1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. forza_vn

    forza_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Ngồi trong Sở chỉ huy,chúng tôi đặc biệt theo dõi mấy điểm ?ogút? của từng cánh:
    Ở hướng đông,sư 325 đã làm chủ chi khu Nhơn Trạch,thành Tuy Hạ và đang phát triển đến phà Cát Lái, chuẩn bị cho bộ đội vượt sông đánh vào quận 9.
    Trận địa pháo tầm xa đặt ở Nhơn Trạch bắn một chập hơn 300 viên xuống sân bay Tân Sân Nhất.Tiếng pháo nổ lay chuyển cả đường phố SG, ấy là lời tuyên cáo kết liễu chế độ tay sai bán nước .Pháo binh bắn rất chính xác,phối hợp có súng phóng hoả tiễn của bộ đội đặc công.Tuy ta chưa dùng mát bay để hướng dẫn cho pháo bắn nhưng với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương,ta đã đưa được đài quan sát luồn vào cạnh địch để hướng dẫn cho pháo binh bắn trúng đích.
    Tiếng nổ của hơn 300 viên pháo hạng nặng vừa dứt ở sân bay Tân Sân Nhất, thì lực lượng thọc sâu của quân đoàn 2 đã tiến tới đông bắc cầu xa lộ Đồng Nai và bắt liên lạc được với đoàn 116-bộ đội đặc công đang chiếm giữ cầu sau nhiềi lần đánh lui các đợt phản kích của một tiểu đoàn địch.
    Ở cánh phải của quân đoàn 2,sư 304 từ mờ sáng tổ chức một đợt tấn công quyết liệt vào quân địch còn lại ở trường bộ binh tại căn cứ Nước Trong. Đến gần trưa,quân ta làm chủ hoàn toàn trận địa,sau đó phát triển ra đường số 15 và tới chập tối thì thì tiến đến căn cứ Long Bình.Phía Vũng Tàu ,chiều ngày 29/4 ta làm chủ phần lớn thị xã.
    Trong lúc đó,binh đoàn thọc sâu gồm 1 lữ đoàn tăng và 1 trung đoàn bộ binh tập kết bí mật trong rừng cao su phía nam Dầu Giây chờ lệnh tiến vào SG.Các chiến sĩ ta ngồi sẵn trên xe tăng,mặc bộ quần áo mới chỉnh tề ,ai cũng đeo băng đỏ trên cánh tay để dễ nhận ra nhau khi vào đến thành phố.Cành lá ngụy trang trên người,trên xe,toàn đơn vị rùng rùng chuyển đi vào lúc 15 giờ theo lệnh của Bộ tư lệnh quân đoàn.Xe nối xe từng dãy rất dài,hùng dũng tiến đánh về phía nội thành SG.Cảnh tượng hào hùng của buổi xuất kích để kết thúc cuộc chiến tranh hôm ấy thật đẹp.
    Ở phía quân đoàn 4,chiến sự diễn ra ác liệt.Sau khi chiếm một số mục tiêu dọc đường số 1,bằng 3 mũi quân ta tiến công Hố Nai,ngoại vi Biên Hoà vào bộ tư lệnh quân đoàn 3 ngụy và sân bay Biên Hoà nhưng bị chặn lại. Đây là yết hầu ở phía đông liên quan đến tuyến phòng thủ địch ở SG cho nên chúng tập trung đông lực lượng liều mạng giữ.Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh gay go, ác liệt.
    Tiếp theo sao quân đoàn 4 có lữ 52 thuộc quân khu 5 mới từ Quy Nhơn hành quân thần tốc bằng cơ giới vào để kịp tham gia chiến dịch và dự bị cho quân đoàn 4 và cả cánh quân phía đông. Đây là một đơn vị thiện chiến đã lập được nhiều chiến công ở Tây Nguyên, ở các địa phương thuộc quân khu 5 như Batơ,suối Do,Tiên Phước,Phước Lãm,Quảng Yên,...Chiến sĩ của lữ đoàn cũng đã ngồi sẵn trên gần 100 chiếc xe ca lớn dùng để vận chuyển hành khách đường dài, đỗ sát nhau trên đường số 1,chờ lệnh tiến về Sài Gòn.
