1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu "Nhân": Nói chung nhất nó là tính "người". Là cái để phân biệt con người với các loài động vật khác. KHỔNG TỬ coi con người là tốt hơn động vật. Nên chữ NHÂN có nghĩa là con người đối xử tốt với nhau.
    Thường thì người ta quan niệm: chỉ có con người mới biết thương yêu, mới có tình cảm. Chỉ có con người mới biết suy nghĩ và hành động theo lý trí ( nghĩa là biết đúng và sai). Thấy "đúng" thì làm mà thấy "sai" thì phải ngăn chặn.
    Còn động vật thì chỉ biết hành động theo "bản năng" không có quan niệm đúng sai.
    "Nhân" là những gì khác với bản năng động vật. Nghĩa là mọi hành động phải xuất phát từ suy nghĩ của lí trí đúng sai và thoát khỏi cái bản năng động vật điều khiển. Ví dụ: Để có cái ăn thì động vật ăn thịt sẽ đi săn và giết các động vật khác. Còn nếu con người mà hành động theo bản năng thì sẽ ăn "cướp" và ăn trộm và có thể giết người để có cái ăn.
    Nhưng mà có một cái mâu thuẫn là động vật ví dụ như sư tử có lẽ không bao giờ giết nhau để ăn thịt khi "đói". Nhưng con người hay là "nhân" thì lại có thể giết nhau để kiếm ăn.. Đấy là một sự thật hiển nhiên và đầy rẫy trong xã hội.
    Thế nên chữ "NHÂN" của KHỔNG TỬ trên thực tế bao gồm rất nhiều những đặc điểm xấu của con người mà ĐỘNG VẬT khác cũng không có.
    Nên có lẽ một cái "Nhân" là một đức tính hay là một đức của con người theo KHỔNG TỬ có lẽ là không còn đủ tư cách làm đại diện cho một đức tính tốt của con người.
    Một cái chữ "nhân" của người Trung Quốc không thể bằng câu ca dao người Việt Nam: "Thương người như thể thương Thân" được..
    Vì một khi con người đối xử với nhau bằng tình thương thì có lẽ xã hội con người sẽ tốt đẹp hơn nhiều so với xã hội con người đối xử với nhau theo kiểu "NHÂN"
    Nói chung những giá trị của KHỔNG TỬ cần phải so sánh với những giá trị của người Việt Nam để thấy rằng nó không thể bằng những giá trị của người Việt Nam được. Nó không thể trong sáng và tinh khiết như giá trị tinh thần của người Việt Nam.
    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 09:10 ngày 16/04/2009
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chữ ''Nhân'' trong Nho giáo:
    + Nhân chi sơ tính bản thiện. (Mạnh Tử): Con người mới sinh, bản tính là thiện. Các ác là du nhập bên ngoài, từ loài cầm thú. Giáo dục có trách nhiệm dữ chữ ''Nhân'' để con người đỡ ác.
    +Nhân chi sơ tính bản ác (Tuân Tử): Con người là ác, từ sự đấu tranh, cọ xát mới sinh ra thiện. Chữ Nhân là do con người quy ước và tuân theo. Do đó Giáo dục có trách nhiệm hạn chế phần ác trong con người và tôn vinh phần thiện. Chủ trương lấy Pháp để trị.
  3. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ 2 đồng chí Mạnh Tử và Tuân Tử trong lúc ngồi uống trà nói chuyện thiên hạ đã phán như vậy. Họ không thể hiểu hoặc biết được là đã từng có người khi sinh ra đã bị bỏ vào rừng và họ trở thành con vật chứ không thể gọi là người được nữa vì họ không thể suy nghĩ giống như người bình thường. Họ chỉ có cái bản năng của động vật. Chỉ có thời đại ngày nay khi phương tiện thông tin và truyền thông phát triển thì người ta mơi biết được là đã có nhiều trường hợp như thế.
    Con người khi sinh ra có đầy đủ bản năng của một loài động vật. Tất cả bản năng đã được lập trình sẵn trong đầu rồi.
    Nếu không được giáo dục thì con người sẽ hành động như một loài cầm thú mà thôi. Nhưng cũng không phải là ác như con người chẳng hạn như Hitle hay Polpot giết hàng triệu người chỉ để thỏa mãn quan điểm hay tư tưởng của họ. Loài vật chẳng hạn như sư tử hổ báo thì chỉ ăn thịt các động vật khác khi đói.
    Nói chung ta có thể coi là con người khi sinh ra thì cũng chỉ là một sinh vật bình thường với những bản năng của động vật. Nếu được ở trong một môi trường những người tốt và được tiếp thu nhưng quan điểm tốt thì sẽ trở thành người tốt ngược lại nếu ở trong môi trường toàn người xấu ( chẳng hạn được một băng cướp chuyên cướp của giết người nuôi dưỡng) thì sớm hay muộn cũng trở thành kẻ xấu.
