1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiên học Lễ, hậu học Văn còn nguyên giá trị ??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 23/03/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu không có Km 0 thì ta có biết mình ở Km ... không?
  2. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Vạn vật vốn không có tự tính và cũng chẳng có điểm khởi đầu và điểm kết thúc
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ai nói vậy? Bạn là gì? Sao biết rằng có một ai biết như vậy? Nếu không có một cái Nhân để giờ đây bạn đang nhân danh nó mà phát biểu về thế giới?
  4. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hãy lấy điểm khởi đầu là khi đứa trẻ lọt lòng. Tại sao ta bảo nó là ác ? . Có lẽ tôi sẽ phải khóc thật to . Bạn có thể nhớ những gi mà bạn làm khi bạn từ lúc mới lọt lòng đến khi 1 hoặc 2 tuổi không ? Hoàn toàn không thể. Vì khi đó bạn chưa có tư duy. Tất cả chỉ theo bản năng của động vật mà thôi. Bạn không biết phân biệt tốt xấu. Và bạn cũng không thể có một ý nghĩ xấu xa hay tốt đẹp trong đầu.
    Có thể nói đứa trẻ sinh ra là một thực thể với tâm hồn trống rỗng. Xã hội đưa vào tâm hồn nó những gì thì nó sẽ trở thành như thế đó.
    Bạn muốn có một chiến binh cảm tử. Đơn giản thôi: hãy cho đứa trẻ suốt ngày xem phim bạo lưc. Đưa vào đầu chúng những tư tưởng cực đoan. Rồi đến một ngày nó sẽ là cỗ máy giết người không ghê tay. Đó là một sự thật đen tối đau thương. Có những kẻ ác đã lợi dụng những tâm hồn trẻ thơ trống rỗng như thế.
    Để đơn giản dễ hình dung. Bạn có thể ví đầu óc trẻ thơ chỉ như là cái máy tính mới cài xong hệ điều hành. Chỉ hoạt động ở mức độ rất thấp. Hệ điều hành này giúp điều khiển phần cứng khác một cách tự động. Chúng ta nạp vào đầu những gì cũng như là chúng ta cài phần mêm hoạt động lên máy tính đó. Trong quá trình phát triển các phần mềm sử dụng được cài vào đó. Nếu ta cài phần mêm tốt thì máy tinh sẽ cho ra các bản nhạc du dương. Còn nếu ta cài phần mềm xấu thì nó sẽ làm những việc xấu ( hacking tài khoản ngân hàng, trộm mật khẩu, thông tin từ các máy khác..).
    Thế đó cái máy tính khi mới ra đời là thiện hay là ác. Chỉ có kẻ ngốc ngếch, ngờ ngệch mới phán nó là thiện hoặc nó là ác. Nên chúng ta phải xem lại chỉ số thông minh IQ của MẠNH TỬ và TUAN TỬ đạt mấy chục điểm so với tiêu chuẩn hiện nay.
    Km 0 chính là những tiêu chuẩn hay lời răn của đạo ( không trộm cắp, nói dối, vu oan cho người khác...) chứ không phải là mốc con người sinh ra đâu. Bạn đừng nhầm lẫn.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nó mới sinh tuy đầu óc trống rỗng, chưa tư duy, nhưng nó có một khả năng là khi lớn hoàn toàn có thể ném một quả bom nguyên tử xuống một nơi nào đó mà một con bê con không thể làm được khi lớn.
    Nó có thể làm việc đó mà không nhận thức hoặc không cần nhận thức như vậy là thiện hay ác, bởi nó nói rằng bản tính của nó là không phân biệt thiện ác. Vậy nó làm việc ấy cớ sao mọi người om xòm vậy? Dựa vào đâu mà mọi người om xòm, kết tội nó?