    Trên hướng bắc và tây bắc,một đơn vị của quân đoàn 1 bao vây căn cứ Phú Lợi, đánh chiếm luôn cả Tân Uyên trên đường tiến vào Lái Thiêu để thọc vào SG . Việc đánh chiếm quận lỵ Tân Uyên thực hiện trong quá trình phát triển tiến công đã tạo điều kiện cho binh đoàn thọc sâu của quân đoàn 1 tiến vào hướng bộ tổng tham mưu ngụy và các khu binh chủng của chúng ở Gò Vấp.
    Quân đoàn 3 đã tiến công quyết liệt và đánh bại các đợt phản kích của địch, đến 14 giờ ngày 29/4 làm chủ căn cứ Đồng Dù,căn cứ Trảng Bàng,sư 25 ngụy bị xoá sổ.Tên chuẩn tướng Lý Tòng Bá sư đoàn trưởng bị ta bắt.
    Ngay trong đêm 28/4,bộ đội đặc công đã đánh chiếm cầu Bông,cầu Sáng trên đường số 1,nhờ đó binh đoàn thọc sâu của quân đoàn 3 nhanh chóng vượt qua Hóc Môn,buộc toàn bộ trung tâm huấn luyện Quang Trung của địch đầu hàng,rồi binh đoàn thọc sâu tiến một mạch xuống Bà Quẹo.Dọc đường quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng,xe bọc thép và bộ binh địch ở Củ Chi,cầu Bông,Hóc Môn.Nghe tiếng pháo ta còn nổ trong Tân Sân Nhất và theo kế hoạch hiệp đồng chung,binh đoàn chưa đánh ngay trong đêm,tạm dừng và khẩn trương chuẩn bị cho trận đánh vào sân bay.
    Trên hướng tây nam.ta đánh chiếm xong thị xã Hậu Nghĩa,diệt quận lỵ Đức Hòa,bức rút Đức Huệ,Trà Cú,mở thông hành lang trên sông Vàm Cỏ Đông.Tàn quân địch từ Hậu Nghĩa chạy về Củ Chi bị ta chặn bắt hơn 1.000 tên.
    Binh đoàn thọc sâu của đoàn 232 cùng với các loại vũ khí nặng đã vượt sông Vàm Cỏ Đông,tập kết ở Mỹ Hạnh,một trung đoàn đến Bà Hom.
    Các lực lượng vùng ven,các đội biệt động,các lực lượng đặc công đánh chiếm những cầu qua sông,tiến công căn cứ rađa Phú Lâm,bắn hoả tiễn vào sân bay Tân Sân Nhất, đảm bảo cho đại quân tiến được vào SG.
    Các lực lượng an ninh vũ trang trên nhiều hướng đã cùng nhân dân trừ gian,truy quét tàn binh địch,phối hợp với bộ đội và chuẩn bị sẵn người,phương tiện để dẫn bộ đội vào nội thành.Trên đường số 4,ta tiếp tục cắt đường, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.
    Chúng tôi nghe báo cáo tổng hợp tình hình diễn ra trong ngày 29/4, đều thấy rằng sau một ngày Tổng công kích trên toàn mặt trận,tình huống diễn ra tốt, đúng như kế hoạch đã vạch ra.Các binh đoàn trên các hướng đều tích cực phát triển, đánh chiếm các căn cứ,vị trí của địch ở vòng ngoài,cô lập,bao vây ngăn chặn ,tiêu diệt làm tan rã phần lớn các sư đoàn 5,25,18,22,7 bố trí ở vòng ngoài và đã chuẩn bị xong các địa bàn ven nội thành,chiếm được các cầu quan trọng quanh SG.
