1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. WideHorse

    WideHorse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Se~ kho^ng co'' chuye^.n Ho`a ho*.p Ho`a Gia?i đa^u
  2. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bà nói như thế này:
    Tôi cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Trong tiếp xúc, đa số bà con tâm huyết với đất nước tâm sự chân thành rằng, biết rằng sang năm trong nước sẽ kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn nhưng làm sao để không xoáy vào khái niệm kẻ thắng người thua. Họ mạnh dạn đề nghị nên nhấn vào khái niệm 30 năm thống nhất đất nước. Lý do, theo họ là việc nhấn mạnh chuyện kẻ thắng người thua cũng chính là "cung cấp vũ khí đạn dược" cho các nhóm cực đoan tiếp tục chống phá khiến họ tiếp tục mặc cảm; giữ họ trong quá khứ không cho họ hướng về tương lai.
    Tôi cũng suy nghĩ nhiều về điều này, chúng ta thử nghĩ mà xem tại sao cựu binh Mỹ - những người bỏ bom trên đầu mình, mà chúng ta vẫn có thể bắt tay nhau, chiêu đãi nhau, cùng nhau làm công tác từ thiện, trong lúc đó đều là người Việt Nam cả mà chúng ta vẫn "chưa thể nhìn mặt nhau trọn vẹn". Mình là thế thượng phong của người chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu người ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử. Nhân dịp 30 năm thống nhất đất nước cần phải quan tâm đưa hòa giải vào chiều sâu.
    (Link: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/12/25/38166/)
  3. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bà nói như thế này:
    Tôi cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Trong tiếp xúc, đa số bà con tâm huyết với đất nước tâm sự chân thành rằng, biết rằng sang năm trong nước sẽ kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn nhưng làm sao để không xoáy vào khái niệm kẻ thắng người thua. Họ mạnh dạn đề nghị nên nhấn vào khái niệm 30 năm thống nhất đất nước. Lý do, theo họ là việc nhấn mạnh chuyện kẻ thắng người thua cũng chính là "cung cấp vũ khí đạn dược" cho các nhóm cực đoan tiếp tục chống phá khiến họ tiếp tục mặc cảm; giữ họ trong quá khứ không cho họ hướng về tương lai.
    Tôi cũng suy nghĩ nhiều về điều này, chúng ta thử nghĩ mà xem tại sao cựu binh Mỹ - những người bỏ bom trên đầu mình, mà chúng ta vẫn có thể bắt tay nhau, chiêu đãi nhau, cùng nhau làm công tác từ thiện, trong lúc đó đều là người Việt Nam cả mà chúng ta vẫn "chưa thể nhìn mặt nhau trọn vẹn". Mình là thế thượng phong của người chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu người ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử. Nhân dịp 30 năm thống nhất đất nước cần phải quan tâm đưa hòa giải vào chiều sâu.
    (Link: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/12/25/38166/)
  4. ic_design

    ic_design Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Xin cac bac doc ky cai khon nan trong doi song cua nhung nguoi cong nhan nay di nhe ! de beit cai ket qwa 30-4 -75 va sau khi 30 nam hoa binh ! ngay xua du trong cai goi la " thoi nat cua che do Saigon" nhung doi song cua cong nhan Ve Sinh thanh Pho cung O den khon nan nhu bay gio!! thoi thi cac bac cu vo tay cho deu vao cai che do khong co nhan tinh con nguoi nhu bay gio di!!
    Anh Phi, 19 năm trầm mình dưới những ống cống của TP HCM, cho biết, nhiều tháng qua chưa đóng tiền học cho đứa con gửi mẫu giáo. Nhà trường nhắc nhở, anh cũng chỉ hứa suông bởi chạy ăn từng bữa còn không lo nổi. Hiện, anh Phi nợ ngân hàng 5 triệu đồng.
    Ngày 8/12, đúng 100 ngày vợ mất, cũng là ngày lĩnh lương tháng 10, anh khóc: ?oCũng may là ngày công ty phát lương nên mới có 200.000 đồng để cúng vợ?. Trưa hôm ấy, anh bảo vệ trường mầm non đã chở đứa con trai 5 tuổi của anh Phi đến trả cho gia đình bởi đã 3 tháng anh chưa đóng tiền ăn, tiền học cho cháu.
    Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 4 khi những kỳ lương trễ cứ kéo dài, gia đình anh Phi hằng ngày chỉ ăn một bữa vào buổi tối. Buổi trưa lúc ăn mì tôm, khi thì nhịn đói. Anh không có tiền điều trị bệnh cho vợ. Hàng xóm cho biết: "Thằng Phi có chiếc xe đạp đi làm cũng mang đi cầm cố. Nếu có tiền chữa trị, vợ nó không chết. Hiện nay một mình phải nuôi 3 đứa con, lo nhất là thằng út mới 5 tuổi mà phải đói ăn, nghỉ học...?.

    Chị Kim làm thêm việc đổ rác.
    Chị Kim, người làm việc ở ngành thoát nước hơn 20 năm nay, trải qua nhiều khó khăn gian khổ song vẫn chịu đựng được. Nhưng lương trễ khiến chị không thể nào "cố" thêm nữa vì nợ nần lên đến hàng chục triệu đồng. Chị phải đập những nồi nhôm trong nhà để bán ve chai. Chị Kim nộp đơn xin nghỉ việc để được nhận ngay khoản tiền trợ cấp mỗi năm bằng nửa tháng lương nhằm lo cuộc sống trước mắt của gia đình 5 miệng ăn.
    Mới đây, chị Nguyễn Thị Kim Hương cũng nộp đơn xin nghỉ việc để nhận tiền trợ cấp đem đi trả nợ, rồi chuyển qua nghề bán vé số. Nhiều công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 4 kể có đồng nghiệp ở tổ nạo vét cống đã đi gỡ những lưới sắt chắn rác ở các hố ga thu nước để bán ve chai lấy tiền mua gạo. Người này đã bị công an bắt giao về cho công ty xử lý.
    Lương chậm, lương thấp đang là nỗi đau của hàng trăm công nhân ngành thoát nước. Nhiều trường hợp phải xin 3.000-5.000 đồng của hàng xóm, bạn bè để mua gạo nấu bữa cơm chiều cho cả nhà cùng ăn. Chị Kim tiết lộ từng đến phòng giám đốc xí nghiệp để vay tiền mua gạo.
    Hàng chục công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 4 tâm sự: ?oChúng tôi không còn gì để ăn nữa. Mấy tháng nay lương cứ trễ hẹn nên phải vay mượn bên ngoài để ăn nên mắc nợ?.
    Hằng tháng toàn bộ 6 xí nghiệp thoát nước trực thuộc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM tạm ứng cho mỗi công nhân 1 triệu đồng. Cuối tháng mới lĩnh toàn bộ số lương còn lại. Nhưng thực tế có trên 700 công nhân phải nhận lương trễ từ 50 đến 110 ngày. Ông Nguyễn Trọng Luyện, Phó giám Công ty Thoát nước đô thị, cho biết: ?oNguyên nhân lương trễ là do chờ đợi toàn bộ 6 xí nghiệp nạo vét hoàn tất kế hoạch, sau đó Khu quản lý giao thông đô thị nghiệm thu thì mới lấy được tiền chi trả lương cho công nhân".
    Lương bình quân của công nhân khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Một công nhân bậc 2 than thở: ?oHôm 8/12 (ngày lĩnh lương tháng 10) xí nghiệp trừ tiền ứng 1 triệu đồng, tôi còn bị âm 200.000 đồng. Như vậy 26 ngày lặn hụp dưới cống tanh tưởi chỉ được lĩnh 800.000 đồng?. Một tổ trưởng tổ sửa chữa cho biết, đến kỳ lĩnh lương ai cũng mong được nhận tiền nhưng phải xin nghỉ phép. Vì sau khi nhận lương, nhiều chủ nợ đã chờ sẵn ngoài công trường để đòi nợ.
    Theo công nhân, công ty đã không trung thực khi nói một đàng làm một nẻo. Tháng 4, công ty thông báo ai làm đạt năng suất cao sẽ được nhận lương 2,5-3 triệu đồng/người; nếu làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật lương có thể đến 4-5 triệu đồng. Thế nhưng, thực tế anh em đã đi làm từ mờ sáng đến khi phố lên đèn mới về nhà. Thậm chí thứ bảy, chủ nhật cũng làm, nhưng lương trễ và thấp hơn rất nhiều so với thông báo của công ty. "Có tháng chúng tôi làm tròn 30 ngày nhưng lương vẫn không được nhận như lời công ty nói. Cụ thể, tháng 9 anh Nguyễn Thành Việt làm 30 ngày công và nhận lương 1,4 triệu đồng; anh Vũ Ngọc Trụ với 31 ngày công chỉ được 1,5 triệu đồng...?, một công nhân nêu ví dụ.
