1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiền Giang không chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi longnp1976, 17/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Ghe:
    Ghe hầu là nghề truyền thống của Gò Công. Ngày nay, nhắc đến TS hoặc giới trung niên ít ai tưởng tượng được hình ảnh cụ thể. Những năm đầu thế kỷ XX, ô tô chưa phổ biến, dưới sông còn tàu thủy chạy máy hơi nước rất cồng kềnh, phương tiện di chuyển của giới điền chủ, cai tổng hoặc hương chức làng xã vẫn dùng ghe cá nhân. Nhưng ghe của người sang trọng phải có gì lạ. Cần tiện nghi tối đa, đi nhanh, hình dáng hấp dẫn chứng tỏ người sử dụng thuộc vào tầng lớp quí phái. ?oHầu? là đi hầu việc quan, theo nghĩa này là cấp dưới đi công tác, để gặp cấp trên, xin ý kiến, chờ quyết định. Hầu, là hầu hạ, hầu chực vì bộ máy phong kiến thực dân lắm khi tùy tiện. Đi ghe, gọn hơn đi bộ, đi võng như xưa thì quá cồng kềnh. Vả lại, địa hình ở Nam Bộ nhiều sông rạch, dễ gì nuôi ngựa, qua cầu khi mưa đường xa trơn trợt. Đường thủy bảo đảm nhanh nhất. Đây là kiểu ghe mô phỏng theo ghe của cai tổng, quan phủ thời phong kiến, cải tiến lại đôi chút. Vẫn là vàng son tráng lệ, ở xứ thuộc địa, chẳng có gì là cấm kỵ, miễn là đủ tiền. Mũi chạm đầu rồng, lái chạm chim phượng, nào kém gì vua chúa xứ Huế thời xa xưa. Để tăng tốc lực, ghe phải tương đối nhỏ, phía trước hai người chèo, phía sau hai người. Mui là công trình nghệ thuật, hình chữ nhật, cao ráo, nhưng muốn vào phải lom khom một tí để giữ thăng bằng cho ghe đừng chòng chành. Mui chạm nào hình con dơi, nào quạ, nào lẳng hoa tùy thích, kiểu ?oBát tiên? trong thần thoại, hoặc hoa mẫu đơn, rồng, hoa cúc, tùy chủ nhân. Cửa trước cửa sau đóng kín được, tránh những cặp mắt tò mò, lắm khi đi hầu quan trên nhưng vì đường xa, mang theo hầu thiếp, bên hông, bố trí cửa sổ cho mát. Sạp ghe trơn láng, bằng phẳng, trải chiếu bông với gối nằm, gối dựa lưng, thêm ấm trà, cái bếp nhỏ nấu nước sôi, bộ đồ hút thuốc phiện. Gối thường là kiểu vuông, màu mè sặc sỡ, thêm cái bàn thấp, để ngồi xếp bằng mà viết. Nếu thuộc vào hàng cai tổng, bố trí thêm ?olỗ bộ?, tức là những khí giới thời xưa, khi đi ra ngoài, quân sĩ vác chạy phía trước để dọn đường, nhưng đây là những món tượng trưng, nhỏ bé, cao hơn 2 tấc tây, nhằm trang trí trên cái giá nào đinh, chùy, đao, kiếm. Khi cần ăn cơm, bọn chèo ghe dừng lại, lên chợ mua thức ăn, xào nấu ở bếp nhỏ, phía sau lái.
    Văn Học:
    Về văn học, Gò Công tự hào là sinh quán của tiểu thuyết gia lừng danh Hồ Biểu Chánh, chuyên về phong tục đồng quê, qua sinh hoạt thời Pháp thuộc, nhân vật nào là chủ điền, tá điền, hương chức hội tề, điền chủ có con rể là thơ ký, thêm cảnh nghèo túng của người dân không đất cấm dùi. Trong phạm vi một tỉnh, Gò Công đáng nêu trong lịch sử xuất bản cả nước, từ năm 1921 đến năm 1930 với nhà xuất bản lấy tên Nữ Lưu Thư Quán do bà Phạm Thị Bạch Vân làm giám đốc. Sách in khá đẹp, vào thời ấy, đáng chú ý là nội dung bổ ích nhưng chỉ nhằm nâng cao trình độ người trung lưu. Đến nay, ta thấy những đầu sách ấy vẫn còn cần thiết, hiện đại:
    - Nữ Tài Tử.
