1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ta tiếp tục bàn tới, phân tích tiếp về những biểu hiện của ý thức con người. Hiểu biết về nó thì sẽ điều khiển được nó. Điều khiển được nó tức là ta có thể hướng tới được chân lý tuyệt đối, đạt tới sự tự do viên mãn, không sợ chết, không sợ khó khăn và lạc quan. Chúng ta hãy thiết lập những khái niệm công cụ.
    Sự vô minh:
    + Là một khái niệm của Nhà Phật. Nhưng ở đây ta phân tích nó ra thành những khái niệm khác, tinh vi và dễ hiểu hơn.
    Trước hết đặt những viên gạch - Những hiện tượng có biểu hiện của vô minh: Chúng ta đi trên mặt đất và không nhận ra trái đất cong. Ếch ngồi đáy giếng thì bảo là mặt trời to bằng cái nia. Thầy bói sờ voi....
    Tức là như định lý không hoàn hảo của Kurt Gordon: Mọi hệ đều tồn tại bài toán không giải được. Tức là muốn hiểu được một hệ thì phải thoát ra được khỏi hệ đó. Khi mà ta đang còn ở trong hệ thì ta không tiếp cận được chân lý, mà chỉ thấy được biểu hiện của sự tồn tại chân lý. Giống như muốn giải bài toán về không thời gian thì phải chấp nhận có chiều thứ năm trở lên hoặc phải chấp nhận một sự tồn tại của chiều tâm thức - tâm linh hoặc tư duy - Chiều của những vấn đề trừu tượng, thoát vượt khỏi những vấn đề thực tại vật chất.
    Ở đây khi sự vô minh dẫn dắt ta, chính là khi chúng ta không tự đạt tới sự hiểu biết. Lúc đó vấn đề ''vô thức'' được đặt ra. Người ta nói rằng trong ta có sự ''vô thức''. Lại một khái niệm nữa được đặt ra mà không dẫn người ta đi đến sự hiểu biết nào. Nó khác gì cái túi càn khôn mà tất cả những gì hổ lốn, không thấu hiểu thì nhét vào đó?
    Chúng ta nhớ tới thí nghiệm của Paplốp: khi tìm hiểu ''vô thức'' tạo thành từ phản xạ có điều kiện như thế nào đối với chú chó.
    Khi nhìn thấy thức ăn, chú chó tiết dịch vị mà chú không điều khiển được. Chúng ta cũng y như vậy, ít hay nhiều tuỳ thuộc vào văn hoá, thói quen và rèn luyện - cũng là những ''phản xạ có điều kiện''. Trong quá trình phát triển của loài người, điều kiện tự nhiên đã liên tục tác động đến con người, con người bị biến đổi liên tục (Không phải là sự tác động một chiều. Một chiều là xem như con người và tự nhiên là nhất thể. Sự thay đổi diễn ra như một điều tất yếu. Hai chiều là khi xem tách con người ra khỏi tự nhiên, mang trong mình những tinh túy nhất của trời đất, con người biết so sánh, thích nghi và biến đổi). Tất cả những điều con người được tự nhiên luyện cho thành phản xạ có điều kiện người ta gọi nó là ''vô thức''.
    Việc khả năng có thể được tạo thành ''những phản xạ có điều kiện'' là điều kỳ diệu của tạo hoá.
    Như vậy sự vô minh là một thói quen, là những hành vi mà chủ thể hành động không thể không đồng nhất với nó, không ý thức được nó do thiếu vắng trí tuệ và tư duy trừu tượng.
    Ví dụ con cọp thì chỉ biết ăn thịt, nó thấy thịt thì ăn mà không băn khoăn việc mình làm là tốt hay xấu. Nhưng cách kiếm mồi của nó cũng có thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh một cách rất tự nhiên. Nó tự ý thức được nó rằng nó sinh ra là ăn các loài ''có thịt''. Đơn giản như đang giỡn. Nó ăn thịt mà không cảm thấy ăn năn xem việc nó làm có xấu xa hay không. Quả là một sự vô minh toàn phần. Con nai cũng thế, nhiệm vụ của nó là ăn cây cỏ. Nó ăn cỏ mà nó cũng không phải băn khoăn xem nó có ăn nhầm rau của vườn nhà ai không. Nhưng thấy hổ thì nó phải chạy, nhiệm vụ nó là phải thế. Mặc dù đó là một thách đố khó khăn nhất của tự nhiên đối với nó mà nó bắt buộc phải thi thố và thích nghi. Nó có xúc cảm sợ hãi, nhưng nó không có lý trí để giải thích xem việc đó có bất công không, có thiện ác gì ở đấy không? Nó không có lý trí nhưng nó có đôi chân dài và khỏe để giải quyết cho bộ não của nó. Nó sợ hãi nhưng không đau khổ.