  5. ic_design

    ic_design Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Xin cac bac doc ky cai khon nan trong doi song cua nhung nguoi cong nhan nay di nhe ! de beit cai ket qwa 30-4 -75 va sau khi 30 nam hoa binh ! ngay xua du trong cai goi la " thoi nat cua che do Saigon" nhung doi song cua cong nhan Ve Sinh thanh Pho cung O den khon nan nhu bay gio!! thoi thi cac bac cu vo tay cho deu vao cai che do khong co nhan tinh con nguoi nhu bay gio di!!
    Anh Phi, 19 năm trầm mình dưới những ống cống của TP HCM, cho biết, nhiều tháng qua chưa đóng tiền học cho đứa con gửi mẫu giáo. Nhà trường nhắc nhở, anh cũng chỉ hứa suông bởi chạy ăn từng bữa còn không lo nổi. Hiện, anh Phi nợ ngân hàng 5 triệu đồng.
    Ngày 8/12, đúng 100 ngày vợ mất, cũng là ngày lĩnh lương tháng 10, anh khóc: ?oCũng may là ngày công ty phát lương nên mới có 200.000 đồng để cúng vợ?. Trưa hôm ấy, anh bảo vệ trường mầm non đã chở đứa con trai 5 tuổi của anh Phi đến trả cho gia đình bởi đã 3 tháng anh chưa đóng tiền ăn, tiền học cho cháu.
    Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 4 khi những kỳ lương trễ cứ kéo dài, gia đình anh Phi hằng ngày chỉ ăn một bữa vào buổi tối. Buổi trưa lúc ăn mì tôm, khi thì nhịn đói. Anh không có tiền điều trị bệnh cho vợ. Hàng xóm cho biết: "Thằng Phi có chiếc xe đạp đi làm cũng mang đi cầm cố. Nếu có tiền chữa trị, vợ nó không chết. Hiện nay một mình phải nuôi 3 đứa con, lo nhất là thằng út mới 5 tuổi mà phải đói ăn, nghỉ học...?.

    Chị Kim làm thêm việc đổ rác.
    Chị Kim, người làm việc ở ngành thoát nước hơn 20 năm nay, trải qua nhiều khó khăn gian khổ song vẫn chịu đựng được. Nhưng lương trễ khiến chị không thể nào "cố" thêm nữa vì nợ nần lên đến hàng chục triệu đồng. Chị phải đập những nồi nhôm trong nhà để bán ve chai. Chị Kim nộp đơn xin nghỉ việc để được nhận ngay khoản tiền trợ cấp mỗi năm bằng nửa tháng lương nhằm lo cuộc sống trước mắt của gia đình 5 miệng ăn.
    Mới đây, chị Nguyễn Thị Kim Hương cũng nộp đơn xin nghỉ việc để nhận tiền trợ cấp đem đi trả nợ, rồi chuyển qua nghề bán vé số. Nhiều công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 4 kể có đồng nghiệp ở tổ nạo vét cống đã đi gỡ những lưới sắt chắn rác ở các hố ga thu nước để bán ve chai lấy tiền mua gạo. Người này đã bị công an bắt giao về cho công ty xử lý.
    Lương chậm, lương thấp đang là nỗi đau của hàng trăm công nhân ngành thoát nước. Nhiều trường hợp phải xin 3.000-5.000 đồng của hàng xóm, bạn bè để mua gạo nấu bữa cơm chiều cho cả nhà cùng ăn. Chị Kim tiết lộ từng đến phòng giám đốc xí nghiệp để vay tiền mua gạo.
    Hàng chục công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 4 tâm sự: ?oChúng tôi không còn gì để ăn nữa. Mấy tháng nay lương cứ trễ hẹn nên phải vay mượn bên ngoài để ăn nên mắc nợ?.
    Hằng tháng toàn bộ 6 xí nghiệp thoát nước trực thuộc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM tạm ứng cho mỗi công nhân 1 triệu đồng. Cuối tháng mới lĩnh toàn bộ số lương còn lại. Nhưng thực tế có trên 700 công nhân phải nhận lương trễ từ 50 đến 110 ngày. Ông Nguyễn Trọng Luyện, Phó giám Công ty Thoát nước đô thị, cho biết: ?oNguyên nhân lương trễ là do chờ đợi toàn bộ 6 xí nghiệp nạo vét hoàn tất kế hoạch, sau đó Khu quản lý giao thông đô thị nghiệm thu thì mới lấy được tiền chi trả lương cho công nhân".
