1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến Sĩ, Giáo Sư, và Phó Giáo Sư..... Ngoài lề một chút các bác ạ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 31/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Tiến Sĩ, Giáo Sư, và Phó Giáo Sư..... Ngoài lề một chút các bác ạ

    Hôm nay buồn buồn... Lang thang internet thấy cái tin này.... không biết có thực không. Nhưng trong bài báo thì toàn là nêu đích danh các tiến sĩ và phó giáo sư.

    Trích :

    Lần đầu tiên, một Phó giáo sư bị rút học vị vì không trung thực
    Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, Jan 31, 2007


    RFA - Câu chuyện về những mảnh bằng vô giá trị của một số người có bằng Tiến Sĩ tại Việt Nam chưa ngã ngũ thì lại thêm nhiều vị Giáo Sư, Phó Giáo Sư bị tố cáo là khai man và đạo văn. Mới đây một Phó Giáo Sư bị rút lại học hàm vì đã có hành vi gian dối khi báo cáo với hội đồng chức danh. Mời quý vị theo dõi bài viết sau đây của Mặc Lâm về vấn đề nhức nhối của xã hội này.

    Những lúc gần đây dư luận tại Việt Nam bỗng nhiên tập trung chú ý vào những vụ bằng cấp Tiến Sĩ, Thạc Sĩ mà nhiều tờ báo phanh phui là có vấn đề, hay nói trắng ra là bằng giả, không có giá trị.

    Dư luận đòi hỏi phải làm rõ vụ việc bức xúc đến nỗi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải ra văn bản trấn an và hứa sẽ chấn chỉnh lại vấn đề này. Bộ Giáo Dục cũng hứa sẽ ban hành những quy định cụ thể về yêu cầu tối thiểu của một luận án tốt nghiệp, trong đó bắt buộc nghiên cứu sinh phải chứng tỏ có đề tài mới, đóng góp mới.

    Không có khả năng

    Mặc dù được trấn an như vậy nhưng dư luận không biểu đồng tình vì nhiều nguyên do, mà một trong những nguyên do dư luận đưa ra phát xuất từ hội đồng bảo vệ luận án.

    Trong một bài phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tuổi Trẻ, Tiến Sĩ Đỗ Trần Cát, Tổng Thư Ký Hội Ðồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước đã đưa ra những nhận xét chính xác về tình trạng này, ông cho rằng hầu hết những người được đề cử vào hội đồng đều không có khả năng đúng với đòi hỏi của một thành viên trong hội đồng bảo vệ luận án Tiến Sĩ.

    Hơn thế nữa, Tiến Sĩ Cát nói thêm những người trong hội đồng lại bị những sức ép từ một phía nào đó nên phải cho điểm cao cho nghiên cứu sinh mà khả năng thực của những người này hoàn toàn không đáng để được nhận lãnh.

    Một điều phổ biến thứ hai là đại đa số nghiên cứu sinh không thông thạo ngoại ngữ kể cả những người có bằng tiến sĩ từ những đại học danh tiếng nước ngoài. Báo chí phát hiện nhiều trường hợp nghiên cứu sinh tu nghiệp và lấy bằng Tiến Sĩ của Mỹ nhưng lại viết và nói tiếng Anh không được.

    Những trường hợp này chỉ có thể kết luận là họ mua bằng hoặc bằng giả mà thôi. Tiến Sĩ Trần Văn Hiển đang giảng dạy tại Đại Học Clear Lake Houston khi được hỏi về tình trạng này ông cho biết: ?oĐào tạo một người tiến sĩ mà muốn có khả năng tương đương với quốc tế thì phải có có khả năng tiếng Anh thật giỏi.?

    Gian dối

    Sau những điều tiếng gây nên trong giới Tiến Sĩ, dư luận tập trung đến Giáo Sư/Phó Giáo Sư và tình trạng của giới này cũng không khá gì hơn. Mới đây báo chí đưa ra nhiều vụ Giáo Sư/Phó Giáo Sư có gian trá trong việc xin phong danh hiệu.

    Một tổng biên tập của một tạp chí lớn có nhiều công trình khoa học bị tố cáo là ăn cắp công trình của người khác. Và rồi trong giới y học lại xảy ra việc một Tiến Sĩ đã mượn công trình của người khác để nộp hồ sơ xin phong danh hiệu phó Giáo Sư cho mình, đó là trường hợp của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hoài An đang công tác tại Bệnh Viện Trung Ương Tai Mũi Họng.

    Bà An khai tăng thêm số năm trong vai trò Tiến Sĩ, khai tham gia giảng dạy tại trường Đại Học Y Khoa Hà Nội nơi mà bà không hề có một giờ lên lớp nào, đồng thời bà còn tiếm danh trên ba quyển sách y học, cũng như kê khai môt số sách của bà chưa hề dược xuất bản từ trước đến nay.

    Tất cả những hành động khó coi của những người được mệnh danh là hiền tài của đất nước này như những giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước kiên nhẫn của dư luận và dẫn đến việc Hội Ðồng Chức Danh mới đây đã ra quyết định thu hồi học hàm Phó Giáo Sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu Trưởng Trường Cao Ðẳng Du Lịch Hà Nội do không trung thực và vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo.

    Ông Trịnh Xuân Dũng là người đầu tiên tại Việt Nam bị tước danh hiệu Phó Giáo Sư. Chúng tôi hỏi ý kiến của sử gia kiêm đại biểu quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc về vấn đề này, ông cho biết: ?oTôi cho rằng với sự phát triển của ngành giáo dục và khoa học thì phải nói rằng trong thời gian vừa có những tình trạng chạy chức danh.?

    Phản ứng từ những người Việt trong nước chúng tôi có dịp tiếp xúc tin rằng nếu luật pháp đã tỏ ra không được hiệu quả trong một thời gian dài đối với những người khai man bằng cấp, thì bây giờ, chính dư luận là sức mạnh lôi những mảng tối đó ra ánh sáng. Ít nhất về chuyện này, dư luận đã chứng tỏ được sức mạnh của mình.

    Cà Mau: Nhà trường lấy tiền đóng góp mua nước của học sinh để mua bia nhậu
    Jan 30, 2007
    Tin từ báo trong nước cho biết một trường học tại Cà Mau sử dụng tiền học sinh đóng góp dùng vào việc mua nước tinh khiết lại để mua bia cho giáo viên ăn nhậu. Ông Lê Hoàng Kiệt, phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Cái Nước cho biết cơ quan kiểm tra của liên ngành đã làm việc với trường trung học công lập huyện Cái Nước để làm rõ vụ này.

