1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêm phòng cho trẻ hay có phản ứng

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Dao_Cham, 17/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dao_Cham

    Dao_Cham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2017
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần đi tiêm phòng cho trẻ, bạn có lo lắng con bị sốt, co giật hoặc nhiều phản ứng khác? Đây là nỗi lo chung của nhiều ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, bạn có biết các phản ứng nhẹ rất thường gặp khi tiêm phòng cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

    - Máy đo huyết áp gia đình

    - Máy tạo oxy giá rẻ

    Tiêm chủng là gì?

    Tiêm chủng thực chất là gây ra một miễn dịch chủ động nhân tạo, có nghĩa là chúng ta đưa vào cơ thể trẻ em hay người lớn chúng ta một kháng nguyên không đủ gây bệnh, nhưng có khả năng kích thích cơ thể sinh ra một lượng kháng thể.

    Khi kháng nguyên gặp kháng thể, bao giờ cũng phải có một phản ứng nhẹ nhất là sốt. Và nếu không có phản ứng đó thì khó lòng sinh ra kháng thể chủ động. Nếu người khỏe mạnh, trẻ càng bụ bẫm thì phản ứng càng mạnh và càng dễ sốt cao. Những trẻ càng yếu, cơ thể không đáp ứng, có những cơ thể suy giảm miễn dịch thì khi tiêm vắc xin kháng nguyên vào cũng không sinh được kháng thể.

    Khi kháng nguyên, kháng thể của cơ thể khỏe mạnh thì chắc chắn sẽ có phản ứng cơ bản là sốt. Trẻ em sốt thì sẽ hay quấy, khóc, bỏ ăn, sưng đỏ và đau… là chuyện thông thường vì sốt là phản ứng cơ thể. Đã tiêm vắc xin thì sẽ luôn có phản ứng nhẹ, nếu phản ứng quá mạnh có thể sẽ dẫn đến sốc phản vệ hoặc tử vong.

    Nguyên nhân có thể do cơ địa của trẻ mẫn cảm, nhạy cảm hơn nên sẽ phản ứng mạnh hơn. Gia đình không phát hiện kịp thời để đưa trẻ đến viện. Nguyên nhân sâu xa nữa là do cơ sơ y tế quá xa với nơi ở, vì vậy khi đưa đến nơi thì không thể cứu được nữa. Nguyên nhân cuối cùng là xử lý shock.

    Chính vì vậy, cha mẹ khi đưa con đi khám, sau khi tiêm chủng xong cần cho trẻ ở lại theo dõi trong 30 phút và cần thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như khóc, khó chịu, nôn trớ,… Đồng thời, phụ huynh cần phải theo dõi tiếp tục khi trẻ vừa tiêm chủng xong sau 1 – 2 ngày. Nếu trẻ có phản ứng mạnh như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc, khó hạ sốt, sốt liên tục trong 24 giờ…, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh gần nhất,

    Trẻ đi tiêm chủng cần có những dấu hiệu cơ thể bình thường, không ho, sốt,… Tuy nhiên, những phản ứng nhẹ là khó tránh khỏi ở nhiều trẻ. Vấn đề cần quan tâm là bạn cần chú ý và xử lý kịp thời các tình huống để ngăn chặn trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chia sẻ trang này