1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. T55tank

    T55tank Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ok , nói thế này mới đúng ý bạn phải không:
    AI kêu hoà giải -hoà hợp thì cứ đi mà hoà hợp-hoà giải .Tớ không kêu nên tớ cóc hoà giải-hoà hợp gì hết
    (Nghe quen quen nhẫy.Hình như phía địch cũng có ai đó đã nói câu tương tự )
    ----
    Đánh cho Mỹ cút , đánh cho ngụy nhào
    ---
    Được T55tank sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 29/12/2004
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác thích cãi nhau nhể? Thích cãi nhau nữa thì các bác hãy đọc cái này trước đã rùi hãy chiến tiếp đã. Quyển sách "Xuân giải phóng" này là ký sự, của Thiếu tướng Phan Hàm, người được trực tiếp tham dự hội nghị mở rộng BCT chuẩn bị kế hoặc năm con mèo 1975! Em chỉ đăng từ chương 5 trở đi thôi, vì 4 chương đầu là nói nhiều thứ sau Hiệp định Paris. Bác nào có nhu cầu thì chờ ít nữa em sẽ gửi sau.
    Chương 5: Thai nghén-Khêu gợi
    Theo chị thị của trên, một số cán bộ của Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị làm việc với anh Ba-Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, tại Đồ Sơn. Khu nghỉ mát này chẳng qua là một nơi thay đổi không khí; khác chăng với trên Hà Nội, là ở đây, được yên tĩnh hơn, ít người đến gặp hơn, để các đồng chí tập trung, nghiên cứu, suy nghĩ những vấn đề to tát hơn, có quan hệ đến vận mệnh của toàn Đảng, toàn dân.
    Lần này, đi Đồ Sơn, không phải chí có một mình thượng tá Võ Quang Hồ mà còn có cả thượng tướng Hoàng Văn Thái, trung tướng Lê Trọng Tấn nữa. Nhưng họ không đi thành một đoàn, mà xe ai nấy đi, xem như chẳng có liên quan gì đến với nhau cả. Như thế, cũng đỡ phiền phức cho những người tò mò, phải bận tâm để ý đến.
    Sau giờ nghỉ trưa, theo kế hoạch đã sắp đặt từ trước, cả ba người đến chỗ anh Ba. Một ngôi nhà nhỏ, một tầng lầu, nằm sát vệ đường, cạnh Pa-gốt-đông. Cả ba người bước vào nhà, anh Ba từ trên gác đi xuống, bắt tay mọi người, chỉ ghế mời ngồi.
    Trung tướng Lê Trọng Tấn báo cáo ngay tin sốt dẻo:
    -Khu 5 vừa diệt cụm cứ điểm Nông Sơn, giải phóng 2 vạn dân.
    -Có chủ trương giữ luôn không? Anh Ba hỏi.
    -Có. Cũng có thể giữ được. Từ khi có nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, tháng 3 năm 1974 đến nay, Khu 5 đã có chuyển biến lớn. Các anh trong ấy đã thống nhất chủ trương là không nên phân tán chủ lực ra để gỡ các chốt, mà lại tập trung đánh những trận lớn, thôi động, thì cũng có thể gỡ được chốt. Mặc dù chiến dịch vừa rồi ở tây nam Tam Kỳ, kết quả còn hạn chế giải phóng được mấy trăm dân thôi, nhưng cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đang có đà.
    Anh Ba cười;
    -Khu 5 làm đúng bài bản rồi đấy! Tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa, Khu 5 cũng sẽ lên kịp với đồng bằng sông Cửu Long thôi.
    Hôm nay mời các anh xuống đây, tôi muốn trao đổi với Quân uỷ và Bộ Tổng tham mưu một vài ý kiến: Chiến lược thực dân mới kiểu mới của Mỹ trong 20 năm qua là gì? Nó vào từng giai đoạn như thế nào? Mỗi giai đoạn đều có mục đích, yêu cầu chiến lược, chiến thuật và khả năng khác nhau. Ta phải nắm vững các quy luật của nó. Ý định chiến lược của ta khi ký Hiệp định Paris như thế nào? So sánh mạnh yếu giữa ta và địch sau Hiệp định Paris như thế nào? Tình hình Đông Nam Á, giữa hai phe hiện nay ra sao? Phương hướng hoạt động thế nào là thích hợp nhất? Thời cơ nào thì chấm dứt chiến tranh và chấm dứt như thế nào là có lợi nhất? Chúng ta cần phải đánh giá tình hình vừa qua, thật tỉnh táo và khách quan. Tôi cũng có nghe báo cáo về địch. Có những chỗ còn chưa rõ. Ngày nay, có phải là Mỹ mạnh lắm không? Có phải nó muốn làm gì thì làm không? Chúng ta không nhìn đối phương qua những bản thống kê, những con số, mà phải tìm cho ra quy luật của từng vấn đề, không phải chí thấy hiện tượng bên ngoài mà phải thấy thực chất bên trong, không phải chỉ thấy hiện tại trước mắt mà phải thấy chuyển hóa sau này.
    Tại sao năm 1954, Mỹ nhảy vào Việt Nam, gây ra chiến tranh đặc biệt, phát triển thành chiến tranh cục bộ, rồi bây giờ lại rút ra? Tại sao Mỹ không nhảy vào Việt Nam lúc cách mạng Trung Quốc tràn xuống phía Nam?
    Không chờ trả lời, anh tiếp:
    -Trước đó, năm 1945, Liên Xô đã tiêu diệt một triệu quân Nhật ở đông bắc Trung Quốc. Mỹ cho rằng, dù có đưa một triệu quâ Mỹ vào để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, chưa chắc đã làm được gì, vì một triệu quân Mỹ có hơn gì một triệu quân Nhật? Nếu Liên Xô không thắng đội quân Quan Đông này thì chắc là Mỹ cũng không ngần ngại gì mà không nhảy vào Trung Quốc để ngăn chặn cách mạng ở nước này. Nhưng sau đó, ở Triều Tiên, Mỹ lại nhảy vào, để ngăn chặn, không cho chủ nghĩa cộng sản tiến thêm nữa, để giữ lấy vị trí, để cứu chế độ tay sai khỏi sụp đổ, giữ lấy những nước còn lại. Lúc bấy giờ Liên Xô, Trung Quốc đoàn kết gắn bó với nhau: Trung Quốc đưa quân sang, Liên Xô giúp vũ khí. Do sẵn sàng lực lượng hai bên lúc đó, nó khôg tiến lên được, mà bạn ta cũng dừng lại ở vĩ tuyến 38. Như vậy, nó thấy rằng nó cứu được Nam Triều Tiên, giữ được một nước trong phe nó, nó thấy sức mạnh của nó có thể ngăn chặn được Liên Xô, Trung Quốc, mà không có nhiều khó khăn lắm, nó hùng hổ đứng ra nắm cả Đại Tây Dương-Thái Bình Dương, giữ Đông Nam Á, lập ra các khối SEATO, CENTO, NATO, bao vây phe ta?