    Thiên nhiên đã lập cho nó một phản xạ, như là có một ông Paplop đã lập trình cho nó, gặp trường hợp đó, nó cứ việc thi thố tối đa khả năng ở đôi chân. Và nó được chết trong thói quen của nó.
    Ý thức của con nai là phân biệt cỏ, gặm cỏ và gặp hổ thì chạy.
    Hổ thì ý thức được con mồi, lùa và bắt rất giỏi. Thế cũng là một thành tựu, thành công của thiên nhiên.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Còn con người thì sao? Con người cũng được lập trình một phần như con nai, con hổ. Con người cũng biết ăn cả thịt, cả quả cây. Những thói quen, những thích nghi có được do con người đã vượt qua được thử thách của tự nhiên đã được tích tụ, trở thành kinh nghiệm, nếp sống, quan hệ, ứng xử gọi là văn hóa mà người ta thường gọi là '' thuần phong mỹ tục''.
    Từ khi con người xuất phát từ cái rốn của mình, tràn ra khắp nơi trên trái đất, tranh đấu và thích nghi dần với môi trường, tụ lại ở một số nơi trên trái đất, ổn định và dần hình thành những thói quen, tập tục của riêng vùng đó - văn hóa của vùng đó. Văn hóa vùng đó có phản ánh đặc điểm tự nhiên của hoàn cảnh và môi trường mà con người đã chinh phục hoặc thích nghi. Để có hình tượng rõ nét về điều này, chúng ta thử ném hòn đá xuống ao, coi như là nguyên nhân đầu tiên, xem làn sóng lan ra, va chạm bờ ao, có chỗ bờ phẳng, sóng dội lại hoặc đi hướng khác, nhưng có chỗ là vịnh thì sóng đập vào các bờ của vịnh, tạo thành cấu trúc đặc thù, tương đối ổn định và tương ứng với đặc điểm của vịnh đó.
    Chúng ta không quên con người chiếm lĩnh hết ý nghĩa của tự nhiên. Nó mang trong mình bản chất, bản thể và tư duy trừu tượng. Nó có thể thoát khỏi thế giới hiện thực để nhìn vào và nhận ra được vẻ đẹp của thế giới hiện thực, của tinh thần thế giới. Nó như mang trong mình toàn bộ vẻ đẹp của tự nhiên - sự nhận thức, đánh giá.
    Nhờ tư duy đó mà con người có thể tạo nên những dụng cụ, công cụ phục vụ cho cuộc sống của mình.
    Trở lại câu ''Thuần phong mỹ tục'' - câu này hẳn được sinh ra bởi những người tín điều, sống trong quán tính của cái cũ, của những vô thức được tạo bởi phản xạ có điều kiện. Họ hơi hoài cổ. Biết rằng đứng trước vẻ đẹp của tạo hóa, chúng ta hay có những câu : ''A'', ''Ô'' đầy ngạc nhiên và biểu cảm. Những câu ''Thuần phong, mỹ tục'' nó cũng như vậy. Nó như một nghi thức tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên.
    Thay vì tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên, những người cuồng tín cuối cùng lại mắc vào phản xạ của tôn vinh. Cứ nói đến những cái gì về tổ tiên cha ông thì họ chỉ bắt chước hay nói chính xác là lập lại thói quen ''thuần phong mỹ tục'' - những văn hóa thể hiện tư duy và hành động thích nghi - tín ngưỡng của một thời. Họ từ chối những cái mới, chăm chăm bảo tồn cái cũ kỹ - chính là sự tự tôn - coi những ''thuần phong mỹ tục'' kia mới là giá trị tự thân.
    Họ dừng lại, mê muội và Họ quên mất nhiệm vụ của họ thực chất là phải tiếp tục tinh thần của tự nhiên, lên đường đem cái giá trị ''nhân văn'' mang đi lấp kín tự nhiên hoang dã và hỗn độn kia, phủ đầy ý nghĩa lên chúng, biến chúng trong một trật tự hài hòa. Họ quên mất rằng con người phải chiếm lĩnh và điều khiển toàn bộ trái đất, còn hơn thế nữa. Vũ trụ huyền diệu này phải được ghi dấu trong họ, phải có ý nghĩa.
