1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Và chỉ khi nào con người nào, dân tộc nào hướng tới cái ''Đích tối hậu'' thì mới có được thành tựu (Cả vật chất và tinh thần).
  2. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Cái đích tối hậu là gì? Làm sao để đạt đến? Bạn có thể nói cho tôi biết ko? Còn tôi không thể diễn tả cái gì tôi chưa được trải nghiệm. Tôi lấy bát chánh đạo là kim chỉ nam để sống và thực hành nhưng hiểu đạo được đến đâu là do ngộ tính của tôi, thành tựu được đến đâu là do nhân duyên của tôi. Tôi luôn cố gắng hết sức để làm những gì mình có thể nhưng con đường trước mắt vẫn còn xa và nhiều trông gai lắm. Hãy tận hưởng giây phút an lành của hiện tại đi
  3. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng được như bạn là tốt rồi. Như câu ngạn ngữ của một nước nào đó, hình như là từ phuơng Tây họ đã bảo:"Quá khứ là những điều đã qua không bao giờ lấy lại được, Tương lai thì không ai biết. Chỉ có hiện tại là món quà của Tạo hóa".
    Với những nước và lãnh thổ mà tín ngưỡng phát triển cao, họ luôn có một cái đích về tinh thần để hướng tới. Tôi có người bạn mà khi họ sang Bangladesh đối tác người Băngladesh hỏi là:" Người Việt Nam theo đạo gì ?" Khi biết là bạn tôi không theo đạo họ nói:" Như vậy thì sau khi hết kiếp sống ở trên đời thì tâm hồn hay là linh hồn bạn sẽ đi đâu ?". Với những người theo đạo (Hồi giáo, Thiên CHúa giáo, Phật giáo) thì họ có Thiên đường để mà hướng tới. Như là một cái đích cao cả. Do đó họ định hướng được cho hành động của họ.
    Tuy không ai biết Thiên đường là gì nhưng dù nó không có thật hay là ảo giác thì nó cũng là một cái đích tốt đẹp để hướng tới và dẫn dắt đường đời của mỗi người vượt qua những chông gai, hoặc là chống lại sự dụ dỗ của thói hư và tật xấu.
    Nếu nhìn trên quan điểm này ĐẠO là để hướng đến mục tiêu cao cả, gạt bỏ những mê tín dị đoan (chẳng hạn như lên đồng, bói toán.) thì rõ ràng CÓ ĐẠO tốt hơn là VÔ ĐẠO.
    XIn đưa ra cho các bạn một số liệu về tín ngưỡng của Việt Nam để chung ta tham khảo: Buddhist 9.3%, Catholic 6.7%, Hoa Hao 1.5%, Cao Dai 1.1%, Protestant 0.5%, Muslim 0.1%, none 80.8% (1999 census).
    80% dân số không theo đạo nào cả. Nghĩa là gần như không ai phải tuân thủ một cách chính thức nguyên tắc của môt đạo nào cả và như thế không có cái đích cao cả để hướng đến.
    Vì thế nó giải thích được tại sao ở VN vẫn còn nhiều hiện tượng mê tín dị đoan vì những hiện tượng này cũng là một thể hiện của tâm linh nhưng nó không có định hướng đến mục tiêu cao cả hay còn gọi là ĐẠO.
    Nếu con người không có cái đích để hướng tới thì cũng giống như là con thuyền ở giữa đại dương bao la không bến bờ.
    Nếu chúng ta hướng tới TIỀN BẠC, ĐỊA VỊ thì nó cũng chỉ là Cái đích Trước mặt thôi chứ không phải là mục tiêu Cao cả nhất.
    Nếu con người đặt mục tiêu của đời mình là TIỀN BẠC ĐỊA VỊ không thôi thì sẽ có thể làm bất cứ điều gì để có TIỀN BẠC và ĐỊA VỊ. Như thế rất nguy hiểm cho xã hội loài người.
    Cũng chính vì thế mà mới xuất hiện các nhà "TIÊN TRI" như Jesu, Mohamet... để định hướng cho loài người.
    Quay lại với NHO GIÁO hay KHỔNG GIÁO nó lại hướng con người đến cái đích gọi là "THánh Nhân" "Quân Tử" nghĩa là trở thành một người cao siêu hơn người khác được người khác tôn thờ và từ đấy để cai trị thiên hạ. Đấy là mục tiêu hết sức tầm thường và ngắn hạn nó cũng giống như mục tiêu ĐỊA VỊ-QUYỀN LỰC.