    Một trong những sự việc nghiêm trọng nhất xảy ra tại trường này là ban giám hiệu đã toa rập với nhau xử dụng số tiền 22 triệu đồng do học sinh đóng góp để mua nước tinh khiết, nhưng các vị chức sắc này lại đem đi mua bia về nhậu. Một vi phạm nghiêm trọng khác là trong nhiều năm qua nhà trường đã tự ý chấm điểm cho học sinh trong những giờ học thêm và tính số điểm này vào chương trình học. Ban giám hiệu trường giải thích rằng trường làm vậy để khuyến khích học sinh có điều kiện bồi bổ kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên nhà trường không cho biết họ bồi bổ kiến thức cho học sinh không đi học thêm bằng cách nào.

    Nói thật với các bác.... Hạng "nhà giáo" như thế chẳng khác nào cái lũ cướp cạn người nghèo có giấy tờ "bảo kê".
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia tin học bị dao đâm
    [​IMG]
    Ông Ngọc la? chu? nhiệm mạng Edunet
    Một trong các chuyên gia ha?ng đâ?u trong lifnh vực tin học giáo dục ơ? Việt Nam, ông Quách Tuấn Ngọc, vư?a bị ke? lạ đâm dao bị thương va?o sáng thứ Tư khi trên đươ?ng đi la?m.
    Ông Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học thuộc Bộ Giáo dục, cufng la? ngươ?i thươ?ng xuyên xuất hiện trên báo chí khi ba?n vê? các chu? đê? tin học va? giáo dục.
    Trung tâm na?y phụ trách trang mạng Edunet cu?a Bộ giáo dục.
    Các báo trong nước cho biết ông Quách Tuấn Ngọc bị đâm tư? phía sau ngay gâ?n trụ sơ? Bộ Giáo dục - Đa?o tạo. Ông đaf được mang đi cấp cứu va? công an đaf va?o cuộc đê? truy ti?m thu? phạm.
    Diêfn đa?n Edunet ma? ông Ngọc la?m chu? nhiệm thu hút khá nhiê?u ngươ?i tham gia. Được biết qua diêfn đa?n na?y, Bộ Giáo dục đaf phanh phui nhiê?u vụ tiêu cực, trong có vụ gian lận thi phô? thông trung học tại ti?nh Nghệ An hô?i năm ngoái.
    Ông Ngọc cufng tư?ng tham gia ban chi? đạo thi đại học cu?a Bộ Giáo dục - Đa?o tạo mu?a thi 2006.
    Gâ?n đây nhất, báo chí pha?n ánh việc ông ''lơf lơ?i'' trong tra? lơ?i pho?ng vấn vê? vụ một học sinh trung học đột nhập trang mạng Bộ Giáo dục.
    Học sinh Bu?i Minh Trí tại ti?nh Vifnh Long thậm chí đaf thay a?nh ông Bộ trươ?ng giáo dục Nguyêfn Thiện Nhân bă?ng hi?nh cu?a mi?nh trên trang Edunet.
    Khi tra? lơ?i báo chí, ông Quách Tuấn Ngọc đaf pha?i thư?a nhận trang na?y có lôfi ba?o mật nhưng bị nói la? đaf du?ng các tư? quá ''bôf baf'' khi nói vê? gia đi?nh em Trí.
    --------------------------------------------------------
    Ilubb
    Cần phải nói rõ hơn là đồng chí Ngọc đã bị hai kẻ lạ mặt đâm vào phần mềm phía sau (mông trái). Đây là một chuyện hết sức hy hữu trong lịch sử khoa học hình sự nước nhà. Hiện nay đã có rất nhiều phán đoán về động cơ vụ việc. Tại sao không đâm vào lưng mà là mông?
    Có ý kiến cho rằng có người đang muốn cảnh cáo chiếc ghế ngồi giám đốc trung tâm tin học ở bộ GD ĐT mà đồng chí Ngọc vẫn yên vị mỗi ngày. Trong một nghi ngờ khác, có kẻ cho rằng nguyên nhân đằng sau vụ này đơn giản là một vụ đánh ghen. Tuy nhiên giả thiết này nghe có vẻ phi lý, vì đánh ghen mà chỉ chích vào mông thì nhẹ nhàng quá. Nội tình vụ việc đang được điều tra.
    Trích từ BBC : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/01/070131_quachtuanngoc.shtml


  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Chú em lại muốn ăn thêm mấy cái khóa nữa rồi.
    Khi trích dẫn thông tin thì làm ơn xem lại tính xác thực của nguồn thông tin nhá. Đài RFA thì "lá cải" ngay từ cái lời mở đầu "đài RFA không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ", đừng bao giờ mất công đọc / nghe thông tin từ đấy làm gì. Còn cái link của BBC chú em đưa ra cũng chả có tên tác giả gì cả, ai nói chả được.
  4. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Vân... Đúng như lời bác nói.... Ai nói chả được.... Ngay cả thằng Vnexpress còn có cả hình chụp "ông" Ngọc nằm viện cơ...
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F2DED/
    Thứ tư, 31/1/2007, 10:01 GMT+7

    Giám đốc Trung tâm tin học Bộ Giáo dục bị đâm trọng thương
    [​IMG]
    Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc. Ảnh: Việt Anh
    8h10'''''''''''''''' sáng nay, trên đường đến cơ quan, Giám đốc Trung tâm tin học Bộ GD&ĐT Quách Tuấn Ngọc đã bị 2 thanh niên đi xe máy, dùng dao đâm trọng thương. Hiện, ông Ngọc đang được cấp cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Cơ quan công an đã vào cuộc.
    Vụ việc xảy ra ngay trên phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng - cách trụ sở Bộ GD&ĐT vài chục mét. Theo nguồn tin của VnExpress, nạn nhân bị đâm từ phía sau. Vết thương ở phần mông chảy khá nhiều máu. Sau khi gây án, hung thủ phóng xe bỏ chạy, để lại con dao ở hiện trường.
    Vụ việc ngay sau đó đã được báo cáo lãnh đạo Bộ GD&ĐT và cơ quan công an. Sau khi tỉnh lại tại phòng cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn, ông Ngọc cho biết, hung thủ xuất hiện phía sau và hành động quá nhanh nên ông không nhìn rõ mặt. Cơ quan công an quận Hai Bà Trưng đang tiến hành lấy lời khai, truy tìm thủ phạm.
    [​IMG]
    Ông Ngọc (nằm) tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Anh Đức
    Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT. Trung tâm tin học nơi ông làm giám đốc là cơ quan trực tiếp quản lý mạng giáo dục. Từ thông tin trên diễn đàn của mạng này, nhiều yếu kém trong ngành đã được mổ xẻ, hàng loạt vụ tiêu cực nổi cộm đã bị phanh phui, nhiều cán bộ đã bị xử lý kỷ luật điển hình là vụ gian lận trong kỳ thi THPT ở Nam Đàn, Nghệ An.
    Mùa tuyển sinh hằng năm, Trung tâm tin học cũng là nơi cung cấp dữ liệu những thí sinh nghi vấn thi hộ, thi kèm cho cơ quan công an. Ông Ngọc cũng là người đề xuất ý tưởng tổ chức Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ qua mạng, tiết kiệm hàng tỷ đồng.
    Anh Thư
    ----------------------------------------------------------------------------------

