1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. forza_vn

    forza_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0

    Chúng tôi rời Tây Nguyên lên đường vào Đông Nam Bộ từ trưa ngày 2/4 .Trước đó tôi đến thăm sư 316 và họp với các đồng chí trong bộ tư lệnh sư đoàn.Đồng chí đại tá Đàm Văn Ngụy,anh hùng quân đội,sư đoàn trưởng hôm đó đi kiểm tra bộ đội. Đồng chí thượng tá Hải Bằng,phó tư lệnh sư đoàn báo cáo tình hình các mặt đã chuẩn bị để lảm nhiệm vụ.Sư đoàn này đã lên đường trước cùng với một bộ phận chỉ huy nhẹ của Bộ tư lệnh quân đoàn 3.Nghe các đồng chí trong Bộ tư lệnh quân đoàn báo cáo tình hình và gặp trực tiếp các đơn vị ,nhìn các thứ trang bị của sư đoàn,thấy đơn vị đã lớn mạnh nhanh chóng,tôi rất yên tâm và chỉ thị một số việc phảI làm gấp trước ngày hành quân .Cũng ở sư đoàn này trước khi bước vào chiến dịch Tây Nguyên,có anh em lo lắng:chiến trường mới lạ ,lâ2n đầu đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn vớI nhềiu loạI vũ khí hiện đạI, đánh vào 1 thị xã to ?không biết liệu có đánh tốt hay không?Thực tế chứng minh sư đoàn đã đánh được và hoàn thành tốt nhiệm vụ.Hôm nay,chuẩn bị lên đường vào Đông Nam Bộ,cả sư đoàn có khí thế sôi sục,quyết tâm cao,có niềm tin chắc thắng,có đầy đủ các thứ vũ khí cần thiết và đã trưởng thành một bước khá mau.
    Đường hành quân của sư 316 là từ BMT theo đường số 14 , đánh vào phía tây-bắc SG.
    Sư 320 sau khi giải phóng Tuy Hoà và toàn tỉnh Phú Yên được lệnh quay lạI đường số 7,rồI cũng theo đường 14 vào Đông Nam Bộ.
    Riêng đối với sư 10, đường hành quân vào Nam Bộ hết sức gian khổ .Sau khi giải phóng đèo Phượng Hoàng,Ma Đrắc,tiến đánh Nha Trang,Cam Ranh.Sư đoàn đi theo con đường liên tỉnh số 2,vào đường số 20 để rồI cùng đi vào tây- bắc SG. Đường xấu,một đơn vị công binh phải đi trước sửa đường ,làm cầu khá vất vả.Trong khi đó địch đã phát hiện được sự di chuyển của sư 10.Chúng tìm mọi cách ngăn chặn.Máy bay địch ném bom ác liệt xuống dọc đường,pháo ở tàu chiến bắn lên ngăn chặn.Sư 10 vừa đi vừa đánh mở đường.
    Đồng chí Đinh Đức Thiện bận bịu ngày đêm việc tổ chức hậu cần cho quân đoàn 3 hành quân và đặc biệt bảo đảm cho chiến dịch mới. Đồng chí mặc bộ quần áo bà ba đi kiểm tra đôn đốc các kho,các đơn vị.Vào một bãi để xe gần Đức Lập,thấy 2 người lái xe ăn mặc không chỉnh tề đang sửa xe , đồng chỉ hỏi:
    -Này,các cậu thuộc đơn vị nào?Bộ đội chiến thắng mà ăn mặc nhố nhăng,mất tư thế như vậy,hả?
    Hai người lái xe trả lời:
    -Thưa anh,chúng em là tù binh đây ạ.
    Lúc này trên toàn mặt trận, ở khắp các đơn vị,bộ độI chúng ta đã dùng nhiều người trước đây ở trong quân đội ngụy để lái và sửa các loạI xe.Các chiến sĩ của ta đã tranh thủ nghiên cứu,tìm tòi và học sử dụng các loạI vũ khí,phương tiện chiến tranh hiện đạI của Mỹ.
