1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiền- Quyền Lực - Báo Chí Truyền Thông : Tại Sao???

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi MEKHII, 25/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MEKHII

    MEKHII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Tiền- Quyền Lực - Báo Chí Truyền Thông : Tại Sao???

    Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cách đây mấy hôm nhắn nhe một câu khá nhiều ẩn ý, vừa để trấn an mối lo lạm phát trở lại, vừa như muốn nhắc nhở đến người cần nhắc, rằng "Chống lạm phát thì chúng ta đã có kinh nghiệm từ năm 2008".

    Lập tức như bị điểm danh về những yếu kém trọng việc kiểm soát thị trường tín dụng, tiền tệ của năm 2008, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã ra Chỉ lệnh bằng chỉ thị 01ngày 22-5-2009 yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán vay tiêu dùng, cũng như quan tâm hàng đầu đến chất lượng tín dụng...

    Báo chí Úc mấy hôm nay rộ lên tin công ty trung gian môi giới in tiền Polymer đã hưởng đậm tiền hoa hồng 20-30%, trong khi thông lệ quốc tế chỉ 2-3%, điều trớ trêu là vụ lùm xùm hoa hồng in tiền Polymer này lại dính đến con trai của cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý. Hôm nay 25-5-2009 trên trang nhất báo Tuổi trẻ đã đăng lại tin dịch này.Bất chấp những thông tin không thuận đó, cũng ngày hôm nay báo chí đưa tin, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thuý được tăng quyền hạn và được hưởng các chế độ tương đương Bộ trưởng.

    Những động thái kể trên, có gì bất thường không? Dĩ nhiên nổi lên là những thắc mắc hàng đầu là tại sao báo chí truyền thông lại rộ lên những chuyện lùm xùm hoa hồng in tiền Polymer có dính tới con trai cựu thống đốc Lê Đức Thuý ở thời điểm ông Thuý chuẩn bị được tăng quyền trên cương vị Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia?

    Một điều thấy rõ, những hoạt động của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thời gian qua đã hoạt động khá hiệu quả. Những nhận định, tư vấn của uỷ ban này trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tỏ ra rất hữu dụng đối với Chính phủ. Sự độc lập từ uỷ ban này đã tạo đối trọng cần có để những quyết sách từ lĩnh vực tài chính đặc biệt là ngân hàng đang dần đi đúng quỹ đạo của sự sáng suốt thay vì sự lũng đoạn của giới chủ nhà băng. Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán vay tiêu dùng, cũng như quan tâm hàng đầu đến chất lượng tín dụng...cho thấy sự giám sát, tư vấn của Uỷ ban giám sát tài chính do ông Lê Đức Thuý làm chủ tịch đã có những tiếng nói độc lập cần thiết. Việc không chấp nhận dâng lãi suất cao trở lại để đáp ứng mong muốn của giới chủ nhà băng cho thấy, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia và bao trùm là Chính Phủ quyết tâm không để tình trạng dâng lãi suất dưới chiêu bài chống lạm phát của năm 2008 lặp lại. Bởi điều đó đã từng gây thảm hoạ với nền kinh tế, đặc biệt với vô số doanh nghiệp đã , đang là nạn nhân khi đứng bên bờ vực của sự phá sản bởi những chính sách này.

    Vậy nên, gạt qua một bên những chuyện cũ không hay ho của vụ Polymer, những gì đang diễn ra ở lĩnh vực tài chính cho thấy ViệtNam đang có những bước đi, quyết sách tự chủ cần có. Ít nhất, sự tự chủ này mang lại sự sáng suốt cần thiết cho Chính phủ để những điều tồi tệ của năm 2008 được phép lặp lại ở năm 2009 và những năm tiếp theo.
    Điểm mấu chốt để không lặp lại năm 2008 vẫn là kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán vay tiêu dùng, cũng như quan tâm hàng đầu đến chất lượng tín dụng...Nhắc lại để thấy những "ngòi nổ lạm phát" này có thể bị kích hoạt bất kỳ lúc nào nếu nhiệm vụ giám sát bị buông lơi.

Chia sẻ trang này