1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiền Giang không chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi longnp1976, 17/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longnp1976

    longnp1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang không chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho

    Chào các bạn, Mình tìm hoài mà không thấy forum cho dân Tiền Giang đâu cả. Các bạn ở Tiền Giang hoặc các bạn tỉnh khác có những cảm nhận về văn hóa, con người, ẩm thực, điểm du lịch .....về Tiền Giang hãy cho biết ý kiến nhé . Hy vọng sẽ nhận dược sự ủng hộ của các bạn. Thanks
  2. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Chùa Vĩnh Tràng

    [​IMG]
    Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa đẹp của Việt Nam.
    Từ trung tâm thành phố Mỹ Tho, qua cầu Nguyễn Trãi đi chừng 300 mét, rẽ trái là đến trước chùa Vĩnh Tràng.
    Ðường vào chùa có hai hàng cây cao râm mát. Du khách dễ ngỡ ngàng trước hai cổng tam quan có lầu, đồ sộ, uy nghi và ngôi chùa đầy vẻ tráng lệ hiện lên trên nền trời xanh, có dáng dấp các tháp Angkor. Hiếm thấy chùa của người Việt tráng lệ và đẹp như thế.
    Xưa kia, dưới đời vua Minh Mạng (1820-1840), một tri huyện về hưu, tên là Bùi Công Ðạt, mua đất của một người bạn và cất Am Tự để tu hành, nên người dân địa phương gọi là ?oChùa Ông Huyện?
    Có chùa, ông Huyện Ðạt rước một đại sư, Ðạo hiệu là Huệ Ðăng, gốc ở chùa Giác Lâm (Chợ Lớn), là tổ vị thứ 38 của dòng Lâm Thế Chánh Tông, về trụ trì chùa. Sau khi ông Huyện Ðạt quy tiên, Ðại sư Huệ Ðăng ngày đêm tu bổ ngôi Tam Bảo, được phật tử bốn phương đổ về góp công của, xây dựng thành ngôi đại tự, cột gỗ, mái ngói vào năm Kỷ Dậu (1849), lấy tên chùa Vĩnh Tràng. Với ý muốn là chùa sẽ bền vững như trời ?" trăng ?" sông ?" núi.
    Tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Ðịnh Tường, chùa Vĩnh Tràng cũng bị tàn phá, một tượng Quan Aâm bằng đồng khá lớn bị thất lạc. Năm 1864 thì Hòa thượng Huệ Ðăng viên tịch, Hòa thượng Thiện Ðề kế vị.
    Năm 1872 chùa được sửa chữa lớn. Nhiều tượng được tạc thêm, trong đó có 10 tượng thập điện bằng đất nung. Sau khi Hòa thượng Thiện Ðề qua đời, chùa rơi vào cảnh hương tàn khói lạnh, nhiều thiền sư đến trụ trì rồi lại ra đi.
    Năm 1895, Thầy Yết-ma Trà Chánh Hậu người Minh Hương, con của một Tri Phủ, đệ tử Tổ đình Bửu Lâm, khởi công cất thêm một ngôi chánh điện phía trước. Trận bão năm Giáp Thìn (1904) làm chùa bị hư hại nặng. Vì thế, từ năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu cho sửa chữa và tôn tạo lớn, đặc biệt là mặt tiền và khu sân thiên tĩnh, tô điểm, trang trí theo kiểu mới, pha cả kiến trúc Aâu và Á thật cầu kỳ, làm cho chùa cao to hẳn lên. Các cột được xây khá công phu theo kiểu Hy Lạp cổ. Sân trước thành một vườn hoa có nhiều kiểng quý. Trong chùa có hàng chục bao lam, chạm trổ tinh vi, thếp vàng rực rỡ; một tượng Quan Aâm bằng đồng lớn hơn người thật. Ðẹp nhất là các tượng Trung Tôn, Ðịa Tạng, Hộ Pháp, ông Thiện, ông Aùc, 18 vị La Hán do Tài công Nguyên (tức thợ Nguyên) và học trò của ông thực hiện, với nhiều dáng vẻ khác nhau, rất sống động.
    Trước chánh điện có hai cột gỗ lớn, chạm rồng nổi rất công phu. Ðiều đặc biệt là chùa còn giữ được một chuông đồng lớn, đúc vào năm 1854, từng bị thất lạc nhiều năm trong chiến tranh.
    Năm 1932, hai cổng Tam quan được xây dựng. Hai Tam quan tựa như hai lâu đài, được ghép từ vô vàn mảnh sứ óng ánh và cổ kính. Trên lầu của hai Tam quan có tượng của Hoà thượng Chánh Hậu (1852-1923) và Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên (1874-1939), nhiều hình tượng hoa trái, chim thú, sự tích nhà Phật và sự tích dân gian phong phú và độc đáo, được xem là hai Tam quan đẹp nhất của Nam Bộ.
    Dưới thời chính quyền Ngụy, chùa Vĩnh Tràng được Bộ Quốc gia Giáo dục liệt hạng.
    Năm 1984, Bộ Văn hóa ?" Thông tin của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
    Năm 1994 chùa được trùng tu phần hậu liêu. Năm 1998 được gia cường phần gỗ ?" thứ vật liệu chủ yếu của chùa Vĩnh Tràng.
    Ðến nay, ngôi chùa lớn nhất Nam bộ này vẫn giữ được vẻ nguy nga tráng lệ trong khung cảnh u nhàn, thanh tĩnh, vừa trang nghiêm vừa khả ái. Khiến du khách đến Mỹ Tho không thể không thăm viếng chùa này.
  3. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang không chỉ nổi tiếng với món hủ tiếu Mỹ Tho mà còn có nhiều đặc sản khác nữa như: bánh bèo, mắm còng, sam biển và hương vị ngọt ngào của các loại trái cây cả bốn mùa.​
    Hủ tiếu Mỹ Tho
    Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người Hoa, du nhập vào đất Mỹ Tho từ hàng trăm năm nay. Nhưng được "Mỹ Tho hóa" theo cách riêng, trở thành món ăn ngon có tiếng của địa phương.
    Hủ tíu Mỹ Tho làm bằng bánh bột gạo chan nước súp (nấu bằng xương hầm, khô mực nướng, tôm khô cùng một số gia vị đặc trưng) bên trên mặt bày miếng sườn non, con tôm bổ đôi cùng với thịt và lòng, ăn với nước tương và rau giá.