    Trong độI hình hành quân của ta bắt đầu xen lẫn những xe bọc thép M113,xe tăng M48,M41,những khẩu pháo 105,155 ly,những máy thông tin chiến thuật PRC 25 của Mỹ. Đặc biệt là những máy bay chiến đấu A 37,F5 lấy được của địch đã được các phi công của ta tập sử dụng.Khả năng ta lấy của địch đánh địch chưa bao giờ phong phú và giàu có như trong chiến dịch này.Khả năng to lớn ấy làm cho hoả lực của ta hoàn toàn áp đảo địch một cách ghê gớm và cũng làm cho tốc độ tiến công của ta càng cao.
    Đường vào Đông Nam Bộ sau chiến thắng Tây Nguyên có nhiều thay đổi so với trước.Có thể đi theo đường số 14,qua BMT, Đức Lập,Bù Brăng,Bù Gia Mập khá tốt,xe các loạI đều chạy được,gọI là đường 14A
    Sau khi giảI phóng thị xã Gia Nghĩa,toàn tỉnh Quảng Đức,xe các loại có thể đi từ Đức Lập qua Kiến Đức xuống Đôn Luân gặp đường số 13 ở Chơn Thành.Từ BMT về đến Lộc Ninh,xe nhỏ chạy chỉ mất hơn 1 ngày.
    Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,bộ đội ta hành quân qua vùng này rất gian khổ. Địch thường bắn pháo,máy bay B52 ném bom toạ độ,biệt kích thả các loại mìn. Đây còn là một đoạn đường thiếu nước và có nhiều muỗi truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm.Nhìn những hố bom chi chít 2 bên đường,những xác xe,nòng pháo mang nhãn hiệu Mỹ cong queo,những đám dây thép gai hoen rỉ,vụn nát trên những cứ điểm cũ,chúng tôi nhớ lạI những cuộc hành quân?tìm-diệt?,?vượt biên? của đế quốc Mỹ và bọn chư hầu-tay sai,bị quân và dân ta đánh cho thất bạI vào những năm 65,68,70.
    Trên một số mỏn đồi quang đãng hoặc những bìa rừng cao ráo,còn những nấm mồ đắp cao,nơi yên nghỉ cuốI cùng của các đồng chí chúng ta.Trên mảnh đất heo hút, ác liệt và gian khổ này,biết bao nhiêu đồng chí,biết bao nhiêu cán bộ,chiến sĩ yêu qúy đã đi trước mở đường và đã hy sinh tạI đây để góp gần tạo ra con đường tiến quân vào Nam Bộ rộng thênh thang,sạch hết đồn bốt thù,cho chúng tôi hôm nay được bước vào trận quyết chiến chiến lược cuốI cùng.Chiến công và tinh thần của các đồng chí là tấm gương sáng cho chúng tôi xông vào trận đánh sắp tớI và lập công xứng đánh với các đồng chí nằm xuống .
    Mùa xuân đang về tưng bừng trên những đồi cỏ non ngập nắng.Những rừng cao su chạy tít tắp hàng chục cây số đang thay lá.Trên những cây cổ thụ,hoa phong lan đang nở.
    Rừng cao su 2 bên đường là những bãi trú quân rất tốt,xe vận tải,xe tăng,xe keo pháo ẩn nấp kín đáo dưới tán lá cây rừng.Dọc theo các bờ suốI,bếp kiểu Hoàng Cầm đang hoạt động.Các hàng võng mắc đều đặn trĩu nặng:các chiến sĩ ta đang ngủ say sau một đêm dài hành quân mệt,
    Để che giấu bớt những binh khí kĩ thuật và giảm bớt mật độ trên đường,từng chặng có những trạm điều chỉnh,trạm kiểm soát ,nhắc nhở đội hình hành quân và biện pháp ngụy trang,báo động máy bay địch ở các ngã ba,ngã tư là cả một ?orừng? biển chỉ đường của các đơn vị,các cơ quan,các cánh quân, đủ kích thước,hình dáng,màu sắc,kiểu chữ.Người ngoài cuộc khó mà biết những biển đó hướng dẫn những gì,và hướng dẫn cho ai khi đến đây, đứng trước ngã 3 đường.
