1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự và khả năng xuất khẩu vũ khí của Pháp

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 15/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    Bác Bò Tót nì vô ý thế,ảnh su 33 mang moskit, yakhon thiếu gì ở chên mạng hử bác?loại tên lửa các máy bay đeo chắc được làm theo phiên bản nhỏ,nhẹ hơn tí đỉn
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Hẳn một số bạn sẽ thắc mắc là cùng xuất phát từ Su-27 nhưng tại sao Su-33, phiên bản cho TSB, lại có thể mang được tên lửa Moskit nặng 4.5 tấn ở giữa thân mà Su-30MKI của Ấn muốn mang Brahmos-A chỉ nặng 2.5 tấn lại phải nhờ Sukhoi gia cố lại khung sườn và từ đó lại nghi ngờ ngược lại là không biết thực sự là Su-33 có mang được Moskit hay không. Điều này có thể giải thích được là bởi các phiên bản máy bay HQ dùng cho tàu sân bay nói chung đều có khung sườn và càng bánh đáp được làm chắc chắn hơn rất nhiều so với các loại máy bay cùng loại của KQ.
    Trong khi các máy bay của KQ có thể hạ cánh với góc tiệm cận nhỏ trên đường băng rất dài thì các máy bay của HQ phải đáp rất mạnh với góc tiệm cận lớn xuống boong tàu sân bay có chiều dài bị giới hạn. Thêm vào nữa, khung sườn của chúng cũng phải rất chắc chắn để chịu được những cú hãm đột ngột bằng dây cáp thông qua một cái móc ở đuôi máy bay. Vì thế sẽ là điều dễ hiểu khi Su-33 nguyên gốc mang được Moskit còn Su-30 lại không.
    Đến đây có thể sẽ có bạn lại thắc mắc tiếp là tại sao Sukhoi lại không làm khung sườn của Su-30 vững chắc như Su-33. Câu trả lời là nếu làm như vậy thì trọng lượng rỗng của Su-30 sẽ tăng lên đáng kể và gây ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như tính năng, tải trọng và giá thành.
    Còn về việc tại sao chúng ta không thấy hình của Su-33 mang Moskit đang bay thì có thể là bởi Moskit quá nặng nên nếu Su-33 đã mang nó lên thì buộc phải bắn đi. Nếu không bắn nó đi thì trước khi hạ cánh cũng buộc phải vứt đi để bảo đảm yếu tố an toàn. Điều này cũng tương tự như máy bay Super Etendard và tên lửa Exocet của Pháp. Nếu SuE mang Exocet đi mà không bắn được thì trước khi hạ cánh xuống cũng buộc phải vứt tên lửa đi.
  3. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Ễnh ương vẫn muôn đời ễnh ương vì phồng bụng lên cho to = con bò nhưng cái gắn trên cổ vẫn bé tí.
    Cái giảm tốc đột ngột hay bẻ cua bán kính bé của Harrier chẳng có vẹo gì nếu Mirage III nó đủ xăng và được trang bị all aspect missile nhá.
    Nếu đủ xăng và có loại AA tương đương AIM9L, M-III đã kéo cao và bổ nhào rồi dứt điểm mấy con Harrier chứ không phải chấp nhận chơi trò dogfight tốc độ thấp với đám tên lửa cổ lỗ gí vào đít Harrier mới bắn được.
    Nếu không có AIM-9L, sau khi giảm tốc cho M-III bay vượt qua. Harrier chỉ còn mỗi cách lẽo đẽo theo sau ngắm bắn vào đít M-III nhưng nó chỉ cần tăng tốc là Harrier ngửi khói ngay (2 trận đầu tiên như vậy)
    Tóm lại vai trò quyết định là Anh có AIM-9L còn Argen không. Anh có TSB còn Argen không cả tàu lẫn máy bay tiếp dầu trên không.
  4. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Khà khà đại sư chơi 1 cái mô hình bằng giấy chết cười.
    Nếu moskit được trang bị chính thức cho đám Su33 đậu ở trên cái Cu-nhét-hộp-xốp thì đám này hàng (vài) năm đều phải có luyện tập bay bắn đạn thật. Lúc đó Rosoboronexport không làm vài chục cái ảnh hay clip để quảng cáo mới là chuyện lạ. Nếu bảo gắn vào bay mà không phóng thì về cũng phải vứt nên Nga tiếc rẻ không dám gắn thì không giải thích được Nga vẫn bắn tập Moskit đều từ tàu chiến mà chẳng tiếc cái gì cả.
