1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

    Theo tôi chúng ta không nên sử dụng cái "biểu ngữ" này trong nền giáo dục thế kỉ 21 nữa. Vì sao ?
    Thư nhất là về nguồn gốc xuất xứ: câu này là của thời kì Nho giáo, Văn học, CHữ nghĩa thịnh trị.
    Lễ nghĩa ở đây thường là có ý nghĩa là: cấp dưới phải đối sử như thế nào với cấp trên cho phải đạo ( Nghĩa là đúng qui định trong thứ bậc xã hội). Không có qui định chặt chẽ là cấp trên phải đối xử với cấp dưới cho phải đạo.

    Vì thế chuyển sang thời kì hiện đại: Lễ đã bị biến tướng thành Lễ lạt, quà cáp. Nghĩa là cấp dưới phải phụng sự cấp trên, học trò phải đến nhà thầy cô, phải phong bì cho thầy cô thì mới gọi là có lễ với thầy cô giáo. Trong khi đó các thầy cô giáo lại không có qui định chuẩn mực lễ nghĩa như thế nào.

    Từ "LỄ" đã bị biến thái sang ý nghĩa xấu và thực tế là không phù hợp với giáo dục hiện đại.

    Thứ 2 là "VĂN": xã hội ngày nay không còn lấy văn trị để làm gốc (không tuyển những người giỏi viết văn ca tụng hay bình luận làm quan nữa) mà là Pháp trị và kĩ trị. VĂN chỉ đơn thuần là những tiểu thuyết, những tập thơ với mục đích giải trí. Còn trong công việc thì có các công văn, giấy tờ. --> Văn chỉ là một phần "rất nhỏ" của việc học hiện nay.

    Do đó theo tôi nên bỏ câu này đi đừng lấy làm biểu tượng của nền giáo dục cũ kĩ lạc hậu nữa.
    Thay bằng: "Tiên Học Văn Hóa, Hậu học Kĩ Thuật" thì phù hợp hơn tình hình ngày nay.


    Văn Hóa ở đây là: văn hóa giao tiếp,. văn hóa ứng xử chứ không còn dừng ở Lễ nữa.