    Trên thế giới có rất nhiều đạo để dẫn dắt hành vi và suy nghĩ của con người, Nhưng không phải đạo nào cũng dẫn đến cái đích cao cả nhất. Chúng ta có thể không cần theo tôn giáo nào cả nhưng tự mỗi bản thân chúng ta đều xác định một cái đích cao cả về mặt tâm linh hay là tinh thần thì mỗi hành vi của chúng ta sẽ làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ số người nhận thức ra hay còn gọi là "ngộ giác" theo tiếng Tàu thì ít nên mới cần có các vị như Jesu, Mohamet,Phật thích ca....
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đôi khi người ta nhất trí tới những mục đích nhất định nào đó, đạt rồi, nhưng sau lại đâu vào đấy. Vẫn thiếu cái đích tối hậu để dẫn dắt. Sức mạnh của ''Đạo'' từng thể hiện rồi lại tan biến rất nhanh.
    Như vậy, sức mạnh tản mát, phân ra nhiều cực. Không tập hợp được. Tâm linh là có thực biểu hiện hàng ngày. Ngay cả Anhxtanh làm khoa học cũng phải hướng cái vĩnh cửu vĩnh hằng là hằng số E = m.c^2. Trên cơ sở này các nhà khoa học tha hồ khai triển các phương trình tương đương.
    Còn trong cuộc sống con người được tự do trên mặt đất, trên con đường của Đạo - Nhân Đạo, nếu tất cả mọi người tin có Đạo - Nhân Đạo tức là tin mình là người với nghĩa linh thiêng và vĩnh cửu như vậy.
  5. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Sự giao thoa của 2 tôn giáo lớn nhất thế giới thật là diệu kì ( Tôi chưa tìm hiểu Hồi giáo).
    Mặc dù đạo Phật và Thiên CHúa giáo không có ảnh hưởng lẫn nhau vì hoàn cảnh ra đời: Thời điểm và Địa điểm ra đời rất xa nhau. Ngày xưa thì không có phương tiện hiện đại như bây giờ để truyền đạo thế nhưng trong những "lời răn" hay còn gọi là tiêu chuẩn để trở thành người tốt của họ rất là giống nhau.
    Đạo Thiên CHúa:
    Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.
    Ngươi không được giết người.
    Ngươi không được ngoại tình.
    Ngươi không được trộm cắp.
    Ngươi không được làm chứng gian hại người.
    Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.
    Đạo Phật:
    - Thập thiện :
    + Về thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
    + Về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không ác khẩu, không thêu dệt.
    + Về ý: Không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.
    Thật là kì diệu khi mà tiêu chuẩn người tốt là chung cho toàn bộ loài người không phân biệt khoảng cách, thời gian. Đó mới chính là cái "người".
    Quay lại với Nho Giáo mà Khổng Tử phát triển. Tất nhiên Khổng tử đã dựa trên chữ "Nhân" hay là người để phát triển một loạt các tư tưởng tiếp theo coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Không có nhân thì lễ để làm gì? Không có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ).
    Trên thực tế "Nhân" nghĩa là người thì không phải ai cũng tốt.
    Nho giáo Khổng Tử không tập trung vào "NHân" với những qui định để làm người tốt như ở Thiên Chúa giáo, Phật giáo. và tai hại hơn là cái "LỄ" là những qui định đẳng cấp xã hội đã được ông nhấn mạnh để trị vì xã hội. Thật không có gì hủ bại và bất công hơn là thứ "LỄ" của ông và "Hán nho".
    Tuy có thời Trung Cổ đạo Thiên Chúa cũng đã hạn chế sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế nhưng nó cũng chỉ kéo dài vài trăm năm. Và con người phương Tây đã đập tan cái gông cùm về tư tưởng để làm nên thời kì phục Hưng hay còn gọi là kỷ nguyên Ánh sáng với những tài năng phát triển nở rộ và làm nên nền văn minh ngày nay.
    Chúng ta phải xóa sổ những gông xiềng của Nho Giáo để quay lại bản chất của người Việt Nam. làm nên thời kì Phục Hưng của người Việt Nam với nền văn hóa ĐÔNG SƠN rực rỡ.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không phải đạo Thiên chúa kìm hãm khoa học kỹ thuật mà là những con người tôn vinh Đạo làm kìm hãm khoa học kỹ thuật. Cẩn thận hai vấn đề hoàn toàn ngược nhau. Tự thân Đạo chỉ là vấn đề tâm linh, chỉ là phục vụ và tạo nên nền tảng cho ý thức, đạo đức tránh con người lâm vào thế bế tắc, cùng đường dẫn đến huỷ diệt. Bản tính của Đạo là thiện (Bởi Đạo đã sinh ra cuộc sống, tôn vinh cuộc sống). Chỉ có ''Con người'' mới sai lầm, kìm hãm nhau, không cho nhau phát triển và sáng tạo. Con người được tự do trong vòng tay của Đạo - Nhân Đạo (Miễn là tôn vinh được sự sống, vẻ đẹp của Đạo hướng dẫn người sống chứ không phải lòng tham dẫn dắt người). Bạn nên nhớ khoa học có nguồn gốc phát triển từ tôn giáo. Chỉ có Đạo mới làm con người ta ngạc nhiên trước vẻ đẹp vĩnh cửu mà tìm hiểu khoa học. Nếu một vẻ đẹp chỉ tồn tại thoáng chốc thì chắc sẽ chẳng phải là ước vọng của một người nào?