    Đến nghèo như thằng Pak mua Exocet về vẫn phải thỉnh thoảng nghiến răng mang 1-2 quả ra thử thật. Nga sx được moskit mà không dám chơi thì kém tắm quá
  5. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Hờ, thế là Bò thọt bỏ qua cái khả năng về giảm tốc đột ngột của mấy em Harrier này roài.
    Anh nó mà nghe dc Bò thọt chê máy bay nó thắng Argen chỉ bằng tên lửa hiện đại hơn, nó mách bố Mẽo, thì Bò thọt có mà cạp đất vài hôm nhá
    [/quote]
    Ễnh ương vẫn muôn đời ễnh ương vì phồng bụng lên cho to = con bò nhưng cái gắn trên cổ vẫn bé tí.
    Cái giảm tốc đột ngột hay bẻ cua bán kính bé của Harrier chẳng có vẹo gì nếu Mirage III nó đủ xăng và được trang bị all aspect missile nhá.
    Nếu đủ xăng và có loại AA tương đương AIM9L, M-III đã kéo cao và bổ nhào rồi dứt điểm mấy con Harrier chứ không phải chấp nhận chơi trò dogfight tốc độ thấp với đám tên lửa cổ lỗ gí vào đít Harrier mới bắn được.
    Nếu không có AIM-9L, sau khi giảm tốc cho M-III bay vượt qua. Harrier chỉ còn mỗi cách lẽo đẽo theo sau ngắm bắn vào đít M-III nhưng nó chỉ cần tăng tốc là Harrier ngửi khói ngay (2 trận đầu tiên như vậy)
    Tóm lại vai trò quyết định là Anh có AIM-9L còn Argen không. Anh có TSB còn Argen không cả tàu lẫn máy bay tiếp dầu trên không.
    [/quote]
    Ngay cả khi bị dí vào đít thì Harrier chỉ cần quay cái thrust vector xuống dưới thì Mi-3 có mà chui xuống biển bắn lên! Lạ là có ưu thế về tốc độ tại sao Mi-3 không xài súng giống cách mà các phi công Mĩ đấu với Nhật trong WW2?
    Còn về đoạn cuối em nghĩ bác nhầm! Argentina có 1 tàu sân bay, nhưng do thằng Tuần dương hạm của nó chìm sớm nên đành nằm nhà vì sợ tàu ngầm Anh thịt mất! Argentina cũng có máy bay tiếp dầu vì khoảng cách từ main land ra Malnivas tận 2nghìn rưởi km, họ phải tiếp dầu 2 lần
    mượn tạm ảnh của bác RF
    [​IMG]
  6. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    Theo vitinfo.com:
    Các công ty của Pháp đã nhận được các đơn đặt hàng mới trị giá 6,6 tỷ euro (9,7 tỷ USD), đưa Pháp lên vị trí thứ 4 trong danh sách các nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu sau Mỹ, Anh và Nga, và chiếm khoảng 7% trên thị trường vũ khí toàn cầu, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết.
    Trong tháng này, Tổng thống Sarkozy đã dẫn đầu một phái đoàn xuất khẩu vũ khí tới Brazil, nước đã ký một hợp đồng mua 4 tàu ngầm thông thường và đang cân nhắc mua các máy bay chiến đấu Rafale, do Tập đoàn hàng không Dassault sản xuất.
    Tháng 12 năm ngoái, Brazil và Pháp đã ký kết một thoả thuận quốc phòng trị giá 8,6 tỷ euro, bao gồm cả việc cung cấp 50 máy bay trực thăng EC725 Super Cougar do Tập đoàn EADS sản xuất.
    Năm 2000, Pháp đã xuất khẩu được các hệ thống vũ khí trị giá 8,2 tỷ euro.
    Năm 2008, Ma-rốc là khách hàng lớn thứ ba của Pháp với một hợp đồng mua các khinh hạm FREMM do Công ty điện tử Thales chế tạo.
    Vị trí thứ 3 thuộc về Ả-rập Xê-út, một phần nhờ vào hợp đồng mua các máy bay tiếp dầu trên không được chuyển đổi từ các máy bay chở khách do Airbus chế tạo.