    Các đường dây điện thoạI mắc vội vàng luồn vào trong rừng chạy ngang qua đường.Trên những đường dây đó,biết bao nội dung cơ mật liên quan đến trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
    Cảnh xe,pháo tấp nập hành quân trên đường và trú quân 2 bên đường vào Nam Bộ làm tôi nhớ đến những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vùng sau lưng đồng bằng Bắc Bộ.Hồi đó tôi cùng các chiến sĩ trong đoàn Đồng Bằng mặc áo nâu, đội nói lá,tay cầm gậy,bấm từng ngón chân trên những đoạn đường trơn lầy trong một đội hình hàng dọc kéo dài,?rồng rắn? theo các bờ ruộng,luỹ tre của vùng Hà Nam,Ninh Bình hoặc ngồI thuyền nan ban đêm vượt qua các ?olàng tề? trên những cánh đồng Thái Bình,Nam Định..,dưới ánh sáng của pháo dù hoặc những tràng đạn địch bắn vu vơ giữa tiếng sóng đồng vỗ ọc ách.Ban ngày,bộ đội phân tán thành những đơn vị nhỏ vào những thôm xóm có cơ sở kháng chiến,thuyền nhấn chìm xuống nước,tổ chức sẵng sàng chiến đấu,có các anh chị em du kích canh gác và các bà mẹ lo lắng cơm nước cho bộ độI nghỉ ngơi,tốI lạI tiếp tục hành quân.
    Ba mươi năm qua,nhân dân ta chứng kiến và trực tiếp tham gia biết bao cuộc hành trình vì độc lập-tự do của tổ quốc.Chưa có ngày nào nhân dân ta,bộ đội ta ngừng hành quân.Từ Nam ra Bắc,từ Bắc vào Nam,chiến sĩ và nhân dân ta trong suốt chiều dài cả nước, đi bất cứ đâu Tổ quốc cần,? đâu có giặc là ta cứ đi?
    Mùa xuân năm 75,trong đội hình xe ,pháo tiến về SG,cũng như trong các làng xóm,bến bãi và chiến hào ở miền Nam ,không phân biệt người miền Nam hay miền Bắc,người miền ngược hay miền xuôi , mà chỉ có ngườI VN xông vào trận đánh cuốI cùng chống chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai bán nước,giành lại độc lập,tự do,hoà bình và thống nhất trọn vẹn.Cả nước hành quân thần tốc,cả nước vào trận.
    Mùa xuân của đất trờI và mùa xuân của dân tộc quyện vào trong tháng tư lịch sử năm 1975.

    ---------------
    Các bác bên kia !
    Chẳng việc gì phải đổi tên này tên nọi cho mất công.Bản thân cuối hồi ký đó đã là ĐTMX rồi .Đổi sao bây giờ ?Đại thắng mùa hè chắc?
    Nói thế thôi,chứ các bác bận tâm chữ ngụy làm gì.Ngụy đã không tồn tại từ 30 năm về trước .Bây giờ làm quái gì còn ngụy .
    ---------
  2. minbrain

    minbrain Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    1) Miệng nói không phân biệt nhưng trong hồi ký lại có những từ như ''''''''''''''''ngụy'''''''''''''''', ''''''''''''''''tay sai'''''''''''''''', ''''''''''''''''bán nước'''''''''''''''', ''''''''''''''''địch'''''''''''''''', ''''''''''''''''bù nhìn'''''''''''''''' ... thì nó là làm sao hả? Lại còn bao chuyện xảy ra sau 1975 nữa mà tôi không thấy cần thiết phải kể ra đây. Cứ nghĩ đến cái lý lịch thì khắc biết.