    Cao Văn Viên, đại tướng tổng tham mưu trưởng ngụy,ký chưa ráo mực lệnh ?oTử thủ,bảo vệ đến cùng những phần đất còn lại ? thì đã bỏ chạy.Vĩnh Lộc,trung tướng ngụy lên thay hắn.Tối ngày 29/4 ,bọn đầu sỏ ngụy quân họp tại bộ tổng tham mưu thấy bọn tướng ta bỏ chạy nhiều quá định dùng đài phát thanh kêu gọi chúng trở về trình diện.Tên sư đoàn trưởng sư 18 cho biết sư đoàn hắn thương vong quá mặng,tình hình rối ren,không thể giữ được quá 8 giờ sáng hôm sau.Tên lữ trưởng lữ 3 kỵ binh ngụy thì cho biết đơn vị thiết giáp hết đạn,hết cả xăng ,không thể tiếp tục chống cự được nữa.Tên tư lệnh quân đoàn 3 và tên chuẩn tướng sư 22 cũng đã bỏ đơn vị mà chạy.Duy chỉ còn quân đoàn 4 ngụy , các sư đoàn chưa bị tổn thất nhiều,còn giữ được hệ thống chỉ huy.Trong thành phố SG,chỉ còn 2 tiểu đoàn dù ngụy giữ ngã tư Bảy Hiền.Tổng thống ngụy ra lệnh cho quân ngụy giữ bằng được trung tâm vô tuyến điện Phú Lâm và Quán Tre nhưng chúng không còn đủ quân để giữ.
    Sở chỉ huy chiến dịch HCM hoạt động nhộn nhịp trong đêm 29/4 . Ánh đèn pin, đèn bão, đèn pha loé sáng trong các lán và trên các đường đi. Ánh đèn rực sáng trong phòng tác chiến.Những mái đầu bạc xen lẫn những mái đầu xanh cặm cụi trên tấm bản đồ,nhìn những mũi tên sắc nét màu đỏ đang được vẽ kéo dài,chỉ thẳng vào những mục tiêu lớn đã chọn sẵn trong SG.Phía sau phòng tác chiến , một dãy máy điện thoại dã chiến làm việc không ngừng.
    Các máy vô tuyến điện đang truyền vào không trung những tín hiệu. Đó là chỉ thị bổ sung của Bộ chỉ huy chiến dịch gửi xuống tất cả các đơn vị trước 00 giờ ngày 30/4/1975 :
    - Cho pháo 130 ly đặt ở Nhơn Trạch thôi bắn vào sân bay Tân Sân Nhất.
    - Phổ biến lại và kiểm tra kỹ các tín hiệu,các ký hiệu hiệp đồng khi đánh nội thành
    - Giao nhiệm vụ cho quân đoàn 3 khi đánh vào Tân Sân Nhất thì cho một cánh đánh sang bộ tổng tham mưu ngụy phối hợp với quân đoàn 1.
    - Tất cả các binh đoàn thọc sâu tiến gấp,tiến thẳng vào các mục tiêu đã qui định,bỏ qua những mục tiêu khác trên dọc đường,không để bị vướng mắc làm chậm tốc độ tiến quân.
    Đến 24 giờ 00 ngày 20/4/1975 toàn thể lực lượng tiến công vào SG đã sẵn sàng như một chiếc búa thần đã vung lên,còn kẻ địch co rúm lại,run sợ nhìn chiếc búa thần sắp bổ xuống.
  2. minbrain

    minbrain Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác FNguyen này thích tranh luận nhỉ? Tôi sẵn sàng tham gia góp vui với cái đầu mở (mặc dù đầu tôi hơi bị thiểu năng ). Yêu cầu duy nhất ở đây là lý luận logic và dựa trên thực tế.