    Ai đến Mỹ Tho cũng phải một lần thưởng thức hủ tiếu Mỹ Tho, món ăn đặc trưng nhất của thành phố nhỏ bé bên dòng sông Tiền, đã nổi tiếng khắp nơi. Hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn nhờ cách chế biến nước lèo, sợi hủ tiếu rất đặc biệt, không quá dai cũng không quá bở, không quá to như bánh phở mà cũng không quá nhỏ như bún...Ngoài ra, hủ tiếu bò viên nơi đây cũng rất lạ, chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Hãy đến góc đường Lê Đại hành - Lê Lợi để tìm sự thú vị trong nghệ thuật ẩm thực...
    Bún gỏi già Mỹ Tho
    Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm thôi. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá, (hình như là mắm cá linh thì phải). Bún gỏi già phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Đặc biệt, nó chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn làm sao.
    Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng mà nó ngon nhờ hẹ đấy. Nếu không có cọng hẹ nào thì cái tô bún của bạn coi như tiêu. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Bạn không cần nêm nếm gì vào tô mà vẫn cảm thấy vừa miệng.... Nếu có khi nào về Mỹ Tho, thì các bạn nên thử qua.
    Bánh bèo
    Nghỉ đêm ở thành phố Mỹ Tho, sẽ có một món ăn hấp dẫn khác, bán vào buổi tối, ở góc "Chợ Hàng Bông". Món bánh bèo! Chỉ là một gánh hàng, vài chiếc ghế con con, vậy mà lúc nào nơi đây cũng chật cứng. Bánh bèo không lớn như của người miền Bắc, tròn, nhỏ, được xếp chồng lên nhau, thêm đậu xanh nấu, bánh phồng tôm xắc nhỏ, thịt thái sợi, ăn với nước mắm tỏi ớt...
    Mắm còng xứ rẫy Gò Công
    Nhà nào ở miệt rẫy cũng đều biết làm món mắm còng. Bà con làm để ăn, tặng bạn bè thân hữu. Nhà nào có dư thì đem ra chợ bán kiếm thêm chút đỉnh. Ðến mùa còng lột, người ta hay chọn bắt những con vừa lớn vừa có mầu sắc đỏ tươi để làm mắm. Còn các loại còng khác ít ai bắt, có chăng chỉ để nuôi đàn vịt tàu đẻ mà thôi.

    Bánh giá chợ Giồng
    Ở huyện Gò Công Tây, món bánh giá chợ Giồng là đặc sản trứ danh với cách chế biến rất đổi công phu. Đấu tiên là chọn gạo, đậu xanh loại ngon đem xay thành bột, hòa vào trứng gà, bột mì, gia vị. Khi chiên bánh đặt thêm vào thịt, tôm, giá đã băm, đậu phộng, mỗi thứ một ít. Bánh còn nóng hổi, tỏa mùi thơm phức ăn kèm rau sống và nước mắm tỏi ớt thì thật là tuyệt vời.
    Sam biển Gò Công - Tiền Giang
    Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
    Có dịp về Gò Công để thưởng thức món sam trứng, bạn sẽ có một ấn tượng khó quên!
    Các loại trái cây
    Ngoài những đặc sản trên, Tiền Giang còn nổi tiếng với những loại trái cây đặc trưng, thường được mua về làm quà biếu. Phổ biến nhất là: sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, sapôchê, xoài

  4. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về Mỹ Tho Xưa
    Trích từ ?oLịch sử văn hóa Tiền Giang? của Nguyễn Phúc Nghiệp xuất bản năm 1998.
    Từ đầu thế kỉ 17 hoặc sớm hơn, cuối thế kỉ 16, Mỹ Tho đã có lưu dân người Việt vào khẩn hoang và tiến hành sản xuất nông nghiệp.
    Vào vùng đất mới, người đi khai hoang gặp những thuận lợi rất cơ bản như : khí hậu điều hòa, không có bão lụt, mặt đất bằng phẳng với sông rạch chằng chịt mang lại tôm cá, nước tưới, phù sa màu mỡ và thuận tiện cho việc giao lưu? Tuy nhiên, trong buổi đầu, cư dân gặp không ít trở ngại như : rừng rậm hoang hiểm, ác thú đầy dẫy?Thế nhưng, bằng sức lao động quả cảm, bền bỉ, sáng tạo trong việc khai thác tài nguyên tự nhiên (đất, nước?) đến nửa sau thế kỉ 17, việc mở mang ruộng đất, trồng tỉa hoa lợi của cư dân người Việt ở Mỹ Tho về cơ bản đã đi dần vào ổn định.
    Đến năm 1679, đất và người Mỹ Tho đã tiếp nhận đùm bọc một nhóm người Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn đầu, vì chống đối vương triều Mãn Thanh nên di trú sang nước ta. Ở Mỹ Tho, số người Hoa này chủ yếu sống nhờ vào nghề buôn bán, và qua quan hệ hôn nhân với người Việt, chỉ sau vài thế hệ, họ nhập thân hòan toàn vào dân tộc Việt Nam, mà dấu ấn còn sót lại để nhận biết chỉ là danh xưng ?oMinh Hương? (tức là con cháu nhà Minh) mà thôi.
    Khối cộng đồng dân tộc Việt ?" Minh Hương đã chung sức đồng lòng ra sức phát triển Mỹ Tho. Cho đến khoảng cuối thế kỉ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất ở toàn Nam bộ hồi đó (hai trung tâm kia là Cù Lao Phố _ Biên Hòa và Hà Tiên), với ?ochợ phố lớn Mỹ Tho, có nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc, làm thành một chốn đại đô hội, rất phồn hoa, huyên náo? (Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức). Sự sung thịnh của chợ Mỹ Tho đã nói lên nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở địa phương đã có những bước phát triển đáng kể. Nông sản, nhất là lúa gạo và cau, không chỉ đủ dùng cho nhu cầu của cư dân Mỹ Tho, mà còn dư ra với số lượng lớn, trở thành hàng hóa được buôn bán trên thị trường cả nước. Do đó, ở Mỹ Tho, sự hình thành vào buổi đầu là yếu tố ?ophố chợ?, và đó cũng là nền móng quyết định cho sự nghiệp phát triển về sau của Mỹ Tho.