    Có thể nói con người sinh ra là như một tờ giấy trắng. Không thiện mà cũng không ác - vì chỉ có bản năng của sinh vật - cái mà Tạo hóa đã ban tặng vào trong từng tế bào của con người đó.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không thiện, không ác?
    Hê hê. Đụng phải vấn đề hay ho thế này đấy.
    Nhân tính không phải thiện phải ác thì là gì đây? Chả nhẽ nó chả là gì?
    Các bác cứ bàn.!
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Và nữa: Nếu định nghĩa xong chữ Nhân rồi thì liệu rằng, trong lịch sử loài người, ranh giới từ vượn người đến người ở đâu? Nếu bản tính là người - là ''Nhân'' là có sẵn thì nó phải có ở loài Vượn trước chứ?
    Không lẽ nó tự nhiên xuất hiện cái gọi là ''Nhân'', là ''Người''?
  6. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
    Phần nhiều do giáo dục mà ra?.
    Hồ Chí Minh
    Câu thơ của Bác Hồ ngẫm ra thì cũng rất nhiều ý đúng nhưng cũng chưa thể giải thích đầy đủ về tính cách của con người được. Đâu phải cứ trong môi trường giáo dục tốt là sẽ sinh ra toàn người tốt? Con người bản chất là thiện hay ác hay không thiện không ác??? Tất cả là do nghiệp lực dẫn dắt. Nhân quá khứ sẽ tạo thành Quả hiện tại. Nhân hiện tại sẽ tạo thành Quả tương lai. Trong giây phút hiện tại này tôi chỉ biết cố gắng sống tốt hơn thôi :-)
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Đâu phải cứ đổ cho Nghiệp là xong. Tôi còn chưa ''''thấy'''' có nghiệp hay là không. Nói là do Nghiệp thì mơ hồ quá. Khác gì đổ tội cho số: ''''Số tôi nó thế''''. Với lại ai cũng bảo do nghiệp chướng nên đời tôi mới thế này thì chúng ta ngồi đây bàn làm gì? Bởi lẽ chúng ta đang mong muốn một cái gì đấy (từ vô thức hay là nghiệp cũng nên) tốt đẹp hơn, có giá trị (như là một điểm, một cực) để mà dựa vào, lập nên cái gọi là ''''đạo đức''''. Lúc đó ta mới thấy ý nghĩa được cuộc sống của ta. Nếu ta mà không biết ta là thiện hay ác hay là gì...gì... thì thật vô nghĩa biết nhường nào. Ta đi tìm ta, tìm ý nghĩa của ta - Tìm chữ ''''Nhân''''. Ta là ''''Nhân'''' - là chân lý, vậy thì ta phải nói, phải hành động như là các phẩm tính đáng quý và ý nghĩa của ''''Nhân''''. Vậy thôi. Nhưng ta đã hiểu được ''''Nhân'''' chưa? Chưa! Đang còn phải cãi nhiều.
    Nói ta không phải là ta, ta chỉ là đầy tớ của Nghiệp thì ta cần gì phải sống làm gì? Tư duy làm gì? Phải thụ động chứ? Và đương nhiên cái Nhận thức của chúng ta đây chính là Nhận thức của Nghiệp. Cái thụ động thì làm sao có thể nhận thức? Do vậy trách nhiệm của Chúng ta lại càng phải làm rõ nghiệp là gì? Nhân là gì? Đứng vị trí tương quan như thế nào trong thế giới?
    Trong giây phút hiện tại này tôi chỉ biết cố gắng sống tốt hơn thôi :-) (Nhại)
    Thế nào là Tốt? Tốt cho bạn xấu cho người khác thì sao? Tốt cho nước Mỹ, nhưng lại xấu cho nước khác do bị bóc lột? Ý tôi muốn nói nội hàm của khái niệm ''''Tốt'''' của bạn. Bạn giải trình đi.
    Khổ thế đấy. Chẳng biết Nhân là gì để mà hành động và suy nghĩ cho nó phải đạo, cho nó xứng đáng là Nhân.
    Vì không biết Nhân là gì nên chẳng biết mình có phải là Nhân không nữa.
  9. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đây là giá trị làm người của người theo đạo Thiên Chúa Roma. Các bạn tham khảo: (hay còn gọi là 10 điều dạy của chúa)
    Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.
    Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.
    Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.
    Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.
    Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Đức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng.
    Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.
    Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.
    Còn ngày thứ bảy là ngày Sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.
    Vì trong sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa đã chúc phúc cho ngày Sa-bát và coi đó là ngày thánh.
    Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.
    Ngươi không được giết người.