    Năm 1954, nó nhảy vào Việt Nam trong lúc chúng ta đang thắng Pháp. Về hội nghị Geneva, Eisenhower đã nói: ?oỞ chiến trường thì nó thua, nhưng ở hội nghị thì nó được?. Do nó chặn được bước thắng lợi của ta, nó thấy chỗ mạnh của nó, nên nó quyết tâm nhảy vào Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á. Nó nhảy vào trên thế chiến tranh lạnh và có ưu thế rõ ràng về quân sự, chính trị, và kinh tế trên toàn thế giới. Nó có một chiến lược toàn cầu, ?ophản ứng linh hoạt?, có mấy phương án nắm lấy quân tay sai, được trang bị bằng vũ khí của Mỹ. Với vài ba sư đoàn, với vài vạn quân, nó cũng đã ngăn chặn được việc thành lập chính quyền tiến bộ cánh tả, làm đảo ngược được tình hình ở một nước như Dominica. Cùng một lúc, nó có thể tham gia vài ba cuộc chiến tranh như vậy, mà vẫn thắng được, mà vẫn chưa đụng chạm gì đến lực lượng mạnh mẽ dùng để đương đầu với các nước lớn, đặc biệt là Liên Xô. Hai cuộc chiến tranh rưỡi là như vậy!
    Ở miền Nam nước ta, ngay từ đầu, Mỹ dùng chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp đinh Geneva, không chịu tiến hành tổng tuyển cử, chủ trương vĩnh viễn chia cắt đất nước ta, kéo dài lãnh thổ Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17. Nó dùng chính quyền ********* này xua từng lữ đoàn, sư đoàn đi càn quét, khủng bố, lê máy chém đi khắp các nơi. Chính quyền Ngô Đình Diệm phát xít ghê gớm lắm: chúng nắm từng nhà một, đến nỗi, con ở chiến khu về mà mẹ phải la làng và đi báo cáo; vợ không dám nhận chồng, con không dám nhìn cha.
    Mặc dù đối phương đang diễu võ dương oai như vậy, lúc bấy giờ Đảng ta đánh giá chúng như thế nào? Chúng yếu về mặt chiến lược, càng thi hành những thủ đoạn phát xít, càng bộc lộ sự suy yếu mà thôi, cho nên ta chủ trương đồng khởi, nổi dậy. Có người khuyên ta nằm im, chờ thơi cơ. Thử hỏi đến bao giờ mới có thời cơ? Ta nhất định không nghe, vì không ai hiểu tình hình Việt Nam hơn ta. Ta cũng không chờ mong ai mang đến thời cơ cho ta, mà chính ta phải chủ động tạo ra thời cơ cho mình. Thực tế diễn biến, đã xác minh chủ trương của Đảng ta là hoàn toàn chính xác: chỉ một năm sau đó, chúng ta đã lấy lại toàn bộ vùng nông thôn là nơi yếu nhất. Đây là điều bất ngờ lớn đối với Mỹ? và đối với nhiều người khác.
    Năm 1960, thấy gay go, Mỹ tổ chức ra bộ chỉ huy ở miền Nam Việt Nam-MACV-để lãnh đạo chiến tranh đặc biệt. Chúng đã dùng những người chống cộng, chống du kích khét tiếng như Lansdale, Thompson, đem những kinh nghiệm đã thu thập được ở Mã Lai, Phi Luật Tân ra áp dụng ở miền Nam Việt Nam, bày trò gom dân, đuổi cá ra khỏi nước v.v? nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng còn non yếu. Nhưng thấy rõ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong quần chúng, ta vẫn tiếp tục tiến công và nổi dậy ở cả đô thị nữa. Có người góp ý ?oĐánh đến đơn vị trung đội thôi nhé, đừng đánh lớn hơn!?. Sau những thắng lợi vang dội ở Ba Gia, Bình Giã, Mỹ thấy nguỵ quyền, nguỵ quân không giữ nổi, nên đưua 20 vạn quân Mỹ vào làm chiến tranh cục bộ ở miền Nam, gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Chúng muốn đóng lâu dài ở miền Nam, tiến lên thu hẹp miền Bắc xã hội chủ nghĩa và bao vây Trung Quốc, cắm cờ của chúng chung quanh Trung Quốc. Điều này, sau này khi Chu Ân Lai sang đây có nói với tôi. Nó đinh ninh rằng sẽ lui về phòng ngự, lực lượng ta ở miền Nam sẽ bị hao mòn, và miền Bắc sẽ trở lại thời kỳ đồ đá. Mỹ xua quân đi tìm diệt, hết Plây Me đến Attleboro, Junction City, v.v? bỏ trống các đô thị. Ta mở chiến dịch Khe Sanh, kéo địch ra đường 9, giữ nó lại mà đánh sau đó, dùng lực lượng tinh nhuệ, đánh thẳng vào Sài Gòn và tất cả các đo thị ở miền Nam, làm nên cái Tết Mậu Thân lịch sử.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác thích cãi nhau nhể? Thích cãi nhau nữa thì các bác hãy đọc cái này trước đã rùi hãy chiến tiếp đã. Quyển sách "Xuân giải phóng" này là ký sự, của Thiếu tướng Phan Hàm, người được trực tiếp tham dự hội nghị mở rộng BCT chuẩn bị kế hoặc năm con mèo 1975! Em chỉ đăng từ chương 5 trở đi thôi, vì 4 chương đầu là nói nhiều thứ sau Hiệp định Paris. Bác nào có nhu cầu thì chờ ít nữa em sẽ gửi sau.
    Chương 5: Thai nghén-Khêu gợi
    Theo chị thị của trên, một số cán bộ của Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị làm việc với anh Ba-Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, tại Đồ Sơn. Khu nghỉ mát này chẳng qua là một nơi thay đổi không khí; khác chăng với trên Hà Nội, là ở đây, được yên tĩnh hơn, ít người đến gặp hơn, để các đồng chí tập trung, nghiên cứu, suy nghĩ những vấn đề to tát hơn, có quan hệ đến vận mệnh của toàn Đảng, toàn dân.
    Lần này, đi Đồ Sơn, không phải chí có một mình thượng tá Võ Quang Hồ mà còn có cả thượng tướng Hoàng Văn Thái, trung tướng Lê Trọng Tấn nữa. Nhưng họ không đi thành một đoàn, mà xe ai nấy đi, xem như chẳng có liên quan gì đến với nhau cả. Như thế, cũng đỡ phiền phức cho những người tò mò, phải bận tâm để ý đến.
    Sau giờ nghỉ trưa, theo kế hoạch đã sắp đặt từ trước, cả ba người đến chỗ anh Ba. Một ngôi nhà nhỏ, một tầng lầu, nằm sát vệ đường, cạnh Pa-gốt-đông. Cả ba người bước vào nhà, anh Ba từ trên gác đi xuống, bắt tay mọi người, chỉ ghế mời ngồi.
    Trung tướng Lê Trọng Tấn báo cáo ngay tin sốt dẻo:
    -Khu 5 vừa diệt cụm cứ điểm Nông Sơn, giải phóng 2 vạn dân.
    -Có chủ trương giữ luôn không? Anh Ba hỏi.
