1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các bác cứ tiếp tục nhé. FromtheStas đang bận quá. Sẽ có nhiều vấn đề đấy! . Vấn đề tìm hiểu về ý thức, tư duy, tâm linh.... dường như lại quay trở về phân tích tâm lý (Hành vi từ phản xạ có điều kiện, như là sự thoả hiệp, thích nghi với hoàn cảnh, môi trường - sự tối ưu hoá quan hệ đảm bảo sự tồn tại có lợi nhất cho chủ thể). Các khái niệm ''Bản sắc'', ''văn hoá'', ''thuần phong mỹ tục'', ''cá nhân'', ''sự đa dạng'' có vẻ như chỉ là sự đề cập tới những vấn đề, mâu thuẫn của thực tại. Tức là chỉ nhận ra bản sắc.... khi thấy nó đối diện với cái khác nó, Khi đó cái gọi là ''thuần'' không còn ý nghĩa ở thì hiện tại, mà lại là ở thì quá khứ. v..v.
  2. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Dạo này mọi nguời ít tham gia ý kiến nhỉ, chắc là cũng giống mình đang mải "cày cuốc" kiếm ăn. Thời buổi này mọi người đều ít quan tâm đến vấn đề đạo đức mà lại quan tâm đến tiền bạc.
    Không hiểu mọi người có quan tâm đến câu:"Phú quý sinh lễ nghĩa" không ?
    Tôi thấy thật nguy hiểm khi con người có nhiều tiền mà lại phát sinh lễ nghĩa chứ không làm cho con người trở nên có đạo đức hơn và nhân nghĩa hơn. Nghĩa là giàu có rồi thì lại góp phần làm cho xã hội phong kiến Nho giáo hơn nữa không thúc đẩy xã hội văn minh hơn, nhân ái hơn. Như thế giàu có không đem lại lợi ích cho xã hội loài người tiến bộ hơn. Và thường những người "giàu có sinh lễ nghĩa" là những quan tham nhũng. ĐÓ LÀ NHỮNG KẺ CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CUA Xã HỘI VĂN MINH.
    Câu đó chắc chỉ có tác dụng ở Việt Nam thôi chứ không có ở Mỹ vì những người giau nhất thế giới như Bill Gate, Oa-rent Buffet mà như vậy thì họ không quyên góp hàng chục tỷ USD vào những quĩ từ thiện.
    Ở Mỹ thì người ta có câu:"Phú quí sinh nhân ái"
    Đó là mục tiêu của tôi.

  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xem clip này để biết những kẻ đã từng "khai hóa" nước Vietnam, giờ họ sống như thế nào, nhất là gi''trẻ.
    http://www.youtube.com/watch?v=8vrPF4FIVic&feature=related
  4. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói thật, riêng về ăn chơi trác táng thì Việt Nam phải dạy cho bọn Pháp để cho bọn nó đỡ bị "quê". Bọn Pháp còn phải mang cặp sang gặp thanh niên Việt Nam để mà học cách ăn chơi.
    Còn về văn minh lịch sự - khoa học kĩ thuạt thì để Pháp nó dạy lại Việt Nam.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Okey, nói về ăn chơi thì có lẽ Tàu, Việt ăn đứt người Pháp. Mà nếu Tàu, Việt mà sở hữu được cái kh-kt thì người Pháp có mà lên...mặt trăng. Văn minh ánh sáng là mọi thứ phải được thể hiện ra bên ngoài, một cách có văn hóa. Từ "show" có lẽ nên được Việt hóa...
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    ''Bản sắc'', ''văn hoá'', ''thuần phong mỹ tục'' - người ta suy tư về nó, hoài niệm về nó và chỉ thấy nó khi đứng trước nguy cơ, thách thức cho sự tồn tại của việc đảm bảo thực hành nó. Giống như cô gái về nhà chồng, cô ta nuối tiếc, nhớ nhung cuộc sống của thời con gái, nhưng nhất quyết phải bước lên xe hoa - đó là trách nhiệm và nghĩa vụ.
    Qua đó có thể thấy ''bản sắc''..... thực chất không phải là mục tiêu hướng tới của cuộc sống. Nó chỉ đóng vai trò là những cột km để người đi đường có thể thấy mình đã đi được đến đâu, đi bao xa. (Chính là để nhận ra những thành tựu, những huy hoàng, vinh quanh mình đã đạt được để mà lấy nghị lực tiến lên phía trước. Thực chất việc hoài niệm quá khứ, tìm những ''bản sắc'', ''tìm hiểu lịch sử... có tác dụng tập luyện, nhắc đi nhắc lại để tạo nên ý thức tiến lên như là một phản xạ có điều kiện và tạo nên quán tính trong tương lai - Chính là ý thức. Tuy nhiên phương pháp này chỉ là thụ động chưa chủ động và chất lượng của ý thức về nguồn cội này không ổn định nếu không có một tư duy sâu sắc hơn).
