ đã quan tâm đến công nghệ, nhưng tất cả những gì có thể lấy từ các xí nghiệp Ukraine, những kẻ muốn lấy thì đã lấy được rồi. Ví dụ, công ty Airbus Military của châu Âu đang bắt tay vào sản xuất loạt máy bay vận tải quân sự 4 động cơ turbine cánh quạt Airbus A400M. Đây thực tế là bản sao của máy bay vận tải bất hạnh Nga-Ukraine An-70.

    Ông Vadim Kozyulin cho biết: "Trong những năm 1990, chúng ta đã trải qua câu chuyện liên quan đến việc thành lập các liên doanh với các hãng nước ngoài. Lạc quan đã nhanh chóng bị thay thế bằng thất vọng.

    Thay vì cùng nhau thực hiện các dự án thực tế, tất cả chung quy chỉ là các hãng phương Tây tìm cách kiếm được những công nghệ nào đó, rồi sau đó dừng hợp tác. Hoặc là các hãng nước ngoài tìm cách biến các hãng của Nga thành các nhà phân phối đơn thuần cho sản phẩm của họ tại các thị trường các nước thứ ba".

    Vadim Kozyulin nhấn mạnh, mong muốn của NATO tham gia hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là một phần trong vở kịch đó. Khi áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mới chuẩn NATO, thực tế sẽ dìm chết tòa bộ công nghiệp quốc phòng Ukraine.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...khi-ap-chuan-nato-cho-vu-khi-3344104/?paged=2

    Quá chính xác, nhìn giương Ba Lan sẽ rõ, phần lớn khí tài, vũ khí mới của BL đều là hàng thải kém cũ của NATO, 1 số thì nâng cấp kiểu độ lại theo chuẩn NATO khí tài cũ thời LX viện trợ, rất kệch cỡm

    The Polish military continues to use some Soviet-era equipment; however, since joining NATO in 1999, Poland has been upgrading and modernizing its hardware to NATO standards. The General Staff has been reorganized into a NATO-compatible J/G-1 through J/G-6 structure. Recent modernization projects include the acquisition of (48) F-16 fighter jets from the United States, (256) Leopard 2 MBTs from Germany, ATGM technology from Israel (as well as possible future acquisition of Rafael Python 5 missiles), and (957) Patria AMV AFVs from Finland.

    Polish Navy[1]
    Main article: Polish Navy (Equipment)
    mine destroyers ORP Kormoran (2016), proj. 206FM (Mewa) ORP Mewa (1967), ORP Flaming (1967), ORP Czajka (1967)

    Polish Air Forces[1]
    Main article: Polish Air Forces (Equipment)

    https://en.wikipedia.org/wiki/Equipment_of_the_Polish_Army

    Quân đội Ba Lan theo chuẩn NATO, 1 đội quân kệch cỡm, xe tank, bọc thép, pháo binh hoặc pháo tự hành chả ra sao, cố mông má cho nó kiểu cơ động hoặc tàng hình trên cái thân khí tài từ thời LX, súng tiêu chuẩn AK các loại cũng cố phải làm cho có vẻ lắp phụ kiện kiểu súng NATO, màu sơn các kiểu cũng phải đen tuyền óng ánh cho nó ngầu như súng NATO, súng Mỹ.

    không quân thì mua được vài chiếc F16, rồi cũng sơn màu ngụy trang digital cho nó giông giống máy bay NATO các loại kể cả máy bay tàng hình F22 của quan thầy Mỹ

    Phòng không thì khó thay đổi vì ko có tiền, nhưng cũng phải cố gồng lên cho nó giống đàn anh NATO, S125 thì lắp trên khung thân T55 để chạy được cho nó giống Patriot, rồi còn nhập và sản xuất Gepard SPAAG, trong khi theo chuẩn LX thì đã có tunguska 2k22 dùng rồi

    Hải quân thì ko thay đổi được mà còn lụi bại hơn, mua cả con tàu hàng thải của Mỹ làm cảnh sát biển FFG7 class về làm soái hạm


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    Quân đội Ba Lan trong chiến tranh lạnh, cũ mà chất

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 30/09/2017
    vankong_quang thích bài này.
  10. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Ukraine dùng vũ khí tự chế sau vụ nổ kho đạn
    (Vũ khí) - Theo SBU, sức chiến đấu của lực lượng an ninh và quân đội Ukraine bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ nổ kho đạn. Nhưng tình trạng này sẽ được khắc phục.
    Tuyên bố trên được Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) đưa ra sau khi nước này công khai những thiệt hại nghiêm trọng sau vụ cháy nổ kho vũ khí lớn nhất của quân đội Ukraine. Thiệt hại lớn là không thể phủ nhận nhưng Ukraine sẽ khắc phục được tình trang này bởi hầu hết số vũ khí bị cháy nổ đều được sản xuất từ thời Liên xô.