    -Có. Cũng có thể giữ được. Từ khi có nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, tháng 3 năm 1974 đến nay, Khu 5 đã có chuyển biến lớn. Các anh trong ấy đã thống nhất chủ trương là không nên phân tán chủ lực ra để gỡ các chốt, mà lại tập trung đánh những trận lớn, thôi động, thì cũng có thể gỡ được chốt. Mặc dù chiến dịch vừa rồi ở tây nam Tam Kỳ, kết quả còn hạn chế giải phóng được mấy trăm dân thôi, nhưng cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đang có đà.
    Anh Ba cười;
    -Khu 5 làm đúng bài bản rồi đấy! Tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa, Khu 5 cũng sẽ lên kịp với đồng bằng sông Cửu Long thôi.
    Hôm nay mời các anh xuống đây, tôi muốn trao đổi với Quân uỷ và Bộ Tổng tham mưu một vài ý kiến: Chiến lược thực dân mới kiểu mới của Mỹ trong 20 năm qua là gì? Nó vào từng giai đoạn như thế nào? Mỗi giai đoạn đều có mục đích, yêu cầu chiến lược, chiến thuật và khả năng khác nhau. Ta phải nắm vững các quy luật của nó. Ý định chiến lược của ta khi ký Hiệp định Paris như thế nào? So sánh mạnh yếu giữa ta và địch sau Hiệp định Paris như thế nào? Tình hình Đông Nam Á, giữa hai phe hiện nay ra sao? Phương hướng hoạt động thế nào là thích hợp nhất? Thời cơ nào thì chấm dứt chiến tranh và chấm dứt như thế nào là có lợi nhất? Chúng ta cần phải đánh giá tình hình vừa qua, thật tỉnh táo và khách quan. Tôi cũng có nghe báo cáo về địch. Có những chỗ còn chưa rõ. Ngày nay, có phải là Mỹ mạnh lắm không? Có phải nó muốn làm gì thì làm không? Chúng ta không nhìn đối phương qua những bản thống kê, những con số, mà phải tìm cho ra quy luật của từng vấn đề, không phải chí thấy hiện tượng bên ngoài mà phải thấy thực chất bên trong, không phải chỉ thấy hiện tại trước mắt mà phải thấy chuyển hóa sau này.
    Tại sao năm 1954, Mỹ nhảy vào Việt Nam, gây ra chiến tranh đặc biệt, phát triển thành chiến tranh cục bộ, rồi bây giờ lại rút ra? Tại sao Mỹ không nhảy vào Việt Nam lúc cách mạng Trung Quốc tràn xuống phía Nam?
    Không chờ trả lời, anh tiếp:
    -Trước đó, năm 1945, Liên Xô đã tiêu diệt một triệu quân Nhật ở đông bắc Trung Quốc. Mỹ cho rằng, dù có đưa một triệu quâ Mỹ vào để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, chưa chắc đã làm được gì, vì một triệu quân Mỹ có hơn gì một triệu quân Nhật? Nếu Liên Xô không thắng đội quân Quan Đông này thì chắc là Mỹ cũng không ngần ngại gì mà không nhảy vào Trung Quốc để ngăn chặn cách mạng ở nước này. Nhưng sau đó, ở Triều Tiên, Mỹ lại nhảy vào, để ngăn chặn, không cho chủ nghĩa cộng sản tiến thêm nữa, để giữ lấy vị trí, để cứu chế độ tay sai khỏi sụp đổ, giữ lấy những nước còn lại. Lúc bấy giờ Liên Xô, Trung Quốc đoàn kết gắn bó với nhau: Trung Quốc đưa quân sang, Liên Xô giúp vũ khí. Do sẵn sàng lực lượng hai bên lúc đó, nó khôg tiến lên được, mà bạn ta cũng dừng lại ở vĩ tuyến 38. Như vậy, nó thấy rằng nó cứu được Nam Triều Tiên, giữ được một nước trong phe nó, nó thấy sức mạnh của nó có thể ngăn chặn được Liên Xô, Trung Quốc, mà không có nhiều khó khăn lắm, nó hùng hổ đứng ra nắm cả Đại Tây Dương-Thái Bình Dương, giữ Đông Nam Á, lập ra các khối SEATO, CENTO, NATO, bao vây phe ta?
    Năm 1954, nó nhảy vào Việt Nam trong lúc chúng ta đang thắng Pháp. Về hội nghị Geneva, Eisenhower đã nói: ?oỞ chiến trường thì nó thua, nhưng ở hội nghị thì nó được?. Do nó chặn được bước thắng lợi của ta, nó thấy chỗ mạnh của nó, nên nó quyết tâm nhảy vào Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á. Nó nhảy vào trên thế chiến tranh lạnh và có ưu thế rõ ràng về quân sự, chính trị, và kinh tế trên toàn thế giới. Nó có một chiến lược toàn cầu, ?ophản ứng linh hoạt?, có mấy phương án nắm lấy quân tay sai, được trang bị bằng vũ khí của Mỹ. Với vài ba sư đoàn, với vài vạn quân, nó cũng đã ngăn chặn được việc thành lập chính quyền tiến bộ cánh tả, làm đảo ngược được tình hình ở một nước như Dominica. Cùng một lúc, nó có thể tham gia vài ba cuộc chiến tranh như vậy, mà vẫn thắng được, mà vẫn chưa đụng chạm gì đến lực lượng mạnh mẽ dùng để đương đầu với các nước lớn, đặc biệt là Liên Xô. Hai cuộc chiến tranh rưỡi là như vậy!
    Ở miền Nam nước ta, ngay từ đầu, Mỹ dùng chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp đinh Geneva, không chịu tiến hành tổng tuyển cử, chủ trương vĩnh viễn chia cắt đất nước ta, kéo dài lãnh thổ Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17. Nó dùng chính quyền ********* này xua từng lữ đoàn, sư đoàn đi càn quét, khủng bố, lê máy chém đi khắp các nơi. Chính quyền Ngô Đình Diệm phát xít ghê gớm lắm: chúng nắm từng nhà một, đến nỗi, con ở chiến khu về mà mẹ phải la làng và đi báo cáo; vợ không dám nhận chồng, con không dám nhìn cha.
    Mặc dù đối phương đang diễu võ dương oai như vậy, lúc bấy giờ Đảng ta đánh giá chúng như thế nào? Chúng yếu về mặt chiến lược, càng thi hành những thủ đoạn phát xít, càng bộc lộ sự suy yếu mà thôi, cho nên ta chủ trương đồng khởi, nổi dậy. Có người khuyên ta nằm im, chờ thơi cơ. Thử hỏi đến bao giờ mới có thời cơ? Ta nhất định không nghe, vì không ai hiểu tình hình Việt Nam hơn ta. Ta cũng không chờ mong ai mang đến thời cơ cho ta, mà chính ta phải chủ động tạo ra thời cơ cho mình. Thực tế diễn biến, đã xác minh chủ trương của Đảng ta là hoàn toàn chính xác: chỉ một năm sau đó, chúng ta đã lấy lại toàn bộ vùng nông thôn là nơi yếu nhất. Đây là điều bất ngờ lớn đối với Mỹ? và đối với nhiều người khác.