    Thực ra bác nhầm giữa hai khái niện "theo" và "nổi dậy". Theo chưa chắc đã là nổi dậy nhưng có thể ngấm ngầm tiếp tay cho bên CS lật đổ chính quyền SG. Hồi chống Pháp cũng vậy. Rất nhiều dân ủng hộ *********, mong ngóng bộ đội VM về giải phóng nhưng không phải ai cũng ra được chiến khu hay trực tiếp cầm súng đâu.
    Cài này phải công nhận là công của... Mỹ rất lớn. Nếu vào những năm 1960-1964 mà không có Mỹ vào cứu thì gần như đương nhiên là người miền Nam (cộng với người miền nam tập kết trở về) có thể tự giải phóng miền nam rồi. Quân đội SG dù có súng, xe tăng, máy bay cũng không chịu nổi đòn của quân giải phóng.
    Bác cứ việc công bố. Trong chiến tranh có trận thắng trận thua là chuyện bình thường. Chiêu hồi được một người bên CS có nghĩa là bên quân đội SG thắng được một người đấy.
    Tuy nhiên, nếu bác ăn mừng đó là thắng lợi chung cuộc thì bác nhầm to. So sánh với những gì bên CS làm cho bên SG thì tôi chắc chắn rằn con số của bác sẽ rất nhỏ nhoi và nực cười. Bên CS không dùng từ "chiêu hồi" mà dùng từ "theo về" với chính nghĩa:
    - Hầu như không thể chiêu hồi được công dân đang ở miền bắc, trong khi người miền nam lũ lượt theo CS để lập ra các chiến khu rộng lớn đánh quân đội SG. Khi dân dưới một chính quyền lại rủ nhau với số lượng lớn bỏ chính quyền đó lên núi thì điều đó đã nói lên đủ vấn đề.
    - Quân đội SG hầu như chỉ có khả năng chiêu hồi các cá nhân đơn lẻ. Nhưng bên CS có thừa sức lôi kéo chính quyền cả một xã, quận hay quân lính của cả một đồn / bốt theo về.
    - CS có tai mắt và người ủng hộ ở hầu như tất cả mọi nơi, mọi cấp chính quyền, quân đội SG trong khi bên SG thì hầu như không tìm được người như vậy. Tôi đọc ở đâu đó một người Mỹ đã nói rằng:
    + bất cứ người Mỹ nào khi nói với một nhóm người VN thì hầu như chắc chắn rằng trong đó có ít nhất một đại diện cho bên GP;
    + cứ 3 người làm việc cho chính quyền SG thì có một theo CS, 1 tham ô hối lộ / lưu manh đội lốt và chưa đầy 1 là có làm việc cho chính quyên SG.
    Bác có cần đi sâu vào chi tiết nào không?
    Chúc sức khoẻ nhé
  3. minbrain

    minbrain Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác FNguyen này thích tranh luận nhỉ? Tôi sẵn sàng tham gia góp vui với cái đầu mở (mặc dù đầu tôi hơi bị thiểu năng ). Yêu cầu duy nhất ở đây là lý luận logic và dựa trên thực tế.
    Thực ra bác nhầm giữa hai khái niện "theo" và "nổi dậy". Theo chưa chắc đã là nổi dậy nhưng có thể ngấm ngầm tiếp tay cho bên CS lật đổ chính quyền SG. Hồi chống Pháp cũng vậy. Rất nhiều dân ủng hộ *********, mong ngóng bộ đội VM về giải phóng nhưng không phải ai cũng ra được chiến khu hay trực tiếp cầm súng đâu.
    Cài này phải công nhận là công của... Mỹ rất lớn. Nếu vào những năm 1960-1964 mà không có Mỹ vào cứu thì gần như đương nhiên là người miền Nam (cộng với người miền nam tập kết trở về) có thể tự giải phóng miền nam rồi. Quân đội SG dù có súng, xe tăng, máy bay cũng không chịu nổi đòn của quân giải phóng.