    Có thể nói, lúc bấy giờ, làng xã của người Việt ở Mỹ Tho cũng bước dần vào chỗ ổn định. Đó là các làng Điều Hòa, Phú Hội, Mỹ Chánh, Bình Tạo, Mỹ Hóa, Đạo Ngạn, Thạnh Trị. Do chợ Mỹ Tho đã nổi lên như một trung tâm kinh tế - thương mại sầm uất, do cơ chế hành chánh ở cơ sở là làng xã đã có nề nếp, qui củ, cho nên năm 1781, chúa NGuyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định từ giồng Kiến Định (Tân Hiệp) về thôn Mỹ Chánh - chợ Mỹ Tho (tức khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, phường 8 ngày nay). Bắt đầu từ đây, Mỹ Tho đã trở thành một trung tâm hành chánh thật sự, và để đi đến chỗ hoàn thiện nó, năm 1792, chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Mỹ Tho. Thành này do Trần Văn Học vẽ kiểu theo phương pháp đồ họa phương Tây, có tham khảo kiểu thành Vauban của Pháp. Thành Mỹ Tho có ?odạng hình vuông, chu vi 998 tầm (khoảng 2000m), có mở hai cái cửa ở phía tả và phía hữu, nơi cửa có xây cầu bắc ngang hào, hào rộng 8 tầm (khoảng 16m), sâu 1 tầm (khoảng 2m), bốn mùa nước ngọt có nhiều tôm cá, dưới cầu có cửa cống nhỏ để lưu thông với sông lớn, ngoài hào có đắp lũy đất, có cạnh góc lồi ra hũng vô như hình hoa mai, chân lũy mặt tiền 30 tấm (khoảng 60m) thì đến sông lớn. Trong đồn có những kho gạo, kho thuốc đạn, trại quân và súng lớn, tích trữ đầy đủ, nghiêm chỉnh? (Gia định thành thông chí).
    Đến cuối thế kỉ 18, Mỹ Tho đã có phố chợ buôn bán náo nhiệt, và khi đã xây dựng xong ngôi thành kiên cố, có quân đội thường trực và súng lớn để bảo vệ, thị địa phương Mỹ Tho đã trở thành một thành phố đúng nghĩa của nó.
    Do yêu cầu phát triển thành phố, năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở của trấn Định Tường (trấn này được thành lập năm 1808 dưới thời vua Gia Long) ở thôn Mỹ Chánh sang hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo ở về phía hữu ngạn sông Bảo Định (nay thuộc các phường 1,4,7), hình thành nên Mỹ Tho ?omới?. Thành Mỹ Tho ?omới? được Lê Văn Duyệt trực tiếp chỉ huy khoảng 11 ngàn nhân công thi công, xây dựng. Thành này vẫn được đắp bằng đất, chu vi 320 trượng (khoảng 2000m), cao 9 thước 5 tấc (khoảng 4,3m) mở 4 cửa, hào rộng 8 trượng (khoảng 3m), sâu 6 thước 5 tấc (khoảng 2,9m) (theo Đại Nam nhất thống chí).
    Theo phỏng đoán, Mỹ Tho ?omới? nằm lọt trong khung các con đường Rạch Gầm (phía nam), Lê Đại Hành (phía bắc), Lê Lợi (phía đông) và Nam Kì Khởi Nghĩa (phía tây). Các cửa thành, phỏng đoán tọa lạc tại các địa điểm sau :
    - Cửa Bắc : ngã tư Lê Đại Hành ?" Hùng Vương.
    - Cửa Nam : ngã ba Rạch Gầm ?" Hùng Vương.
    - Cửa Đông : ngã tư Lê Lợi ?" Thủ Khoa Huân.
    - Cửa Tây : ngã ba Nam Kì Khởi Nghĩa ?" Thủ Khoa Huân.
    Ở lỵ sở mới, ngoài việc xây dựng thành tỉnh, chính quyền phong kiến còn tiến hành xây dựng hàng loạt các công trình khác nhằm phục vụ cho yêu cầu kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng ?của địa phương, xứng đáng với vị trí trung tâm của toàn tỉnh Định Tường, như cất chợ, xây dựng cửa quan để thu thuế (1835), trường học (1826), đàn Xã Tắc (1833) thờ thần Xã Tắc (thần đất nước), đàn Tiến Nông (1832) thờ Thần Nông, miếu Thành Hoàng (1848)?(Gia Định thành thông chí). Đồng thời, lúc bấy giờ ở Mỹ Tho cũng có nhiều cá nhân bỏ tiền của ra để xây dựng một số chùa chiền có kiểu kiến trúc đẹp, độc đáo như chùa Bửu Lâm (1803) ở thôn Phú Hội, chùa Thiên Phúc (1803) ở thôn Mỹ Hóa, hội quán Kim Bảo (1819) (nay là chùa Ông phường 8), chùa Vĩnh Tràng (1849) ở thôn Mỹ Hóa?
    Như vậy từ năm 1826 trở đi, Mỹ Tho bao gồm Mỹ Tho ?ocũ? và ?omới?, cùng nhau phát triển. Giữa Mỹ Tho ?ocũ? và ?omới?, do cách nhau bởi kinh Bảo Định, nên liên lạc với nhau bằng đò ngang, và từ đó hình thành nên một xóm đưa đò chuyên nghiệp mà sử sách gọi là ?ogiang trạm Điều Hòa? (Gia Định thành thông chí). Được biết trước đó, năm 1791, chính quyền phong kiến có xây cầu Quỳ Tông bắc ngang kinh Bảo Định nhưng đến năm 1801, do nước sông chảy xiết, gây xoáy lở, nên cầu bị bỏ (Đại Nam nhất thống chí).