    Còn việc ở Cà Mau..... có "tin vịt" của những tờ "lá cải" trong nước nữa đây này bác ạ ..:
    Lấy tiền dành mua nước tinh khiết của học sinh để... mua bia
    :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184330&ChannelID=3
    Thêm nhiều sai phạm: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184446&ChannelID=13
    Thứ Bảy, 27/01/2007, 04:43 (GMT+7)
    ?oVụ lấy tiền mua nước của học sinh để mua....bia?:
    Thêm nhiều sai phạm
    TT - Hôm qua 26-1, giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau đã có buổi làm việc với hội đồng sư phạm Trường THPT công lập Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).
    Tại buổi làm việc, ban giám hiệu trường đã nhận khuyết điểm. Hai vấn đề khác cũng được thanh tra Sở GD-ĐT xác định ở trường này có sai phạm là dạy thêm cho điểm thật và việc chi tiền quĩ tự nguyện đóng góp của học sinh không đúng mục đích.
    Với việc dạy thêm cho điểm thật, trường đã huy động trên 90% học sinh của trường tham gia học thêm, thu phí từ học thêm ba năm qua lên đến trên 1 tỉ đồng. Số tiền này cũng đã bị phân chia không công bằng giữa giáo viên trực tiếp đứng lớp và các thành viên ban giám hiệu. Việc tiền mua nước uống của học sinh bị ban giám hiệu trường dùng để mua bia, rượu và tiếp khách lên đến 22 triệu đồng và nhiều triệu đồng bị sử dụng vào mục đích khác, hiệu trưởng trường Nguyễn Hùng Cương giải thích là... mượn tạm.
    NHƯ Ý
    Hiệu trưởng xin từ chức : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184619&ChannelID=13
    Xin thưa với bác.... Không có mấy tay "lá cải" ấy thì cái đám "nhà giáo" được đào tạo 4 năm "sư phạm" của chúng ta sẽ còn "vô văn hoá" đến mức nào nữa...???
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 01:12 ngày 01/02/2007
  5. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nữa đây bác ạ..... Tờ "lá cải" trong nước nói về cách chức phó giáo sư đây thưa bác.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=118864&ChannelID=13
    Thứ Hai, 16/01/2006, 16:27 (GMT+7)
    "Có thể giải tán hội đồng chức danh GS Nhà nước"
    [​IMG]