    Bác cứ việc công bố. Trong chiến tranh có trận thắng trận thua là chuyện bình thường. Chiêu hồi được một người bên CS có nghĩa là bên quân đội SG thắng được một người đấy.
    Tuy nhiên, nếu bác ăn mừng đó là thắng lợi chung cuộc thì bác nhầm to. So sánh với những gì bên CS làm cho bên SG thì tôi chắc chắn rằn con số của bác sẽ rất nhỏ nhoi và nực cười. Bên CS không dùng từ "chiêu hồi" mà dùng từ "theo về" với chính nghĩa:
    - Hầu như không thể chiêu hồi được công dân đang ở miền bắc, trong khi người miền nam lũ lượt theo CS để lập ra các chiến khu rộng lớn đánh quân đội SG. Khi dân dưới một chính quyền lại rủ nhau với số lượng lớn bỏ chính quyền đó lên núi thì điều đó đã nói lên đủ vấn đề.
    - Quân đội SG hầu như chỉ có khả năng chiêu hồi các cá nhân đơn lẻ. Nhưng bên CS có thừa sức lôi kéo chính quyền cả một xã, quận hay quân lính của cả một đồn / bốt theo về.
    - CS có tai mắt và người ủng hộ ở hầu như tất cả mọi nơi, mọi cấp chính quyền, quân đội SG trong khi bên SG thì hầu như không tìm được người như vậy. Tôi đọc ở đâu đó một người Mỹ đã nói rằng:
    + bất cứ người Mỹ nào khi nói với một nhóm người VN thì hầu như chắc chắn rằng trong đó có ít nhất một đại diện cho bên GP;
    + cứ 3 người làm việc cho chính quyền SG thì có một theo CS, 1 tham ô hối lộ / lưu manh đội lốt và chưa đầy 1 là có làm việc cho chính quyên SG.
    Bác có cần đi sâu vào chi tiết nào không?
    Chúc sức khoẻ nhé
  4. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Quỹ thời gian của tui có rất it nên không thể "tán" dông dài với các bác được, mong các bác thông cảm cho. Hôm nay ngoại lệ vào đây trao đổi với bác minbrain một tí!
    Bác minbrain ạ, sách sử VN vẫn ghi rằng MT (cũng như chiến dịch HCM) là trận "tổng tiến công vào nổi dậy" của nhân dân MN đấy! Nhưng thực tế thì "tổng tiến công" thì có nhưng "nổi dậy" thì phải đặt một dấu hỏi khá lớn, bởi vì đơn giản là nó rất thiếu vắng, nếu không nói là chẳng có chuyện này.
    "Lật đổ cq SG" là tâm thức của người dân MN đa số nói chung là muốn cq trong sạch hơn, đất nước tiến bộ hơn chứ chẳng phải là ước muốn theo CNCS. Điển hình là các vụ chống độc tài NĐD, chống NVT và các tướng lãnh tham nhũng. Thực tế là trong các vụ này người CS dính vào rất ít, ít tới độ họ không thể kể đó là công trạng của họ được. Những người như Trần Hữu Thanh, lm Chân Tín .. chống Thiệu, nhưng họ muôn đời không bao giờ là CS, bây giờ và trước kia. Nhân dân MN có truyền thống đấu tranh với những sai trái của cq, ngay cả ngày nay cũng vậy, không có gì lạ và khó hiểu. Cũng vậy, xin đừng hiểu lầm là cứ theo ********* là ưa chuộng CS. Người MN theo VM là để đánh Tây chứ không phải vì muốn đất nước theo CNCS. Có thể dân MB thì khác đấy!