    Điểm độc đáo của Mỹ Tho là được dựng lên ở ngã ba sông, thành phố ven sông, đặc trưng của hầu hết các thành phố - đô thị ở miền Nam. Đó là ngã ba sông do sông Mỹ Tho và kinh Bảo Định giao dòng với nhau, tạo ra sự thuận lợi về mọi mặt và làm chất xúc tác để Mỹ Tho vươn lên mạnh mẽ. Có thể nói do nằm ở vị trí ngã ba sông nên Mỹ Tho có sức quy tụ ghe thuyền, vật lực từ các địa phương khác đến đây và từ đó lan tỏa ra khắp nơi : ngược dòng sông Tiền theo hướng tây lên Cai Lậy, Cái Bè, Sa Đéc ..v..v.. Hoặc xa hơn nữa là Campuchia, hay xuôi dòng về phía đống đến Chợ Gạo, Gò Công, rồi ra cửa Tiểu theo đường biển ngoặc lên Gia Định hay ra tận Phú Xuân đến Huế, còn nếu như theo con kinh Bảo Định thì vẫn đến được Vũng Gù (Tân An ngày nay) rồi đi tiếp đến Gia Định.
    Và một khi đã nói đến Mỹ Tho thì phải nói đến Cồn Rồng nằm trên sông Tiền ở phía trứơc mặt thành phố. Cồn này bắt đầu nổi lên từ năm 1788, có dáng như con rồng nằm, nên vua Gia Long mới đặt tên là Long Châu, còn dân gian thì quen gọi là Cồn Rồng.
    Tên ?oMỹ Tho? xuất hiện từ rất sớm. Có thể tên Mỹ Tho được viết bằng chữ Hán Nôm đã xuất hiện từ năm 1679 khi Trịnh Hoài Đức ghi trong quyển Gia Định thành thông chí sự kiện sau đây : ?oNgày 28 tháng 2 năm Kỷ Vị (1679), tướng Long Môn là Dương Ngạn Địch từ nước Tàu chạy sang quy phục. Tháng 5, chúa Nguyễn sai Xá sai Văn Trinh dẫn cả binh biền và ghe thuyền đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho?.
    Còn tên Mỹ Tho viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện cùng thời với tên Sài Gòn, tức là vào khoảng năm 1747.
    Về từ nguyên và ngữ nghĩa của địa danh Mỹ Tho có hai cách giải thích. Cách thứ nhất cho rằng, địa danh Mỹ Tho có nguồn gốc từ chữ Hán Nôm với Mỹ là xinh đẹp và Tho là tên một loại cỏ. Cách thứ hai cho là, Mỹ Tho từ tiếng Khmer ?oMêso? đọc trại mà ra, có nghĩa là ?ocô gái đẹp? hay ?onàng tiên?
  5. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0

    Được doremonkey sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 17/03/2008
  6. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0

    Được doremonkey sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 17/03/2008
  7. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim ​
    [​IMG]
    Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thuộc loại cây không cao thân, có tán rộng, nở nhiều bông. Quả tròn, trắng, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày ruột. Lúc chín, vỏ phơn phớt vàng hồng, thoảng thơm, mát dịu, ngọt thanh... Nó thuộc loại đặc sản quý, thường dâng cúng tổ tiên, ông bà, bài trí ngày tết, làm quà biếu.
    Vào những buổi trưa hè nắng nóng, trèo lên cây vú sữa tìm hái trái chín, vo tròn, bóp đều tay cho mềm trái, rút cùi, ruột trái dâng cho phần nước trắng đục như dòng sữa mát lịm. Lõi ruột trắng trong, mềm dịu, thanh ngọt. Thịt mềm lưu lại hương vị đặc biệt. Thật thích thú khi ngồi tựa giữa chắn ba thân cây, vừa thưởng thức hương vị của trái vú sữa vừa hóng gió mát đồng nội đung đưa cành lá mà nghiệm nhớ lại thời bé thơ còn ôm bầu sữa mẹ.
    Đó là cách ăn dân dã còn khi đãi khách, người ta thường vạt núm trái vú sữa, dùng muỗng múc ăn dần hoặc xẻ trái thành sáu miếng, lượn dao vòng tách phần vỏ (vẫn giữ đứng phần ruột) để trên đĩa, dùng nĩa ghim ăn từng miếng. Còn có cách ăn cầu kỳ: gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống (bỏ hột và cùi) cho vào máy xay sinh tố, thêm đường hoặc sữa, ca cao, cho vào khuôn đá để tủ lạnh, ăn như sữa chua hoặc trộn với nước đá bào sẽ cho ta một ly sinh tố đặc biệt
  8. trungvlong

    trungvlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Nhớ đoàn Hướng nghiệp về Vĩnh Kim được thầy cô tặng 01 thùng Vú sữa đầu mùa!
    Bóng tròn, vàng ươm, ngọt lịm!
    Vĩnh Long cũng có nhưng để rụng vì sâu nhiều quá!
    Các bạn Vĩnh Kim có biết cách nào trị sâu cho Vú sữa không!
  9. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Về lại Gò Công​
    [​IMG]
    Gò Công, một địa danh từng lưu dấu trong tiềm thức của con người Nam kỳ lục tỉnh hàng trăm năm trước.Hôm nay, đất và người Gò Công vẫn còn đây đó những dấu tích khắc ghi thời son sắc và những hoài bão hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
    Gò Công, mảnh đất được khai phá đầu tiên, hình thành và phát triển cùng thời điểm 300 năm với Sài Gòn - Gia Định, Đồng Nai - Bến Nghé. Thời gian dần trôi, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều vào trang sử bi tráng và hào hùng của mảnh đất nổi tiếng Địa linh nhân kiệt.
    Gò Công rạch Lá nhớ nhung
    Quê xưa Võ Tánh, Trương công oai hùng
    Lạc loài cách bến xa sông
    Gió thu hiu hắt chạnh lòng cố hương.
    Quay về với quá khứ thời khai phá và quật khởi của đất và người Gò Công, mảnh đất địa linh nhân kiệt, người ta không khỏi chạnh lòng khi nhận ra những tên đất, tên người gắn liền với những điển cố, giai thoại, mà con người Gò Công vẫn còn lưu giữ để vừa làm di tích, vừa lưu truyền cho hậu thế. Đó là Gò Chim Công nói lên ý nghĩa nơi đất lành chim đậu; là lòng thương nước thương dân của Võ Tánh, Trương Định; là ý chí ăn học, thi thố khoa cử của Cống sĩ Phạm Đăng Hưng ở giồng Sơn Quy và nhan sắc Gò Công của 02 bậc mẫu nghi thiên hạ Từ Dũ và Nam Phương hoàng hậu.