    GS Đỗ Trần Cát: "Tôi đã đề xuất ý kiến, những người Việt Nam được bổ nhiệm PGS, GS tại những trường nằm trong Top 100 của thế giới... sẽ được xét đặc cách"
    "Việc công nhận GS, PGS sẽ do các trường ĐH đảm nhiệm. Nếu các trường phát triển mạnh thì có thể sẽ xem xét đến việc giải tán Hội đồng Nhà nước về chức danh GS. Những người đã được bổ nhiệm PGS, GS ở những trường ĐH lớn nước ngoài sẽ được đặc cách xét tiêu chuẩn GS, PGS Việt Nam...".
    GS Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước (HĐNN) về Chức danh Giáo sư, cho biết như vậy khi trao đổi về những vấn đề mới trong quy định về chức danh GS, PGS đang sửa đổi hiện nay.
    Trường ĐH phải trình quy hoạch phát triển
    * Cùng với nghị quyết đổi mới giáo dục ĐH, việc bổ nhiệm GS, PGS đã có những sự "cựa mình". Ông có thể tiết lộ về những động thái này?
    - Tháng 11-2005, chúng tôi đã gửi bản dự thảo mới nhất về việc "Tiêu chuẩn và quy định bổ nhiệm chức danh GS, PGS" tới các trường ĐH, Viện nghiên cứu và bộ, ban, ngành liên quan. Hiện tại đã nhận được ý kiến phản hồi từ 60 cơ sở, đa số đều ủng hộ. Chúng tôi sẽ tổng hợp và biên tập lại, để Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trình Thủ tướng ngay trong tháng này.
    * Những nét mới trong bản dự thảo lần này là gì?
    - Tinh thần chung của Luật Giáo dục mới là tăng quyền tự chủ cho cơ sở. Công tác xét phong GS, PGS cũng sẽ theo hướng đó.
    Đầu tiên là việc phân cấp cho các trường bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm phải đi liền với việc giao nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể và có điều kiện để hoàn thành các nhiệm vụ. Các trường có thể tự gia giảm.
    * Các cơ sở như thế nào sẽ được quyền bổ nhiệm GS, PGS?
    - Trong ngạch viên chức (Viên - Chính - Cao cấp), GS được xếp vào hạng cán bộ cao cấp và PGS xếp tương đương với giảng viên chính. Hiện nay, theo quy định nhà nước, việc bổ nhiệm cán bộ cao cấp là do Bộ chủ quản. Nếu các cơ sở được Bộ chủ quản ra quyết định cho phép thì được chủ động việc này.
    Đối với các trường phải được quyền phân cấp bổ nhiệm của Bộ GD-ĐT. Viện nghiên cứu nào được phép đào tạo NCS thì cũng coi là cơ sở giáo dục ĐH.
    * Có người lo rằng, việc để các trường tự chủ có thể dẫn đến tình trạng loạn... GS. Như vậy, có biện pháp gì để kiểm soát số lượng và chất lượng GS, PGS?
    - Thực tế, Việt Nam đang thiếu rất nhiều PGS, GS nên không hạn chế về số lượng mà ngược lại, khuyến khích hơn. Chuyện lạm phát chắc là chưa có trong giai đoạn tới.
    Với lộ trình này, các trường phải có quy hoạch phát triển (xây dựng, tổ chức, cơ cấu) trong vòng 5 năm gửi lên Bộ. Cụ thể như: đào tạo những ngành nghề gì, bao nhiêu SV mỗi năm, mỗi bộ môn cần bao nhiêu GS, PGS...
    Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét và phê duyệt. Tất nhiên, mỗi trường sẽ mỗi khác, có thể xê dịch, do nhu cầu phát triển của từng trường.
    GS phải đứng đầu một nhóm học thuật
    * Nếu dự thảo được phê duyệt, cách thức phong GS, PGS sẽ có những đổi khác gì?
    - Sẽ giống với một số nước phương Tây, chẳng hạn như Pháp. Đầu tiên, những người có nguyện vọng xét duyệt nộp hồ sơ lên HĐNN để xét tiêu chuẩn.
    Những người được công nhận tiêu chuẩn có quyền nộp hồ sơ vào bất cứ trường nào trong toàn quốc, để xét tuyển vào các vị trí PGS, GS của trường đó. Một người giảng dạy ở ĐH Bách khoa Hà Nội hoàn toàn có thể đâm đơn làm GS ở ĐHQG TP.HCM.
    * Ông vừa nhắc đến tiêu chuẩn GS, PGS chung của cả nước (do HĐNN xét). Với tinh thần đổi mới này, sẽ có gì khác so với những tiêu chuẩn đang áp dụng?
    - Về cơ bản vẫn như cũ nhưng có nâng lên một chút. Chẳng hạn, GS phải hướng dẫn chính 2 NCS, PGS phải hướng dẫn chính 2 thạc sỹ; Yêu cầu sử dụng thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn... Đây là yêu cầu tối thiểu để một ông PGS, GS có thể giao dịch quốc tế, hầu hết các Hội nghị khoa học quốc tế đều dùng tiếng Anh.
    Trước đây, tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với PGS là 1 ngoại ngữ bất kỳ, và GS là 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung.
    * Có ý kiến cho rằng, điều kiện hướng dẫn chính ít nhất 2 luận án tiến sĩ đi ngược lại xu hướng trẻ hóa. Ông chia sẻ như thế nào với quan điểm này?
    - Là GS thì phải có học trò để thực hiện những ý tưởng của mình, phải thành lập ra một hướng chuyên môn riêng, thậm chí còn là người khai phá một trường phái khoa học. GS phải là người đứng đầu một nhóm khoa học trong các trường. Mà nhóm thì không thể chỉ có một học trò được.
    Nước ngoài cũng như Việt Nam, không có GS nào chỉ có 1,2 học trò. Trừ những người đặc biệt xuất sắc, ví dụ như có công trình được giải lớn, thì bất chấp mọi quy định.
    [​IMG]
    GS Trần Quốc Vượng đã mở ra ngành khảo cổ học cho Sử học Việt Nam
    * Liệu điều này có gây khó cho ứng viên GS, PGS trong những ngành có ít NCS hoặc bất cập khi xảy ra những chuyện chèn ép, không phân công học trò?
    - Sẽ phải dung hoà để phù hợp với thực tế không đồng đều của các ngành học. Như Kinh tế học, một GS có thể có vài chục NCS, một năm hướng dẫn 3-5 người là chuyện thường. Ngược lại, một số ngành kỹ thuật, công nghệ, khan hiếm hơn, thậm chí không có, nên không thuận lợi cho các thầy trong ngành đó.
    HĐNN đang định chuẩn về "số lượng NCS hướng dẫn" cho các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng, và khó thực hiện.
    * Cụ thể, dựa vào những yếu tố nào để có thể ra quy định tiêu chuẩn hợp lý?
    - Tạm thời là bất khả thi. Vì chưa có một thống kê và nghiên cứu chính xác nên chưa thể đặt ra tiêu chuẩn cụ thể được.
    Điều này không đơn giản nên cần phải có điều tra. Chưa kể, nếu làm thì chưa biết đây là nhiệm vụ của ai. Hiện tại, trong các văn bản chưa thấy đề cập, hay là đã có ở đâu mà mình chưa biết.
    Đặc cách tiêu chuẩn cho GS, PGS các trường Top 100
    * Một số động thái trong thời gian gần đây chứng tỏ sự cởi mở trong việc xét phong. Điều này có được đẩy lên thành xu hướng hay chỉ là hiện tượng đặc biệt?
    - Đã và đang có xu hướng trẻ hoá. Tiêu chuẩn là những quy định chung, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ đối với người có năng lực. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp được đặc cách về thâm niên giảng dạy, hay điều kiện có bằng tiến sỹ tối thiểu 3 năm...
    Văn bản mới có thể sẽ có quy định mới (nếu không bị gạt đi): Đối với những người đã được bổ nhiệm PGS, GS ở những trường đại học lớn nước ngoài... thì sẽ đặc cách xét tiêu chuẩn, không phải qua HĐNN.
    * Cụ thể, lấy những tiêu chí gì để đánh giá trường X của nước Y là trường lớn một cách thuyết phục, tránh gây tranh cãi?
    - Tôi đã đề xuất ý kiến, những người Việt Nam được bổ nhiệm PGS, GS tại những trường nằm trong Top 100 của thế giới... sẽ được xét đặc cách (tất nhiên, còn phải thẩm định 1 số tiêu chuẩn khác) và được nhiều người ủng hộ.
    * Có rất nhiều bảng xếp hạng các trường Top, chúng ta theo xếp hạng nào?
    - Hàng năm, nhiều tổ chức, cơ quan vẫn công bố danh sách này. Chúng tôi chọn theo xếp hạng của một tổ chức của LHQ, hiện tại tôi chưa nhớ ra tên (cười).
    * Hệ thống GD của các nước không giống nhau và cũng khác Việt Nam, ta sẽ lựa chọn những bậc chức vụ nào trong hệ thống chức danh của họ để đặc cách GS, PGS, khi việc dịch nghĩa về mặt từ điển không phải lúc nào cũng chuẩn xác?
    - Đây cũng là một khó khăn. Tôi đã đi thăm quan, khảo sát về hệ thống GS, PGS ở rất nhiều nước. Mỗi nơi một khác, ví dụ như Trung Quốc, có trường như ĐH Vũ Hán, có đến 1.000 GS.
    Hay như ở Pháp, chức vụ Maitre de Conferences dù được dịch trong tiếng Việt là PGS đại học, nhưng chúng tôi cũng xem xét, tuỳ trường hợp mới quyết định công nhận tương đương, chẳng hạn những trường mà trong đó ngành anh/chị này làm PGS là ngành mạnh.
    * Xin hỏi, có một ký kết nào thoả thuận về việc công nhận tương đương giữa các nước không?
    - Hiện tại, Bộ GD-ĐT Việt Nam có ký kết 1 số thỏa thuận về việc công nhận tương đương với 1 số nước. Nhưng, theo tôi hỏi thì mới ký với Belarus, và 1 nước nào đó ở Nga... Và hình như các ký kết đó chỉ nằm ở dạng các bằng cấp (Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ...) mà không phải ở phần chức danh (GS, Phó GS). Cho nên, việc đòi hỏi có 1 chuẩn xác là điều không thể vào lúc này. Chúng ta hãy tạm bằng lòng với những tương đối thôi.
    Có thể sẽ xem xét giải tán Hội đồng Nhà nước
    [​IMG]
    GS Ngô Bảo Châu (phải) là trường hợp tiên phong cho xu hướng trẻ hóa
    * Với việc phân quyền bổ nhiệm GS, PGS cho các trường, Viện, sẽ có thay đổi gì về chính sách lương GS, PGS?
    - Các trường được quyền tự chủ tài chính. Cụ thể các nguồn thu: từ học phí, ngân sách nhà nước cấp, tiền các đề tài, công trình, tiền tài trợ của các tổ chức quốc tế... nôm na là muốn chi gì thì chi, miễn là không vi phạm ngân sách.
    Xu hướng là như thế, hình như đã có văn bản rồi. Trong phạm vi khoản tiền, hình như được quyền trả lương cho cán bộ gấp 2,5 hay 3 lần so với quy định của nhà nước.
    * Hiện tại, trở thành GS, PGS có được ưu tiên gì về mặt tài chính?
    - Về cơ bản, GS, PGS của ta chưa được nhận lương hay phụ cấp chức danh. Và, theo quy định, số giờ giảng theo yêu cầu định mức của họ còn phải tăng lên. Tức là, về mặt lý thuyết, thu nhập của họ sẽ ít đi (vì số giờ dạy được trả tiền cao giảm xuống).
    Thông tư của Bộ Nội vụ năm 2002, thì các GS, PGS sẽ được nâng 1 bậc lương và việc nâng này không tính vào thời hạn tăng lương.
    Văn bản là như vậy, nhưng trong thực hiện có những chậm chễ và không đồng đều. Thực chất như tôi biết thì không phải tất cả mọi người đều đã được.
    Nhưng, ở khía cạnh khác, trở thành GS, PGS có thể giúp một giảng viên dễ nhận được tài trợ cho các đề tài, dễ có học trò hơn nếu đi dạy thêm...
    * Với nhiều tham vọng thay đổi như vậy, ông có nghĩ sẽ được phê duyệt luôn hay không? Và, trong trường hợp đó, các cơ sở có thể thích ứng ngay với những cách thức mới không?
    - Bản dự thảo có nhiều vấn đề. Tuỳ từng văn bản, nếu có chỗ nào khúc mắc thì phải lấy ý kiến thêm. Nếu không thì sẽ được quyết luôn.
    Cá nhân tôi muốn càng được duyệt nhanh càng tốt. Các cơ sở ở dưới cũng đề nghị triển khai nhanh để kịp việc xét năm 2006, để chậm thì sẽ khó khăn.
    Tuy nhiên, dù dự thảo được phê duyệt ngay năm nay, thì chắc chắn cũng phải cần một thời gian nhất định, có thể vài năm, mới triển khai lộ trình mới này một cách đồng bộ được.
    * Thưa ông, nhân sự của HĐNN hiện tại như thế nào?
    - Hiện tại có 10 người và gần 300 vị kiêm nhiệm ở các HĐ ngành. Đây là những người làm việc ở các trường, các Viện.
    * Nếu phân quyền bổ nhiệm GS, PGS về các trường thì quyền lợi của HĐNN có bị thu hẹp?
    - (Cười) Theo cách nhìn của tôi, thì không đặt ra vấn đề quyền lợi của nơi này, nơi khác, mà là lợi ích của đất nước. Đây là xu hướng tất yếu thôi. Thậm chí, sau này, nếu các trường phát triển mạnh thì có thể sẽ xem xét đến việc giải tán Hội đồng này.
    Điều này, còn phụ thuộc vào quyết định của chính phủ. Như Mỹ, họ để các trường toàn quyền chủ động. Còn Nga và Pháp vẫn có hội đồng để xét mặt bằng đó.
    * Xin cảm ơn GS!
    Danh xưng Giáo sư du nhập vào VN từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của Pháp. Ban đầu, từ này dùng để chỉ những người làm công tác giảng dạy, nên có cả GS trung học, GS đại học... Sau đó, do nhiều thay đổi nên chỉ dành gọi ở bậc ĐH.
    Việc phong GS được chính thức thực hiện trong cả nước lần đầu vào năm 1980.
    Trước đó, đã có khoảng 30 người được phong GS rải rác trong hơn 20 năm: Lê Văn Thiêm, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng... Hiện, hầu hết các quyết định này đã thất lạc, một số tìm lại được là do gia đình giữ được.
    Đến nay, đã có tổng cộng 1.172 GS và 5.565 PGS được nhà nước phong chức danh, trong đó hiện còn khoảng 500 GS và hơn 2.000 PGS đang công tác.
    Người trẻ nhất ở thời điểm được công nhận giáo sư là TSKH Hoàng Ngọc Hà, ngành Khoa học trái đất (37 tuổi vào đợt phong năm 1996), hiện là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ GD-ĐT.
    Ngô Bảo Châu coi như đã chính thức trở thành GS trẻ nhất nước. Tuần trước, GS Phạm Minh Hạc, chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước đã ký quyết định này. Hiện chỉ chờ (về mặt thủ tục) Văn phòng Thủ tướng có ý kiến là ra quyết định.