    [/QUOTE]
    Bác này sao thế? Thì hồi ký của người ta là viết về trước năm 1975 cơ mà. Lúc đó là có phân biệt ta và nguỵ đấy ạ. Và sự kiện lịch sử ông Diệm nối tiếp chính quyền Pháp ở miền nam, từ chối hiệp thương đất nước, ông Thiệu mời Mỹ vào giầy xéo quê hương thì ngàn đời sau vẫn phải dùng từ "tay sai" và "bán nước" gán cho họ thôi bác ạ. Bác có mỹ từ nào khác dành cho hành động đó không?
    Tôi công nhận cái kiểu xét lý lịch ở miền nan sau 75 chẳng hay ho gì. Chế độ nào mà chả có chỗ thối.
    Dù sao không có thanh trừng máu đổ thì vẫn còn không quá tệ. Chứ như chế độ Diệm lê máy chém (luật 10/59) và Thiệu với các chiến dịch Phượng Hoàng, bình định đi khắp miền nam giết người không xét xử thì tôi tin chắc rằng nếu họ thống nhất được đất nước nhất định sẽ có tắm máu.
    Theo ý tôi ngày 30/4 vẫn nên được kỷ niệm và gọi bằng hai từ: ngày chiến thắng và ngày hoà giải dân tộc.
    Nó nên được gọi là ngày chiến thắng vì đó là ngày thể hiện nguyện vọng cả 100 năm (tính từ ngày Pháp xâm chiếm VN) của dân tộc là dành độc lập và thống nhất. Do đó đây là ngày chiến thắng của ý nguyện của đa số dân VN. Còn thua không hẳn là Pháp và Mỹ mà là ý muốn thống trị VN của chúng. Có người nói Mỹ thua từ năm 73 là sai. Năm 73 Mỹ rút quân thôi chứ còn ý muốn thống trị VN vẫn được nuôi dưỡng qua chính quyền Thiệu. Phải đến năm 75 ý muốn này mới bị thảm bại hoàn toàn.
    Gọi đó là ngày chiến thắng còn tỏ lòng kính trọng 3 triệu người VN đã ngã xuống cho ngày này.
    Xin lỗi phải nói thẳng, mấy bác đi lính cho Mỹ vừa có lương cao cho bản thân lại vừa ít chết thì xin đừng có tỵ tại sao người VN lại chỉ tôn vinh bên kia.
    Còn gọi đó là ngày hoà giải thì chắc ai cũng công nhận.
  3. minbrain

    minbrain Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    1) Miệng nói không phân biệt nhưng trong hồi ký lại có những từ như ''''''''''''''''ngụy'''''''''''''''', ''''''''''''''''tay sai'''''''''''''''', ''''''''''''''''bán nước'''''''''''''''', ''''''''''''''''địch'''''''''''''''', ''''''''''''''''bù nhìn'''''''''''''''' ... thì nó là làm sao hả? Lại còn bao chuyện xảy ra sau 1975 nữa mà tôi không thấy cần thiết phải kể ra đây. Cứ nghĩ đến cái lý lịch thì khắc biết.
    [/QUOTE]
    Bác này sao thế? Thì hồi ký của người ta là viết về trước năm 1975 cơ mà. Lúc đó là có phân biệt ta và nguỵ đấy ạ. Và sự kiện lịch sử ông Diệm nối tiếp chính quyền Pháp ở miền nam, từ chối hiệp thương đất nước, ông Thiệu mời Mỹ vào giầy xéo quê hương thì ngàn đời sau vẫn phải dùng từ "tay sai" và "bán nước" gán cho họ thôi bác ạ. Bác có mỹ từ nào khác dành cho hành động đó không?
    Tôi công nhận cái kiểu xét lý lịch ở miền nan sau 75 chẳng hay ho gì. Chế độ nào mà chả có chỗ thối.
    Dù sao không có thanh trừng máu đổ thì vẫn còn không quá tệ. Chứ như chế độ Diệm lê máy chém (luật 10/59) và Thiệu với các chiến dịch Phượng Hoàng, bình định đi khắp miền nam giết người không xét xử thì tôi tin chắc rằng nếu họ thống nhất được đất nước nhất định sẽ có tắm máu.
    Theo ý tôi ngày 30/4 vẫn nên được kỷ niệm và gọi bằng hai từ: ngày chiến thắng và ngày hoà giải dân tộc.