    Năm 1960, thấy gay go, Mỹ tổ chức ra bộ chỉ huy ở miền Nam Việt Nam-MACV-để lãnh đạo chiến tranh đặc biệt. Chúng đã dùng những người chống cộng, chống du kích khét tiếng như Lansdale, Thompson, đem những kinh nghiệm đã thu thập được ở Mã Lai, Phi Luật Tân ra áp dụng ở miền Nam Việt Nam, bày trò gom dân, đuổi cá ra khỏi nước v.v? nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng còn non yếu. Nhưng thấy rõ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong quần chúng, ta vẫn tiếp tục tiến công và nổi dậy ở cả đô thị nữa. Có người góp ý ?oĐánh đến đơn vị trung đội thôi nhé, đừng đánh lớn hơn!?. Sau những thắng lợi vang dội ở Ba Gia, Bình Giã, Mỹ thấy nguỵ quyền, nguỵ quân không giữ nổi, nên đưua 20 vạn quân Mỹ vào làm chiến tranh cục bộ ở miền Nam, gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Chúng muốn đóng lâu dài ở miền Nam, tiến lên thu hẹp miền Bắc xã hội chủ nghĩa và bao vây Trung Quốc, cắm cờ của chúng chung quanh Trung Quốc. Điều này, sau này khi Chu Ân Lai sang đây có nói với tôi. Nó đinh ninh rằng sẽ lui về phòng ngự, lực lượng ta ở miền Nam sẽ bị hao mòn, và miền Bắc sẽ trở lại thời kỳ đồ đá. Mỹ xua quân đi tìm diệt, hết Plây Me đến Attleboro, Junction City, v.v? bỏ trống các đô thị. Ta mở chiến dịch Khe Sanh, kéo địch ra đường 9, giữ nó lại mà đánh sau đó, dùng lực lượng tinh nhuệ, đánh thẳng vào Sài Gòn và tất cả các đo thị ở miền Nam, làm nên cái Tết Mậu Thân lịch sử.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Một lần nữa, đối phương lại bị bất ngờ. Như vậy, ta đã thắng Mỹ ở mức cao nhất và như Trung ương đã đánh giá: Ta đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Mỹ thua cả về sức mạnh, cả về ý chí. Mọi mặt đều trở nên rối loạn: chính trị, quân sự, kinh tế, dự trữ vàng chỉ còn 10 tỷ đô la; trong nước rối loạn không thể tưởng tượng được. Nhưng điều mà Mỹ lo sợ nhất lại không phải là Việt Nam! Nhật, Tây Đức đã vùng lên về kinh tế, và nguy hiểm hơn nữa cho Mỹ là Liên Xô đã vượt lên Mỹ về vũ khí chiến lược. Mỹ ngày càng gặp khó khăn về kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng tăng, sức chống đối trong nội bộ nước Mỹ và trên thế giới ngày càng mạnh, đế quốc Mỹ ngày càng bị cô lập.
    Tình hình đó, buộc Mỹ phải ngồi lại đàm phán, xuống thang chiến tranh. Johnson nêu ra chiến lược ?ophi Mỹ hóa? và tiếp đó, Nixon phải ?oViệt Nam hóa chiến tranh? để giữ miền Nam Việt Nam.
    Đánh bốn năm trời, ghê gớm như vậy, muốn xoá ta không xoá được. Ta phá chiến lược toàn cầu của chúng, phá cả thế bao vây Trung Quốc. Hơn nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu không tìm được con đườn thắng lợi vinh quang, mà phải tìm con đường rút lui, rút lui mà giữ được thể diện mà còn có thể duy trì được cái gì đây. Mỹ thua, buộc phải rút ra, phải thừa nhận miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, còn quân chủ lực miền Bắc thì vẫn ở lại. Phải nhận như vậy là nhận trên thế yếu.
    Thực dân kiểu mới là gì? Là giữ cho tay sai ở miền Nam đững vững, trong khi Mỹ đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng, buộc phải rút ra; giữ được nông thôn, đô thị, quân nguỵ. Ra mà vẫn còn nhiều lực lượng ở lại. Đó là một triệu quân nguỵ, là nguỵ quyền được Mỹ viện trợ kinh tế, là hai vạn cố vấn. Nếu ta mạnh thì nó phải ra, ta không mạnh thì nó sẽ ở lại. Bây giờ thì nó đang ra đấy, chưa phải là đã vào lại. Để giữ miền Nam, hó hoà hoãn, ngoặc với các nước lớn để chặn miền Bắc lại. Nhưng, giữ miền Nam là một chuyện, còn nhảy vào miền Nam lại là chuyện khác. Mười năm nữa, nếu nó xây dựng được hải, lục, không quân của nguỵ mạnh lên, thì tình hình sẽ phức tạp, chứ không như bây giờ.
    Như vậy, từng giai đoạn, chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ có mục đích, có biện pháp và khả năng riêng của nó. Ta nói đến mức nào, chứ không nói hết được đâu. Có điều là phải luôn luôn cảnh giác, còn đế quốc thì ta phải luôn luôn sẵn sàng?
    Bây giờ tôi nói qua về ý định chiến lược của ta khi ký Hiệp định Paris. Ta biết rằng đế quốc Mỹ vì thua mà phải ra, chứ thâm tâm thì muốn ở lại. Cho nên chúng lại phải xoay thêm một chiến lược mới nữa là hoà hoãn. Nhưng, khó mà giữ Thiệu được thêm bốn năm nữa. Chúng sẽ chọn một tên tay sai khác, để thi hành Hiệp định một bước, để tranh thủ thời gian củng cố, xây dựng lực lượng, cố giữ cho nguỵ quyền đứng vững. Chúng sẽ tìm mọi cách để giữ miền Nam, vì nếu để mất miền Nam, thì rồi Lào, Campuchia cũng sẽ mất theo. Chúng có thể ve vãn nơi này nơi kia, để tác động vào ta, làm cho ta im bớt tiếng súng ở chiến trường, hạ thấp yêu cầu trên bàn hội nghị, chủ yếu là để làm nhụt ý chí và làm suy yếu sức mạnh của ta.
    Ta biết rằng, Mỹ còn có tiềm lực. Nó yếu thì yếu, nhưng vẫn còn nhiều khả năng. Nhất thiết ta không bao giờ được chủ quan mà cho rằng nó đã sức tàn, lực kiệt. Còn ta, tuy thắng lợi liên tiếp, nhưng sự viện trợ bên ngoài, cũng không thể lúc nào cũng đầy đủ và kịp thời như chủ quan ta mong muốn. Vì vậy, ta đã tạo ra một thế đi lên vững chắc nhất, một thế thắng vững chắc nhất. Ta ký Hiệp định Paris, đề ra hai chính quyền, hai quân đội, ba thành phần. Trên toàn chiến trường, ta vẫn giữ thế tiến công, đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định, thực thi dân chủ, phá thế kìm kẹp của chúng, đồng thời tranh thủ xây dựng lực lượng, mở rộng hành lang nối liền tiền phương với hậu phương. Tất cả những việc làm có thể tạo ra một thế mạnh mới, để tiến lên, khi Mỹ buộc phải ra đi, nghĩa là quân nguỵ đã suy yếu đi nhiều. Với chủ trương như vậy, ta có ý định giữ lại sức mạnh ở miền Nam để tiến lên, để tiếp tục phát triển thế tiến công bằng cách này hay cách khác, thích hợp với từng lúc từng nơi, để làm suy yếu lực lượng nguỵ thêm một bước, đi đến xoá bỏ chúng. Ý định của chúng ta là như vậy, và với hai khả năng cũng là như vậy. Không bao giờ ta dừng lại cả. Ta ký Hiệp định Paris rất là chủ động. Ta kiên quyết tiến công, nhưng cũng rất mềm dẻo, biết thắng địch từng bước, từng mục tiêu một. Con người Việt Nam là thế đấy, bao giờ cũng tấn công, biết tấn công và biết thắng địch. Địch mạnh hơn ta, ta phải biết tấn công để chặn địch lại, để kéo địch xuống; đich đã yêu đi, phải biết tấn công để đánh sụp địch, để giành thắng lợi hoàn toàn. Tư tưởng sợ sức mạnh của địch, cách này hay cách khác, đều gây khó khăn nguy hiểm cho cách mạng.