    Theo VietNamNet
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Còn đây là những link liên quan:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=130971&ChannelID=13
    Thứ Ba, 04/04/2006, 15:33 (GMT+7)
    Lần đầu tiên tước bỏ chức danh một phó giáo sư
    [​IMG]
    Tổng thư ký hội đồng Chức danh GS Nhà nước Đỗ Trần Cát cho biết, Hội đồng vừa quyết định tước bỏ chức danh phó giáo sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Hà Nội do không trung thực và vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức của nhà giáo. Ông Trịnh Xuân Dũng là một trong số 391 phó giáo sư được công nhận tháng 4-2002.
    Qua xác minh của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước theo đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Phú, nguyên giáo viên Trường Trung học Du lịch Hà Nội (nay là CĐ Du lịch Hà Nội), ông Dũng đã không trung thực trong việc mang danh chủ biên sách và giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập.
    Quyết định trên được Hội đồng đưa ra sau phiên họp toàn thể lần thứ 10 tại Hà Nội hôm 31- 3, với sự có mặt của 27 thành viên trong tổng số 29 thành viên Hội đồng.
    Ông Cát cho biết, đã có nhiều trường hợp tố cáo tương tự nhưng đây là lần đầu tiên, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tước bỏ chức danh phó giáo sư của một nhà giáo vì có đủ chứng cớ.
    Mỗi năm, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước thường nhận được khoảng vài chục đơn thư khiếu nại, tố cáo về sai phạm của những cá nhân đang đương chức GS, PSG hoặc các ứng viên đang làm hồ sơ để xét công nhận các chức danh này. Một số ứng viên đã bị loại hồ sơ trong quá trình xét công nhận khi bị phát hiện sai phạm.
    Ai bị tước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư?
    Điều 4. Đối tượng bị tước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư:
    1. Những người đã được công nhận chức danh GS hoặc PGS bị phát hiện và xác định là không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn qui định ở thời điểm được công nhận.
    2. Những người đã được công nhận chức danh GS hoặc PGS phạm tội, bị toà án phạt tù mà không được hưởng án treo, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;
    Điều 6. Đối tượng miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư:
    1. Những người đã được bổ nhiệm vào ngạch GS, PGS nhưng không hoàn thành các nhiệm vụ.
    2. Những người đã bị tước bỏ chức danh GS hoặc PGS (Theo Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định "Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS và PGS".