    Câu hỏi đấy lại nằm ở nhận thức của xã hội, không nằm ở nhận thức của nó, ở km 0 của nó. Tức là xã hội phải tìm một điểm mốc khác, một huyền thoại ngoài cái km 0 của nó, để cho nó biết giá trị của nó là đó, thuộc về nơi ấy. Nó ra đời là do ước nguyện, thiện ý của nơi ấy - Nơi của con Người. Từ đó, nó mới sống có trách nhiệm với giá trị của chính bản thân nó. Thế nên km 0 lại phải do xã hội lựa chọn, chứ không phải bản thân nó. Bởi xã hội muốn nó sinh ra, tồn tại và tiếp tục mãi mãi chứ không phải sinh ra mà chết đi vô vị. Nó được lựa chọn gì? Nó chưa được lựa chọn gì bởi nó chưa có tư duy, nó chưa có giá trị gì bởi nó đã mang cho thế giới quan điểm gì? Nó chưa được đóng vai trò chủ thể. Vậy chủ thể là xã hội và xã hội phải lựa chọn, theo giá trị mà xã hội muốn. Xã hội là gì, xã hội là xã hội loài người. Do đó giá trị của nó là giá trị Người. Do đó xã hội phải lựa chọn cho nó: Hoặc thiện hoặc ác, hoặc cả hai.
    Thế nên tôi mới hỏi: Người là gì? Nhân là gì?
    Nếu người là thiện thì cái ác không phải là người: trường hợp này, người phải chống lại cái ác, tiêu diệt nó. Và theo quan điểm này thì loài người cũng tồn tại, nhưng là tồn tại trong đấu tranh liên miên, nỗ lực chống lại cái ác. Người là thiện thành quan điểm chính thống. Người là chính danh, là chính đại. Ác là quỷ, không phải người. Tất nhiên cái ác luôn ở thế yếm. (Ấy là cái ác tôi muốn ám chỉ đến cái thói, cái suy nghĩ ác thôi nhé).
    Nếu người là ác. Loài người nhanh chóng đi đến điểm kết thúc, chiến tranh leo thang và đến đỉnh. Điều thiện, hoặc có sự thoả hiệp giữa ác và thiện chỉ là vớ vẩn, đạo đức giả, mỗi bên tự phát triển kỹ thuật tiêu diệt lên cao và sẽ sử dụng chúng một ngày. Vẫn là huỷ diệt. Con người có lựa chọn? Liệu cách này có phải là tinh thần vũ trụ? Cái bao la vô tận kia mà lại hữu hạn thế? Liệu có còn gì ý nghĩa khi con người mất đi, bị hoàn toàn tiêu diệt? Ký ức nào để ghi lại cái vẻ đẹp đã từng hiện hữu của vũ trụ? Chắc đây không phải tính Người. Bởi khái niệm Người nó có ý nghĩa. Cái gì có ý nghĩa phải trường tồn. Quá khứ phải có ý nghĩa trường tồn ở trong tương lai, đóng vai trò bản chất cho tương lai. Cái ác không thể là bản chất cho tương lai. Cái ác không khuyến khích sự sống, sự tồn tại.
    Như vậy là chỉ có xã hội bên ngoài đứa trẻ để tìm điều thiện, điều ác. Còn trẻ con sinh ra đương nhiên nó là điều thiện, nó là cứu cánh cho xã hội để tiếp tục tồn tại. Nó là hiện thân của sự tốt lành của Đạo đến cho xã hội. Xã hội phải làm sao để duy trì sự tốt lành đó. Như vậy là Thiện. Mọi thứ chống lại điều này đều là điều ác thứ nhất.
    Nhưng xã hội nào muốn duy trì? Xã hội của công bằng hay thiếu công bằng. Sự thiếu công bằng sẽ sản sinh tội ác. Càng thiếu công bằng, tội ác càng tăng càng mang nguy cơ huỷ diệt tới cho xã hội. Đây sẽ không phải là lựa chọn cho xã hội người. Hoặc có người nguỵ biện: Khi tội ác tới một điểm nào đó, con Người sẽ tự điều chỉnh. Không đó chính là thời điểm cái Thiện đã chiến thắng cái ác. Bản tính thiện luôn chiến thắng.
    Thực ra cái chúng ta cần là cái Thiện phải được vị trí cao, cái ác phải yếm thế. Cái ác nếu có, phải được xem như là để làm nổi bật vẻ đẹp của thiện mà thôi. Chúng ta đang trong hành trình của Đạo. Điều đó là cần thiết. Nếu ai tôn vinh cái ác, đương nhiên phải hiểu mình không phải là người, không được đứng vào hàng ngũ Người, mà ở cấp dưới - Thú.
    Thiện và ác phải xét trên bình diện rộng, bao quát, ở tầm xã hội, toàn bộ không gian và thời gian. Nó không mang giá trị cá nhân, đơn lẻ (của đứa trẻ sinh ra và chết đi đầy vị kỷ).