    Việt Nam ngày nay có khác gì trước không? Trước kia, Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Mỹ đánh Việt Nam để ngăn chặn, bao vây phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng bây giờ, vấn đề Việt Nam không còn là vấn đề giữa hai phe nữa, mà đã trở thành vấn đề Đông Dương, vấn đề Đông Nam Á.
    Các nước lớn đang giành giật nhau găng lắm ở khu vực Đông Nam Á này. Mai đây, không chừng họ có thể dùng quân sự để giải quyết với nhau. Họ tuyên bố: không ai được độc quyền làm chủ Đông Nam Á. Mỗi nước đều có mưu đồ riêng: Mỹ không muốn cho Trung Quốc, Nhật, Liên Xô xuống Đông Nam Á; Nhật, Trung Quốc cũng không muốn Mỹ nhảy vào khu vực này. Người ta ngại Việt Nam mạnh. Họ đang tìm cách làm cho Việt Nam yếu đi, tim mọi cách chia hai nước Việt Nam. Họ sợ ta thống nhất, vì họ biết rằng, một khi đã thống nhất được rồi, ta được độc lập thật sự, Lào, Campuchia cũng được độc lập thật sự, sẽ đoàn kết gắn bó với nhau, Đông Dương sẽ mạnh lên nhiều lắm. Thắng lợi của ta sẽ tạo ra tình hình mới ở Đông Nam Á này. Có lẽ vài mươi năm sau, cả thế giới còn chịu tác động bởi ảnh hưởng này. Vì thế, các nước đang tìm xem dùng cách nào để chặn lại ta lại. Ở Lào, Nhật muốn nắm nhưng cho rằng đi bằng đường quân sự không có lợi, mà nên đi bằng đường kinh tế, vì vùng này có nhiều tài nguyên, lại gần nước Nhật; còn Mỹ thì lại muốn có chính phủ liên hiệp, muốn cả Campuchia, miền Nam, cũng đều liên hiệp và để cho nó nắm. Mỹ không muốn cho Trung Quốc xuống Đông Nam Á và muốn dùng tiền để giằng Việt Nam lại?
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Một lần nữa, đối phương lại bị bất ngờ. Như vậy, ta đã thắng Mỹ ở mức cao nhất và như Trung ương đã đánh giá: Ta đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Mỹ thua cả về sức mạnh, cả về ý chí. Mọi mặt đều trở nên rối loạn: chính trị, quân sự, kinh tế, dự trữ vàng chỉ còn 10 tỷ đô la; trong nước rối loạn không thể tưởng tượng được. Nhưng điều mà Mỹ lo sợ nhất lại không phải là Việt Nam! Nhật, Tây Đức đã vùng lên về kinh tế, và nguy hiểm hơn nữa cho Mỹ là Liên Xô đã vượt lên Mỹ về vũ khí chiến lược. Mỹ ngày càng gặp khó khăn về kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng tăng, sức chống đối trong nội bộ nước Mỹ và trên thế giới ngày càng mạnh, đế quốc Mỹ ngày càng bị cô lập.
    Tình hình đó, buộc Mỹ phải ngồi lại đàm phán, xuống thang chiến tranh. Johnson nêu ra chiến lược ?ophi Mỹ hóa? và tiếp đó, Nixon phải ?oViệt Nam hóa chiến tranh? để giữ miền Nam Việt Nam.
    Đánh bốn năm trời, ghê gớm như vậy, muốn xoá ta không xoá được. Ta phá chiến lược toàn cầu của chúng, phá cả thế bao vây Trung Quốc. Hơn nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu không tìm được con đườn thắng lợi vinh quang, mà phải tìm con đường rút lui, rút lui mà giữ được thể diện mà còn có thể duy trì được cái gì đây. Mỹ thua, buộc phải rút ra, phải thừa nhận miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, còn quân chủ lực miền Bắc thì vẫn ở lại. Phải nhận như vậy là nhận trên thế yếu.
    Thực dân kiểu mới là gì? Là giữ cho tay sai ở miền Nam đững vững, trong khi Mỹ đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng, buộc phải rút ra; giữ được nông thôn, đô thị, quân nguỵ. Ra mà vẫn còn nhiều lực lượng ở lại. Đó là một triệu quân nguỵ, là nguỵ quyền được Mỹ viện trợ kinh tế, là hai vạn cố vấn. Nếu ta mạnh thì nó phải ra, ta không mạnh thì nó sẽ ở lại. Bây giờ thì nó đang ra đấy, chưa phải là đã vào lại. Để giữ miền Nam, hó hoà hoãn, ngoặc với các nước lớn để chặn miền Bắc lại. Nhưng, giữ miền Nam là một chuyện, còn nhảy vào miền Nam lại là chuyện khác. Mười năm nữa, nếu nó xây dựng được hải, lục, không quân của nguỵ mạnh lên, thì tình hình sẽ phức tạp, chứ không như bây giờ.
    Như vậy, từng giai đoạn, chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ có mục đích, có biện pháp và khả năng riêng của nó. Ta nói đến mức nào, chứ không nói hết được đâu. Có điều là phải luôn luôn cảnh giác, còn đế quốc thì ta phải luôn luôn sẵn sàng?
    Bây giờ tôi nói qua về ý định chiến lược của ta khi ký Hiệp định Paris. Ta biết rằng đế quốc Mỹ vì thua mà phải ra, chứ thâm tâm thì muốn ở lại. Cho nên chúng lại phải xoay thêm một chiến lược mới nữa là hoà hoãn. Nhưng, khó mà giữ Thiệu được thêm bốn năm nữa. Chúng sẽ chọn một tên tay sai khác, để thi hành Hiệp định một bước, để tranh thủ thời gian củng cố, xây dựng lực lượng, cố giữ cho nguỵ quyền đứng vững. Chúng sẽ tìm mọi cách để giữ miền Nam, vì nếu để mất miền Nam, thì rồi Lào, Campuchia cũng sẽ mất theo. Chúng có thể ve vãn nơi này nơi kia, để tác động vào ta, làm cho ta im bớt tiếng súng ở chiến trường, hạ thấp yêu cầu trên bàn hội nghị, chủ yếu là để làm nhụt ý chí và làm suy yếu sức mạnh của ta.