    Theo VietNamNet
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 01/02/2007
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=131126&ChannelID=13
    Thứ Tư, 05/04/2006, 10:33 (GMT+7)
    Bổ nhiệm GS, PGS: còn "lọt lưới" nhiều người chưa xứng đáng?

    Tiến sĩ khoa học Đỗ Trần Cát, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước
    Đó là khẳng định của giáo sư, tiến sĩ khoa học Đỗ Trần Cát, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Sau sự kiện lần đầu tiên một phó giáo sư (ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Hà Nội) bị tước bỏ chức danh.
    * Xin ông cho biết sai phạm cụ thể của ông Trịnh Xuân Dũng dẫn đến việc bị tước bỏ chức danh PGS?
    - Theo nghị định 20 quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), ông Dũng đã phạm vào khoản 1, điều 9, tức là đã không trung thực, vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức của nhà giáo.
    Cụ thể, trong hồ sơ xét công nhận chức danh của ông Dũng có nộp mấy quyển sách do mình chủ biên. Theo đơn tố cáo của quần chúng và sau khi thẩm tra, chúng tôi xác nhận đó là sách dịch. Theo quy định thì sách dịch không được tính điểm.
    Một sai phạm nghiêm trọng hơn là trong quyển sách đó (chúng tôi tìm được 3 quyển) không đề tên tác giả, không đề tên người dịch, chỉ đề tên ông Dũng là chủ biên. Công văn của Cục Bản quyền đã xác nhận ông Dũng vi phạm quy định về bản quyền của Việt Nam, vi phạm công ước Bern vì không đề tên tác giả gốc, không đề tên người dịch. Việc chỉ đề tên chủ biên là sự lập lờ, không trung thực.
    * Sau sự việc của ông Dũng, nhiều người đặt vấn đề quy trình thẩm định hồ sơ xét duyệt bổ nhiệm chức danh GS, PGS có kẽ hở, để lọt lưới những người không xứng đáng. Ông nghĩ thế nào về điều này?
    - Đúng là quy định nộp hồ sơ có vấn đề. Đợt 2001 là tiếp tục từ năm 1997, trong quy định chỉ yêu cầu nộp bìa, phụ lục và một chương quyển sách của người đề nghị xét bổ nhiệm chức danh, nên người thẩm định không phát hiện được. Từ năm 2002, hội đồng đã sửa lại quy định là phải nộp toàn bộ quyển sách, có thể bản chụp.
    Còn việc để lọt thì phải tìm nguyên nhân chính xác là đâu. Nguyên nhân chủ quan có phải do hội đồng thiên vị, thiếu trách nhiệm, ăn hối lộ, tham nhũng? Nguyên nhân thứ hai là khách quan, bản thân đương sự đưa hồ sơ không trung thực. Từ xưa đến nay cũng có một số đơn tố cáo người sắp được bổ nhiệm, hội đồng đã xem xét, nhưng đều không đủ bằng chứng để kết luận là sai. Anh Dũng là trường hợp đầu tiên có đủ bằng chứng xác thực.
    Ngay từ năm 2003, khi nhận đơn tố cáo ông Trịnh Xuân Dũng, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã thẩm định, nhưng không đủ bằng chứng kết luận.
    Đến tháng 12-2004, người tố cáo mới chuyển đến một số quyển sách dịch do ông Dũng làm chủ biên và những nhân chứng, bằng chứng để có thể kết luận.
    Ông Cát cho biết, sau khi được hội đồng yêu cầu, ông Dũng đã viết một bản tường trình, đề cập đầy đủ các vấn đề. Tuy nhiên, trong đó có những giải thích Hội đồng không chấp nhận.
    Ví dụ ông Dũng nói việc đề tên chủ biên vào quyển sách, hoặc tập hợp tài liệu để nộp vào hồ sơ xét duyệt không phải lỗi của anh. Việc ấy do một nhân viên làm, ông Dũng chỉ ký thôi.
    Thực chất, làm hồ sơ công nhận chức danh GS, PGS là việc của cá nhân, không phải của cơ quan.