    Vị đại diện cấp cao của SBU cho biết, rất may mắn vụ cháy đã không ảnh hưởng đến những cơ sở sản xuất quốc phòng lớn của chúng tôi - nơi đang sản xuất ra những vũ khí công nghệ tiên tiến có thể sánh ngang với Nga và cả thế giới.

    [​IMG]
    Ukraine thử nghiệm robot chiến đấu Fantom.
    Để bù đắp vào sự thiếu hụt này, nhà sản xuất Ukroboronprom vừa gây bất ngờ khi tuyên bố đẩy nhanh sản xuất robot chiến đấu hạng nặng Fantom trang bị cho quân đội. Loại robot chiến đấu này được thiết kế giúp giảm thiểu tối đa số lượng binh sĩ cần có.

    Sự đặc biệt ở robot này là bởi chúng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất, trinh sát, chốt giữ những vị trí quan trọng, cung cấp trang bị, đạn dược, sơ tán người bị thương, hay tham gia vào hoạt động phá mìn.

    Ngoài sức mạnh tấn công, Fantom có thể di chuyển trên địa hình cát nhờ động cơ hybrid với hệ thống dẫn động 4 bánh, hệ thống phanh thủy lực và hệ thống treo độc lập. Để tăng cường khả năng giám sát trên chiến trường, nhà sản xuất còn tích hợp cho Fantom tính năng kết hợp với các tổ hợp máy bay không người lái.

    Với hàng loạt trang bị tối tân của Fantom, nhà sản xuất tin rằng việc đối phó với lực lượng tăng thiết giáp do Nga cấp cho lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine không phải là nhiệm vụ quá khó khăn.

    Cùng với robot chiến đấu Fantom, nhà sản xuất UkrOboronProm cũng tuyên bố đẩy nhanh quá trình sản xuất và thử nghiệm với UAV đa năng Horlytsia - loại UAV có thể bay ở tầm cao tối đa đến 5 km và ở trên không khoảng 7 giờ để phục vụ cho nhiệm vụ do thám.

    Để tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng mặt đất khi thiếu hụt đạn nghiêm trọng, hãng Luch cũng cam kết với Bộ Quốc phòng Ukraine đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và sản xuất tên lửa chống tăng Konsar - vũ khí có thể diệt gọn cả trực thăng.

    Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa Konsar đã xé nát mục tiêu là chiếc xe thiết giáp cũ từ khoảng cách gần 3 km.

    "Khả năng phá hủy mục tiêu được thể hiện rõ bên trên xe thiết giáp, đảm bảo sự phá hủy hoàn toàn cỗ máy chiến đấu. Cần nhấn mạnh rằng, kết quả thử nghiệm Konsar thật tuyệt vời", Luch tuyên bố.

    Nhà sản xuất cho biết, Konsar có tầm xa lên tới 2,6 km với thời gian bay tới mục tiêu là 12 giây, tên lửa được dẫn đường bán tự động bởi laser.

    “Với kết quả thử nghiệm đạt được, chúng tôi đã bắt đầu quá trình sản xuất loạt và sẽ trang bị cho quân đội ngay trong năm 2017”, đại diện của Luch tuyên bố.

    Được biết, hậu quả vụ nổ kho vũ khí của Ukraine được tờ Zerkalo nedeli dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết: "Thiệt hại tối thiểu do vụ nổ gây ra đã vượt quá lượng đạn dược và mìn mà kho này cung cấp cho các lực lượng vũ trang trong vòng 4 năm qua. Khối lượng đạn dược, vũ khí khổng lồ này được bảo quản ở kho số 48 thuộc đơn vị A1119 ở Kalinovka gần thành phố Vinitsa.

    Nguyên nhân dẫn tới sự việc này đang được làm rõ. Việc kho vũ khí này bị thiêu trụi có thể khiến các hoạt động ở chiến trường bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí tạm ngừng (hoạt động vũ trang chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine) cũng như dừng tất cả các yêu cầu về đạn dược sử dụng trong việc huấn luyện chiến đấu của quân đội", tờ Zerkalo nedeli thừa nhận.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraine-dung-vu-khi-tu-che-sau-vu-no-kho-dan-3344322/

Chia sẻ trang này