    - Tây Sương Ký.
    - Truyền Kỳ Mạn Lục.
    - Kim Vân Kiều.
    - Chinh Phụ Ngâm.
    - Lục Vân Tiên.
    Ngoài ra, về dịch thuật, tủ sách Nữ Lưu nói trên chú ý đến truyện trinh thám Anh (Bàn tay ma), lại còn thời tranh đấu của thánh Cam Địa (Gandhi), dùng phương pháp bất bạo động chống thực dân Anh, giành độc lập cho Ấn Độ. Đáng lý ra tủ sách Nữ Lưu nói trên đứng vững và phát triển, nhưng bấy giờ việc phát hành chưa rộng khắp, nhờ đường bưu điện gởi trước, sau đó, người mua trả tiền sau. Lại còn những tỉnh xa xôi phía đồng bằng, người đọc sách vỏn vẹn là công chức, điền chủ, phần lớn họ thích mua sắm những tiện nghi vật chất như đèn treo nhà, tủ cẩn, tô chén nhập từ Nhật, đặc biệt là thích truyện Tàu để giải trí như Tây Hớn, Tiết Đinh San, Tam Quốc. Đi tiên phong bao giờ cũng khó, gần như đơn độc.
    Lễ Hội:
    Về lễ hội, Gò Công nổi bật với tế cá Ông mà ngư phủ ở Vàm Láng tổ chức hàng năm. Theo truyền thuyết, cá Ông giúp đỡ người đi biển, khi giông tố nổi lên, thuyền sắp đắm thì cá Ông lội nhanh đến, đưa lưng mà đỡ cho ghe được nâng cao, rồi đưa vào bờ. Đi theo cá Ông còn có cá Đao, cá Ép, hai loại cá này đóng vai trò ?ogiám sát?, thúc giục cá Ông sốt sắng với nhiệm vụ. Theo tín ngưỡng dân gian từ miền Trung thì cá Ông giống như vị thần, là con người, vì vậy khi thấy cá trôi tấp vào bờ, ai phát hiện sớm thì được vinh hạnh lớn, dân ngư phủ xem người ấy như là con trưởng nam của cá Ông. Dịp chôn cá Ông (để sau đó thịt tan rã, lấy cốt đem thờ), người phát hiện là con được để tang, bịt khăn, chống gậy, quì lạy như cha ruột mình đã mất. Bù lại nhiệm vụ để tang ấy, sau này đứa con trai của Ông hưởng chút ít đặc quyền, ăn trên ngồi trước dịp tế lễ. Lễ tôn thờ cá Ông phổ biến ở Đông Nam Châu Á. Gần Nam Cực đầy băng giá, lắm khi cá Ông đi lạc đến Quảng Bình, có lẽ là ranh giới cuối cùng của vùng biển nóng. Ở xứ lạnh, việc săn cá voi trở thành một ngành khai thác đặc biệt về hải sản, trang bị kiểu tàu riêng, cá bị bắn với mũi tên tẩm thuốc rồi trục xác lên tàu, có bộ phận công nhân chuyên xẻ thịt, lấy mỡ. Các nước tiên tiến đã mở nhiều hội nghị quốc tế để hạn chế tối đa việc săn bắt này, nhằm bảo vệ một loại thú ngày càng quí hiếm. Theo khoa học, cá Ông được liệt kê vào loại thú có vú, cá con bú sữa mẹ mà trưởng thành. Lại phân biệt nhiều thứ gọi là cá voi. Thí dụ như người Việt phân biệt cá Nhà Táng, đầu vuông, vòi xịt nước lên (gọi lên dọi) chia hai, đi xéo, trong khi cá voi thứ thật thì xịt vòi nước thẳng lên cao. Khi thấy xác cá trôi vào bờ, bất chấp cá Nhà Táng hoặc cá Voi, ngư phủ mừng vì được cơ hội tốt thờ cúng với hiện vật, thay vì thờ trừu tượng. Ở Vàm Láng, dạo trước đã gặp khúc giữa của con cá Ông trôi dạt, sau này, lại gặp được xác một con cá nhỏ, trôi vào bờ, chôn lấy cốt. Hàng năm, đêm rằm 16 tháng 6 âm lịch, cử hành lễ cúng. Lễ này tùy địa phương, sai biệt về ngày tháng, căn