    Theo dòng thời gian, trải qua trên 300 năm khai phá hình thành và phát triển, với vị trí địa lý là cửa ngõ giao thương ra biển lớn và đi sâu vào nội địa đất liền của 02 vùng kinh tế lớn phía Nam của cả nước là vùng vựa lúa và nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long nên Gò Công được xác định là vùng kinh tế biển nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh Tiền Giang và cũng là vùng đất xuất xứ của một số loại nông sản, sản vật quý hiếm.
    Nhắc tới Gò Công, về với Gò Công đã có biết bao tao nhân - mặc khách khoái cảm với những sản vật độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Nổi tiếng nhất là mắm tôm chà Gò Công, một đặc sản làm từ con tôm bạc, tôm đất của đồng lúa, sông ngòi Gò Công và đang ngày càng phát triển ở thị xã Gò Công và Gò Công Đông.
    Bên cạnh đó, Gò Công còn có một sản vật được tạo ra từ bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ nghệ nhân xóm Ông Non Gò Công, đó là cây tủ thờ cẩn ốc xà cừ độc đáo, là một báu vật dùng để trang hoàng nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà và cũng là của cải nói lên sự sung mãn, truyền thống nho phong sĩ khí của gia đình, dòng họ và đang được gìn giữ, phát huy. Hiện đang được trưng bày tại đền Hùng tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi tôn nghiêm khác trong nước.
    Ngoài ra, không thể không nhắc đến cây sơ ri cũng là một trong những đặc sản Gò Công từ bao đời nay tự lớn lên và nuôi sống người dân nơi đây. Vườn sơ ri sum suê cho trái chín quanh năm, từng là nơi lưu giữ kỹ niệm tuổi thơ, tuổi mới lớn và cả tuổi lứa đôi của những nam thanh nữ tú miệt vườn Gò Công. Những mối tình son sắc bên vườn sơ ri đó nên thơ đến nổi trở thành những bài ca trữ tình làm lưu luyến biết bao tao nhân mặc khách mấy độ đi về Gò Công, để thưởng thức bằng được hương vị trái sơ ri bên góc vườn sơ ri trĩu quả, mà tưởng như được gần gũi người đẹp Gò Me của Gò Công trong bài thơ gái Gò Tre của nhà thơ Hoàng Tố Nguyên thuở nào.
    Về lại Gò Công, người lữ thứ trở về cố hương hay ai đó vừa mới đến Gò Công vài lần chắc hẳn không thể bỏ qua chuyến du ngoạn biển Tân Thành. Biển Tân Thành ngày nay không còn được nhìn thấy sự trù phú của những vườn mãng cầu dai xanh um ven biển trong buổi trưa hè lộng gió biển đông ngày xưa nữa, nhưng Tân Thành ngày nay ít nhiều được du khách khen tấm tắc là bãi biển cát đen đẹp nhất nhì Đồng bằng sông Cửu Long. Đến với biển Tân Thành, Gò Công là vừa ngắm sóng biển rì rầm bờ bãi vừa thưởng thức các món đặc sản biển, vừa hoài niệm về những chuyện tình trên quê biển Gò Công nên thơ và vương vấn ngày nào.
    Ước chi anh như đám dừa xanh cuối sông Vàm cỏ,
    như rặng trâm bầu đón gió cửa Cửu Long.
    để được sống bên em giữa muôn trùng sóng vỗ. Ơi người anh yêu, người con gái Gò Công.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, đất và người Gò Công luôn có sự đóng góp đáng kể vào những thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng. Đến với thị xã Gò Công hôm nay, du khách sẽ không khỏi bị thuyết phục về sự phát triển của cở sở hạ tầng theo hướng hiện đại nhưng người Gò Công vẫn giữ gìn được giá trị truyền thống của tiền nhân. Thủ phủ phía Đông giữa vùng kinh tế biển của tỉnh này, đang từng ngày vươn mình hướng ra biển, hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam. Quê hương Gò Công bây giờ đang hối hả hội nhập kinh tế và đánh thức tiềm năng kinh tế biển với sự khởi động của các dự án khu kinh tế biển, khu, cụm công nghiệp ven biển, đem lại một sự đổi thay mạnh mẽ trên quê hương.
    Chặng đường mở mang và phát triển mới đang mở ra trên quê hương Gò Công và cũng hứa hẹn sản sinh ra nhiều tên đất, tên người và sản vật mới vào trang sử của mãnh đất Địa linh nhân kiệt ./
  10. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Sử Gò Công
    Gò Công hôm nay thuộc về tỉnh Tiền Giang. Thời Tự Đức là một huyện của tỉnh Gia Định (huyện Tân Hòa), thời Pháp thuộc qui hoạch làm một tỉnh kèm theo cơ chế với tòa Bố, tòa Án. Dầu phân bố về mặt hành chánh như thế nào, du khách đến Gò Công cũng nhận là một khu vực độc đáo, với dòng họ xưa, nếp sống thuần VN, nhiều nhân vật nổi tiếng về khoa bảng.
    Đất giồng cao ráo ven biển thuận lợi cho người từ miền Trung đến bằng đường biển dễ dàng. Vàm Láng phải chăng đặt tên ấy vì thời xưa đã mọc lên nhiều lán trại, dành cho ngư dân, không phải vì bãi biển trơn láng, kiểu giải thích gượng ép.
    ?oGò? là vùng đất cao ráo. ?oCông? là con công đến đậu, loài chim đẹp, thích múa, xòe lông đuôi. Ở Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) có một nơi cũng gọi Gò Công, nhưng Gò Công của Thủ Đức là Gò Công Trao Trảo, tên một loài chim rừng. Gò Công khá thuận lợi để giao lưu với Sài Gòn, chỉ cần qua chiếc phà là đến Cầu Nổi.