    Ta biết rằng, Mỹ còn có tiềm lực. Nó yếu thì yếu, nhưng vẫn còn nhiều khả năng. Nhất thiết ta không bao giờ được chủ quan mà cho rằng nó đã sức tàn, lực kiệt. Còn ta, tuy thắng lợi liên tiếp, nhưng sự viện trợ bên ngoài, cũng không thể lúc nào cũng đầy đủ và kịp thời như chủ quan ta mong muốn. Vì vậy, ta đã tạo ra một thế đi lên vững chắc nhất, một thế thắng vững chắc nhất. Ta ký Hiệp định Paris, đề ra hai chính quyền, hai quân đội, ba thành phần. Trên toàn chiến trường, ta vẫn giữ thế tiến công, đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định, thực thi dân chủ, phá thế kìm kẹp của chúng, đồng thời tranh thủ xây dựng lực lượng, mở rộng hành lang nối liền tiền phương với hậu phương. Tất cả những việc làm có thể tạo ra một thế mạnh mới, để tiến lên, khi Mỹ buộc phải ra đi, nghĩa là quân nguỵ đã suy yếu đi nhiều. Với chủ trương như vậy, ta có ý định giữ lại sức mạnh ở miền Nam để tiến lên, để tiếp tục phát triển thế tiến công bằng cách này hay cách khác, thích hợp với từng lúc từng nơi, để làm suy yếu lực lượng nguỵ thêm một bước, đi đến xoá bỏ chúng. Ý định của chúng ta là như vậy, và với hai khả năng cũng là như vậy. Không bao giờ ta dừng lại cả. Ta ký Hiệp định Paris rất là chủ động. Ta kiên quyết tiến công, nhưng cũng rất mềm dẻo, biết thắng địch từng bước, từng mục tiêu một. Con người Việt Nam là thế đấy, bao giờ cũng tấn công, biết tấn công và biết thắng địch. Địch mạnh hơn ta, ta phải biết tấn công để chặn địch lại, để kéo địch xuống; đich đã yêu đi, phải biết tấn công để đánh sụp địch, để giành thắng lợi hoàn toàn. Tư tưởng sợ sức mạnh của địch, cách này hay cách khác, đều gây khó khăn nguy hiểm cho cách mạng.
    Việt Nam ngày nay có khác gì trước không? Trước kia, Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Mỹ đánh Việt Nam để ngăn chặn, bao vây phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng bây giờ, vấn đề Việt Nam không còn là vấn đề giữa hai phe nữa, mà đã trở thành vấn đề Đông Dương, vấn đề Đông Nam Á.
    Các nước lớn đang giành giật nhau găng lắm ở khu vực Đông Nam Á này. Mai đây, không chừng họ có thể dùng quân sự để giải quyết với nhau. Họ tuyên bố: không ai được độc quyền làm chủ Đông Nam Á. Mỗi nước đều có mưu đồ riêng: Mỹ không muốn cho Trung Quốc, Nhật, Liên Xô xuống Đông Nam Á; Nhật, Trung Quốc cũng không muốn Mỹ nhảy vào khu vực này. Người ta ngại Việt Nam mạnh. Họ đang tìm cách làm cho Việt Nam yếu đi, tim mọi cách chia hai nước Việt Nam. Họ sợ ta thống nhất, vì họ biết rằng, một khi đã thống nhất được rồi, ta được độc lập thật sự, Lào, Campuchia cũng được độc lập thật sự, sẽ đoàn kết gắn bó với nhau, Đông Dương sẽ mạnh lên nhiều lắm. Thắng lợi của ta sẽ tạo ra tình hình mới ở Đông Nam Á này. Có lẽ vài mươi năm sau, cả thế giới còn chịu tác động bởi ảnh hưởng này. Vì thế, các nước đang tìm xem dùng cách nào để chặn lại ta lại. Ở Lào, Nhật muốn nắm nhưng cho rằng đi bằng đường quân sự không có lợi, mà nên đi bằng đường kinh tế, vì vùng này có nhiều tài nguyên, lại gần nước Nhật; còn Mỹ thì lại muốn có chính phủ liên hiệp, muốn cả Campuchia, miền Nam, cũng đều liên hiệp và để cho nó nắm. Mỹ không muốn cho Trung Quốc xuống Đông Nam Á và muốn dùng tiền để giằng Việt Nam lại?
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Như tôi vừa nói, hiện nay các nước chưa ai sẵn sàng cả; Mỹ thì đang rút ra, chưa phải là lúc vào lại. Cho nên mặc dù bọn Mỹ ở bên này có kêu gào đến mấy chăng nữa, viện trợ chỉ có chiều hướng giảm, không tăng. Nguỵ thì đang xuống dốc, còn ta thì đang ở thế thắng và đanh tiến lên nhanh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nay là thời cơ thuận lợi nhất để kết thúc cuộc chiến tranh này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Nếu để chậm năm bảy năm nữa, họ mạnh lên thì sẽ phức tạp vô cùng cho ta. Từ tình hình trong nước và tình hình thế giới mà rút ra kết luận đó. Nhưng còn một vấn đề nữa là thắng như thế nào cho tốt? Để chậm, thì sẽ không tốt đã đành, còn làm, mà làm không tốt, chầy chật, cũng sẽ thêm phức tạp. Làm tốt là làm nhẹ nhàng, làm nhanh, làm gọn, làm triệt để, làm trong một vài tháng, thì có lợi hơn là dây dưa, kéo dài ngày. Có như thế mới đạt được bất ngờ để không ai kịp trở tay, chứ nếu kéo dài ra thì các nước lớn sẽ tìm cách này, cách nọ để tăng thêm lực lượng, tiền của, để đối phó với ta. Có làm được như thế không? Tôi nghĩ rằng càn thiết và nhất định sẽ làm được?
    Cần phải phân tích thêm điểm này..
    Cách mạng, cuối cùng do so sánh lực lượng quyết định. Ta phải biết đánh giá địch, ta cho đúng: hiểu được mạnh yếu giữa ta và địch như thế nào, trong từng lúc, từng nơi. Ngô Đình Diệm, nó xây dựng ấp chiến lược, đề ra thành quốc sách, hai sông, ba núi, nghe ghê lắm. Đảng ta nhận định rằng: một thế mạnh trong thế yếu chung của chúng về chính trị. Địch tập trung quần chúng lại để kìm kẹp quần chúng; còn ta thì phát động quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh với địch. Như vậy là ta ở vào thế mạnh của mình. Ta thấy rõ 1965-1966, Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam 20 vạn quân. Ta đánh giá ta mạnh, vì nó vào trong thế thua, vào trong lúc lực lượng ta đã ở trong thế bố trí đâu đấy cả rồi. Cho nên có Vạn Tường, có núi Thành, nhất là Vạn Tường: cả một sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ, gần một vạn tên, với bao nhiêu là tàu chiến, xe lội nước, máy bay, trực thăng yểm trợ, càn quét ở ngày rìa căn cứ Chu Lai, mà suốt cả một ngày ròng rã, từ sáng đến chiều, không làm gì nổi hai tiểu đoàn chủ lực của ta với lực lượng tại chỗ, lại bị thương vong nặng. Như vậy, thì nên đánh giá thế nào? Ta vẫn giữ được quyền làm chủ chiến trường và vẫn tiếp tục tiến công quân địch.