    Lương bình quân của công nhân khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Một công nhân bậc 2 than thở: ?oHôm 8/12 (ngày lĩnh lương tháng 10) xí nghiệp trừ tiền ứng 1 triệu đồng, tôi còn bị âm 200.000 đồng. Như vậy 26 ngày lặn hụp dưới cống tanh tưởi chỉ được lĩnh 800.000 đồng?. Một tổ trưởng tổ sửa chữa cho biết, đến kỳ lĩnh lương ai cũng mong được nhận tiền nhưng phải xin nghỉ phép. Vì sau khi nhận lương, nhiều chủ nợ đã chờ sẵn ngoài công trường để đòi nợ.
    Theo công nhân, công ty đã không trung thực khi nói một đàng làm một nẻo. Tháng 4, công ty thông báo ai làm đạt năng suất cao sẽ được nhận lương 2,5-3 triệu đồng/người; nếu làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật lương có thể đến 4-5 triệu đồng. Thế nhưng, thực tế anh em đã đi làm từ mờ sáng đến khi phố lên đèn mới về nhà. Thậm chí thứ bảy, chủ nhật cũng làm, nhưng lương trễ và thấp hơn rất nhiều so với thông báo của công ty. "Có tháng chúng tôi làm tròn 30 ngày nhưng lương vẫn không được nhận như lời công ty nói. Cụ thể, tháng 9 anh Nguyễn Thành Việt làm 30 ngày công và nhận lương 1,4 triệu đồng; anh Vũ Ngọc Trụ với 31 ngày công chỉ được 1,5 triệu đồng...?, một công nhân nêu ví dụ.
  6. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hoà hợp - hoà giải
    Người nhà tôi là trung uý chế độ VNCH. Ông chỉ đi dạy học và là sĩ quan dự bị ( thời đó ai cũng phải đi lính). Thế mà sau giải phóng 30/4 ông bị đưa vào ''trại cải tạo'' và ở trong đó 18 tháng - có xét đến yếu tố có con nhỏ ở nhà. Phần lớn sĩ quan cấp thấp phải ở trong trại từ 18-36 tháng, nhưng lúc đó o có bản án như vậy đâu, người ta chẳng biết khi nào mình sẽ được thả ra. Con cái của họ lúc đó có ''lý lịch'' đen, khó xin được việc làm hoặc đủ chuẩn vào các trường đại học. HỌ bị xem là tù binh ư, theo công ước nào thế ? Sao mà họ và gia đình bị đối xử như tội phạm chiến tranh vậy.
    Một người bạn của ông là trung tá, sĩ quan chỉ huy thuộc lữ đoàn ( hay sư đoàn ) tăng thiết giáp. Ông ta bị coi là viên chức cao cấp. Ông ta cùng hàng trăm người khác bị đưa vào một trại đặc biệt ở vùng Sông Bé. Khi Pol pốt tấn công, cả trại ông ta được đưa ra vùng núi Tây bắc Bắc Việt ( các bác ngoài Bắc chắc chắn biết việc này). Thời đó giao thông o thuận tiện và cách trở, gia đình ít nhận được tin tức về ông ta. Vợ ông ta, biết khó có cơ hội trong tương lai, ôm con nhỏ vượt biên. Nhờ lý lịch đen nên được nhanh chóng sang đến đất hứa Hoa Kỳ. Không biết chồng đến khi nào mới được thả ra, còn sống hay đã chết, bà ta đi bước nữa.
    Cuối những năm 80 ông ta được thả ra. Về nhà, được gia đình báo tin, ông ta suy sụp hẳn. Ở VN cũng chẳng có nghề nghiệp gì, ông ta đi theo diện H.O qua Mỹ với hy vọng còn có dịp gần gũi với đứa con trai duy nhất. Năm sau con ông ta chết trong một tai nạn ô tô. Hiện nay ông ta sống một mình, không gia đình ( chị em đã già, ở VN), không vợ con, bơ vơ nơi đất khách quê người. Nhiều khi ông ta tự hỏi ông ta đã phạm tội gì ? Người phía bên kia chiến đấu vì lý tưởng của họ, ông ta chiến đấu vì niềm tin của ông ta. Thế mà sau chiến tranh, họ đối xử với ông ta khiến cả gia đình tan nát. Cũng may ông ta chưa tham gia tổ chức chống cộng nào.