    Thời Pháp mới đến, đồng bào ta ngạc nhiên vì kỹ thuật của Tây Phương, bến phà có thể dâng lên hay hạ xuống theo nước lớn ròng chớ không ở mức cố định. Gò Công được nổi danh là ?ođịa linh nhân kiệt? từ xưa, với Võ Tánh. Viên tướng gan lì, lúc Nguyễn Ánh và Tây Sơn tranh chấp thì án binh bất động, không theo bên nào, lợi dụng địa thế hiểm trở của những giồng đất (đặc biệt là Giồng Tre) để lập khu vực riêng. Nhưng khi thấy thế cờ nghiêng về phe Nguyễn Ánh. Võ Tánh tỏ lập trường là theo Nguyễn Ánh. Gò Công còn được lợi thế là lúa gạo ngon, sản lượng cao, vì vậy quân sĩ của Võ Tánh tha hồ luyện tập trong thời gian dài. Trận đánh lớn nhất là trận Hổ Cứ, vùng Tòng Sơn, nay thôn Sa Đéc. Và trận sau chót là việc tử thủ thành Bình Định (Qui Nhơn), nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của Tây Sơn để bao vây. Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tử tiết, Võ Tánh ngồi trên giàn hỏa, chung quanh chất sẵn thuốc súng rồi tự quăng tàn thuốc cho cháy. Sau đó, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Việc ?otử thủ? này thừa lúc binh hùng tướng mạnh của Tây Sơn gom về Bình Định, Nguyễn Ánh tức tốc đưa quân ra Huế dễ dàng. Nhờ đó Võ Tánh được sử gia nhà Nguyễn xem như một trong ba ?ongười hùng? của đất Gia Định xưa. Ở ấp Gò Tre, xã Long Thuận hãy còn miễu thờ Võ Tánh, đánh dấu nơi tụ nghĩa. Vì tự thiêu, phần hài cốt không được nguyên vẹn, một phần tro thờ ở Bình Định, phần khác đưa về Gia Định xây lăng mộ, tại quận Phú Nhuận, đáng chú ý là nơi đây miếu thờ và lăng mộ khá đẹp, kiến trúc đơn giản mà uy nghi. Có người đặt giả thuyết tại lăng ở Phú Nhuận, tro của Võ Tánh được nhồi trong sáp, dùng sáp ấy nắn hình người rồi đặt trong quan tài. Di tích lịch sử mà mọi giới, luôn cả người Tây Phương thích tham quan là lăng miếu của anh hùng miền Nam là Trương Định. Trương Định gốc Quảng Ngãi, là con quan lãnh binh, vào Gò Công lập đồn điền để khẩn hoang vùng đất thấp ven biển. Ông có tài tổ chức, đồn điền của ông là khuôn mẫu hoàn chỉnh thi hành chính sách ?otay giáo, tay cày?, ?ođộng vi dân, tịnh vi binh?. Người khẩn hoang lúc rảnh rang lo luyện tập quân sự, kiểu dân quân, nhằm canh giữ trộm cướp và chống ngoại xâm. Hằng năm, khi thao dượt, dân đồn điền từ các tỉnh qui tụ về Sài Gòn, dân đồn điền Gia Thuận của Trương Định luôn luôn được khen ngợi. háp đánh Sài Gòn, Nguyễn Tri Phương xây lũy Chí Hòa để chống giữ với sự đóng góp công lớn của Trương Định. Dân đồn điền của Trương Định quấy rối giặc, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ tại Trường Thi (nay là Nhà Văn hóa Thanh Niên, đường Phạm Ngọc Thạch), và ở khu vực đường Cách Mạng Tháng Tám (Bộ Tư lệnh Thành) như bài văn tế của cụ Đồ Chiểu, xác nhận, gọi là ?omô súng? nơi quân sĩ thời Tự Đức tập bắn. Trương Định rút quân về Gò Công, bấy giờ gọi huyện Tân Hòa, củng cố hàng ngũ, đoán chắc sau khi chiếm Mỹ Tho, giặc sẽ chiếm vùng lõm Gò Công. Ông bố trí súng đại bác, đắp nhiều vật cản trên sông rạch, ngừa tàu chiến lớn nhỏ của giặc len lỏi vào. Sau hai năm chống cự, lần chót nghĩa quân ta bị đánh, Trương Định bị giết (có giả thiết nói ông tự sát) vì sự phản bội của một thuộc tướng cũ là Lãnh binh Tấn, tên này rành địa thế vùng đầm lầy. Ông là người yêu nước nồng nhiệt, cuộc khởi nghĩa của ông nhằm chống đối việc triều đình Huế cắt đứt ba tỉnh miền Đông nhượng cho Pháp. Giặc đem phơi thây ông tại chợ Gò Công cho dân chúng xem, để xác nhận ông chết thật, đề phòng có người khởi nghĩa khác mượn uy thế ông, bảo rằng ông còn sống, để tiếp tục kháng chiến. Dĩ nhiên, giặc đành chôn ông tại chỗ, để canh giữ phần mộ cẩn thận. Suốt thời gian dài thực dân rất khó xử; mặc dầu chúng đề cao công lao của tên Việt gian Lãnh binh Tấn, kẻ phản bội.
    Giồng Sơn Qui của Gò Công hình dáng con rùa được truyền tụng là huyệt linh thiêng. Sự thật như thế nào, không ai rõ ảnh hưởng của phong thủy, chỉ biết lúc sau này vì đất hẹp, dân đông nên về kinh tế người dân ở đây chẳng mấy ai khá giả.