    Như vậy chữ Con người phải bắt đầu từ Thiện và kết thúc ở Thiện. Nhân phải là Thiện. Và hành trình đó là hành trình của Đạo ?" Nhân Đạo.
    Đấy mới là nội dung của thiện, ác và của con người.
  6. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    TIên học LỄ ư ?
    CHuyện ngụ ngôn thời hiện đại.
    Hôm nay tôi gặp phải chuyện đen đủi. Phải chăng là do buổi trưa mình ăn bún đậu "mắm tôm" ? .
    Lúc lấy xe để đi về nhà sau ngày làm việc thì phát hiện chiếc mũ bảo hiểm ngon lành của mình đã biến mất. Thay vào đó là chiếc mũ bảo hiểm cũ kĩ, chất lượng thấp và chiếc mũ cũ kĩ kia nó ngoắc vào chỗ chiếc mũ của tôi.
    Vì chỗ tôi làm có tầng hầm để xe máy và có bảo vệ trông coi nên kẻ tráo mũ của tôi chắc là một nguời làm ở trong tòa nhà này hoặc một người đến liên hệ công việc. Kẻ đó chắc không phải là tay trôm hoặc đạo chích lang thang chuyên nghiệp.
    Thế đấy kẻ tráo mũ của tôi không vi phạm nguyên tắc lễ nghĩa nào cả. Hắn hành động mà không cảm thấy hổ thẹn vì không có ai nhìn thấy hành động của hắn do đó hắn không vô lễ với ai. Có lẽ trong cái đầu của hắn chỉ có LỄ mà thôi vì hắn được dạy "Tiên học LỄ". Hành động này hoàn toàn không VÔ LỄ với ai cả..
    Khi mà LỄ là cái đầu tiên con người phải học thì ai cũng có thể làm những việc như kẻ tráo trở kia có thể làm.
    Và xã hội VN đang phải trả giá rất đắt cho việc coi LỄ là cái đầu tiên đó. Một người có gọi là có kiến thức có thể biến thành kẻ vô đạo đức lúc nào cũng được nếu LỄ là cái đầu tiên phải học và LỄ là cái dùng để đánh giá đạo đức con người.


  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    '' Nếu ngày xưa vì một lý do nào đó, áp lực nào đó các cụ nhà ta buộc phải sử dụng nó thì: ngày nay, dành được độc lập rồi, đổ bao xương máu cho tự do rồi, Chúng ta có quyền tuyên bố: Không sử dụng nó. Nó không bao giờ thuộc về Việt Nam, là tính cách của Người Việt Nam.''
    Qua ngần ấy bài trao đổi, Chúng ta nhận thấy rõ một điều: Đạo đức không có nghĩa là Ngoan, là gọi dạ, bẩm thưa. Mà Đạo đức là sống xứng đáng với phẩm giá của một con Người. Về mặt vật chất: nguyên tử và electron, tất cả bằng nhau, không Ông nào có trước Ông nào. Về mặt tinh thần: Giá trị quảng đại, phổ quát của con Người càng phải đề cao, phải phá bỏ mọi rào cản, mọi nghi lễ, mọi tôn ti phân biệt trong việc làm Người. Bởi giá trị tinh thần đó không thuộc một cá nhân nào, một Ông nào, cụ nào mà thuộc về xã hội Người, của Đạo, vũ trụ. Quan hệ phải dựa trên sự tôn trọng và thông cảm giữa các cá nhân. Thời nào cũng có cái khó, vất vả của nó.
    Đạo Khổng có mặt tốt là đề cao ''Nhân nghĩa'', tuy nhiên cái xã hội mà Ông muốn tiếp tục lưu giữ và truyền lại cho ''những đứa trẻ'' là xã hội của Tôn ti trật tự, của quyền lực, của phong kiến và bất công. Do đó cái lễ của Ông nó nặng nề lắm. Ông không có ý định hướng xã hội đến sự công bằng, bình đẳng của con người mà hướng tới sự duy trì trật tự của Phong kiến. Chữ ''Nhân'' của Khổng tử khác chúng ta nhiều lắm. Chữ ''Nhân'' với nội hàm là con Người của xã hội phong kiến gồm hai giai cấp: Bóc lột và thống trị.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Topic mấy hôm nay có vẻ chìm lắng quá. Mọi người cho ý kiến để tiếp tục giải quyết vấn đề ''rốt ráo'' nhé!