    * Với vai trò như trọng tài, xem xét điều kiện công nhận chức danh GS, PGS, Hội đồng cũng phải có trách nhiệm trong trường hợp của ông Dũng?
    - Mỗi người có phạm vi quyền hạn nhất định, hội đồng phải tin vào sự xác nhận của các cơ quan chức năng. Ví dụ về mặt con người, thủ trưởng của cơ quan đã xác nhận là tốt thì mình phải tin, hay quyển sách đã xuất bản thì mình phải tin vào nhà xuất bản, trừ khi có bằng chứng phát hiện tất cả sai phạm để đưa ra công luận, cơ quan thanh tra xem xét lại.
    Còn hội đồng không có nhiệm vụ thanh kiểm tra lại những đơn tố cáo, xác minh ông hiệu trưởng đóng dấu đỏ xác minh cán bộ của mình đúng hay không. Cái này thuộc vào trách nhiệm của tác giả, trách nhiệm của cá nhân nhà xuất bản.
    * Nhiều người dân phản ánh đã có sự chạy chức danh GS, PGS. Là Tổng thư ký, ông có nghe thông tin này không?
    - Tôi từng trả lời một cơ quan báo chí rằng chúng tôi có nghe nói, nhưng không có đủ bằng chứng để kết luận việc chạy chức danh GS, PGS là có. Nhưng tôi cũng không dám khẳng định rằng không có chuyện chạy chức danh giáo sư, phó giáo sư.
    * Vậy hằng năm hội đồng có rà soát lại những chức danh mình đã phong?
    - Không thể làm được. Trong chức năng, nhiệm vụ chúng tôi cũng không được phân công. Chúng tôi chỉ làm khi có đơn tố cáo người được bổ nhiệm GS, PGS có sự gian lận, không trung thực.
    Sắp tới sẽ thay đổi cách làm, tức là Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước không phong hay công nhận các chức danh nữa mà các trường ĐH bổ nhiệm, kèm theo đó là giao nhiệm vụ, xác định rõ quyền lợi, quyền hạn, điều kiện làm việc... của các GS, PGS.
    Phải có cái này thì mới rà soát, kiểm điểm được những người được phong có làm đầy đủ trách nhiệm của mình, có thực sự xứng đáng. Hội đồng nhà nước chỉ xét người được bổ nhiệm có đạt tiêu chuẩn, đảm bảo mặt bằng chung của toàn quốc. Nếu đủ tiêu chuẩn thì hiệu trưởng ĐH mới được bổ nhiệm.
    * Với tư cách cá nhân, ông có cho rằng cần thiết phải rà soát lại việc bổ nhiệm GS, PGS có hoàn thành được nhiệm vụ?
    - Cái đấy là cần thiết, sau một thời gian ví dụ 3-5 năm. Nếu anh làm tốt thì tiếp tục giữ hàm GS, PGS, nếu không thì cho nghỉ. Giáo sư và phó giáo sư không phải là được phong suốt đời, nó gắn với một công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chứ không hẳn phải là cái danh. Những người không làm công tác này nữa, chuyển sang làm việc khác thì sẽ phải miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, chứ không phải tước bỏ.
    Theo tinh thần của Luật giáo dục mới có hiệu lực từ năm 2006, nghị định 20 sẽ được sửa đổi, sẽ có quyết định của thủ tướng về việc này.
    Người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư phải có các tiêu chuẩn và điều kiện chung sau: có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo, trung thực, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và khách quan trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ; có bằng tiến sĩ từ đủ 3 năm trở lên kể từ ngày cấp bằng; có đủ số công trình khoa học theo quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; có báo cáo khoa học tổng quan các kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của cá nhân phù hợp với chuyên ngành đăng ký xét chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; đạt số phiếu tín nhiệm của Hội đồng chức danh giáo sư các cấp.
    Ngoài những tiêu chuẩn và điều kiện chung trên, chức danh phó giáo sư có những tiêu chuẩn riêng sau: có ít nhất 6 thâm niên đào tạo đại học hoặc sau đại học, trong đó 3 năm cuối tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét chức danh phó giáo sư đang đào tạo đại học hoặc sau đại học; hướng dẫn chính ít nhất một học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; có đủ số bài báo khoa học đã được công bố theo quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên với kết quả nghiệm thu ít nhất là đạt yêu cầu; sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn.
    (Trích Nghị định số 20/2001 quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm
    và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư)

    Theo VnExpress
    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=179547&ChannelID=13
    Thứ Ba, 26/12/2006, 06:04 (GMT+7)
    ?oThầy chạy sô, lấy đâu thời gian nghiên cứu??
    "chăm mắm dặm muối" 1 chút: Vì hám tiền, giáo viên bây giờ đã biến học sinh từ trẻ em ngây thơ, là nhân tài là rườn cột nước nhà trong tương lai thành 1 lũ vẹt thảm bại..... Vì bệnh thành tích mà đến nay sau khi cải cách giáo dục.... Từ học sinh nhiều năm liền là học sinh giỏi nay trở thành học sinh trung bình.... Vì thầy cô không còn "nương tay cho qua lỗi nhỏ kỹ thuật nữa" làm cho các em hoan mang, phụ huynh lo lắng và thế là bắt đầu chiến dịch.... Cải tạo lũ vẹt thêm chút nữa...... cho con em đi học thêm nhiều chút nữa.... và thế là "giáo viên" tiếp tục là những tay làm tiền có hạng.
    Không biết tình hình này sẽ kéo dài trong bao nhiêu năm nữa....????
    Có lẽ là đến khi nào các em học xong lớp 12.....!!!!