    CQ SG "không ngờ" có vụ MT vì họ tin tưởng phía bên kia tôn trọng giao ước ngừng bắn trong không khí trang nghiêm của lễ Tết truyền thống, họ bất ngờ vì sự "tráo trở" này. Nhưng với yếu tố bất ngờ như vậy mà quân "giải phóng" cũng không thể làm chủ được tình hình lâu dài, nếu làm chủ được tình hình lâu dài thì đâu đến nỗi phải mở thêm các chiến dịch khác sau trận MT. Có một điều "bất ngờ" nữa là trong trận MT đã thấy có quân chính quy MB tại thành phố Huế!
    Thực tế thống kê cho thấy là con số binh sĩ MB chết trong ct VN cao hơn rất nhiều (gấp ba ?) so với quân lính MN thành ra câu bác "đạt mục đích vừa tiết kiệm xương máu người dân" không biết đúng ở chổ nào. Chính việc DVM đầu hàng sớm mới là một việc "tiết kiện xương máu người dân" bác ạ.
    Năm 54 với hai triệu dân di cư, năm 73 -74 với "mùa Hè đỏ lửa" với "đại lộ kinh hoàng" dân miền Trung xuôi Nam, năm 75 - 85 với dân vượt biên từ Bắc chí Nam, và ngay bây giờ nhiều người ra ngoài được, ở lại được là họ làm ngay không ngần ngại ... như vậy không nói lên được điều gì sao bác?
    Con "số lượng lớn" đó là bao nhiêu bác có biết không ? Nếu bác có thể tìm ra con số đó thì tui cũng cất công đi tìm số chiến binh MB lẫn MTGP chiêu hồi ra đầu thú cho bác được rõ.
    Bác đã hỏi thì tui cũng xin thắc mắc. Mấy thông tin bác cho trên kia có lẽ tui cần chi tiết lắm đấy, càng chi tiết càng tốt! Chứ nói khơi khơi thì ai nói chẳng được, nhất là bác đang bênh vực cho phía thắng trận mà.
    1. Tên của chính quyền quận, xã nào theo về CS?
    2. Tên của đồn bót lính ở địa phương nào theo về CS?
    3. Người Mỹ nào đã nói những điều trên thế!? Nếu bác tin vào lời nói "chắc chắn" trên thì xin bác một lời phân tích nó đúng ở đâu, logic chổ nào, thực tế ra sạo Cũng xin đừng vì nó do người Mỹ nói thì đúng và "chắc chắn" nhé!
    Hic, cái kiểu nói trên đâ tui tưởng đã "chết" từ lâu rồi chứ! Bác đang nói "logic với thực tế" thì xin đi ngay vào logic với thực tế giùm cho. Nói chuyện trên mây thì ai nói chẳng được.
    Chúc vui,
    FN
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Quỹ thời gian của tui có rất it nên không thể "tán" dông dài với các bác được, mong các bác thông cảm cho. Hôm nay ngoại lệ vào đây trao đổi với bác minbrain một tí!
    Bác minbrain ạ, sách sử VN vẫn ghi rằng MT (cũng như chiến dịch HCM) là trận "tổng tiến công vào nổi dậy" của nhân dân MN đấy! Nhưng thực tế thì "tổng tiến công" thì có nhưng "nổi dậy" thì phải đặt một dấu hỏi khá lớn, bởi vì đơn giản là nó rất thiếu vắng, nếu không nói là chẳng có chuyện này.
    "Lật đổ cq SG" là tâm thức của người dân MN đa số nói chung là muốn cq trong sạch hơn, đất nước tiến bộ hơn chứ chẳng phải là ước muốn theo CNCS. Điển hình là các vụ chống độc tài NĐD, chống NVT và các tướng lãnh tham nhũng. Thực tế là trong các vụ này người CS dính vào rất ít, ít tới độ họ không thể kể đó là công trạng của họ được. Những người như Trần Hữu Thanh, lm Chân Tín .. chống Thiệu, nhưng họ muôn đời không bao giờ là CS, bây giờ và trước kia. Nhân dân MN có truyền thống đấu tranh với những sai trái của cq, ngay cả ngày nay cũng vậy, không có gì lạ và khó hiểu. Cũng vậy, xin đừng hiểu lầm là cứ theo ********* là ưa chuộng CS. Người MN theo VM là để đánh Tây chứ không phải vì muốn đất nước theo CNCS. Có thể dân MB thì khác đấy!
