1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cái này không bao giờ thấy ở trường quốc tế (những chỗ tui đã từng làm). Chỉ thấy ở những ngôi trường nhà dột cột xiêu thôi. Vậy có thể suy ra nghèo đói làm suy kiệt nhân cách, tâm hồn.
  2. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn kết luận như thế thì người Việt Nam trước đây (năm 1945) đều suy kiệt nhân cách và tâm hồn từ đấy suy ra vô đạo đức hết à. Vì lúc đó Việt Nam là một nước mà 99% là nghèo đói.
    Chỉ có thể xác con người mới cần tiền và thức ăn để nuôi dưỡng thôi. Còn phẩm chất đạo đức con người thì cần thức ăn khác. ĐÓ là thức ăn tinh thần: từ giáo lí đạo đức tôn giáo, từ giáo lí đạo đức nhà trường,xã hội. Phẩm chất ĐẠO ĐỨC của con người bao giờ cũng là lòng hướng thiện.
    Có người còn nhịn đói đến chết ( tuyệt thực đó) để phản đối sự sai trái bất công, đòi sự công bằng. Cái đói khát đó không hủy hoại được tâm hồn và đạo đức của họ vì họ có niềm tin là hành động đúng đắn theo phẩm giá , đạo đức con người.
    Còn nền giáo dục của ta, đặc biệt là trường sư phạm mà ông thầy kia học nghề đã dạy học trò như thế nào ?. Một nền giáo dục không chú trọng đến ĐẠO ĐỨC NHÂN PHẨM mà lại chú trọng đến "LỄ" - cái vỏ bề ngoài của con người. Là cái qui định mà hạ cấp phải làm để tỏ lòng tôn kính đối với thượng cấp trong xã hội. Giáo dục theo hướng đó là sự giáo dục lệch lạc và đã tạo ra không biết bao nhiêu nạn nhân.
    Nghiễm nhiên người sinh viên học làm nghề thầy giáo kia thấy rằng sau này làm thầy giáo thì mình phải được học trò tôn kính. Thầy giáo là tầng lớp trên (bề trên) so với học sinh. Do vậy học trò phải tôn kính mình. Mình không cần phải tôn trọng học sinh (vì nó là tầng lớp dưới) ----> Mình có quyền đánh học sinh.
    Thế cho nên tôi mới lập cái topic này để mọi người thảo luận xem. "LỄ NGHĨA" có phải là ưu tiên hàng đầu trong nền giáo dục của ta hay không ?
    Ở con người thì cái gì quan trọng hơn "Nhân phẩm, Đạo đức" hay "LỄ".
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bạn suy rộng ra chút đi. Chuyện kia có thể xảy ra với nữ sinh kia nếu như cô ta học tại trường quốc tế ? Bởi vì không chọn trường được (vì kinh tế..vì.....vì ...v..v ) cho nên phải chấp nhận sống trong môi trường thấp kém về văn minh, đương nhiên phải gánh rủi ro tất yếu...
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đến cao quý như Tiên kia mà còn phải học lễ, Hoàng Hậu còn phải học văn nữa là .... mấy cô cậu lìu tìu kia.... Phải học các con ạ!!!
  5. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Trường quốc tế giáo viên không đánh học sinh vì sao ? vì các thầy giáo hiểu rằng mình nên làm bạn với học sinh hơn là làm quan lớn của học sinh. Bạn có hiểu không ?
    Ở trường quốc tế thì tiêu chuẩn giáo dục đạo đức của nó là châu Âu rồi ( không phải là tiêu chuẩn dựa trên Nho giáo Tàu KHựa nữa.. ). Châu Âu, châu Mỹ thì giáo dục của nó dựa trên sự bình đẳng chứ không tăng cường quyền lực cho giai cấp thống trị như là Nho giáo. Nó khuyến khích mọi người làm bạn với nhau, yêu thương nhau chứ không như Nho giáo khuyến khích, áp đặt người ta phải làm đúng chức năng của kẻ dưới, kẻ nô lệ. Ngược nhau hoàn toàn.
    Cái bây giờ thầy giáo phải học lại:
    - đạo đức làm người: ( làm việc tốt, việc thiện. Yêu thương tôn trọng mọi người ..)
    - cách giao tiếp trong xã hội sao cho lịch sự, đàng hoàng: ( chẳng hạn như chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn, bắt tay ...)
    Sau đó mới đủ kiến thức để dạy cho học sinh.
    Nó khác xa so với "LỄ nghĩa" của Nho giáo hủ bại ngày xưa. Nhưng trong xã hội không phải ai cũng nghĩ như vậy, hoặc chưa nghĩ đến.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phải nói là cái ''Ông'' sáng tạo ra hệ thống ''Nho giáo'' kia mắc phải một số hạn chế:
    1) Là một người ủng hộ chế độ Phong kiến của Trung Quốc. Lấy lòng vua chúa. Là trí thức nhưng là phục vụ Chính trị, không phải con người. Tất nhiên trong đó có ý tốt là muốn xã hội ''Ổn định'' nhưng quên cái lớn nhất là nâng cao giá trị con người. Giá trị con người luôn luôn không vượt ngưỡng '' tay sai'', ''nô lệ''.