    Nó nên được gọi là ngày chiến thắng vì đó là ngày thể hiện nguyện vọng cả 100 năm (tính từ ngày Pháp xâm chiếm VN) của dân tộc là dành độc lập và thống nhất. Do đó đây là ngày chiến thắng của ý nguyện của đa số dân VN. Còn thua không hẳn là Pháp và Mỹ mà là ý muốn thống trị VN của chúng. Có người nói Mỹ thua từ năm 73 là sai. Năm 73 Mỹ rút quân thôi chứ còn ý muốn thống trị VN vẫn được nuôi dưỡng qua chính quyền Thiệu. Phải đến năm 75 ý muốn này mới bị thảm bại hoàn toàn.
    Gọi đó là ngày chiến thắng còn tỏ lòng kính trọng 3 triệu người VN đã ngã xuống cho ngày này.
    Xin lỗi phải nói thẳng, mấy bác đi lính cho Mỹ vừa có lương cao cho bản thân lại vừa ít chết thì xin đừng có tỵ tại sao người VN lại chỉ tôn vinh bên kia.
    Còn gọi đó là ngày hoà giải thì chắc ai cũng công nhận.
  4. tranlam99

    tranlam99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    211
    Tôi thì không công nhận cái chữ "hoà giải ?" đó. Đó phải là ngày chiến thắng của dân tộc mà không kẻ nào có thể thay đổi được.
    Cũng giống như chiến thắng Đống Đa là chiến thắng của dân tộc chứ không thể nói như tên yxxx nào đó trên mạng là ngày "hòa giải" với bọn Lê Chiêu Thống.
    Dân tộc này không có chỗ cho bọn đã chạy ra nước ngoài rồi mà còn tưởng nhớ đến ngày làm chó săn, bán nước cho bọn Mỹ - Pháp.
  5. tranlam99

    tranlam99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    211
    Tôi thì không công nhận cái chữ "hoà giải ?" đó. Đó phải là ngày chiến thắng của dân tộc mà không kẻ nào có thể thay đổi được.
    Cũng giống như chiến thắng Đống Đa là chiến thắng của dân tộc chứ không thể nói như tên yxxx nào đó trên mạng là ngày "hòa giải" với bọn Lê Chiêu Thống.
    Dân tộc này không có chỗ cho bọn đã chạy ra nước ngoài rồi mà còn tưởng nhớ đến ngày làm chó săn, bán nước cho bọn Mỹ - Pháp.
  6. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Một bên cố gắng thống nhất đất nước, một bên chấp nhận làm bù nhìn ( từ của Mỹ dùng đấy nhé ) và cố gắng duy trì sự chia cắt đất nước. Dùng từ "Chiến Thắng" là đúng quá rồi. Phải thêm cụm từ "Thống Nhất Đất Nước", "Non Sông quy về một mối" mới đầy đủ ý nghĩa to lớn của ngày 30/4. Đừng lấy chiến tranh ý thức hệ ra mà lấp liếm tính chất đánh đuổi ngoại bang và tay sai đi nhé.
    m42
  7. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Một bên cố gắng thống nhất đất nước, một bên chấp nhận làm bù nhìn ( từ của Mỹ dùng đấy nhé ) và cố gắng duy trì sự chia cắt đất nước. Dùng từ "Chiến Thắng" là đúng quá rồi. Phải thêm cụm từ "Thống Nhất Đất Nước", "Non Sông quy về một mối" mới đầy đủ ý nghĩa to lớn của ngày 30/4. Đừng lấy chiến tranh ý thức hệ ra mà lấp liếm tính chất đánh đuổi ngoại bang và tay sai đi nhé.