    Vì bị phân biệt đối xử, vì lý lịch đen, vì bị đẩy vào cuộc sống khốn khó, rất nhiều người ở miền Nam đã vượt biên. Không ít thì nhiều họ cũng có phản cảm với chính quyền CS ở VN. Phần lớn họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội Mỹ, nhanh chóng học hành thành tài, làm việc ở những nghề có địa vị cao, có cuộc sống sung túc, gửi tiền về giúp đỡ gia đình... Thế là họ nhanh chóng được xem là ''khúc ruột ngàn dặm'', kêu gọi họ phải yêu nước.
    Những người đó, từ sĩ quan tới dân thường, không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền hiện nay, đối với họ còn có nhiều tội ác. Thế mà người ta đề nghị họ phải yêu chế độ, nếu không bị coi là o có tinh thần dân tộc, vong nô...
    Mọi người tự suy nghĩ tiếp vậy nếu dựa trên tinh thần hoà hợp hoà giải...
    To các Mod: CM văn hóa của TQ, chính phủ TQ trừng trị và công bố những sai lầm cho người dân biết để rút ra bài học cho tương lai. Các Mod o nên xóa bài vì nó chẳng đi ngược xu thế hoà hợp dân tộc đâu. Ai chẳng có sai lầm...
  7. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hoà hợp - hoà giải
    Người nhà tôi là trung uý chế độ VNCH. Ông chỉ đi dạy học và là sĩ quan dự bị ( thời đó ai cũng phải đi lính). Thế mà sau giải phóng 30/4 ông bị đưa vào ''trại cải tạo'' và ở trong đó 18 tháng - có xét đến yếu tố có con nhỏ ở nhà. Phần lớn sĩ quan cấp thấp phải ở trong trại từ 18-36 tháng, nhưng lúc đó o có bản án như vậy đâu, người ta chẳng biết khi nào mình sẽ được thả ra. Con cái của họ lúc đó có ''lý lịch'' đen, khó xin được việc làm hoặc đủ chuẩn vào các trường đại học. HỌ bị xem là tù binh ư, theo công ước nào thế ? Sao mà họ và gia đình bị đối xử như tội phạm chiến tranh vậy.
    Một người bạn của ông là trung tá, sĩ quan chỉ huy thuộc lữ đoàn ( hay sư đoàn ) tăng thiết giáp. Ông ta bị coi là viên chức cao cấp. Ông ta cùng hàng trăm người khác bị đưa vào một trại đặc biệt ở vùng Sông Bé. Khi Pol pốt tấn công, cả trại ông ta được đưa ra vùng núi Tây bắc Bắc Việt ( các bác ngoài Bắc chắc chắn biết việc này). Thời đó giao thông o thuận tiện và cách trở, gia đình ít nhận được tin tức về ông ta. Vợ ông ta, biết khó có cơ hội trong tương lai, ôm con nhỏ vượt biên. Nhờ lý lịch đen nên được nhanh chóng sang đến đất hứa Hoa Kỳ. Không biết chồng đến khi nào mới được thả ra, còn sống hay đã chết, bà ta đi bước nữa.
    Cuối những năm 80 ông ta được thả ra. Về nhà, được gia đình báo tin, ông ta suy sụp hẳn. Ở VN cũng chẳng có nghề nghiệp gì, ông ta đi theo diện H.O qua Mỹ với hy vọng còn có dịp gần gũi với đứa con trai duy nhất. Năm sau con ông ta chết trong một tai nạn ô tô. Hiện nay ông ta sống một mình, không gia đình ( chị em đã già, ở VN), không vợ con, bơ vơ nơi đất khách quê người. Nhiều khi ông ta tự hỏi ông ta đã phạm tội gì ? Người phía bên kia chiến đấu vì lý tưởng của họ, ông ta chiến đấu vì niềm tin của ông ta. Thế mà sau chiến tranh, họ đối xử với ông ta khiến cả gia đình tan nát. Cũng may ông ta chưa tham gia tổ chức chống cộng nào.
    Vì bị phân biệt đối xử, vì lý lịch đen, vì bị đẩy vào cuộc sống khốn khó, rất nhiều người ở miền Nam đã vượt biên. Không ít thì nhiều họ cũng có phản cảm với chính quyền CS ở VN. Phần lớn họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội Mỹ, nhanh chóng học hành thành tài, làm việc ở những nghề có địa vị cao, có cuộc sống sung túc, gửi tiền về giúp đỡ gia đình... Thế là họ nhanh chóng được xem là ''khúc ruột ngàn dặm'', kêu gọi họ phải yêu nước.