cứ vào ngày gặp cá trôi vào bờ. Nha Trang, vị trí thuận lợi hơn, cá Ông trôi vào nhiều hơn. Đồng bào quen gọi tôn cá Ông là ?othủy tướng?, là ?oông Nam? tức Nam Hải Đại Tướng Quân, tước của nhà vua phong cho. Nhờ tước ấy, ta thấy ở đình thờ Thành Hoàng trong đất liền khi đọc văn chúc dịp Kỳ yên, Nam Hải Tướng Quân được thỉnh về và thờ ở Bàn Hội Đồng, như là khách danh dự của buổi tế, mặc dầu làng ấy chỉ làm ruộng rẫy xa biển. Trên nguyên tắc lớn, sau này thêm bớt chút ít về chi tiết, việc tế cá Ông giống như tế thần Thành Hoàng ở làng, do triều đình quy định: Phải cử hành lễ dâng ba tuần rượu, không được dâng một lần hoặc hai lần, hoặc bốn lần. Đúng ba tuần rượu. Ai làm sai trái thì bị xem như muốn đảo ngược kỷ cương triều đình và bị trị tội nghiêm khắc. Dầu cho xác cá trước kia được vớt lên bờ lúc nào, lễ tế vẫn cử hành vào lúc nửa đêm, với ý nghĩa tế Trời, qua sự ?otiếp vận? của Thủy tướng (cá Ông). Theo quan niệm cũ, cá Ông thừa lệnh Trời để cứu ngư phủ. Đó là ơn của Trời. Ngư phủ không được quyền tế Trời trực tiếp. Tế trực tiếp là đặc quyền của nhà vua gốc là con Trời (Thiên tử). Vua đứng trên đàn Nam Giao ở kinh đô, nhìn lên bầu trời bao la mà làm lễ, quì lạy. Đàn là mô đất bên dưới hình vuông (đất vuông), đàn mà vua đứng đắp hình tròn (trời tròn). ?oThiên sinh ư Tý?, cúng tế Trời, khi Trời vừa xuất hiện, thuở khai thiên lập địa. Trước đó, cần chuẩn bị để tập hợp đồng bào địa phương, gây không khí hào hứng, nhắc nhở sự đoàn kết giữa người còn sống và những người đã mất. Giới ngư phủ rất nhạy bén trước những may rủi. Ngoài biển khơi, con người như cô độc, thông tin để cứu cấp khó khăn, nhiều người đã hy sinh từ bao thế hệ. Bởi vậy, từ 2 giờ khuya, trước khi hành lễ chính thức, bày lễ cầu an với nhà sư rước từ chùa Phật để tụng kinh gõ mõ, lại bố trí một giàn cao, kiểu cúng rằm tháng bảy. Đặt bánh trái linh tinh, mục đích là cúng cô hồn, nhiều người hảo tâm mang đến bánh kẹo, chuối, mía, hoặc giấy tiền vàng bạc. Tụng kinh xong, phân phát những món đã cúng ấy cho trẻ con; người lớn tuổi tránh không dám đụng những món này vì là thức ăn mà người cõi âm hưởng rồi, ăn vào là xui xẻo. Riêng trẻ con thì khác, với tâm hồn ngây thơ, chúng được Trời Phật ban ơn huệ riêng, cứ ăn, không sao cả. Bởi vậy, trong dân gian, dịp lễ này trẻ em được người lớn gọi đùa là ?ocô hồn sống?. Nửa đêm, 12 giờ khuya là giữa giờ Tý, giờ thời xưa tính ra 2 giờ ngày nay. Chờ quá nửa đêm, làm lễ tế chính thức, tin rằng bấy giờ Trời đã xuất hiện, rồi làm lễ nghinh Ông (nghinh là đón mừng, kính trọng) vào lúc ấy là thuận lợi nhất. Tuy trong miếu thờ cốt cá Ông, nhưng vì Ông ở ngoài biển nên phải ra biển, bố trí chiếc ghe khá to, trang hoàng nào cửa vòng nguyệt kết với lá dừa, thêm bông hoa tươi như bông bụt, bông ***g đèn, kết hoa văn tùy thích, hoặc treo bảng ghi ?oLễ tạ ơn Thủy tướng?, bàn thờ đưa xuống ghe, hạn chế số