1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn nên đọc các phần ở trên thì sẽ thấy cái chân giá trị ở đâu. Chúng ta xây ngôi nhà phẩm chất đạo đức con người từ nóc khi mà học "LỄ" đầu tiên đó. Nếu bạn công nhận Tiên học Lễ đúng thì bạn cũng phải nghiên cứu Khổng Mạnh hoặc Hán Nho đề biết tại sao nó đúng chứ. Chứ cứ nghe người ta bảo đúng thì cũng bảo là đúng người ta bảo sai thì cũng bảo là sai mà không có nghiên cứu cái vấn đề đó thì không bao giờ bạn có được chính kiến của bạn.
    Được dillaben sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 18/05/2009
  2. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Bác DilLaBen a, tôi thấy cái nhà anh Tran_Thang thiếu kiến thức cơ bản nên chưa có chính kiến cũng là lẽ thường thôi, dần dần rồi cũng sẽ có nếu chịu khó học. Tôi biết bác có lý, nhưng dẫu sao chúng ta cũng phải giữ lễ với anh ta một chút chứ, đằng này bác nói nặng quá.
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn đã hơn ai ở cái gì mà lên giọng kẻ cả thế nhỉ?
    Bạn hiểu gì về Tran_Thang mà lên giọng kẻ cả thế nhỉ?
    Bạn hiểu gì về DiLaDen và ý nghĩa bài viết của DiLaDen mà lên giọng kẻ cả thế nhỉ?
    Đó là câu hỏi của tôi. Bạn thích trả lời hay không thì tùy. Và mọi người cũng sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không tìm chân giá trị ở Khổng-Mạnh hoặc anti-Khổng Mạnh. Tôi cũng không thích cái gọi là "phẩm chất đạo đức"ấy. Tôi chỉ muốn bạn, bằng hiểu biết của mình, chỉ ra điều bạn mong muốn nhất - tự do - tiền bạc - tri thức - cảm xúc... Hoặc cụ thể hơn, những giá trị ấy có thể là:
    - Lười nhác.
    - Mộng tưởng.
    - Chơi.
    - Tán dóc.
    - Buồn ngủ.
    - Làm việc.
    Nó trái ngược với nho,lễ, cũng chẳng chống lại nho, lễ (mà như đã nói, có thực tồn 1 thứ nho, lễ ?). Mà những giá trị trên có phản lại văn hóa không ? Hoàn toàn không.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    - Lười nhác? Dễ dàng đạt được. Nhưng sau đấy làm gì?
    - Mộng tưởng: Cũng thường xuyên, nhưng bụng đói, liệu có suốt ngày mộng tưởng?
    - Chơi: Đi chơi rồi cũng phải về.
    - Tán dóc: Dây cà, sang dây muống, rồi làm gì nữa?
    - Buồn ngủ: Giỏi lắm là 10 tiếng hoặc cũng có thể là ngủ ngàn thu.
    - Làm việc: Cũng chỉ được 12 h.
    Tìm gì?
  6. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Chitto, tôi thấy bác quá nhạy cảm đấy thôi. Nếu mà xét về cái khoản kẻ cả thì bác Tran_Thang ăn đứt tôi đấy, tôi có dẫn chứng đấy nhé, đây này "Nếu các bạn chỉ tranh luận xung quanh Khổng - Mạnh vs Lão Trang thì chán lắm - chính mình cũng chẳng buồn đọc - hoặc có đọc thì đọc qua Anh ngữ".
    Còn chuyện tôi có hiểu biết gì không, mời bác đọc bài viết của tôi, rồi rút ra kết luận cho riêng mình nhé.
    Chào bác.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không nên xem thảo luận này như 1 cuộc họp hội đồng cty cổ phần. Nếu bạn chưa có hiểu biết về văn-lể, nhất là học sinh ấy, thì tìm hiểu về Nho giáo đã là là điều kinh khủng, hơn những bài văn-toán đang học. Muốn có 1 dẫn chứng đủ mạnh chống lại thì lại phải nhờ đến ông Lão nữa...Nào là Tứ Thư, Luận Ngữ...Có mà thần đồng nhé. Nhưng thôi, mình chán là cái việc lười tư duy về nó là việc của mình, bạn nào thích thì là việc của bạn í. Các Ngài í có thể có ích trong những trích dẫn ủng hộ lập luận của bạn...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một cách tương đối, ta có thể phân chia con người theo 1 số tính cách như trên. Ta lại có thể quay lại với các ngài Khổng Mạnh - nhân chi sơ tính bản thiện.