    CQ SG "không ngờ" có vụ MT vì họ tin tưởng phía bên kia tôn trọng giao ước ngừng bắn trong không khí trang nghiêm của lễ Tết truyền thống, họ bất ngờ vì sự "tráo trở" này. Nhưng với yếu tố bất ngờ như vậy mà quân "giải phóng" cũng không thể làm chủ được tình hình lâu dài, nếu làm chủ được tình hình lâu dài thì đâu đến nỗi phải mở thêm các chiến dịch khác sau trận MT. Có một điều "bất ngờ" nữa là trong trận MT đã thấy có quân chính quy MB tại thành phố Huế!
    Thực tế thống kê cho thấy là con số binh sĩ MB chết trong ct VN cao hơn rất nhiều (gấp ba ?) so với quân lính MN thành ra câu bác "đạt mục đích vừa tiết kiệm xương máu người dân" không biết đúng ở chổ nào. Chính việc DVM đầu hàng sớm mới là một việc "tiết kiện xương máu người dân" bác ạ.
    Năm 54 với hai triệu dân di cư, năm 73 -74 với "mùa Hè đỏ lửa" với "đại lộ kinh hoàng" dân miền Trung xuôi Nam, năm 75 - 85 với dân vượt biên từ Bắc chí Nam, và ngay bây giờ nhiều người ra ngoài được, ở lại được là họ làm ngay không ngần ngại ... như vậy không nói lên được điều gì sao bác?
    Con "số lượng lớn" đó là bao nhiêu bác có biết không ? Nếu bác có thể tìm ra con số đó thì tui cũng cất công đi tìm số chiến binh MB lẫn MTGP chiêu hồi ra đầu thú cho bác được rõ.
    Bác đã hỏi thì tui cũng xin thắc mắc. Mấy thông tin bác cho trên kia có lẽ tui cần chi tiết lắm đấy, càng chi tiết càng tốt! Chứ nói khơi khơi thì ai nói chẳng được, nhất là bác đang bênh vực cho phía thắng trận mà.
    1. Tên của chính quyền quận, xã nào theo về CS?
    2. Tên của đồn bót lính ở địa phương nào theo về CS?
    3. Người Mỹ nào đã nói những điều trên thế!? Nếu bác tin vào lời nói "chắc chắn" trên thì xin bác một lời phân tích nó đúng ở đâu, logic chổ nào, thực tế ra sạo Cũng xin đừng vì nó do người Mỹ nói thì đúng và "chắc chắn" nhé!
    Hic, cái kiểu nói trên đâ tui tưởng đã "chết" từ lâu rồi chứ! Bác đang nói "logic với thực tế" thì xin đi ngay vào logic với thực tế giùm cho. Nói chuyện trên mây thì ai nói chẳng được.
    Chúc vui,
    FN
  6. santafour

    santafour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    có mấy bác này phân biệt vùng miền , rất đáng trách.
    Qui cho cùng thì VNCH là chính quyền tay sai, không đại diện cho nhân dân miền Nam, các bác qui chiến tranh giữa MB với MN là sai.
    Được santafour sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 14/12/2004
  7. santafour

    santafour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    có mấy bác này phân biệt vùng miền , rất đáng trách.
    Qui cho cùng thì VNCH là chính quyền tay sai, không đại diện cho nhân dân miền Nam, các bác qui chiến tranh giữa MB với MN là sai.
    Được santafour sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 14/12/2004
  8. duachuotmuoi

    duachuotmuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Chết cười lên được với cái bác F này.