    Kỹ thuật là cái giúp cho đất nước ta hoàn thành chỉ tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa chứ không phải VĂN. Để CNH và HDH thì cần con người kĩ thuật do đó Giáo dục phải đào tạo ra những người kỹ sư trình độ cao.
  2. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Hic,giá trị của nó vẫn sừng sững như núi Thái Sơn .Oái oăm hơn là chính nền giáo dục của các nước phương Tây lại làm điều đó tốt hơn phương Đông,hơn cả Trung Quốc nữa.
    Tại trường học phương Tây,từ trẻ em đến thanh niên được giáo dục kĩ năng giao tiếp,diễn thuyết,tham gia các hoạt động xã hội ,kịch nghệ và thể thao một cách bài bản và hệ thống.
    Chính qua các hoạt động đó,ý thức tôn trọng cộng đồng,tôn trọng pháp luật được hình thành và thấm vào trí óc.Cách giáo dục đó là học một cách tự nhiên,mỗi cá nhân không biết mình đang tiếp thu lễ nghĩa qua các hoạt động đó .Khác hẳn với kiểu học nhồi nhét,giáo điều ,sáo rỗng như các môn Đạo đức ở Tiểu Học,Giáo dục công dân ở Trung Học ở ta.
    Có thể thấy nhiều ví dụ minh họa qua các bộ phim truyền hình đề tài học đường của Mĩ,Úc,Hàn Quốc hoặc qua các bộ truyện tranh của Nhật Bản.
    Hẳn mọi người nhờ truyện "siêu quậy Tép-pi ".Do cậu bé Tép-pi quá hiếu động và ngang ngược nên ông thầy Phani mới bắt cậu phải học kiếm đạo vì sự nghiêm khắc của môn đấu kiếm sẽ rèn giũa "cây cỏ dại " trở thành "cổ thụ " ,đỉnh cao là việc Tép-pi đạt quán quân kiếm đạo Khu Nam cả đồng đội lẫn cá nhân.
    Hay như các phim của Mĩ trên CINEMAX nói về ông thầy dạy nhảy do Antonio Banderas thủ vai,rồi ông thầy dạy bóng rổ.Các thành viên của lớp nhảy,đội bóng rổ hầu hết là cá biệt,có vấn đề về gia đình (bố mẹ li dị,anh là xã hội đen...) hay tâm lí .Nhưng qua các hoạt động nghệ thuật ,thể thao ,tâm hồn họ được tưới mát,chăm bón bởi nghệ thuật,tình đồng đội,ý chí quyết thắng nên cuối cùng tất cả đều tốt nghiệp được trung học ,nhiều người theo con đường vận động viên chuyên nghiệp ...
    Đó là những ví dụ hùng hồn rằng,có được lễ nghĩa,nhận thức về cuộc sống đúng đắn thì việc học mới hiệu quả.Bởi thế mà các họat động ngoại khóa,các CLB luôn là yếu tố bắt buộc phải có ở các trường học phương Tây song song với hệ thống môn học.
    Ở Việt Nam ,do quan niệm sai nên các hoạt động thể thao,nghệ thuật ở truờng học,kể cả các trường hàng đầu vẫn rất èo uột.
    Được ngr sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 23/03/2009
  3. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Chính vì nội hàm của từ LỄ đã bao gồm nhiều thứ lễ lạt quà cáp do đó nó không còn chính xác nữa khi áp dụng để dạy bảo thế hệ trẻ. Lễ lạt quà cáp biếu xen là cái 1 khái niệm Lễ đầu tiên mà người ta nghĩ tới.
    Như tôi đã nói là phải thay bằng: TIÊN HỌC VĂN HOÁ.
    Nội hàm của từ VĂN HOÁ rất đẹp và ý nghĩa hơn nhiều: đó là văn hoá giao tiếp, văn hoá cư xử. Khi nói đến văn hoá cư xử, không ai có thể nghĩ đến việc dùng quà cáp để biếu xén. Nó khác hẳn khi dùng từ LỄ, vì người ta dùng từ LỄ liên quan nhiều đến quà cáp, lễ vật...
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Vẫn còn nguyên giá trị
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Những thứ như "ý thức tôn trọng cộng đồng, "tôn trọng pháp luật", "nhận thức về cuộc sống", vân vân... đều không phải là cái "Lễ" trong câu "Tiên học lễ" đâu. Không nên đánh đồng.
  6. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Chính xác!
  7. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Để Tiện cho chúng ta tranh luận về vấn đề này, tôi đưa ra các quan niệm đã được gói gọn lại của Khổng Tử "theo nguồn Wiki":
    Triết học
    Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
    Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân" (cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.
    Đạo đức
    Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
    Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Đối với Khổng tử, nghĩa (義 [?]) là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
    Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
    Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác; cái gì mà ta muốn thì cho kẻ khác"
    Chính trị
    Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
    Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
    Tôi có thể tóm gọn lại là: Tất cả các quan niệm của ông đều dựa trên các nguyên tắc:"Coi trọng các giá trị đạo đức". Ông không coi trọng luật pháp bằng lễ nghĩa. Đây là một trong những thiếu sót của ông. Vì ở thời kì của ông Luật pháp chưa phát triển bằng "LỄ NGHĨA". Chưa có một đạo luật nào đầy đủ và bao quát hết các lĩnh vực đời sống như hiện nay. Tất nhiên là luật pháp cũng được xây dựng trên các cơ sở đạo đức và hơn nữa nó còn định hướng cho các mối quan hệ xã hội như là "luật Dân Sự". Hơn nữa "Luật pháp" được nhà nước chính thức công nhận và bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo. Còn "LỄ NGHĨA" của ông không bắt buộc nó mang tính chất hướng dẫn thôi.
    Quan niệm của ông lại luôn nhìn về quá khứ và nhấn mạnh việc hành xử phải theo các tấm gương quá khứ. Chính vì thế nó góp phần làm cho xã hội kém phát triển vì lúc nào cũng nhìn về quá khứ để noi theo. Nó không thúc đẩy sự tìm tòi cái mới, cái chưa có trong lịch sử. Chính vì thế đến thời của ông, Nền văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ. Nhưng sau thời của ông, khi mà các nhà nước phong kiến áp dụng những tư tưởng của ông làm định hướng chỉ đạo trong xã hội thì xã hội phong kiến dần dần đi vào khép kín và có rất ít những phát minh hay phát hiện mới.
    Ba khía cạnh cụ thể của Lễ là : Hiến tế thần thánh thì phải làm gì ?, Trong thể chế chính trị xã hội thì quan hệ vua tôi ra sao ?, trong đời sống hàng ngày thì đối xử với nhau như thế nào ?
    Trong quan hệ xã hội và đời sống hàng ngày Tư tưởng chủ đạo là theo đạo đức: "trẻ kính trọng già, vợ kính trọng chồng, tôi thì kính trọng vua". Nghĩa là xã hội bị phân hóa thành các tầng lớp trên và dưới, và người dưới thì luôn phải kính trọng người trên. Chính vì quan điểm 1 chiều trên mà dẫn đến xã hội chỉ kính trọng nhưng tầng lớp trên. Ngày nay khi quan điểm bình đẳng xã hội được mọi người rộng rãi chấp nhận thì quan điểm của Khổng Tử đã không còn phù hợp. Chúng ta ai cũng biết đến những lời lẽ thuyết phục từ bản tuyên ngôn ĐỘC lập của Hoa Kỳ và được trích trong tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam:"Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng".