    Khi quân Mỹ lên đến 50 vạn và gần một chục vạn quân chư hầu, chưa nói đến mấy chục vạn quân nguỵ, ta lại đánh ngay vào Sài Gòn và trên 40 thị xã, thị trấn, cơ quan đầu não, kho tàng, buộc chúng phải co tất cả về để giữ căn cứ. Cho nên, nói đến mạnh yếu giữa ta và địch, là nói theo quan điểm cách mạng, đánh giá một cách tổng hợp cả thế và lực, cả quân sự và chính trị, cả khả năng và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo chủ quan trong một không gian và trong một thời gian nhất định. Không thể đem số lượng đơn vị, số lượng đồn bốt ra mà đánh giá mạnh yếu được. Ở Kế hoạch 9 vừa rồi ta 1 địch 8, ta tiến công, địch thua; ngược lại, ở Trị Thiên, ta 1 địch 2, ta phòng ngự, địch thực hiện được bình định, phân tuyến. Vì sao vậy? Ở Khu 9, các đồng chí trong ấy nắm rất vững quy luật của chiến tranh cách mạng và phong trào cách mạng, biết vận dụng nó một cách sáng tạo để tạo ra sức mạnh tổng hợp và giành thắng lợi. So sánh lực lượng giữa ta và địch, trước và sau Hiệp định Paris, có gì mới không? Đứng về logic mà nói, thì khi còn cả Mỹ, cả nguỵ mà ta cũng thắng được, có nghĩa lầt đã mạnh; thì sau khi Mỹ rút ra ta phải mạnh hơn và phải thắng lớn hơn. Mỹ cũng lo sợ như vậy. Cho nên, hoãn đi hoãn lại việc ký kết, cố kéo dài thêm thời gian, để tranh thủ đối phó với ta. Năm1973, nó giành được chủ động, rõ ràng là ta có sai lầm ở nơi này hay nơi khác. Nó cứ vận động tiến lên, mà ta thì ngồi yên một chỗ; thậm chí, có nói rút lui, thủ tiêu chiến đấu, nên nó mạnh lên mà ta thì yếu đi. Nhưng nếu ta cứ vận động tiến lên một cách thích hợp, thì không những ta cũng mạnh như trước, mà có thể nói gấp đôi, gấp ba. Đến cuối năm 1973, đầu 1974, sau khi ra phản công và tấn công kiên quyết như Nghị quyết 21 đã chỉ ra, thì địch bộc lộ rất rõ những chỗ yếu của nó: tinh thần yếu, quân cơ động yếu, dự trữ giảm, thế bị động; quân địa phương, thì mặc dù có được sự che chở của hàng vạn đồn, bốt, nhưng sức kìm kẹp đã suy yếu, không dám đi hành quân và bị quần chúng bao vây. Sự kết hợp giữa các thứ quân của chúng, giữa lực lượng kìm kẹp và lực lượng vũ trang, chỉ có thể phát huy được tỏng tình trạng yên tĩnh, nghĩa là ta không đánh; trái lại khi đã bị đánh, thì đánh một một, bị tan rã hai, ba, vì không còn có chủ lực, không còn có không quân yểm hộ che chở như trước kia. Ở đô thị, ở nông thôn, địch yếu về chính trị, về kinh tế, về văn hóa, về xã hội; yếu về mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn gay gắt với nhân dân, mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai?
    Còn ta thì sao? Ta có sức mạnh tổng hợp của lịch sử để lại, của cả nước, của một cuộc cách mạng và của thời đại đang lên. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta, truyền thống kiên trì của 10 năm chống quân Minh, truyền thống dũng mãnh của 10 ngày thần tốc đuổi quân Thanh, lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy mưu trí, dũng cảm mà chinh phục kẻ mạnh. Ngày nay, đó là sức mạnh của hai ngọn cờ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và của của cả nước: miền Bắc, miền Nam. Vị trí và điều kiện lịch sử không cho phép bất cứ một ai chia cắt đất nước, chia sẻ hoà bình; không thể có nửa nước độc lập, nửa nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Trong lúc này miền Nam phải đấu tranh giành độc lập thống nhất; miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải quyện lấy nhau. Nhờ có sức mạnh tổng hợp ấy, con người Việt Nam thông minh, yêu nước, thấm nhuần chân lý ?oKhông có gì quý hơn độc lập tự do? mới có phong cách đánh giặc riêng của mình, một người cũng mạnh, một sư đoàn cũng mạnh; một địa phương nhỏ cũng là pháo đài đánh giặc, biết căng địch ra, biết vây địch lại mà đánh. Có người nước ngoài đã nói với tôi: ?oViệt Nam đánh giặc ít chết, vì không sợ chết?, và họ cũng không hiểu vì sao, 20 năm địch đánh phá khốc liệt như vậy mà vẫn sống được, vẫn có ăn, có mặc, có nhà ở; trẻ con vẫn được học hành; tài năng, trí tuệ vẫn phát triển? Sức mạnh của ta là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, sức mạnh thường trực của thời đại đang tiến công vào dinh luỹ đế quốc chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển chung của cách mạng thế giới và cách mạng trong nước, ta đã nắm được quy luật của nó, nhờ đó mà đánh bại liền mấy tên đế quốc, kể cả tên đế quốc đầu sỏ nhất là Mỹ.
    Đường lối quân sự của ta là đường lối vận dụng sức mạnh tổng hợp đó, đường lối chiến tranh nhân dân. Trong thời đại ngày nay có hai sức mạnh: sức mạnh nguyên tử và sức mạnh chiến tranh nhân dân. Sức mạnh nguyên tử đang bị chặn lại ở thế phòng ngự của hai phe, cho nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân vượt hẳn lên và chiến thắng. Đó là sức mạnh cơ bản nhất.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Như tôi vừa nói, hiện nay các nước chưa ai sẵn sàng cả; Mỹ thì đang rút ra, chưa phải là lúc vào lại. Cho nên mặc dù bọn Mỹ ở bên này có kêu gào đến mấy chăng nữa, viện trợ chỉ có chiều hướng giảm, không tăng. Nguỵ thì đang xuống dốc, còn ta thì đang ở thế thắng và đanh tiến lên nhanh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nay là thời cơ thuận lợi nhất để kết thúc cuộc chiến tranh này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Nếu để chậm năm bảy năm nữa, họ mạnh lên thì sẽ phức tạp vô cùng cho ta. Từ tình hình trong nước và tình hình thế giới mà rút ra kết luận đó. Nhưng còn một vấn đề nữa là thắng như thế nào cho tốt? Để chậm, thì sẽ không tốt đã đành, còn làm, mà làm không tốt, chầy chật, cũng sẽ thêm phức tạp. Làm tốt là làm nhẹ nhàng, làm nhanh, làm gọn, làm triệt để, làm trong một vài tháng, thì có lợi hơn là dây dưa, kéo dài ngày. Có như thế mới đạt được bất ngờ để không ai kịp trở tay, chứ nếu kéo dài ra thì các nước lớn sẽ tìm cách này, cách nọ để tăng thêm lực lượng, tiền của, để đối phó với ta. Có làm được như thế không? Tôi nghĩ rằng càn thiết và nhất định sẽ làm được?
    Cần phải phân tích thêm điểm này..
