1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự và khả năng xuất khẩu vũ khí của Pháp

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 15/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Cách tính của Tây là tính doanh thu doanh số giao hàng mỗi năm chứ không tính HĐ ký trong năm. Thường 1 HĐ kéo
    dài nhiều năm. Nếu tính HĐ Nga bây giờ đã có hồ sơ 26 tỷ về nhất à?
    Israel là ông cụ Hoax họ theo Juda và kinh Tamud, cả thế giới còn lại có triết giáo khác. Ai có thì giờ tìm hiểu xem xuất cái gì mà đòi đứng thứ 3?
    Pháp luôn đứng hàng 2 đã nhiều chục năm có lẻ, chịu đứng hàng 3 mới đây thôi.
  2. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Tên lửa ASMP-A đây:
    [​IMG]
    Rafael với tên lửa ASMP-A:
    [​IMG]
    Mirage 2000N với tên lửa ASMP-A:
    [​IMG]
    Tên lửa ASMP-A do Tập đòan MBDA-Pháp phát triển từ tên lửa ASMP của Tập đòan Aerospatiale . Tên lửa ASMP-A là lọai tên lửa đối đất tầm trung được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật với tầm phóng 500km . ASMP-A sử dụng một thế hệ mới của các thành phần chuyển hướng / hướng dẫn / thiết bị điều khiển.
    Giai đọan khả thi của chương trình Vesta (ASMP-A) được hòan tất cuối năm 1996, nghiên cứu và sản xuất, thử nghiệm từ năm 2000. Năm 2009 đưa Tên lửa ASMP-A vào sử dụng trên máy bay Mirage 2000N. Dự kiến sẽ trang bị cho Không quân, Hải quân Pháp vào năm 2010 trên máy bay Rafael F3, và sẽ thay thế phiên bản tên lửa trước đó là ASMP (tầm 300km).
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    [​IMG]
    Tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm M-45-Pháp:
    [​IMG]
    Tên lửa M-45 của Hải quân Pháp là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn được phóng từ tàu ngầm. Hiện nay hải quân Pháp đang trang bị khỏang 48 tên lửa loại M-45 này cho các tàu ngầm thuộc lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược hạt nhân của mình.
    Đây là loại tên lửa được Tập đoàn Aerospatiale sản xuất và đưa vào trang bị cho Hải quân Pháp vào năm 1996, dựa trên tên lửa cũ M-4. M4 cũ có tầm 4.000km, M-45 có tầm 6.000km mang 6 đầu đạn nhiệt hạch 100kt/1 đầu. Phạm vi tiêu diệt của M-45 sai số với khỏang 350m. M-45 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp máy tính kiểm sóat tải trọng.
    Tháng 6 năm 2004, Tên lửa M-45 đã được phóng thử từ tàu ngầm lớp Le Triomphant, và đã bắn trúng mục tiêu tại Guiana thuộc pháp.
    Tên lửa M-45 có trọng lượng: 35 tấn; chiều dài: 11,05m; đường kính tên lửa: 1,93m; mang 6 đầu đạn x 100 Kt TN 75; tầm bắn 6.000km..
    Tên lửa M-51:
    [​IMG]
    Phóng thử nghiệm M-51:
    [​IMG]
    Tên lửa M-51 hiện còn đang được nghiên cứu, dự kiến sẽ đưa vào trang bị cho Hải quân Pháp vào năm 2010. Tên lửa M-51 được trang bị 6-10 đầu đạn nhiệt hạch 75kt/1 đầu. Trọng lượng: 52 tấn, dài 12m và đường kính: 2,3m. Động cơ sử dụng nhiên liệu rắn, xuất phát từ động cơ của tên lửa đẩy Ariane 5. Tầm bắn của M-51 là 11.000km. Trong 3 năm 2006-2008 đã diễn ra 3 lần thử nghiệm đều thành công. tên lửa này cũng được nghiên cứu để trang bị trên tàu ngầm lớp Le Triomphant
  4. Intercepteur

    Intercepteur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Em sửa một chút cho bác Tombuys ạ.