người vì đã chật ních nào ban nhạc lễ, nào lễ sinh, hương chức phụ trách tế lễ, các ông kỳ lão, các vị Mạnh Thường Quân, thêm trống chầu, mõ, chiêng, phẩm vật, không thể thiếu một con heo sống hoặc đơn giản hơn có con heo quay. Thế là ghe rời bến. Lễ cử hành như ở đình làng, đèn cháy sáng, nhang khói nghi ngút, lễ sinh bước tới lui dâng ba tuần rượu, đọc văn chúc, tạ ơn Thủy tướng, nếu khá giả, rước thêm đào thài, tức là những cô gái trẻ đội mão, mặc áo đẹp như những nữ tỳ phục vụ vua chúa trong cung điện. Các cô hát, lời lẽ nhằm ca ngợi món rượu ngon, hương thơm. Từ trong bờ nhìn ra thấy đèn sáng choang, nghe tiếng trống, tiếng chiêng. Chiếc ghe quả đóng vai trò một ngôi miếu nổi giữa trời biển bao la. Tế xong, ghe trở về. Quang cảnh trên bờ náo nhiệt hơn bao giờ hết, có thể nói rằng lễ nghinh Ông vui vẻ quan trọng không kém ngày tết Nguyên Đán. Ghe chưa vào vàm, hai bên bờ ngư phủ đã chuẩn bị đón, thời xưa đốt pháo không dứt tiếng, mỗi ghe lưới lớn nhỏ đều trang hoàng, sang trọng nhất là đặt bàn hương án, với chân đèn, lư nhang, bông hoa, trái cây, có tiền thì xài đèn măng-xông, hoặc đèn giấy; chủ ghe và ngư phủ đứng kính cẩn chắp tay xá. Nhiều thuyền câu nhỏ, tuy thiếu phương tiện, cũng thắp đèn dầu, đèn bão, hoặc dùng đuốc lá dừa, đuốc đèn chai (thời trước, dùng dầu chai tẩm vào vỏ tràm, bó lại như cây đuốc, dân miền biển mua đèn chai để bắt ba khía). Ghe cặp bến, chân đèn và lư được đưa lên miếu. Bấy giờ, cũng như ở đình làng, ban hát bội chờ sẵn, trước khi diễn, làm lễ xây chầu. Ông kỳ lão lớn tuổi, quắc thước, khăn đen áo dài, cầm roi trống, khấn vái Thủy tướng và Trời Đất, đánh những hồi trống theo bài bản, đếm từng tiếng, khuấy đọng bầu không khí cũ, tạo ra không khí mới cho cả vùng. Trống đánh nhằm cầu bình an cho bá tánh, ngư nhân đắc lực, tiếng đánh lúc đầu nhỏ, nhưng lần hồi thúc lại, càng lúc càng to, trước khi dứt một hồi, theo nghĩa ?otiền bần hậu phú?. Sau đó, đến phần trình diễn Đại bội, theo nghi thức ở đình làng. Diễn viên hát bội trình diễn những hoạt cảnh, kèn trống rập ràng. Bắt đầu là ông Bàn Cổ cầm nhang, vẽ bùa, mở ra trời đất. Kế đến một nam một nữ ra múa, tượng trưng cho khí âm khí dương. Âm dương tạo ra muôn loài, trong đó có tam tài, tức là trời, đất và con người, để hoạt cảnh được vui. Con số ba này gồm hình tượng ba vị thần Phước, Lộc, Thọ hóa trang như trong tượng sành sứ ta thường thấy. Kế đến Tứ Thiên Vương, bốn vị tướng giữ bốn cửa trời tạo ra mưa gió, sấm sét, lửa... nhờ điều hòa những yếu tố này mà mưa gió thuận hòa, ích lợi cho nhà nông khi làm ruộng, cũng như mưa gió ngoài biển được thuận lợi, đánh bắt hải sản dồi dào. Đến Ngũ Hành, tức là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thổ là người kép đứng giữa, bốn cô gái tiêu biểu cho bốn hành còn lại, hoặc giải thích là bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sau chót là hát bội. Tuồng