    Chính vì thế sự giao thoa, va chạm giữa các nền văn hóa là khó tránh khỏi. Nó là tất yếu và là điều ắt phải xảy ra trong tự nhiên. Không một ''Đạo đức'' nào ngăn cấm điều đó.
    Tuy nhiên sự giao thoa như thế nào lại là vấn đề cần phải bàn bởi nó liên quan đến hai khái niệm: ''Đạo đức'' hoặc ''Thiện và ác''.

  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái ác: Cái ác là sự thể hiện một hành vi một sự xâm hại, phá vỡ vào một kết cấu có tổ chức ổn định, cục bộ và đóng kín (trong khía cạnh mà ta đang xét).
    Ví dụ: Cái đĩa đang vẹn nguyên trên bàn. Trên khía cạnh công sức chế tạo nó và ý đồ mục đích sử dụng cho nó, ta đập nó vỡ: Đó là ác.
    Một bộ tộc người này, muốn dùng sức mạnh, kể cả văn hoá của mình, phá tan từng mảnh một bộ tộc khác. Đó là ác.
    Sự phát triển luôn có xu hướng phá vỡ kết cấu, phong tục cũ xưa cũng là thuộc một dạng ác. Nhất là khi sự phát triển quá cấp tiến. Bỏ lại đằng sau một phần của sự tồn tại và có nguy cơ huỷ diệt.
    Cái ác luôn phủ nhận ý nghĩa. Cái ác luôn phản nghịch lại sự tồn tại, phủ nhận sự tồn tại.
    Đấy là một số phương diện nhận ra cái ác. Các bạn có thể kể thêm một số biểu hiện của nó nữa nhé. Chúng ta sẽ phân tích làm rõ khái niệm ''ác'' này sau (giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). Và quan trọng cuối cùng là bàn về sự cần thiết phải có cái ác - loài người có phản ứng như thế nào với cái ác. Điều gì làm chúng ta phải tránh xa cái ác? -> Đạo đức -> Thi hành đạo đức.
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng cái ác là sự phủ nhận những giá trị - hơn là ý nghĩa. Vì người ta vẫn luôn tìm thấy ý nghĩa trong cái ác đấy thôi.
    Định nghĩa thiện-ác ư ? Đây:
    " Không có thiện cũng chẳng có ác, thiện ác do con người nghĩ ra" (Hồng Lâu Mộng).
    Theo tớ thì thiện-ác cũng như ...quần áo đấy thôi.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi sẽ tập trung công kích phần dẫn chứng của bạn. Nếu tập kích thành công, tư tưởng của bạn sẽ thay đổi ngược lại đúng không? Trên giá trị là ý nghĩa. Giá trị là biểu tượng của ý nghĩa.
    Ác là một giá trị. Là một phẩm hạnh, là một biểu tượng (định lượng). Ta sẽ bàn tới việc nên hay không nên ác sau. Định nghĩa xong ác với mọi hình thức biểu hiện của nó ta sẽ bàn tới.
    ''Vì người ta vẫn luôn tìm thấy ý nghĩa trong cái ác đấy thôi''
    Đúng! Cái ác là phủ bóng lên ý nghĩa, nó che dấu ý nghĩa trong sự tuyệt diệt của nó. Khi ta bóc cái vỏ bọc của ác đi, sự thật và ý nghĩa sẽ hiện ra nguyên hình, sáng rực. Ví dụ: Cái đĩa sau khi bị đập, tan tành từng mảnh. Đó là hiện thân của cái ác. Nó tan vỡ. Nguyên hình cái ác lộ trên mặt đất. Nhưng nếu ta bóc bỏ cái nguyên nhân gây tan vỡ đó đi, hình dáng cái đĩa ban đầu sẽ hiện lên.
    Đoạn này liên quan vấn đề ta nên thiện hay ác. Tôi đã nói là sẽ bàn sau.
    Ở đây đang vạch mặt, chỉ tên cái ác đã. Sau khi nó đã lộ nguyên hình. Ta sẽ xem xét đặt nó vào chỗ nào - thiên đường hoặc địa ngục.

Chia sẻ trang này