    Những người đó, từ sĩ quan tới dân thường, không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền hiện nay, đối với họ còn có nhiều tội ác. Thế mà người ta đề nghị họ phải yêu chế độ, nếu không bị coi là o có tinh thần dân tộc, vong nô...
    Mọi người tự suy nghĩ tiếp vậy nếu dựa trên tinh thần hoà hợp hoà giải...
    To các Mod: CM văn hóa của TQ, chính phủ TQ trừng trị và công bố những sai lầm cho người dân biết để rút ra bài học cho tương lai. Các Mod o nên xóa bài vì nó chẳng đi ngược xu thế hoà hợp dân tộc đâu. Ai chẳng có sai lầm...
  8. pesorin

    pesorin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    1 . Cho những sĩ quan Nguỵ đi đày là biện pháp để giữ vững an ninh chính trị thời hậu chiến .
    2 . Những kẻ chiến thắng không bao giờ đối xử bình đẳng với những kẻ thua trận nhất là khi kẻ đó không được lòng dân mà còn mang danh tay sai của ngoại bang.
    3 . Nghĩ đến chuyện chống đối chế độ hiện hành để tái lập lại chính quyền Việt Nam cộng hoà chỉ là ảo tưởng .
    4 . Vết thương chiến tranh phải có thời gian lâu dài mới có thể lành hẳn .
    5 . Đối với những người bị lôi cuốn vào cuộc chiến như chú của bạn lam3d thì đó thật sự là một bi kịch nhưng việc người ta bắt chú bạn đi cải tạo là điều mà bất cứ một chính quyền nào cũng phải làm nếu muốn ổn định trật tự .
    6 . Sự phân biệt đối xử sẽ ngày càng nhạt dần rồi mất hẳn cùng với ký ức về cuộc chiến .
    Tôi không biết dân miền Bắc như thế nào chứ dân miền Nam bên phe Cộng cũng chẳng coi những người theo Nguỵ như một lũ người bỏ đi . Ngay trong họ hàng tôi , một số người theo Cộng , một số người là sĩ quan Nguỵ . Bây giờ mọi người vẫn gọi nhau là anh em , chú bác đấy thôi . Chiến tranh qua rồi , đừng khơi dậy hận thù làm gì . Chỉ có những tay chính trị gia làm nên sự nghiệp nhờ chiến tranh chứ dân đen chỉ là đám người bị lôi cuốn , phải chịu nhiều bi kịch , nhiều thiệt hại nhất thôi .
  9. pesorin

    pesorin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    1 . Cho những sĩ quan Nguỵ đi đày là biện pháp để giữ vững an ninh chính trị thời hậu chiến .
    2 . Những kẻ chiến thắng không bao giờ đối xử bình đẳng với những kẻ thua trận nhất là khi kẻ đó không được lòng dân mà còn mang danh tay sai của ngoại bang.
    3 . Nghĩ đến chuyện chống đối chế độ hiện hành để tái lập lại chính quyền Việt Nam cộng hoà chỉ là ảo tưởng .
    4 . Vết thương chiến tranh phải có thời gian lâu dài mới có thể lành hẳn .
    5 . Đối với những người bị lôi cuốn vào cuộc chiến như chú của bạn lam3d thì đó thật sự là một bi kịch nhưng việc người ta bắt chú bạn đi cải tạo là điều mà bất cứ một chính quyền nào cũng phải làm nếu muốn ổn định trật tự .
    6 . Sự phân biệt đối xử sẽ ngày càng nhạt dần rồi mất hẳn cùng với ký ức về cuộc chiến .
    Tôi không biết dân miền Bắc như thế nào chứ dân miền Nam bên phe Cộng cũng chẳng coi những người theo Nguỵ như một lũ người bỏ đi . Ngay trong họ hàng tôi , một số người theo Cộng , một số người là sĩ quan Nguỵ . Bây giờ mọi người vẫn gọi nhau là anh em , chú bác đấy thôi . Chiến tranh qua rồi , đừng khơi dậy hận thù làm gì . Chỉ có những tay chính trị gia làm nên sự nghiệp nhờ chiến tranh chứ dân đen chỉ là đám người bị lôi cuốn , phải chịu nhiều bi kịch , nhiều thiệt hại nhất thôi .
  10. Crazyidea

    Crazyidea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người
    Mình mới tham gia diễn đàn thôi, thấy mọi người tranh luận rất nhiều nên cũng muốn tham gia một chút. Nhưng hy vọng là không biến tranh luận thành nóng giận nhé.