    - Lười nhác .
    Thầy Nho Sao hỏa mắng ngay nhé - nhưng sau đấy làm gì? - Đấy, các thầy đâu có quyết định tương lai của tôi, bố mẹ tôi lo cho tôi, không thì xã hội sẽ lo cho tôi, vì bố mẹ tôi cũng đã có đóng góp về thuế, và tôi cũng là 1 phần xã hội. Lười là quyền của tôi, trong cái sự lười ấy, tôi tìm thấy giá trị của mình.
    - Mộng tưởng.
    Thầy Nho Sao hỏa lại mắng - bụng đói, liệu có suốt ngày mộng tưởng - đấy mới chính là những tài năng nghệ thuật đấy, thưa thầy. Có những kẻ quên ăn quên, quên ngủ chỉ để nắm bắt lại 1 hình tượng nào đó. No cơm mà mộng tưởng, mộng tưởng cái chi chi !?.
    - Chơi.
    Ừ thì cứ thong thả mà chơi.
    - Tán dóc.
    Bạn bè lâu ngày gặp lại.
    - Buồn ngủ.
    Thỉnh thoảng còn được, nhưng hãy cố lên bạn.
    - Làm việc.
    Sau ngày 1/5 thì gia cấp lao động đạt được - 8 h làm - 8 h nghỉ ngơi - 8h vui chơi. Hãy cảm ơn họ, cảm ơn giai cấp lao động.
    Thầy Nho sao hỏa lại muốn những 12 h cơ đấy.
    Nguy cơ sống lại 1 lớp nho gia và tri thức nửa mùa...
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đề nghị Ông Trần Thắng trước khi phát biểu, nắm chắc chủ đề và theo dõi mạch tư duy của Topic. Không đọc, không nên phát biểu lăng nhăng làm bạn đọc phân tán.
    Ông có thắc mắc gì về tư duy của Topic thì phát biểu hoặc hỏi. Thứ nhất về học thuật, ông phải nắm vững các khái niệm trong Topic này. Đừng để đang bàn về gà, ông lại nói chuyện vịt ở đây.
    Còn chuyện khái niệm ''Trí thức nửa mùa'' tôi dám chắc Ông lấy ở đường dẫn này: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tri_thuc_nua_mua/
    Hoặc link gốc của: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?CategoryID=37&News=2814&tabid=101
    Trong đó có đoạn:
    ...Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức? (Nguyễn Trần Bạt)
    ...Trí thức nửa mùa chỉ là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí, cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là ?ovăn hóa? nữa. Đây là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất...(Oleshuk Iu.F*)
    Qua cái cách thể hiện bằng hành động hoặc đưa ra những khái niệm nửa vời, lấp lửng với nội dung chưa rõ, chưa gột rửa được thấu đáo (đương nhiên ý tứ cũng không rõ), hoặc ngụy biện, kết luận không logic, không khoa học, đứt gãy mạch tư duy ta cũng khá dễ dàng nhận ra những ''Nguỵ trí thức'' hay trí thức nửa mùa. Nhất là những kẻ không chịu đọc hết một bài văn, nắm lấy cái ý tứ của bài mà thản nhiên ném bịch một túi rác vào bài đó.
  10. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0


    Tôi cũng định dẫn chứng ở chungta.com nhưng tìm lại vẫn chưa thấy bài viết đó. Ở đó người ta nói nhiều điều mà ta có thể bắt gặp ở cuộc sống...Nói chung thì cái "máu làm ăn" - hay "mạch tư duy" - của nguời Việt không thích chuyện gà, vịt chung chuồng...
    Tôi lại càng không ưa cái kiểu kết luận - cũng nửa mùa - của chính t''''giả bài viết, kiểu như - tr''''thức luôn đối lập chính quyền, đối lập với chính họ - như thế khác nào cái chợ...
    Nếu những điều tôi chen ngang không ảnh hưởng đến mạch luận thì xin mời các bạn cứ tự nhiên. Dân chủ là ...phớt tỉnh Ăng-lê.
    Được atolly sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 28/05/2009

Chia sẻ trang này