    Vậy thế nên người ta chỉ hay duy trì ''phong tục tập quán'' hay ''thuần phong mỹ tục'' như một nghi lễ mang tính bảo tồn tức là mong muốn lưu giữ quá khứ để nhằm mục đích không gì khác hơn là để tạo đà chuẩn bị vượt qua dốc. Phong tục tập quán ấy hiểu ở nghĩa này chưa bao giờ là bắt buộc đối với tất cả mọi người mà chỉ có ý nghĩa với một số người - những người thụ động. Người chủ động thì khác. Người ta sẽ quan sát, không thực hành ''phong tục tập quán'' như là một nghi lễ hay tín ngưỡng mà sẽ quan sát việc thực thi nó, tìm hiểu nó ở tầng ý nghĩa, tư duy. Tức là họ hoá thân vào như những người đã tạo ra phong tục tập quán đó trong việc giải quyết các vấn đề trong hoàn cảnh tương ứng. Họ tư duy như chính tổ tiên họ. Và thế là ý thức tổ tiên họ đã được tái sinh. Họ mang cái ý thức đó, cái vẻ đẹp mà họ đã nhận thức được ra giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Và họ đã giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại một cách ''rất văn hoá''. Ở trường hợp này những người này đã đóng vai trò sáng tạo, sáng tạo ''văn hoá'', kéo cả xã hội theo họ. Và có thể nhận thấy ''Ý thức của tổ tiên'' đó đã tồn tại một cách vĩnh hằng và rất đẹp.
    Phong tục tập quán thì không thể giải quyết được vấn đề hiện tại, mà chỉ có ''Tư duy'' kia mới giải quyết được các vấn đề hiện tại. ''Vấn đề của hiện tại'' luôn là một thách đố, như là một con dốc mà ý nghĩa tồn tại của ''Tư duy'' kia là phải vượt qua. Luôn là như vậy.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trở lại với ý nghĩa của con Người.
    Khi ta nói lên từ ''Con người'', tức là giá trị ấy là phổ biến, bình đẳng cho tất cả công dân trên trái đất. ''Con người'' (hoặc Nhân) vừa đóng vai trò là hạt nhân (như cái chung) mà từ đó những khác biệt xuất hiện (tức là có thêm những vết sẹo do thời gian và hoàn cảnh...) mà cũng là giá trị tối thượng cho đích đến của toàn thế giới.
    Bởi vì chỉ những ''con người'' mới tranh luận với nhau nên bắt buộc phải chấp nhận xuất phát điểm là mệnh đề ''Ai cũng là con người''. Với ý nghĩa đó ai cũng mang trong mình một bản chất con người. Nhờ cái ''con người'' này mà có thể có sự đồng cảm, sẻ chia ..v..v. Vậy chữ ''Nhân'' kia không thể có ý nghĩa nào khác hơn là : Từ xa xưa nó là hạt nhân của nhận thức và bây giờ nó đang là toàn thể Nhân loại và hơn thế nữa là tất cả sinh vật (nếu sinh vật biết suy nghĩ. Thực chất khi ta đang tìm hiểu xem sinh vật có suy nghĩ không thì chính sinh vật nó cũng đang suy nghĩ).
    Vậy có ai đó nghĩ về ''Nhân'' với một ý nghĩa nào đó cụ thể, khác biệt thì nên nhớ nó chỉ là một cái nhìn phiến diện, một lát cắt của cái nhân tổng thể và biện chứng kia.
    Từ châu Phi, cái rốn của Nhân loại, mầm mống của Nhận thức bắt đầu phát triển khắp thế giới. Chúng ta hãy khoan nói nó là ''thiện'' hay ''ác'' bởi hai khái niệm này chưa rõ nội dung đâu. Ta sẽ định nghĩa hai khái niệm này trong cái nhìn tổng thể.
    Đơn giản nó chỉ là một ý nghĩa, một sự tồn tại vĩnh hằng. Ở đây, nó hiện diện, có sẵn như là một ''sản phẩm của tạo hoá'' có nghĩa rằng nó chính là tồn tại. Tồn tại này được ghi dấu và tôn vinh ý nghĩa bởi nhận thức - là cái biết - là trí tuệ tối thượng. (Cái nhận thức và cái biết thì chắc ai cũng hiểu rồi, khỏi hỏi nó là cái gì mà nên tìm hiểu nó vận hành thế nào thôi).
    Nó là một kết cấu ổn định, trật tự bên bờ hỗn độn. Tức là bên ngoài kia hỗn độn để cho nó có một trật tự nhất định. Chính sự tương phản, tương quan giữa trật tự bên trong và hỗn độn bên ngoài tạo nên sự so sánh (do ý nghĩa phổ quát) và nhận thức vận hành tạo nên ý thức. Sự thay đổi bên ngoài của vũ trụ, sự hỗn độn bên ngoài vận hành và tác động vào kết cấu của sự ổn định bên trong làm cho sự ổn định tan ra, mang gương mặt mới - ổn định trong sự hỗn độn - tức là một sự ổn định tương đối, đang vận động. Nói ngược lại, sự hỗn độn bắt đầu mang gương mặt của trật tự. Ảnh hưởng của cái ổn định - cái nhân tất yếu ban đầu đã tác động vào cái hỗn độn, làm cho sự hỗn độn tiếp thu cái trật tự, tại các điểm khác trong không gian hỗn độn đã bắt đầu nhiễm cái nhân ổn định. Đây chính là sự chủ động của vai trò con người - làm cho thế giới trật tự hơn.