    Giồng Sơn Qui là nơi phát tích của dòng họ Phạm Đăng Hưng, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lần hồi ông được thăng chức Lễ Bộ Thượng Thư, giỏi về chính trị và kinh tế. Khi mất, linh cữu đưa về Sơn Qui an táng. Con gái đầu lòng của ông là Phạm Thị Hằng, sinh ở Sơn Qui, được tuyển vào cung, là vợ của vua Thiệu Trị, bà sống đến 93 tuổi, chôn cất tại Huế. Ở Sài Gòn, có nhà hộ sinh đặt tên Từ Dũ, là tước vị của bà, khi là hoàng hậu. Bà được ngợi khen vì lòng hiếu thảo, lại biết dạy dỗ con là vua Tự Đức. Vua Tự Đức thích săn bắn, thường bị bà quở trách vì mỗi lần đi là quan lại và binh sĩ mất thời giờ theo phò trợ. Bà khuyên nhà vua bớt chuyện sát sinh. Con thú săn được nếu bị thương, chưa chết thì bà chăm sóc rồi ?ophóng sinh?. Trong cung, hôm ấy có ổ kiến bò lúc nhúc, bà nói với lũ kiến: ?oMau tìm nơi khác mà ẩn thân, bằng không bọn nữ tỳ dội nước sôi giết sạch?. Lũ kiến như ?obiết nghe?, lập tức dời đi nơi khác. Bà đọc kinh sử, xem tích xưa dạy vua Tự Đức. Hôm ấy, vì ham mê săn bắn ở khu rừng gần Huế, gặp cơn mưa, vua và các quan trở về ướt át. Bà dạy đem đến cây roi mây; nhà vua như biết mẹ đang giận bèn nằm xuống chịu tội. Nhưng bà hất cây roi, nói với Tự Đức: - Lần này, ta tha tội cho. Chuyện vui chơi mà làm phiền nhiều người, nãy giờ mẹ cứ nóng lòng chờ đợi. Rủi nhuốm bệnh thì sao? Đừng ham vui như vậy nữa. Đặt tên bà cho nhà Hộ Sinh, ngụ ý nhắc đến phận sự của người mẹ khéo dạy con. Khu lăng mộ của họ Phạm được bảo quản tốt, thời nhà Nguyễn, cử người chăm sóc (gọi tự phu), nghi thức xây mồ mả được tôn trọng, to lớn theo cấp bậc. Nhờ vậy, giồng Sơn Qui được nổi danh với di tích lịch sử văn hóa này. Vua Thành Thái đã đích thân đến thăm khu mộ họ Phạm, vua là người yêu nước, cuộc viếng thăm đã động viên lòng yêu nước của người dân địa phương.
    Bấy giờ Nam Kỳ được người Pháp xem như một ?onước? riêng, tách khỏi Trung Bộ, vua Thành Thái trong thực chất chỉ là vua tượng trưng, không quyền hạn. Người địa phương gọi đây là khu lăng mộ của ?oThích Lý? theo nghĩa của bà con nhà vua.
    Thắng cảnh Gò Công rất ít, nhưng du khách không thể bỏ qua bãi biển Tân Thành, khá tốt, dành làm nơi nghỉ mát cho học sinh nhưng đồng bào mọi giới đến đây vẫn thấy thoải mái với biển rộng trời xanh, ít tốn kém mà được thưởng thức nhiều hải sản còn tươi. Từ đây, nhìn thấy núi ở Vũng Tàu.
    Gò Công ít xảy ra thiên tai, nhưng năm Giáp Thìn (1904) trận bão lớn từ biển khơi kéo đến thình lình, vào tháng 5 dương lịch, theo âm lịch là 16 tháng 3. Số người chết quá lớn. Mấy làng sát biển gần như 95% dân số. Nên nhớ bấy giờ vào mùa nắng hạn, đất ruộng còn khô cằn, nứt nẻ, chẳng ai đề phòng vì bình thường bão chỉ xảy ra vào cuối mùa mưa, tháng 9 hoặc tháng 10. Các nhà nghiên cứu khí tượng mãi đến nay đặt giả thuyết: Đó là loại ?osóng thần?. Do động đất từ đáy biển ngoài khơi. Nước biển dâng lên đột ngột hơn 4 mét, sóng to tràn vào bờ, ngập nhà cửa, trong dân gian còn phổ biến bài vè về trận bão này, ảnh hưởng lây lan đến Mỹ Tho, Rạch Giá, tận Lộc Ninh, Hớn Quản miền Đông nhưng miền biển Gò Công lại là nơi đứng ?ođầu sóng ngọn gió?.
    Chuyện kể rằng:
    "Hôm ấy, có làng đang bày lễ Kỳ yên ở đình, mời gánh hát bội đến. Sau khi nước giật, người từ địa phương khác đến cứu trợ chợt phát hiện vài xác chết tận trên ngọn tre, nạn nhân còn áo mão, râu ria. Trâu bò chết, nước giật xuống, chẳng ai chôn, mùi hôi thối gây bệnh tật. Bọn cướp nọ đến nhà điền chủ, bao vây vòng ngoài, chờ xông vào ?oăn hàng?. Bão nổi lên, dân làng hoảng sợ chỉ biết nơi tạm trú an toàn nhất là ngôi nhà vách tường của ông điền chủ. Dân chạy bão lụt quá đông, khi bọn cướp đến chỉ là thiểu số, chúng hoảng sợ, để rồi lát sau, phần lớn chịu chết, nếu không biết bơi lội giỏi, ở miền biển, ai mà chẳng biết lội nước, cái khó là khi giông bão nổi lên thì luôn luôn trời tối như mực, ngâm mình dưới nước lạnh suốt ba bốn tiếng đồng hồ, tay chân bủn rủn, lại thêm đói. Biết bơi lội giỏi cũng chết. Thời buổi nào cũng có dân bất lương, làm giàu nhờ cái chết của kẻ khác. Mười ngày sau, lắm kẻ từ vùng lân cận đến vơ vét nào vàng bạc trong tử thi, nào tủ cẩn xà cừ, nào bộ ván gỗ, đem công khai về xứ. Hằng năm, ở Gò Công vẫn giữ lệ Giỗ hội (giỗ tập thể), ngày 16 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ ông bà tử nạn hồi năm xưa".
    Ẩm Thực:
    Với bề dày lịch sử, người Gò Công lần hồi biết tận dụng thế mạnh của mình về nguôn lợi thiên nhiên, nổi danh trong khắp Nam Bộ, có một thức ăn khó kiếm đó là mắm tôm chà. Dùng con tôm đất, lúc nhiều trứng, nhiều gạch son, bắt khi tôm chưa đẻ đem về cắt đầu, cắt đuôi, ngâm rượu, quết trong cối nhỏ, thêm gia vị muối ớt. Đến giai đoạn chà tôm, ?ochà? là động tác chà xát, chà trên cái rổ khá dày mặt (nay dùng rổ lưới sắt mịn), tôm rơi xuống như thứ bột lỏng, có màu đỏ, màu gạch tôm. Đem phơi nắng cho mớ bột ấy đặc lại, đề phòng ruồi bu mất vệ sinh, có thể sinh bệnh. Thời trước, tôm này đựng trong ve chai nhỏ, đậy nút kín, bán tận Sài Gòn. Vài người đem phết mắm tôm chà lên bánh mì, ăn như bánh trét bơ lạt. Lại còn món mắm tôm để nguyên con, cắt đầu, ngâm trong hũ có nước mắm nấu nước đường và hàn the, để nguội. Xong gài cho chặt, trước đó lót lá chùm ruột và mía lau xắt nhỏ dưới đáy hũ. Mười lăm hôm sau, ăn được, bày tiệc với thịt ba chỉ xắt nhỏ, rau sống, riềng, ăn với bún. Móm mắm tôm chua nguyên con này ở Huế vẫn phổ biến, bán giá cao, theo lời đồn đãi đáng tin cậy thì bà Từ Dũ, người Gò Công đã nâng niu đứa con là vua Tự Đức, bày món này để nhớ quê nhà, ra xứ Huế, được cải biến chút ít. Tôm khô ở Gò Công nổi danh, con nhỏ, dùng tôm đất ngon ngọt hơn thứ tôm ở biển Rạch Giá - Cà Mau nhiều.