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn nên nhớ toàn thế giới có chung nguồn gốc. Tuy hoàn cảnh sống có khác nhau, nhưng bản chất và điểm xuất phát giống nhau. Đều từ một - Nhân.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Về vấn đề lễ nghi trong tôn giáo, trong đạo và trong cuộc sống tôi có ý kiến:
    Một người nếu biết mình là một con người, tự biết được lẽ linh thiêng đó. Và khi đã Ngộ ra thế nào là Người, thì giá trị Người đã biến thành giá trị Chân -Vĩnh cửu, không giống với những giá trị hư ảo, phù du, tạm thời.
    Nhưng nếu là Người thì anh ta phải tõ rõ được sức mạnh, bản lĩnh, phẩm chất của Người chứ? Có như vậy anh ta mới kiểm chứng và nhận ra được mình là Người.
    Do vậy Nhu cầu Lễ nghi bắt đầu. Việc lễ nghi thể hiện hành động; tư duy cho xứng đáng với con người.
    Nhưng Người thì có Người tư duy tốt, người tư duy kém, Người đã Ngộ Đạo, người chưa. (Đang trong hành trình).
    + Người Ngộ Đạo thì Nghi lễ tiến hành ở trong tâm thức: Tư duy và Hiền minh. Tự thân mọi hành động đều tự nhiên và thể hiện bản chất con Người. Lời nói thì chân thật, không giả dối. Họ đã tìm thấy chân giá trị. Mà đã là Chân giá trị thì nó phổ quát, phổ biến cho tất cả mọi người. Đối với họ Nghi lễ đã trở thành hành động, suy nghĩ, lời nói hàng ngày. Và phương thức Nghi lễ thường dùng của họ: Tư duy (làm lộ rõ chân giá trị).
    + Người chưa Ngộ: Phương thức Nghi lễ: Niềm tin.
    Họ chả tư duy gì cả mà chủ yếu dựa vào những ngưỡng mộ, niềm tin vào những ''THánh nhân'', ''Quân tử''. Ứng xử của họ đối với Đạo thật đơn giản: Cúng cụ sao cho thật lòng và có lễ. Họ đã đánh mất mình ở vào sự không chịu tư duy mà lệ thuộc tư duy. Cái này Nho giáo thực sự lợi dụng triệt để. Thay vì cải tạo, thúc đẩy họ tư duy thì lại ''oánh'' sâu vào niềm tin và giáo điều. Con người trở nên thụ động và nô lệ.
    Có thể nói Nhu cầu lễ là có thật, nhưng là ở mức độ Tư duy. Đạo chỉ thể hiện qua Ý thức, Tư duy. Các lễ khác đều có thể quy về mê tín dị đoan hết. (Tức bị kẻ xấu lợi dụng).
    Đoạn đậm: Việt Nam có Triết học thật. Nhưng là Minh Triết. Minh Triết ở Việt Nam là con người với Ý nghĩa của Việt Nam. Nó là Đạo và nó là Nhân Đạo. Người Việt Nam là con Người và đó là điều hiển nhiên, minh triết. Ngọn cờ Nhân Đạo được Ông cha ta dựng nên và mang theo suốt cuộc hành trình trong lịch sử (thật là hãnh diện, không biết được có nhiều nước có phẩm tính này không hay quên mất mình là con Người rồi?) - Đó chính là giá Trị văn minh duy nhất có giá trị cho toàn Nhân loại mà Ông cha ta đã lưu giữ và mang tới hội nhập cùng thế giới. (Hãy để ý độ văn minh trong đôi mắt kẻ có ''Nhân'' và kẻ man di).
    Phải nói là Chủ nghĩa M nếu thiếu chủ nghĩa Nhân Đạo, Nhân văn thì không biết có được ưu thế áp đảo với CNTB không, có lôi cuốn được mọi người ko?:
    Đất nghèo nuôi những anh hùng.
    Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên...
    ....
    Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
  9. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng. Những người khởi đầu và hình thành nên Đạo ( Jesu, Phật thích ca, Mohamet) đều có ý tưởng tốt đẹp và đều hướng đến mục đích cao cả. Nếu không vì thế họ đã không từ bỏ cuộc sống tốt đẹp giàu có đầy đủ vật chất. Họ đã chịu đựng và vượt qua bao nhiêu gian khổ. Sức mạnh của họ đến từ mục tiêu cao cả đó.
    Đạo bản thân nó là tốt.
    Nhưng những con người thế hệ kế tiếp: chẳng hạn như các Giáo hoàng thời Trung Cổ, ....Đều vì lợi ích cá nhân của họ để gông xiềng khoa học kĩ thuật. Vì khoa học kĩ thuật giải thích các hiện tượng dưới con mắt khoa học. Theo họ mọi sự vật hiện tượng là do chúa Trời ( tạo ra và chúa Trời có sức mạnh vô song. Và họ sợ nếu con người giải thích được các hiện tượng tự nhiên thì quyền lực của họ sẽ mất đi. Đó là suy nghĩ tiêu cực của họ.
    THế nhưng họ không hiểu rằng những người hình thành nên Tôn giáo đó mục tiêu của họ là dẫn dắt con người hướng đến điều tốt đẹp. Chứ không phải là chúa Trời bắt con người phải làm điều tốt đẹp. Là người thì ai cũng muốn trở thành người tốt. Thế nhưng nhiều khi con người không làm chủ được bản thân mới dẫn đến làm những điều xấu và bị sa vào vòng tội lỗi.
    Đạo hướng người ta đến điều tốt đẹp chứ không bắt ép.
    Nhân đạo đúng là bản chất của người Việt Nam. Chủ nghĩa nhân đạo là tình thương yêu người sâu sắc: "THương người như thể thương thân."; là lòng vị tha, bao dung " đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại".
    Nhưng nhận đạo lại thiếu những "lời răn" để làm người tốt.
    Nếu chủ nghĩa nhân đạo mà kết hợp với những tiêu chuẩn làm người tốt chung của 2 đạo Thiên Chúa và Phật giáo như tôi viết ở trên thì đó là thứ đạo tuyệt vời để tạo nên những con người TỐT cho xã hội.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Răn đe kiểu chủ nghĩa Nhân Đạo:
    Lời răn mà không có hành động thì nó chỉ là những khái niệm mơ hồ, không nội dung. Cho nên phải hành động:
    Bằng cách nào?
    Nhớ linh xưa
    Côi cút làm ăn,
    Riêng lo nghèo khổ,
    Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
    Chỉn biết ruộng trâu ở theo làng hộ;
    Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
    Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
    Nhưng mà: (Ghét! Ghét là ghét cái thói, không ai ghét người):
    Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
    Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
    Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.
    Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
    Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
    Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
    Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
    Cái sức mạnh của lòng nhân đạo ở chỗ ghét thói ''treo dê bán chó'' bất nhân. Sức mạnh của Đạo thể hiện ở Trần Nhân Tông khi xung trận:
    ''Toàn thân can đảm''
    Nó là vẻ đẹp của Đạo. Ta cũng có thể thấy vẻ đẹp ấy ở Những người nghệ sỹ, nhất là nghệ sỹ múa khi đạt tới độ thăng hoa, tinh thần hướng vào cõi ''Mỹ''. Lúc đó họ không còn họ nữa mà là tác phẩm tự thể hiện vẻ đẹp của mình.
    Đấy là sự Ô nhiễm cái hung bạo để đè bẹp hung bạo nhưng phải luôn nhớ trở về với bản chất của mình - Nhân Đạo:
    ''Việc nhân nghĩa trước ở yên dân.
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.''
    ''Đem Đại Nghĩa thắng hung tàn
    Lấy Chí Nhân thay cường bạo.''
    Lúc đó, mới răn đe được kẻ hung bạo.
    Và sau khi đánh tan được chúng thì phải đem lòng Nhân mà cảm hoá.
    Nhưng bản thân mình không khéo cũng ''ăn phải đũa'' của nó.
    Nên ý thức được điều đó, Trần Nhân Tông đã quy về ở ẩn. Ông về với sự thanh bình của tâm hồn. Hay Nguyễn Đình Thi : ''Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa''.
    Thế đấy Sức mạnh của Nhân Đạo là thế: Thánh Dóng vụt đứng dậy đánh tan quân địch rồi lại quay về giời.
    Xung lực của Đạo thật mạnh vô hạn.
    Tinh thần ấy gọi là tinh thần thượng võ, mà lại rất Nhân văn.

Chia sẻ trang này