    [​IMG]
    Ảnh: Việt Dũng
    TT - 82,8% trong tổng số 1.217 giáo sư (GS) đã ngoài tuổi 60. 30,3% GS, 28,5% phó giáo sư (PGS) không dùng máy vi tính. Cả nước có khoảng 15.000 tiến sĩ (TS) nhưng mỗi năm chỉ có 300 công trình đăng ở các tạp chí khoa học uy tín thế giới.
    Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH ĐỖ TRẦN CÁT, tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước, băn khoăn thật sự:
    - Tôi thấy qui trình bảo vệ TS của mình không tốt, không đảm bảo được chất lượng. Ngay từ việc chọn hội đồng đánh giá cũng đã thực hiện không tốt. Hầu hết anh em được vào hội đồng là những người dễ dãi với ông thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh.
    Danh sách đó được đưa lên Bộ GD-ĐT lại được những người không biết về chuyên môn, ngành nghề xem xét. Anh ngồi hội đồng nhưng chẳng biết vấn đề người ta bảo vệ mới hay cũ, có người làm hay chưa. Như thế làm sao đánh giá chính xác được?
    Trong quá trình cho điểm, đánh giá, những người ngồi trong hội đồng thường bị sức ép nên hầu hết cho điểm xuất sắc, điểm tốt mặc dù trên thực tế luận án không được như thế. Hiện nay chúng tôi đang phải xem xét những tố cáo như vậy. Đấy không chỉ là khuyết điểm của thầy hướng dẫn, của nghiên cứu sinh mà còn là khuyết điểm của hội đồng vì họ đã không vạch trần được những điều đó.
    * Nếu những TS với những luận án kém chất lượng ?olọt? qua được các hội đồng yếu kém như vậy rõ ràng chất lượng đội ngũ GS, PGS bị ảnh hưởng vì có bằng TS mới được xem xét phong GS, PGS?
    - Chắc chắn có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng thế nào cũng cần nghiên cứu, khảo sát. Ảnh hưởng trước mắt có thể thấy là sự cạn kiệt nguồn để phong GS, PGS. Anh trở thành TS đã ?onon? rồi thì anh không phấn đấu tiếp được nữa, do đó không đạt được tiêu chuẩn xét phong GS, PGS.
    Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thì cần phải xem xét thêm vì dù sao còn có ?obộ lọc? của hội đồng GS. Nếu ?obộ lọc? không tốt thì có thể để ?olọt? những TS kém vào đội ngũ GS, PGS làm ảnh hưởng đến chất lượng chung.
    * Theo ông, đối với một GS, PGS, TS, điều cốt yếu sau khi đạt được những chức danh, học hàm này là gì?
    - Quan trọng nhất là những kết quả nghiên cứu khoa học. Công trình nghiên cứu đó phải công bố để người ta biết. Những GS, PGS, TS là giảng viên đại học thì việc nghiên cứu khoa học càng quan trọng vì có kết quả khoa học mới có thể dạy tốt.
    Những công trình khoa học đó phải được đánh giá thông qua việc công bố trên những tạp chí khoa học uy tín quốc tế, còn công bố ở các tạp chí trong nước thì thật tình không đánh giá được. Nhiều khi tôi đọc một số công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước thấy như bài đăng trên báo hằng ngày, chẳng cần nghiên cứu gì cũng có thể ngồi viết được.
    Cũng phải nói rằng hiện nay anh em không có nhiều thời gian. Qui định giảng dạy 50% thời gian, nghiên cứu 50% nhưng bây giờ giảng dạy 100%, còn nghiên cứu là số 0. Thầy phải chạy sô thì lấy đâu thời gian nghiên cứu?
    Tôi áng chừng chỉ khoảng 20% GS, PGS, TS là cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học nhưng nghiên cứu có kết quả không, chất lượng thế nào thì chưa đánh giá được. Tỉ lệ 20% tham gia nghiên cứu là không chấp nhận được. Nghiên cứu khoa học mới có đội ngũ GS, PGS, TS chất lượng tốt.
    * Có nhiều con số đưa ra cho rằng tỉ lệ GS, PGS, TS đảm bảo chất lượng rất thấp. Cá nhân ông đưa ra con số nào?
    - Đội ngũ GS, PGS đảm bảo chất lượng như yêu cầu của VN thì khoảng 70-80%. Nhưng đấy là so với tiêu chuẩn chúng ta đặt ra. So với tiêu chuẩn các nước phát triển thì đội ngũ GS, PGS của chúng ta đảm bảo chất lượng chỉ khoảng 20-30%.
    Với đội ngũ TS, tôi không nói được bao nhiêu phần trăm nhưng được nghe người ta tổng kết khoảng 60-70% TS không làm ở những vị trí khoa học, giảng dạy mà làm ở vị trí khác. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là chất lượng kém vì tôi đào tạo anh thành TS để anh làm khoa học chứ không phải làm việc khác.
    * Theo ông, có nên làm một cuộc điều tra toàn diện để đánh giá chất lượng đội ngũ GS, PGS, TS nhằm loại bỏ những trường hợp kém chất lượng?
    - Một cuộc điều tra toàn diện rất nên làm nhưng vấn đề là sau đó có dám xử lý những trường hợp yếu kém không. Điều đó sẽ phức tạp. Trong một trường đại học, một viện nghiên cứu, anh em biết rất rõ ông A, ông B giỏi, kém thế nào nhưng có ai dám xử lý đâu. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ nên điều tra đánh giá chất lượng vì ít nhất nó cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ sau này.
    KHIẾT HƯNG thực hiện
  7. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bác Werty ơi là bác Werty......
    Bây giờ bác nghĩ thế nào về mấy cái "tin vịt" của mấy tờ báo "lá cải"....???
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Chuẩn bị bị khóa
    Cần phải có nhiều kinh nghiệm thương đau mới nghiệm đúng cái câu "một nửa con bò là thịt bò, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật".
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 01/02/2007
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hahahahahahahaaaaa....!!!!
    Tin tức có cải địa chỉ sở giáo dục tỉnh... có cả đích danh bệnh viện..... có cả đích danh Giáo sư nói chuyện về Phó Giáo Sư mà vẫn cố chấp cho là..... 1 cân thịt bò trong đó nữa cân là thịt trâu..... thì tôi cũng pó tay..... bác cứ việc liên hệ với các địa chỉ mà báo chí đã nêu để hỏi thăm thông tin.
    Còn việc khoá nick hay không....!!! Đối với tôi không còn quan trọng nữa.... Vì lâu lắm tôi mới ghé vào đây...... Khoá nick dăm ba ngày hay vài tuần không ích lợi chi cả.... Còn nếu xoá nick thì càng thêm mất công..... vả lại ông bà ta có câu thế này.
    Thuốc đắng giả tật.... Sự thật mất lòng.!!!
    Phép vua thua lệ làng.
    Thuận lòng thì tâng bốc, trái lòng thì "lock nick" mặt dù không sai phạm "pháp luật".
    Vài lời nhắn gởi với các bác về tình hình.... tiến sĩ giáo sư giấy từ thời Tú Xương đến nay..... Vẫn chưa chấm dứt.
    Ngày xưa là tiến sĩ giấy... còn ngày nay tiến sĩ "giao tiếp". Ai giỏi giao tiếp, giỏi chôm chỉa và có thâm niên thì được phong tước "giáo sư, tiến sĩ" chứ chẳng có tí gì gọi là có "nghiên cứu khoa học". Điều này chứng minh cho thấy và tự tố giác nhau: ..... Vẹt càng già chức càng cao...!!!!
    Quả thật con người ngày càng tiến hoá.... Ngày xưa chỉ là bỏ tiền mua chức quyền với tấm giấy "chứng nhận".... Ngày nay tiến hoá cả chôm chỉa, giả mạo, lừa phỉnh và thâm niên....!!!! Quả thật "tội phạm" ngày càng chuyên nghiệp.
    Thật đáng buồn, và đáng hổ thẹn cho ngành giáo dục + với việc "quản lý và phong tặng" tiến sĩ, giáo sư của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.....
    Có lẽ đất nước ta đang phát triển về kinh tế nên.... những việc như thế này cũng "đang phát triển từ từ" cho có hội nhập bằng chị bằng em....????
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 01/02/2007
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nên dừng lại, những gì chú Lâm post lên không liên quan tới vật lý.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này