    Cầm & Kỳ:
    Là đất xưa với quan lại thời phong kiến cũng như thời Pháp thuộc, Gò Công được nổi danh với thú phong lưu ?ocầm? và ?okỳ?. Cầm là nghề đàn ca. Tương truyền khi bà Từ Dũ còn sống, người địa phương tuyển chọn những nghệ nhân giỏi nhất đưa ra Huế để hòa tấu cho bà thưởng thức. Truyền thống ấy hãy còn trong giới cổ nhạc, họ giao lưu với các nhạc sĩ ở Cần Đước, cách một con sông mà thôi. Về cờ tướng, một thời đất Gò Công tự hào với lão sư ?oGiáo Bố?, tên thật Hà Quang Bố, làm giáo viên ở làng. Ông giáo về sau dời xuống Long Mỹ (nay Cần Thơ), gây phong trào cờ tướng. Ông là vô địch, đã từng thi đấu tại Chợ Lớn với những ?okỳ vương? từ Hương Cảng qua, được thán phục vì tài biến hóa khi ra quân, dường như chỉ hòa đôi ba lần, những lần khác thì thắng, với tài hoa rõ rệt.
    Tủ Thờ:
    Nghề truyền thống của Gò Công nay hãy còn nổi danh khắp Nam Bộ, được nhiều địa phương khác mô phỏng vẫn là đóng tủ thờ. Như ta biết, trước khi Pháp đến và sau đó trong thời gian dài, đồng bào ta gọi ?ogiường thờ?, hiểu là cái giường mà người quá cố đã dùng lúc còn sống. Ở nhà trung lưu, giường là bộ ván nhỏ, trải chiếu, giăng mùng khi ngủ, ban ngày, vắt mùng lên, dùng làm nơi đọc sách, uống trà, đánh cờ hoặc đánh đàn với bạn bè. Khá giả hơn, giường có bốn cây trụ chạm trổ, khá rộng, có thể nằm... hút thuốc phiện với bạn. Khi chết, người nhà đem trọn cái giường ấy ra giữa nhà, đặt sát vách để thờ, theo quan niệm xưa: ?oThờ người chết giống như người ấy còn sống?. Lần hồi, đơn giản hơn, đóng cái bàn nhỏ, bốn chân, trên mặt bàn cũng để cái gối, cái quạt, kỷ trà, gọi là ?ogiường thờ?, bằng cớ là hãy còn câu hát: "Ngó lên, nhang tắt đèn mờ, Mẫu thân đâu vắng, giường thờ quạnh hiu!?. Để tiện việc thắp nhang, cúng kiến, phía trước cái giường thờ nói trên, đặt thêm cái bàn cao hơn, bên trên chưng bày hai chân đèn, một cái lư dành để đốt trầm (có nắp, thường là hình con kỳ lân), dưới nắp là những lỗ nhỏ để khói trầm xông lên thoang thoảng. Sau cái lư đốt trầm là cái lư cắm nhang, thêm bình bông, đĩa để chưng trái cây. Cái bàn thờ này cao hơn, đặt phía trước cái giường thờ thấp. Ngày giỗ, dọn thức ăn trên giường thờ phía sau. Với sự tiếp xúc với văn minh Tây Phương, lần hồi người trung lưu thấy cái bàn thờ chưng chân đèn và lư của ta còn thô, bốn chân lỏng khỏng, lắm khi phía trước che cái ?oquần bàn? vải đỏ thêu con lân, con phụng. Người Pháp cho du nhập kiểu tủ khá đẹp, phía trước không cửa, cửa bên hông, mặt tiền uốn cong, lắm khi hình hột xoài, hai bên là cột nhỏ, chạm những hột chuỗi. Ta mô phỏng lại, với vật tư quí giá của xứ nhiệt đới là cây cẩm lai, cây gỗ (hoặc thao lao). Dùng kiểu tủ này để chưng chân đèn và bộ lư trông sang trọng hơn, khi đủ tiền thì mặt trước của tủ dùng cây nu. Nu là dạng cây có tật, thớ cây trộn loại, xoáy tròn từng loại, đẹp nhất là nu của cây gỗ. Thợ mộc ở Gò Công được nổi danh nhờ áp dụng kiểu tủ Pháp (kiểu thời vua Louis XVIII) để làm tủ thờ, tức là cái bàn thờ cao ngày trước, đặt trước giường thờ. Và cái giường thờ ngày xưa lần hồi không còn, khi làm đám giỗ, thức ăn bề bộn thì dọn trên bộ ván, đặt trước cái tủ thờ. Người trong nghề mộc gọi kiểu tủ Pháp cải tiến ấy là ?otủ Gò Công?, nghĩa là theo mô thức mà người thợ ở Gò Công sáng tạo trước tiên. Nghề đóng tủ nói trên, nhiều xã ở Gò Công có thợ, nhưng nổi danh nhất có lẽ ở thị xã Tân Niên Trung, Bình Xuân. Kiểu tủ này được mô phỏng về sau ở Lái Thiêu (Sông Bé), chợ Thủ (An Giang). Ngày nay, vẫn còn thông dụng, nhưng mặt trước không uốn cong, lại cẩn xà cừ, tuy nhiên vẫn còn dấu ấn của tủ Gò Công khi xưa: Phía trước không mở cửa, vả lại, gỗ quý ngày càng hiếm, thợ có tay nghề cao lần hồi không còn mấy ai, hàng tiêu dùng cần được tiêu thụ mạnh, giá thành càng rẻ càng tốt.

Chia sẻ trang này