tích nhằm ca ngợi trung hiếu, tình và hiếu vẹn toàn, không phụ bạc kẻ nghèo, vợ chồng ăn ở chung thủy. Ở miền Trung, giữ đúng tục xưa, thêm màn hát bội ngắn, diễn lại sự tích ?oCá Ông cứu dân?. Vài người đóng vai ngư phủ, một người đóng vai chèo dọc (chỉ huy), thấy cá Ông từ phía xa, đón mừng, tạ ơn... Dùng kèn trống và các điệu hát Nam Bắc của tuồng hát bội. Thời xưa, dịp ?oNghinh Ông?, dân chài lưới ăn xài thỏa thuê. Nghề đánh bắt khó chủ động về thu hoạch, có tiền thì xài, hết thì thôi. Gặp vận may, ?obà cậu độ? bỗng dưng kẻ không tiền trong phút chốc trúng mẻ lưới to. Bởi vậy, dịp này thường bày ra cờ bạc công khai, lãng phí.
    Nay xem trong cuộc sống mới, lễ nghinh Thủy tướng được xem như ngày truyền thống của ngư dân.
  2. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    mình xin mạng phép viết một vài từ bình phẩm nha.
    trước hết cho mình nói là bài trên đây được mình trích dẫn trong SƠN NAM
    hầu hết mọi chuyện viết trong đây gần như là sự thật cả
    nhưng có một vài chuyện cũng ko hẳn là như thế.
    nếu bạn nào quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm tại:
    www.gocong.vn
    rất mong sự bình chọn của các bạn về chủ đề này...
    nếu được sữ cổ vũ lơn đó thì mình mới có thể nhận xét nhiều hơn
    còn bây giờ mình vẫn chưa dám.
    vì chưa có ai cùng ở Gò Công cả..

    ngưòi đi tìm sự chân lý..., đúng đắn....
    mong rằng bạn nào biết rõ về sử Gò Công có thể bàn thêm
    mình là người dân ở Gò Công.
  3. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Mình xin góp ý chút xíu là bài post của bạn nên ngắt dòng, thêm hình minh họa(nếu có) để dể đọc hơn.
  4. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    Rất hoan nghênh bạn. Dẫu sao cũng có người cùng mình giới thiệu cho bạn bè biết về quê hương tiền giang ( Gò công cũng thuoc tiền giang mà....).
    Tuy nhiên như bạn tt gì nói. Bài viết mình nên ngắn gọn và có thêm hình ảnh minh họa thì nó sẽ chi tiết và cuốn hút hơn.
    Việc post hình trực tiếp không được. Bạn nên up lên photobucket trước sau đó dẫn link sang.
    Chúc bạn vui nhé. Mình ở tiền giang chứ chưa biết nhiều về gò công lăm. Khi nào có dịp đến đó bạn giúp mình tham quan và giới thiệu quán đặc sản của gò công nhé. ...Thanks.
  5. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    cám ơn các bạn rất nhiều...
    nghe lời động viên của mọi người nên mình sẽ viết nhiều hơn về quê hương tiền giang nói chung và về quê hương Gò Công của mình nói riêng.
    Mình cũng sẽ góp thêm một phần công lao nho nhỏ của mình về việc gới thiệu phong tuc, tập quán, cũng như những danh lam thắng cảnh và chỗ ăn uống hay vui chơi giải trí nơi này...
    còn hình thì mình cũng có thể posx bài lên được nhưng phải đợi 1 tuần nữa nhé..
    vì tuần sau là mình trở về Gò Công chơi
    Mình sẽ chụp vài pô rùi posx len cho mọi người cùng xem nha.!!!