    2) Khi sáng tạo ra học thuyết đó, Ông ta mắc phải hạn chế về điều kiện lịch sử, hoàn cảnh lịch sử. Ông ta không có kinh nghiệm nào tốt đẹp hơn ngoài các kinh nghiệm về quan hệ Vua tôi, trên dưới. Chỉ có Vua là có giá trị đầy đủ của một con người trước ''Thượng đế''. Tất cả phần còn lại đều là ''Tôi, tớ'' hết, mà lại còn chia nhiều tầng lớp nữa chứ. Cái đó có lợi cho Đế chế Trung Hoa. (Ngày xưa, Trong ngoại giao các Cụ nhà ta ngày xưa có thể bị ép phải du nhập học thuyết này. Chính trị mà).
    Có lẽ xưa kia ở Châu Âu và Châu Phi, do các nền văn minh khác nhau gần kề nhau, va chạm nhau mà có được sự giao thoa. Hiểu được giá trị của mỗi nền văn minh mà do đó có sự tôn trọng nhau nhiều hơn, bình đẳng hơn => Nhận thức văn minh và hiện đại hơn Phương Đông. Do đó sẽ có dân chủ sớm hơn. Phát huy được khả năng, thiên hướng của mỗi cá nhân và cống hiến nhiều giá trị hơn cho xã hội so với Phương Đông.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đối với Việt Nam (Ngày xưa ấy). Học thuyết Nho giáo vào Việt Nam là một cú hích ban đầu (Tất nhiên là nó được lựa chọn vì có lợi cho giai cấp thống trị chứ không phải cho người dân). Theo quán tính nó tồn tại cho đến ngày nay. Nó nảy sinh bao điều bất công giữa Người với Người. Ai cũng cảm thấy thiệt thòi bởi có ai được làm Người thực sự đâu. (Kể cả Vua cũng phải đi cống nạp cho phương Bắc). Đè nén lẫn nhau, sinh bao nhiêu vấn nạn xã hội, ức chế và làm con người xấu tính đi nhiều. May mà cái tinh thần dân tộc (cái nguồn gốc) không bị Nho giáo xung đột và lấn át. Có lẽ quán tính của cú hích này sẽ tồn tại mãi nếu nó không bị cú hích khác làm cho nó bật lên và lòi hẳn ra - Phương Tây. Thật là dĩ độc trị độc.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sự bình đẳng chỉ có được khi nói chuyện giữa những người ''có cùng cấp độ tinh thần ngang nhau'', của những ''Ông chủ cuộc đời'' với nhau. Ngoài nó ra chỉ còn sự nô dịch.
  9. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, trong xã hội này không phải ai cũng đều chấp nhận câu nói bất hủ: " Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng". Đã có không biết bao nhiêu người đã hi sinh để có được sự bình đẳng giữa người với người. Giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Giữa người Việt với người Pháp đô hộ.
    Kết quả là câu nói đầu tiên trong bài tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch HCM cũng là câu nói bất hủ vang lên từ nước Mỹ trước đó hơn 100 năm :" Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng"
    Thế đó người Thầy Việt Nam vì thấm nhuần tư tưởng Nho giáo nên dù có cho tiền họ cũng không bao giờ chấp nhận là họ cũng bình đẳng như học sinh ( về đối xử và quan hệ với nhau). Ở đây không nói đến pháp luật và tôn giáo, ít nhất một xã hội gọi là có tiến hóa tới văn minh thì mọi người đều công bằng như nhau trước pháp luật và tôn giáo.
    Thế đó khi người Thầy đào tạo thế hệ tương lai mà luôn dạy thế hệ tương lai tư tưởng "không có công bằng xã hội" thì thử hỏi cái xã hội Việt Nam này có phát triển được công bằng xã hội không.
    Vì thế mới xuất hiện các đại ca "học sinh" bắt nạt các học sinh khác và đánh các học sinh hiền lành hơn vì cho rằng chúng dám "vô lễ" với mình.
    Rõ ràng chúng ta vừa học cái không đúng với thời đại văn minh hiện nay, vừa thiếu những cái qui tắc ứng xử xã hội văn minh.
    "Lễ nghĩa Nho giáo" không dạy con người phải xếp hàng khi lên xe bus. Chỗ này tôi phân tích thêm: Nếu theo đúng "Lễ nghĩa" thì ông nào làm "quan to" chắc là đến sau cũng được lên trước. Không dạy phải xếp hàng khi thanh toán tiền ở siêu thị. Phải xin lỗi người khác khi làm phiền. Phải Nói cám ơn người khác khi nhận sự giúp đỡ. Phải dạy người ta không đái bậy, không vứt rác ra đường.....
    Nếu không bài trừ tận gốc tư tưởng Nho giáo và thay vào đó tư tưởng công bằng xã hội thì kết quả của việc thay thế Phong Kiến Bảo Đại lập nên một xã hội mới không đạt như ước nguyện của bao nhiêu thế hệ đã hi sinh đổ máu.
  10. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Bạn nên xem lại lịch sử phát triển của Nho giáo để hiểu được tư tưởng nho giáo nguyên thuỷ là như thế nào. Nho giáo phát triển sau này mới là công cụ phục vụ cho chế độ phong kiến. Bạn đừng nhầm lẫn mà có những lời nặng nề như vậy

Chia sẻ trang này