    Không chỉ làng xã đâu.Cái câu "ăn cơm Quốc gia,thờ ma Cộng sản" không phải CS nói đâu.Miễn dẫn chứng.bác cần giở lại tư liệu lịch sử chứ ai phục vụ bác hoài vậy?.
    Không chỉ vài đồn bốt.Năm 1972 cả Trung đoàn nguỵ chạy theo giải phóng (chỉ huy là Trung tá Đính).Mà bác F ạ,tôi xin phép không tham gia thảo luận với bác,vì với người cho đến bây giờ nói cái giọng phân biệt miền Bắc ,miền Nam như bác,ở đất VN bây giờ người ta gọi là ..
    Nói thật,bác đừng giận,nghe bác chán ốm.
  9. duachuotmuoi

    duachuotmuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Chết cười lên được với cái bác F này.
    Không chỉ làng xã đâu.Cái câu "ăn cơm Quốc gia,thờ ma Cộng sản" không phải CS nói đâu.Miễn dẫn chứng.bác cần giở lại tư liệu lịch sử chứ ai phục vụ bác hoài vậy?.
    Không chỉ vài đồn bốt.Năm 1972 cả Trung đoàn nguỵ chạy theo giải phóng (chỉ huy là Trung tá Đính).Mà bác F ạ,tôi xin phép không tham gia thảo luận với bác,vì với người cho đến bây giờ nói cái giọng phân biệt miền Bắc ,miền Nam như bác,ở đất VN bây giờ người ta gọi là ..
    Nói thật,bác đừng giận,nghe bác chán ốm.
  10. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Sắp đến ngày 22.12.1944, 60 năm ngày ra đời Quân đội Nhân dân Việt nam, đội quân của anh bộ đội *****.
    Người ta nhắc đến những cái tên thiêng liêng, từ Nà ngần Phay khắt đến Sông Lô, Đông khê, Thất khê.
    Những cái tên như chiến dịch Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, đèo Bông Lau khiến giờ đây ta nghe vẫn rạo rực trong lòng.
    Rồi sang Ấp bắc, Đồng xoài, IaDrang, Pleyme, Đường 9, Xuân Mậu thân..với hình ảnh người lính hy sinh trong khi đang đứng bắn trên đường băng Tân Sơn Nhất đã tạc vào lịch sử dân tộc.
    Quảng trị 72, 12 ngày đêm vít cổ pháo đài bay trên trời Thăng long khiến Mỹ phải cút.
    Xuân 75 đánh cho nguỵ lật nhào giải phóng Miền Nam.
    Cả trang sử chống ngoại xâm oai hùng ấy, đã được người ta nhắc lại đầy đủ.
    Tuy nhiên, còn cuộc tấn công thần tốc đập tan bọn diệt chủng Ponpot. Rồi 17.2, Đồng văn, Mèo vạc, Cao điểm không tên ở Đình lập...nơi bọn bành trướng thổi kèn dê dùng người tràn lấp đã bị một lực lượng địa phương bé hơn nhiều lần quật cho đại bại, dạy cho chúng học lại bài học ở Bạch đằng, Chi lăng, Xương giang...thì không thấy người ta nhắc đến. Chỉ mờ mịt trong một câu"...chiến công trong thời kỳ đổi mới..."
    Thế là sao chứ. Chẳng lẽ đấy không phải là trang sử hào hùng của chúng ta hay sao? Chẳng lẽ máu của những anh hùng như Lê Đình Chinh, Nguyễn Cao Thượng, Nguyễn THị Hồng Chiêm lại đổ ra vô ích hay sao?
    Hãy và phải ngợi ca họ, để tên tuổi họ được ngang hàng với những người anh hùng khác. Không thể dấu diếm hay thêm bớt lịch sử!
    Đó mới thực sự là phẩm chất dũng cảm của người lính của dân, anh bộ đội *****.

Chia sẻ trang này