    m42
  8. ma_vuong_co_don

    ma_vuong_co_don Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chán cho mấy ông " hoà hợp dân tộc " , các bố trẻ đòi không tổ chức ngày CHIẾN THẮNG của cha ông chúng tôi chỉ vì một lý do vớ vẩn là " hoà hợp dân tộc" với những người làm tay sai cho ngoại xâm năm xưa . Tại sao các ông không trở về Tổ Quốc với tư cách một đứa con lâu năm xa Đất mẹ nhỉ ? Vứt mẹ nó cái sĩ diện rởm đi , đã bán nước rôì còn này nọ . Chúng tôi chẳng bao giờ nhớ đến những thù hận cũ , vòng tay của Đất Việt luôn mở rộng vòng tay với những người con biết trở lại , còn cứ hô hào " hoà hợp" mà tay len lén chuyển lửa về thì dân Việt chúng tôi xin thết đãi các bố món kẹo 7,65 mm đấy .
    Vài lời mạn đàm dành cho các bác .
  9. ma_vuong_co_don

    ma_vuong_co_don Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chán cho mấy ông " hoà hợp dân tộc " , các bố trẻ đòi không tổ chức ngày CHIẾN THẮNG của cha ông chúng tôi chỉ vì một lý do vớ vẩn là " hoà hợp dân tộc" với những người làm tay sai cho ngoại xâm năm xưa . Tại sao các ông không trở về Tổ Quốc với tư cách một đứa con lâu năm xa Đất mẹ nhỉ ? Vứt mẹ nó cái sĩ diện rởm đi , đã bán nước rôì còn này nọ . Chúng tôi chẳng bao giờ nhớ đến những thù hận cũ , vòng tay của Đất Việt luôn mở rộng vòng tay với những người con biết trở lại , còn cứ hô hào " hoà hợp" mà tay len lén chuyển lửa về thì dân Việt chúng tôi xin thết đãi các bố món kẹo 7,65 mm đấy .
    Vài lời mạn đàm dành cho các bác .
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Tui thấy cứ để các bác này kỉ niệm "chiến thắng" quanh năm suốt tháng cũng được, đâu cần phải chờ tới ngày mới kỉ niệm. Các bác này cần phải có ngày này, phải nhắc nhở mọi người cái ngày này quanh năm suốt tháng thì họ mới có cớ để bám giữ quyền lực, chứ không có nó thì họ còn cái gì để biện minh cho hành động họ đang làm, phải không?
    Tuy nhiên cái tựa đề thì cần phải coi lại. "Thống nhất đất nước" thì đúng, "đại thắng mùa Xuân" cũng đúng luôn, nhưng "giải phóng miền Nam" có đúng với thực chất, thực tế (ngay sau khi "giải phóng" cũng như hiện tại) hay không thì cần phải xét lại. Hãy làm một cuộc thăm dò dân miền Nam thời ấy cũng như bộ đội thời ấy xem "giải phóng" như thế nào và thực chất ra sao rồi hãy kết luận. Các bác sinh sau năm 75 chớ nên có lời bình loạn lộn xộn. Sau đây là vài sự kiện lịch sử để các bác kiểm chứng:
    1. Cuộc tiến công vào Tết Mậu Thân 68 không có việc nhân dân đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền như Bắc quân mong đợi.
    2. Trong tất cả các chiến dịch của Bắc quân nhất là mùa Hè 72, dân miền Nam chỉ có xuôi Nam lánh nạn chứ không chạy về hướng Bắc.
    3. Trong các tập ảnh tài liệu rất hiếm hình ảnh dân Nam chào đón đoàn quân "giải phóng" như dân Bắc đã từng làm khi bộ đội tiến vào giải phóng thủ đô Hà nội vào năm 54. Dân miền Nam đa số là hoang mang và ngơ ngác chứ không vui mừng.
    Tiện đây xin nhờ các bác có phương tiện vào các kho ảnh lịch sử lục tìm những hình ảnh dân chúng miền Nam chào đón bộ đội Bắc quân đang tiến vào các thành phố từ Huế, Đà Nẵng vào tới Nha Trang cho tới Sài Gòn để thiên hạ thưởng lãm xem sao. Cám ơn trước. Tuy nhiên, những hình ảnh sau ngày giải phóng thì không tính nhé!
    Chúc vui,
    FN

Chia sẻ trang này