    Người đi tìm sự thật về Gò Công thân yêu...
  6. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Để dáp lại lời yêu cầu trên mình xin post hình
    CHỢ GÒ CÔNG nha!!!!
    http://i291.photobucket.com/albums/ll309/philipthen230487/chogocong.jpg
    link đó. Các bạn có thể Click vào xem thử nha.
    vì đây là hình của máy di dộng người khác nên chất lượng ảnh ko được đẹp cho lắm.
    các bạn có thể xem thử
    nếu được mình xin post tiếp nhiều chỗ khác nữa cơ...
    Nếu các bạn thấy bài viết này nhiều điều thú vị, hay... thì các bạn ấn vào bình chọn cho mình nhé///
    tạo thêm sức mạnh cho mình viết thêm và post bài nhiều hơn..
    hihihihihihihihi
    ok????

    người đi tìm sự thật về Gò Công thân yêu...
    Được ngonhaidang9 sửa chữa / chuyển vào 21:07 ngày 01/06/2008
  7. doremonkey

    doremonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    617
    Đã được thích:
    0
    BỒ ĐẾ QUÁN
    Đến Mỹ Tho, qua cầu Nguyễn Trãi các bạn rẻ trái đi khoảng 200m là đến Bồ đề quán. Quán nằm đối diện chùa Vĩnh Tràng.
    Nằm trên 1 khuôn viên rộng với nhiều cày xanh thoáng mát, quán được thiết kế với nhà lá, vac1h tre tạo nên không gian ấm cúng và mộc mạc.
    Quán do những nhà sư của chùa Tịnh Nghiêm lập nên với mục đích cao cả là chăm lo cho các em nghèo hiếu học. Do vậy thực đơn của quán chỉ toàn các món chay bao gồm : Hủ tiếu, các món xào, kho, lẩu.......nhưng qua tài chế biến của các sư làm cho các mòn ăn ở đây thật tuyệt vời. Thât ra chúng tôi đã ăn nhiều quán com chay tại Sài gòn nhưng có lẻ chưa có quán nào nấu ăn ngon như Bồ Đề quán.
    Món ăn rất ngon, nhưng giá tiền thì khá rẻ. Điều đặc biệt khi bạn gọi món ăn, nêu không dùng hết có thể trả lại quán để giảm tiền ( tất nhiên là trả lại khi bạn chưa ăn ). Tuy nhiên nhân viên phục vụ không được nhanh lắm. Điều này các bạn cũng thông cảm, do nhân viên phục vụ cũng là các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn được các nhà sư bảo bộc.
    Sau khi ăn xong, bên cạnh còn có quán " Huyền không trà đạo" cho các bạn vừa uống trà vừa ngẫm nghĩ chuyện xưa......
    Nếu có dịp về mỹ tho các bạn không nên bỏ qua cơ hội để thưởng thức các món ăn ngon của Bồ Đề quán nhé. Không chỉ là ẩm thực mà các bạn còn góp phần cho muc đích từ thiện đấy. Nếu bạn nào thưởng thức rồi xin hãy cho biết ý kiến .
    Bồ đề quán
    [​IMG]
    Tôn chỉ của quán
    [​IMG]
    Thực đơn và món ăn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trà quán
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được doremonkey sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 02/06/2008
  8. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Nơi nào mà không có ăn nhậu, mà dân Gò Công lại là dân sành ăn, nên trưa chiều tối các quán nhậu đều đắt khách. Tôi không phải là người ưa nhậu nhưng do công việc đôi khi cũng lê la đây đó nên cũng ít nhiều có ?okinh nghiệm? trong lĩnh vực tìm quán nhậu. Các quán nhậu đa phần người ta kêu thức ăn đơn vị tính bằng dĩa. Thí dụ một dĩa thịt trâu xào củ hành, giá thì bình dân vô cùng khoảng từ 30-40 ngàn 1 đĩa.