    Tên lửa M-51 vác theo 6-10 đầu đạn sức công phá 110kT. Và là đầu đạn HẠT NHÂN chứ không phải NHIỆT HẠCH. Không có vũ khí nhiệt hạch nào từng được thử nghiệm mà sức công phá lại bé thế (Do năng lượng phân hạch của đầu nổ hạt nhân đã rất to+năng lượng nhiệt hạch).
    Mặc dù Pháp đã thử nghiệm thành công bom khinh khí và kết quả là một đảo san hô biến thành một khu vực thiếu tôm cua, nhưng Pháp không sử dụng các vũ khí nhiệt hạch, bởi theo họ bom/ đầu đạn hạt nhân đã quá khoẻ, và rẻ, dễ thao tác.
    Đùa vui một tý, nếu đưa M-51 vào sử dụng thì một tàu ngầm sẽ vác 160 đầu đạn. Bốn cái là 640 đầu đạn-So với hiện tại chỉ có lèo tèo 3 trăm. Như vậy có thể kết luận anh Pháp đang tính chuyện chạy đua vũ trang hạt nhân
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Trong tài liệu ghi là "thermonuclear warhead", em nghĩ nó là đầu đạn nhiệt hạch chứ bác? (phản ứng tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ cao)
  6. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Cập nhật thêm về vụ Rafale crash vừa qua:
    2 pilot thì 1 pilot hi sinh, ngồi im trong ****pit. Em cũng thấy lạ ko hiểu sao lại ko eject nhỉ.
    Máy bay thì là F3, đời mới nhất của dòng Rafale, mang theo đấy đủ hàng hoá.
    Cả 2 phi công đều là phi công kì cựu cả.
    Đúng là Pháp bị vụ này đau thật
    http://www.aviationweek.com/aw/blogs/defense/index.jsp?plckController=Blog&plckBlogPage=BlogViewPost&newspaperUserId=27ec4a53-dcc8-42d0-bd3a-01329aef79a7&plckPostId=Blog%3a27ec4a53-dcc8-42d0-bd3a-01329aef79a7Post%3aefcc677d-366f-4d4e-b9f3-08041b559d7d&plckScript=blogScript&plckElementId=blogDest

    http://www.defensenews.com/story.php?i=4304736&c=EUR&s=AIR
  7. phungccuong

    phungccuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    1
    Khi nói "hạt nhân" nghĩa là bao hàm cả "phân hạch" và "nhiệt hạch".
    Trong thực tế kho vũ khí chiến lược của các cường quốc không còn đầu đạn "phân hạch" vì không hiệu quả, khó chế tạo lớn hơn 50kt (2 quả bom nổ ở Nhật chỉ có 10 kt thôi). Tất cả những đầu đạn từ 50 kt trở lên đều là nhiệt hạch.
    Còn nói về chuyện "bé thế" thì các đầu nổ Neutron (thực chất cũng là nhiệt hạch) có thể chế tạo ở cỡ 01 kt nên 110 kt là thuộc lọai lớn rồi
  8. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    e rằng bạn nói ngược hơi bị nặng đó. LX chính vì ko có khả năng chế tạo đc các tsb lớn nên mới phải tập trung vào tên lửa diệt hạm. Nhiệm vụ của hải quân đâu phải chỉ có chống tàu đối phương. TSB là trọng tâm của 1 lực lượng hải quân viễn dương, hay còn gọi là power projection. Nhiệm vụ chính của tsb là nhằm hỗ trợ các chiến dịch quân sự ở hải ngoại, cho phép hải quân tác chiến với các mục tiêu cả trên bộ, trên ko, trên mặt biển và trong lòng biển. Tên lửa diệt hạm ko thể so với sự linh hoạt mà các máy bay trên tsb có đc.