    Ngươi không được ngoại tình.
    Ngươi không được trộm cắp.
    Ngươi không được làm chứng gian hại người.
    Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.
    Phần chữ to: Đây là những điều thật là tốt của đạo Thiên Chúa. :D.
    Ngoại trừ phần trên là để khẳng định sự độc tôn của đạo.
    Nếu từ bé mới sinh mà con người theo đạo và "ngoan đạo" thì sẽ không bao giờ là người xấu. Sự trừng phạt của đạo đối với những người vi phạm cũng khác với sự trừng phạt của Pháp luật
    Hoặc theo đạo Phật- có thể nói là tiêu chuẩn là người theo đạo PHật. Như vậy theo đạo mới rèn luyện bản thân và trở thành người tốt được.
    Kinh luật tạng trình bày những phép tắc, giới luật. Về cơ bản, đạo Phật có hai giới luật quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà những người theo đạo phải tuân theo
    - Ngũ giới :
    + Giới sát (không sát sinh).
    + Giới đạo (không trộm cắp).
    + Giới dâm (không tà dâm). ---> không quan hệ với vợ nguoi khac
    + Giới vọng ngữ (không được nói điều sai trái).
    + Giới tửu (không uống rượu).--->cái này nguoi VN vi phạm nhiều. Bao nhiêu tội ác đều từ cí này mà ra
    - Thập thiện :
    + Về thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
    + Về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không ác khẩu, không thêu dệt.
    + Về ý: Không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.
    - Ngoài những quy định trên, người tu hành còn phải thực hiện một số điều cấm khác. Các vị sư từ Đại đức trở lên phải theo giới luật nghiêm hơn:
    + Hàng Tỳ kheo : nam 250 giới, Tì kheo nữ 348 giới.
    + Hàng Sa di: phải thực hiện 10 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói điều sai, không uống rượu, không trang điểm, không nằm giường nệm, không xem ca hát, không giữ vàng bạc, không ăn quá giờ quy định).
    ************************************************
    Quả thật nếu theo đạo một cách chân chính nghĩa là để đạt đến cái cao đẹp hơn về tâm hồn hay linh hồn ( thiên đàng, hoặc thoát khỏi vòng thế tục luân hồi để giải thoát như đạo Phật) thì con người không có cách nào là phải trở thành người Tốt.
    Thế đó nếu không theo đạo thì khi pháp luật nhà nước có thể chạy tội được thì con người rất dễ trở thành người xấu - vi phạm các điều xấu xa.
    Cuộc đời con người là một cuộc hành trình để đến được cái cao siêu tốt đẹp con người phải rèn luyện hàng ngày. Chính vì thế mới nảy sinh đạo. Chư không phải lên "chùa" xin "lộc" như 90% dân số VN ngày nay

    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 18/04/2009
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vậy là không có cái gọi là con người. Không có cái gọi là ''Nhân'' hiểu theo lẽ bình thường là cả thiện, cả ác hoặc không thiện, không ác.
    Không có cái bản ngã, cái tôi cũng như cái ''loài người''. Chỉ có cái ''Đạo'' vận hành là chân lý. Cái tôi là cái tôi của mâu thuẫn, của đau khổ, sa lầy của nhận thức và rất đau khổ. ''Loài người'' là đau khổ và rằng khi xã hội phát triển đến một mức cao nhất có thể nói còn tồn tại ''Loài người''? Hay chỉ còn ''Đạo'' vận hành?
    Cái ''Nhân'' mà Khổng tử xây dựng lên là chỉ cái ''Nhân'' ngàn đời đau khổ, nội hàm của từ Nhân này cũng chả đủ thuyết phục con người ta tốt được.
    Mà phải hiểu ''Nhân'' là:
    Cái ''Nhân'' này phải là đại diện cho toàn bộ hành trình của ''Loài Người'', từ khi bắt đầu khai sinh ra vũ trụ, cho đến kết cục.
    Nhân: Nhân lõi, khởi đầu: Vì là tất cả là Nhân nên có quan hệ mật thiết, ruột thịt => Phải có mối liên hệ ruột thịt, không tách rời: Tình thương.
    Cái ''Nhân'' này cũng là cái mà mọi người hướng đến, vừa là bản chất của ''con người'' (ta chính là Nhân) do đó nó cũng là đích đến (cả hành động lẫn nhận thức). Toàn bộ hành trình của con người nằm trong chữ này.
    Do đó ''Nhân'' là ''Đạo''. Gọi là ''Nhân Đạo'' - Đạo làm người.
    Chúng ta mới chỉ trên con đường làm người, chưa thành người (đang tiến hoá, tất nhiên là từ nhận thức và sẽ dẫn đến hành động).

Chia sẻ trang này