    Lớp trẻ phải cố lên. Tìm bằng được giá trị đích thực. Phải vượt qua cả không gian và thời gian, vượt qua những giáo điều và hạn chế. Tỉnh táo, không để bị thống trị bởi những kẻ nhân danh ''thuần'' phong ''mỷ'' tục. Thế nào là ''THuần''?, ''Mỷ''? Còn phải bàn đúng không ạ? Một cái ốc vít không thể gọi là ''thuần'', là ''Mỹ'', là đẹp khi nó chẳng thể vừa cái lỗ của nó, dù nó có thể làm bằng vàng hoặc kim cương.
    Nhiều kẻ lợi dụng sự hiểu sai của từ ''thuần'', ''Mỹ'' mà nhân danh sự sai trái đó chỉ trích, trách móc, đòi hỏi sự phục tùng, hưởng thụ. Họ không biết họ chính là thủ phạm và là nạn nhân của những ''hủ'' tục đó. Họ không nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Quá khứ là để tạo ra tương lai. Trách nhiệm của Quá khứ bao giờ cũng là phục vụ cho Tương lai. Tương lai lại phải có trách nhiệm với tương lai nữa. Tương lai chỉ tìm thấy quá khứ có giá trị khi Quá khứ có trách nhiệm với nó.
  10. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hix, Tôi cũng thấy ngứa ngứa khi nhắc tới cặp phạm trù:"Thuần Phong, Mỹ Tục". Cái gọi là "THuần Phong Mỹ tục" chỉ là một thứ vỏ bọc cho sự bảo thủ và trì trệ mà thôi . Nghe qua thì có vẻ hay ho nhưng đi sâu vào bên trong là một mớ lộn xộn, bốc mùi.
    Một xã hội mà lúc nào cũng lo bảo vệ truyền thống và thuần phong mỹ tục thì xã hội đó là xã hội bị xâm lược về văn hóa. Nó thể hiện con người không có tư duy sáng tạo và rộng mở. Và với tư duy như thế thì nó lại càng làm cho xã hội không phát triển về mặt văn hóa.
    Thuần phong là gì ? Mỹ tục là gì ? và thế nào là Thuần và thế nào thì là Mỹ.
    Cứ phải cái gì phong tục ngày xưa cũng là Thuần phong Mỹ tục ư ?
    Phải chăng người ngày nay không nghĩ hay phát minh ra được những tập tục hay hơn người ngày xưa ?
    Người ngày nay phải chăng là ngu dốt hơn người ngày xưa ?
    Tôi có thể kết luận là trình độ dân trí của người ngày nay vượt xa hơn rất nhiều trình độ của người ngày xưa mà ta thường gọi là "các cụ". Những phong tục tập quán chỉ đơn thuần là những thủ tục trong các hoạt động của xã hội con người ( trong sinh hoạt hàng ngày). Cái này thì do con người nghĩ ra nên hoàn toàn có thể thay thế , hủy bỏ khi không cần thiết nữa hoặc phù hợp nữa.
    chỉ có một cái không bao giờ thay đổi mà người đời nào cũng phải luôn hướng tới đó là cái "đạo làm người tốt ở trên đời"-đấy mới là tinh hoa của mỗi con người và của toàn xã hội.
    Dường như ở đây có sự đối lập:
    Nếu cứ bảo vệ "thuần phong mỹ tục", làm y chang những gì các "cụ" vẫn làm thì cái xã hội này không có gì khác và ưu việt hơn cái xã hội ngày xưa cách đây hàng nghìn năm. Và cái nhìn này là cái nhìn ngược lại phía sau. Nghĩa là ta vẫn đi nhưng mắt của ta không nhìn về phía trước mặt mà lại quay đầu nhìn về phía sau lưng.
    Nếu ta hướng tới "đạo làm người tốt" thì ta luôn luôn làm chủ được bản thân và nếu cả xã hội hoặc 80% dân số đều nhìn về "đạo làm người tốt " thì con người của xã hội này sẽ biến xã hội hiện tại thành xã hội thiên đường vượt xa và ưu việt hơn nhiều so với xã hội cách đây hàng nghìn năm. Và cách nhìn này mới là cách nhìn đúng đắn. Ta tiến lên trước và mắt của ta nhìn về phía trước

Chia sẻ trang này