    Đối với mình, một số ý kiến của anh chị lấy ngày 30/4 làm ngày hoà giải, mình cho là nên làm. Nếu bảo đó là ngày chiến thắng, tôi cũng cho là đúng vì đó thật sự là ngày quyết định một bên thắng và một bên bại (theo đúng cột mốc 30/4). Nhưng chắc mọi người có nghe câu đối giữa một vị tướng bên thắng trận và một vị bên bại trận đối đáp với nhau như sau (nếu có sai xin đừng trách):
    - Bên thắng: "Ai công hầu, ai khanh tướng, giữa trần ai, ai dễ biết ai"
    - Bên thua: "Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế".
    Tôi nêu ra chuyện này vì thật tâm mà nói cả hai bên đều nhận sự trợ giúp từ 2 khối kình chống nhau: XHCN va TBCN. Việtnam vô tình trở thành tiền đồn của hai thế lực, nồi da nấu thịt thảm thương. Nếu nói VNCH có sự trợ giúp của Mỹ... thì Miền Bắc chúng ta nhận từ Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu.
    Có khác chăng là Miền Nam có thêm sự hiện diện của nhiều nước mà chủ yếu là Mỹ. Miền Bắc tự lực cánh sinh là chủ yếu. (có cả phi công chiến đấu Bắc Triều Tiên tham chiến dưới màu áo lính ta - CHDCNDTT mới thừa nhận cách đây khoảng 2-3 năm gì đó). Vũ khí khí tài ở đâu mà có nếu không phải là được viện trợ, vay nợ (mà đến giờ chúng ta còn phải trả). Vây cái hay của Miền Bắc chúng ta là đã biến cuộc chiến huynh đệ tương tàn thành cuộc chiến chống Mỹ cứu nước (xét mặt hiệu quả PR thì còn gì bằng) và khiến quân dân ta ra trận vì nước quên mình chống xâm lăng. Còn VNCH thì sao, chống cộng ư, cộng sản là xấu ư, khó tin quá vì thực tế các vùng cộng sản chiếm có chuyện gì xảy ra đâu, còn vùng nào do "quốc gia" hay Mỹ kiểm soát thì tệ nạn nhiều quá. Tham nhũng, ăn chơi bậy bạ mà tôi không tiện đề cập. Vừa gây phản cảm công chúng vừa làm tinh thần binh sĩ kiệt quệ, lý tưởng ở đâu mà đánh trận.
    Thôi thì chuyện đã qua, dĩ vãng nhắc lại chỉ làm diễn đàn bùng nổ. Cái tôi muốn nói là chúng ta nên xem đây là ngày hoà giải vì thật ra, các bạn đang đề cập đến nỗi đau của cả hai miền. Là người chiến thắng, chúng ta có quyền chỉ trích (thắng làm vua, thua làm giặc) nhưng cũng nên nghĩ cho nhưng người còn sống và những người nằm xuống cho cả 2 phía. Không lẽ các bạn nghĩ lính VNCH là thần thánh, đánh trận không chết ư, thua không bị diệt vong ư, cha mẹ của họ không đau, vợ con của họ không khóc ư, anh chị của họ không buồn ư. 40000 ngôi mộ ở nghĩa trang Biên Hoà, hàng trăm ngàn nấm mồ vô danh rải rác khắp nơi từ Hạ Lào, Miên và khắp Miền Nam. Chúng ta tưởng nhớ bà mẹ Việt Nam anh hùng, quy tập hài cốt liệt sĩ, làm ấm lòng người còn sống cũng như người ngã xuống thì cũng nên ngậm ngùi cho những người như vậy ở phía bên kia một sự cảm thông chia xẻ. Tôi nghĩ những người lính chúng ta đã nằm xuống cũng không lấy đó làm buồn đâu.
    Còn chuyện các anh chị không nhìn nhận sự thất bại của VNCH thì tôi cho là sai rồi. Thất bại vẫn là thất bại. Cho du có đổ lỗi cho hoàn cảnh thì cũng vẫn vậy thôi.
    - Về quân sự, đồng ý quân nhu lính VNCH bị thiếu hụt do không còn được viện trợ. Tôi được biết đến cuối cuộc chiến, Mỹ chở qua 4 khẩu pháo 105ly làm trò cười chua chát cho giới lãnh đạo Sài Gòn lúc đó. Song vẫn phải nhìn nhận, dù có các chỉ huy gỉoi tác chiến như Ngô Quang Trưởng, Lý Tòng Bá, Nguyễn Khoa Nam, ... nhưng quân VNCH không thể có được những tướng tài về chiến lược nắm vai trò ở bộ tổng tham mưu như Tướng Võ Nguyên Giác, Trần Văn Trà... Đánh trận mà thiếu tham mưu giỏi thì khó tồn tại lâu được.