    Cái nhân tất yếu ban đầu - cái trật tự ban đầu lùi sâu về thời gian quá khứ, đóng vai trò là chất keo kết dính cho sự ổn định đang tan ra, cho cả không gian hỗn độn đang trật tự lại. Nó bắt đầu đóng vai trò ''ý thức nguồn cội hoặc tôn giáo, hoặc xã hội''.
    Cả một sự hỗn độn đang hướng tới tâm sự ổn định trong quá khứ. Sự va chạm giữa hỗn độn và ổn định sẽ phát triển đến một giới hạn cân bằng. Ở đó sự ổn định đã rõ nét và phản ánh hình ảnh của cái ''Nhân tất yếu ban đầu''. Cái ''Nhân tất yếu ban đầu'' thể hiện trong từng điểm của không gian hỗn độn, nhưng cũng liên hệ với các điểm khác nhờ hình ảnh của chính nó. Ở đó xuất hiện các quan hệ xã hội một cách bình đẳng và bền vững.
    Nhìn tổng thể chính là sự chiếm lĩnh không gian của cái ''Nhân tất yếu ban đầu'' - thể hiện vai trò chủ động của nó - của nhận thức. Tuy nhiên, để chủ động và chiếm lĩnh được không gian, điều khiển được tự nhiên (làm cho tự nhiên xung quanh nó ổn định) nó phải đẩy sự hỗn độn đi xa - cả trong không gian và thời gian. Giống như loài người điều khiển được thế giới vĩ mô thì phải đẩy sự hỗn độn vào thế giới vi mô. Vũ trụ ổn định bây giờ thì quá khứ phải là một nồi súp. Trái đất muốn ổn định thì bên ngoài kia phải hỗn độn và vần vũ. Nước Mỹ muốn tự do, thịnh vượng thì thì phải đẩy những uế tạp, hỗn độn ra các nước khác. Trung Quốc muốn phát triển thì gây ra thảm hoạ môi trường cho các nước khác. Một ngôi nhà muốn sạch sẽ thì phải có Toalet để hứng những thứ bẩn thỉu.v..v.v.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái ''Nhân'' nó chứa đựng sự ổn định cả vũ trụ nên khả năng của nó thật to lớn. ''Năng lượng'' chứa trong nó quả thật to lớn. Đến đây ta bắt đầu mường tượng ra thế nào là ''thiện'' thế nào là ''ác'' rồi. Hẹn gặp lại các bạn!
  9. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép các bác, tôi xin dựa vào "Đạo đức kinh" của Lão Tử để trình bày về vấn đề này.
    - Đúng là "nghĩa bắt đầu tư nhân": nhưng nghĩa quá thì mất nhân.
    - Đúng là "lễ bắt đầu từ nghĩa": những lễ quá thì mất nghĩa.
    Vì vậy, một số bạn có nhận định rằng "ngày hôm nay, lễ đã biến dạng, phát triển theo hướng tiêu cực", điều đó đúng. Song tôi còn nghĩ rằng hệ lụy của việc "lễ quá" là rất khủng khiếp, vì lúc đó chúng ta mất hết: mất nhân, mất nghĩa và mất luôn cả lễ.
    Trong cuộc sống ngày hôm nay, người ta giả vờ tôn trọng nhau, giả vờ thông cảm cho nhau, giả vờ thăm hỏi nhau,... Tất cả những điều ấy không còn xuất phát từ tấm lòng chân thành, chỉ còn là một phép xã giao, hời hợt. Thật lố bịch!
    Ôi sao câu "Vật cùng tất biến" sao diệu ảo đến vậy!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trở lại v''đề, về giá trị hiện nay của "lễ, văn", tôi xin đặt câu hỏi là - nếu lễ, văn không còn giá trị hoặc không còn có thể được hiểu đúng nữa, vậy thì điều gì sẽ có giá trị, ít nhất trong cái nơi đề cao khẩu hiệu ấy ? Vì chung qui chúng ta đi học cũng chỉ để tìm, để xây dựng những giá trị của riêng mình, mà không phải cho người khác hoặc do người khác "trao tặng" cho ?
    Nếu các bạn chỉ tranh luận xung quanh Khổng-Mạnh vs Lão-Trang thì chán lắm - chính mình cũng chẳng buồn đọc, hoặc có đọc thì đọc qua Anh ngữ - Phải chăng hạnh phúc chính là tìm được hoặc xây dựng được cho mình 1 chân giá trị?

Chia sẻ trang này