  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

     

     
    Sau khi đọc bài về Dịch của bạn bên kia, lại thấy bài bên này, thật chán hết chỗ nói.
    Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" không phù hợp với bạn thật, vì bạn cũng chả hiểu thế nào là Lễ, thế nào là Văn.
    Có một câu chuyện đã cũ, tôi diễn giải lại ra như thế này (không nguyên bản).
    Một người chỉ một chậu nước bảo: VĂN xuôi
    Một người khác chỉ một bể nước bảo : VĂN học.
    Người kia chỉ một ao nước bảo: VĂN nghệ
    Người nữa chỉ hồ nước rộng bảo: VĂN hóa
    Người nữa chỉ dòng sông lớn bảo: VĂN hiến
    Và tất cả chỉ ra đại dương bảo: VĂN minh.
    Bạn đã mon men để hiểu được nghĩa VĂN của từ nào trong số các từ trên?
    Thế nhé.
    được chitto sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 28/03/2009
  9. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Vâng thưa bạn, chính vì hai từ "Lễ" và "Văn" đấy ý nghĩa của nó bao trùm và mênh mông như vậy nên ngày nay các thầy cô giáo, các học sinh cũng chỉ là treo khẩu hiệu cho đẹp trường đẹp lớp thôi. Dường như nó quá xa vời so với thực tế.
    Từ "Lễ" hiện nay đã bị các bậc thầy cô giáo, phụ huynh học sinh hiểu theo nghĩa "Lễ lạt quà cáp" rồi. Lễ lạt quà cáp cũng là một hình thức biểu hiện của "LỄ". Hiểu như thế không sai nhưng không đầy đủ và không hiểu được bản chất của "LỄ".
    Khổng Tử đã dựa vào Cái bản chất nhất là "Đạo đức" của con người để viết nên Lễ theo quan niệm của thời kì mà ông sống cách đây 2500 năm.
    Ngày nay người ta chỉ nhìn thấy được mặt trên của từ "Lễ" thôi mà quên đi cái bản chất của nó. Nhiều khi bị đánh đồng "LỄ" với "Đạo đức". Thực ra Lế là cái biểu hiện bên ngoài của Đạo đức con người. Và cái thể hiện này có thể thay đổi tùy thời điểm lịch sử. Nhưng cái bản chất là đạo đức con người thì không bao giờ thay đổi.
    Ngày xưa thì học "VĂN" là học chữ nghĩa không hề có Khoa học Kĩ thuật gì ở trong đấy. Mà ngày nay người ta nhấn mạnh vào Khoa học Kĩ thuật hơn.
    Chính vì thế mà tôi có ý kiến là như vậy. Ta phải thay câu khẩu hiệu đó sao cho sát với bản chất của vấn đề cũng như phù hợp với thời kì mới.
    Học đạo đức trước, học kiến thức sau..
    Câu này vừa ngắn gọn, vừa theo kiểu văn vần dễ thuộc và dễ hiểu hơn cũng như là thể hiện bản chất vấn đề.
    Với khẩu hiệu như thế này, chắc chắn không ai có thể hiểu sai lệch ý nghĩa mà nó muốn truyền đạt và tôi nghĩ là nó sẽ có tác dụng hơn rất nhiều câu khẩu hiệu cũ.

    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 28/03/2009
  10. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Theo VNexpress.net
    Nữ sinh bị thầy bạt tai phải vào viện
    Do to tiếng trong giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 Nguyễn Phương Thảo bị thầy giáo bạt tai. Sau đó học sinh này phải đưa đi cấp cứu.
    Khoảng 15h30 ngày 30/3, đang giờ ra chơi, em Thảo, học sinh lớp 10/9 trường THPT bán công Quế Sơn (huyện Quế Sơn, Quảng Nam), đùa nghịch với bạn bè nên nói lớn tiếng.
    Giáo viên Trần Đình Soạn gọi Thảo lại la, rồi dùng tay đánh vào đầu, vào mang tai của em. Thảo vào lớp ngồi. Sau đó vài phút, em thấy choáng váng nên đi rửa mặt thì bị ngất xỉu.
    Giáo viên và học sinh trong lớp đã đưa Thảo đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Quế Sơn.
    Sáng nay, ông Phạm Phú Cứ, Hiệu trưởng Trường THPT bán công Quế Sơn xác nhận, việc thầy Soạn đánh học sinh Thảo là có thật. "Nhà trường đang xác minh thêm, sai đến đâu xử lý đến đó", hiệu trưởng trường cho biết.
    Tối hôm qua, thầy Soạn đã đến bệnh viện xin lỗi gia đình "vì đã nóng tính" và chăm sóc em Thảo.
    Đã đến lúc chúng ta phải có khẩu hiệu treo ở trường dành riêng cho thầy giáo trước khi đòi hỏi học sinh thế này thế kia.
    "TIÊN HỌC ĐẠO ĐỨC, HẬU HỌC CÁCH TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC". .
    Chúng ta có thể phỉ báng ông thầy ở trên là con người "VÔ ĐẠO ĐỨC".
    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 31/03/2009

Chia sẻ trang này