    - Về quân kỷ, tự do hơi quá trớn, lính tráng thiếu kỷ luật. Tôi có người quen nói rằng mỗi lần sư đoàn 21 Biệt Động Quân về hậu cứ Phú Yên, phố phường đóng sạch cửa, con gái giữ chặt trong nhà. Làm vậy mà bảo thắng thì mới lạ.
    - Về tiềm lực quân sự, dân số Miền Nam là 17 triệu và Miền Bắc là 31 triệu (thống kê năm 69). Với tỷ lệ chênh lệch, chưa kể quyền kiểm soát nông thôn của VNCH bị thu hẹp, khả năng tổng động viên quân đội, nâng cao quân số là hạn chế. Chưa kể đến lỗ hổng của gần 500000 quân Mỹ rút đi không sao bù đắp được. Các bạn cũng đọc trên diễn đàn cũng thấy VNCH tổn thất quân mà k thể huy động được tiêp viện, chưa kể đến quân trang giảm thiểu. Báo cáo chiến trừơng trận nào cũng nữa chừng đạn dượt hết, quân chết không có bổ sung, trong khi chiến thuật biển người và bất ngờ được Miền Bắc ứng dụng rất tuyệt vời. Thua cũng đúng thôi.
    - Về chính trị, tranh giành quyền lực, phe cánh, tham nhũng thử hỏi làm sao đắc nhân tâm, để rồi quay sang nói CS là "mị dân". Miền Bắc hoàn toàn thắng lớn ở điểm này.
    - Về tuyên truyền, cái này thì càng tệ lậu, tất cả các nhạc phản chiến đều từ thời này cả, có lẽ do tự do quá, không có bài nào cổ động cho ra hồn, trong khi Miền Bắc tư tưởng nhất quán, tuy có cực đoan (bài Tây Tiến của Quang Dũng là ví dụ) nhưng phải như vậy mới thành công.
    - Còn xét về mặt kinh tế, phải nhìn nhận một điều là kinh tế Miền Nam phát triển rất mạnh, vượt xa các nước trong khu vực, đến khi mở cửa, những cơ sở hạ tầng tuy đã rệu rã (thời gian, 2 lần đánh tư sản, chi tiêu hao mòn) vẫn là đầu tàu để phát triển. Trong bối cảnh như vậy, một người đi lính nuôi cả gia đình, ra trận sau lưng còn cả gia đình gánh nặng vô cùng, Lạm phát tăng cao năm 73-74 làm mất tinh thần chiến đấu. Chưa kể chính quyền lúc đó thiếu chính sách cho tử sĩ, vợ con họ ai nuôi. Trong khi đó, mô hình hợp tác xã Miền Bắc tuy không hiệu quả về mặt tạo của cải cho xã hội, không dư dả, nhưng cũng bảo đảm cho người thân không bị đói.
    Xét về mặt nào cũng thấy kém, thì bảo thắng thì khó hơn bắt thang lên trời.
    Còn chuyện hậu 75 thế nào, mọi người cũng thấy. Nhà tôi cũng có một phần gốc Cộng đây mà vẫn bị coi là TS, chỉ còn mỗi cái bàn inox cũng bị đem đi giữa ban ngày. Xóm trên nhà tôi có người đã uất ức đến độ nhảy lầu. Nói thiệt, lúc đó ai cũng muốn ra đi chỉ vì nhát, hoặc k biết đường đây hoặc k tiền thế thôi. Nhưng đó là quá khứ rồi, cũng nên quên đi vì bây giờ chúng ta đã tốt hơn xưa nhiều.
    Chỉ có điều tôi hơi buồn là càng lúc càng nhiều tham nhũng quá. Thủ Tướng Phan Văn Khải còn có vẻ như bất lực trong cuộc chiến này thì liệu rằng thành quả bao nhiêu năm qua có bị ảnh hưởng gì không thôi.
    Sorry, nói lạc đề mất rồi, bỏ quá cho nha. Chỉ tại tôi mê chiến lược và chiến thuật chiến tranh. Tóm lại, tôi vẫn mong ngày này là ngày hoà giải thì tốt hơn là ngày chiến thắng. Có gì mạo phạm các bạn bỏ qua cho.

Chia sẻ trang này