    TSB là ước mơ của tất cả các cường quốc hải quân, kể cả Nga. Ngoài ra còn có thể kể Ấn độ, tq, nhật bản. Bởi vì việc sở hữu tsb chứng tỏ hải quân đã phát triển lên 1 đẳng cấp khác, từ chỗ chỉ mang tính phòng thủ sang là lực lượng viễn dương.
  9. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    MOSKIT đây, bìa đây! Xem nó làm bằng loại bìa giề!
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Chiến hạm FREMM của Pháp:
    [​IMG]
    Khoang chứa canô:
    [​IMG]
    Công ty đóng tàu DCNS của Pháp đã kí kết hợp đồng giao thêm 3 khinh hạm đa năng FREMM cho Hải quân Pháp, nâng tổng số đơn đặt mua bổ sung đầy đủ lên 11 chiếc.
    Thông báo của DCNS cho hay việc xác nhận hợp đồng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Hervé Morin, thông báo hôm 08/10 tại buổi khai trương sản xuất khinh hạm đa năng thứ hai của Pháp trong series này.
    Một phát ngôn viên DCNS cho biết, hai trong số những chiến hạm mới này sẽ là phiên bản tàu phòng không, còn chiếc thứ ba được trang bị hệ thống tác chiến chống ngầm. Hợp đồng này cũng bao gồm việc nâng cấp các thiết bị cảm biến trên không và trên mặt đất, thiết bị phát hiện tất cả các tàu dưới nước và lịch trình cứ 10 tháng giao 1 tàu. Đợt giao tàu đầu tiên dự kiến diễn ra trong năm 2012 và đợt cuối cùng vào năm 2022.
    Khi chương trình Frégate Européen MultiMission (FREMM) bắt đầu, tổng cộng 17 tàu được dự tính với mức giá 388,5 triệu euro (574 triệu USD/chiếc), tổng cộng 8,51 tỷ euro. Chính phủ Pháp đã cắt giảm đơn đặt mua FREMM xuống còn 11 chiếc và từ bỏ phiên bản tàu tấn công trên mặt nước theo kế hoạch trước đó.
    DCNS miêu tả FREMM là chương trình đóng tàu hải quân lớn nhất của châu Âu. Chương trình FREMM của Italy gồm 10 khinh hạm.Đề án ?oFREMM? phối hợp giữa Pháp và Italia, nhằm chế tạo tàu chiến tàng hình đa năng, có khả năng chống tàu ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ hoả lực cho hoạt động quân sự của lục quân tại các khu vực ven biển.
    DCNS quan tâm nhiều đến FREMM trên các thị trường xuất khẩu để bù lại sự thâm hụt trong các đơn hàng nội địa. Pháp đã bán một chiếc FREMM cho Morocco và hiện đang hội đàm để bán từ 4 đến 6 tàu chi Hi Lạp. Pháp cũng hi vọng sẽ bán được 3 tàu cho Ả Rập Xê Út.
    Theo Bộ quốc phòng và an ninh của Pháp, hiện Pháp vận hành một hạm đội gồm 18 khinh hạm, trong đó có FREMM, Horizon và Lafayette.
    Tàu lớp Fremm được sản xuất cho Hải quân Pháp có điều chỉnh thiết kế mẫu mã so với FREMM của Hải quân Italia, dự kiến sẽ được trang bị cho Hải quân Pháp vào năm 2012 . Tàu dài 137m với trọng lượng rẽ nước :5.000tấn. Trang bị gồm 1 Pháo hạm 70mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Aster 30 và tầm gần Mica VL, tên lửa chống hạm Excocet (hoặc Hapoon); Ngư lôi Torpedo và 1 trực thăng chống ngầm AS 565 SB
    Pháo hạm đa năng 70mm do Oto Melara-Italia sản xuất trang bị cho FREMM có khả năng chống máy bay tầm thấp:
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không Mica trên chiến hạm FREMM:
    [​IMG]
    Các mặt chính của tàu:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này