    Thịt chó
    Có người kỵ ăn thịt chó vì có đạo hay lý do khác, nhưng ai đã ăn rồi thì không bỏ được. Dù không có nhiều dân ?oBắc Kỳ? ở xứ Gò nhưng dân Gò Công (đặc biệt là dân nhậu) rất khoái món này do câu ?ongon bổ rẻ?, rẻ vì món này chuyên nhậu chỉ với rượu đế. Cứ chiều đến, đệ tử lưu linh tập trung đến các quán cầy đông nghịt trong làng khói để nhâm nhi. Cầy nướng, cầy phay, cầy hon ? ôi khoái khẩu quá.
    Quán ngon nhất có lẽ là quán ông hai Đê trong Bình Nghị, quán này có món hon rất độc chiêu, chiều đi trễ là hết hàng. Ngoài ra phải kể đến quán đường Rạch Gầm phía sau Ngân hàng nông nghiệp, và còn quán đối diện bện viên tư nhân trên đường Thủ Khoa Huân. Còn một quán đối diện nhà tôi trên đường Nguyễn Văn Côn nữa.

    Lẫu dê
    Không ai có thể cạnh tranh với tập đòan lẫu dê của ông hai thợ hàn, có thể nói gia đình này bán lẫu dê duy nhất ở Gò Công. Quán gốc là lẫu dê 1 nằm trên đường Nguyễn Trọng Dân sát với UB Phường 3, lẫu dê 2 nằm đối diện nhà tôi trên đường Nguyễn Văn Côn, lẫu dê 3 nằm góc đường Phan Bội Châu và Nguyễn Trãi, lẫu dê 4 nằm đối diện bệnh viện Gò Công. Dê thì có thể chế biến đủ thứ món, nhưng ai vào các quán này cũng làm trước một cái lẫu tay cầm, thịt ướp mềm, cay, nước lẫu ngọt ăn chung với nấm, tàu hủ, rau thì có cải bẹ xanh, rau má. Tối trời se lạnh, cùng với vài người bạn bên 1 một cái lẫu dê nhâm nhi vài chung rượu quả là kỳ thú trên đời.

    Lẫu trâu
    Chỉ có quán cậu bảy Hùng (cậu của tôi) ở Long Thuận bán món này, khách nhậu đông dữ, đa phần cũng là dân công chức. Ngoài món lẫu trâu bí truyền (tôi cũng không được truyền dù có hỏi) quán cậu bảy còn bán đủ thứ món khác, đặc biệt là món gà xào kèn do chính chủ nhân nấu.

    Quán rắn
    Quán rắn lớn nhất là quán Trúc Phương đường Đồng Khởi (bên đạo), có đủ loại và món cho bà con thưởng thức. Lẫu rắn, cháo rắn, da rắn chiên dòn? cực kỳ hấp dẫn và bổ dưỡng. Ngoài ra quán này còn có nhiều đặc sản hiếm như rùa, ba ba, ca sấu.
    Quán rắn ngày trước cũng đắt khách thì quán Thuận Ký nằn trên đường Trương Định nhưng nay chuyển sang bán cơm rồi.

    Các quán linh tinh khác
    Ngoài các quán chuyên về một món như ở trên, dân nhậu còn thích đi những quán thập cẩm khác như quán Hưng Thuận nằm đường Mậu Thân, quán cây Sung đường Ngô Tùng Châu (nhà máy hòa bình cũ), cao cấp hơn thì đi làng nướng Nam Bộ của ông Hòang đường Nguyễn Trọng Dân hay quán Nam Giao đường Hai Bà Trưng. Còn muốn đi xa ra ngoại ô tìm phong cảnh hữu tình thì đi Hoa Viên Nam Bộ dưới chân cầu Sơn Qui, quán Hoàng Gia nằm sau lăng Hoàng Gia. Còn phải kể đến quán ăn Sao Mai, Phương Dung nằm bên phường 4 trên quốc lộ 50
  9. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    bác nào biết post hình len thẳng trên đây chỉ em với.
    => thành viên mới nên ko biết.
    Bac cứ gởi thư vào Ngon hai dang luon nha.
    cam on bac nao giup do minh nhieu nha

    nguoi đi tìm sự thật về Gò Công Thân Yêu???
  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bạn vào trong này. Mình có hướng dẫn cách post hình
    http://www9.ttvnol.com/forum/mientay/875086/trang-29.ttvn

Chia sẻ trang này