    Số lượng vũ khí đã được xuất trong những năm trước đó đã giảm xuống 3,17 tỷ euro trong năm 2008 từ 4,6 tỷ USD trong năm 2007, nhưng con số này chưa phải con số cuối cùng do sự chậm trễ trong việc tổng hợp số liệu.
    Em thắc mắc cái bọn Anhlô xắc xông đâu nghe nó xuất cái gì gình gang đâu mà xếp chên cả Gôloa luôn các bác nhẩy?hay tính adua theo mấy cái con eurotyphoon cho Arập?
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Tàu ngầm Le Triomphant:
    [​IMG]
    Mặt cắt ngang với các ống phóng tên lửa đạo đạo xuyên lục địa M45:
    [​IMG]
    Defense News đưa tin, tập đoàn DCNS của Pháp đã nhận được hợp đồng cung cấp 10 hệ thống chống ngư lôi Nemesis để trang bị cho tàu ngầm thuộc Lực lượng Hải quân Pháp.Thỏa thuận tương ứng đã được kí kết giữa DCNS và Bộ Quốc phòng Pháp vào đầu tháng 9 .
    Hợp đồng xem xét việc cung cấp và lắp đặt hệ thống Nemesis trên 4 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân cũng như trên 6 tàu ngầm tấn công thông thường.
    Theo DCNS, những hệ thống mới sẽ thay thế các hệ thống Dilsat tương tự đã cũ được sử dụng chống ngư lôi sản xuất từ thập niên 70.
    Hiện nay Hải quân Pháp sở hữu 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Le Triomphant. Một tàu ngầm tương tự sẽ gia nhập Hải quân vào năm 2010. Vũ khí chính trang bị cho những tàu ngầm này là tên lửa đạo đạo xuyên lục địa M45 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6000km. Nhưng trong tương lai, Pháp sẽ nâng cấp tàu ngầm hiện có để có thể phù hợp với việc sử dụng tên lửa M51 có tầm phóng 8000-9000km.
    Ngày 26/1, tàu ngầm hạt nhân mới Le Terrible của Pháp thuộc lớp Le Triomphant đã được hạ thủy và bắt đầu cuộc thử nghiệm ngoài khơi.
  8. SSX999

    SSX999 Guest

    Nga vừa chiếm vị trí số 2 của Pháp năm rồi. Anh đứng trên Pháp chỉ là tính bậy.
    Ví dụ Anh thay mặt EADS bán nhiều tỷ Typhoon cho Arab thì phải chia phần cho
    Pháp, Đức với chứ. Định xơi cả à?
    Căn cứ theo doanh số năm 2008:
    1. Mỹ
    2. Nga
    3. Pháp 5,9 tỷ
    4. Đức 5,8 tỷ
    5. Anh 2,8 tỷ
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2826.msg84869#msg84869
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 09/10/2009
  9. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    Bác có í lộn không đó? Em chích tiếp từ Vitinfo.com luôn: Defense News dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Israel cho biết, trong năm 2008, Israel đã xuất khẩu vũ khí, đạn dược, quân nhu và công nghệ quốc phòng với doanh thu đạt 6,3 tỷ đôla. Như vậy là Israel mới chở thành quốc gia có doanh thu vũ khí lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga chớ bác.
  10. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Cãi nhau về thằng nào bán nhiều bán ít chẳng có vị gì. Thử tìm kiếm thì mỗi nguồn mỗi thứ tự khác nhau. Thường thì Mỹ , Nga luôn số 1,2 vì khoảng cách khá xa so với đám còn lại. Từ vị trí 3 trở đi thì mỗi nguồn nói 1 phách. Trong lịch sử thường thì thằng Phú giữ vị trí 3 này. Nhưng gần đây vị trí này bị tranh chấp tợn. Vả lại còn do cách tính: doanh số tính theo hợp đồng đã ký, doanh số tính theo hàng thực giao, +/-phần phụ tùng nằm trong các sản phẩm hợp tác quốc tế, tiền license phải trả...
    Tin mới là Phú vừa đưa vào sử dụng ASMP-A, bản nâng cấp của ASMP với tầm phóng 500km, Mach 3.

Chia sẻ trang này