    Cách mạng, cuối cùng do so sánh lực lượng quyết định. Ta phải biết đánh giá địch, ta cho đúng: hiểu được mạnh yếu giữa ta và địch như thế nào, trong từng lúc, từng nơi. Ngô Đình Diệm, nó xây dựng ấp chiến lược, đề ra thành quốc sách, hai sông, ba núi, nghe ghê lắm. Đảng ta nhận định rằng: một thế mạnh trong thế yếu chung của chúng về chính trị. Địch tập trung quần chúng lại để kìm kẹp quần chúng; còn ta thì phát động quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh với địch. Như vậy là ta ở vào thế mạnh của mình. Ta thấy rõ 1965-1966, Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam 20 vạn quân. Ta đánh giá ta mạnh, vì nó vào trong thế thua, vào trong lúc lực lượng ta đã ở trong thế bố trí đâu đấy cả rồi. Cho nên có Vạn Tường, có núi Thành, nhất là Vạn Tường: cả một sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ, gần một vạn tên, với bao nhiêu là tàu chiến, xe lội nước, máy bay, trực thăng yểm trợ, càn quét ở ngày rìa căn cứ Chu Lai, mà suốt cả một ngày ròng rã, từ sáng đến chiều, không làm gì nổi hai tiểu đoàn chủ lực của ta với lực lượng tại chỗ, lại bị thương vong nặng. Như vậy, thì nên đánh giá thế nào? Ta vẫn giữ được quyền làm chủ chiến trường và vẫn tiếp tục tiến công quân địch.
    Khi quân Mỹ lên đến 50 vạn và gần một chục vạn quân chư hầu, chưa nói đến mấy chục vạn quân nguỵ, ta lại đánh ngay vào Sài Gòn và trên 40 thị xã, thị trấn, cơ quan đầu não, kho tàng, buộc chúng phải co tất cả về để giữ căn cứ. Cho nên, nói đến mạnh yếu giữa ta và địch, là nói theo quan điểm cách mạng, đánh giá một cách tổng hợp cả thế và lực, cả quân sự và chính trị, cả khả năng và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo chủ quan trong một không gian và trong một thời gian nhất định. Không thể đem số lượng đơn vị, số lượng đồn bốt ra mà đánh giá mạnh yếu được. Ở Kế hoạch 9 vừa rồi ta 1 địch 8, ta tiến công, địch thua; ngược lại, ở Trị Thiên, ta 1 địch 2, ta phòng ngự, địch thực hiện được bình định, phân tuyến. Vì sao vậy? Ở Khu 9, các đồng chí trong ấy nắm rất vững quy luật của chiến tranh cách mạng và phong trào cách mạng, biết vận dụng nó một cách sáng tạo để tạo ra sức mạnh tổng hợp và giành thắng lợi. So sánh lực lượng giữa ta và địch, trước và sau Hiệp định Paris, có gì mới không? Đứng về logic mà nói, thì khi còn cả Mỹ, cả nguỵ mà ta cũng thắng được, có nghĩa lầt đã mạnh; thì sau khi Mỹ rút ra ta phải mạnh hơn và phải thắng lớn hơn. Mỹ cũng lo sợ như vậy. Cho nên, hoãn đi hoãn lại việc ký kết, cố kéo dài thêm thời gian, để tranh thủ đối phó với ta. Năm1973, nó giành được chủ động, rõ ràng là ta có sai lầm ở nơi này hay nơi khác. Nó cứ vận động tiến lên, mà ta thì ngồi yên một chỗ; thậm chí, có nói rút lui, thủ tiêu chiến đấu, nên nó mạnh lên mà ta thì yếu đi. Nhưng nếu ta cứ vận động tiến lên một cách thích hợp, thì không những ta cũng mạnh như trước, mà có thể nói gấp đôi, gấp ba. Đến cuối năm 1973, đầu 1974, sau khi ra phản công và tấn công kiên quyết như Nghị quyết 21 đã chỉ ra, thì địch bộc lộ rất rõ những chỗ yếu của nó: tinh thần yếu, quân cơ động yếu, dự trữ giảm, thế bị động; quân địa phương, thì mặc dù có được sự che chở của hàng vạn đồn, bốt, nhưng sức kìm kẹp đã suy yếu, không dám đi hành quân và bị quần chúng bao vây. Sự kết hợp giữa các thứ quân của chúng, giữa lực lượng kìm kẹp và lực lượng vũ trang, chỉ có thể phát huy được tỏng tình trạng yên tĩnh, nghĩa là ta không đánh; trái lại khi đã bị đánh, thì đánh một một, bị tan rã hai, ba, vì không còn có chủ lực, không còn có không quân yểm hộ che chở như trước kia. Ở đô thị, ở nông thôn, địch yếu về chính trị, về kinh tế, về văn hóa, về xã hội; yếu về mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn gay gắt với nhân dân, mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai?
    Còn ta thì sao? Ta có sức mạnh tổng hợp của lịch sử để lại, của cả nước, của một cuộc cách mạng và của thời đại đang lên. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta, truyền thống kiên trì của 10 năm chống quân Minh, truyền thống dũng mãnh của 10 ngày thần tốc đuổi quân Thanh, lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy mưu trí, dũng cảm mà chinh phục kẻ mạnh. Ngày nay, đó là sức mạnh của hai ngọn cờ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và của của cả nước: miền Bắc, miền Nam. Vị trí và điều kiện lịch sử không cho phép bất cứ một ai chia cắt đất nước, chia sẻ hoà bình; không thể có nửa nước độc lập, nửa nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Trong lúc này miền Nam phải đấu tranh giành độc lập thống nhất; miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải quyện lấy nhau. Nhờ có sức mạnh tổng hợp ấy, con người Việt Nam thông minh, yêu nước, thấm nhuần chân lý ?oKhông có gì quý hơn độc lập tự do? mới có phong cách đánh giặc riêng của mình, một người cũng mạnh, một sư đoàn cũng mạnh; một địa phương nhỏ cũng là pháo đài đánh giặc, biết căng địch ra, biết vây địch lại mà đánh. Có người nước ngoài đã nói với tôi: ?oViệt Nam đánh giặc ít chết, vì không sợ chết?, và họ cũng không hiểu vì sao, 20 năm địch đánh phá khốc liệt như vậy mà vẫn sống được, vẫn có ăn, có mặc, có nhà ở; trẻ con vẫn được học hành; tài năng, trí tuệ vẫn phát triển? Sức mạnh của ta là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, sức mạnh thường trực của thời đại đang tiến công vào dinh luỹ đế quốc chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển chung của cách mạng thế giới và cách mạng trong nước, ta đã nắm được quy luật của nó, nhờ đó mà đánh bại liền mấy tên đế quốc, kể cả tên đế quốc đầu sỏ nhất là Mỹ.
    Đường lối quân sự của ta là đường lối vận dụng sức mạnh tổng hợp đó, đường lối chiến tranh nhân dân. Trong thời đại ngày nay có hai sức mạnh: sức mạnh nguyên tử và sức mạnh chiến tranh nhân dân. Sức mạnh nguyên tử đang bị chặn lại ở thế phòng ngự của hai phe, cho nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân vượt hẳn lên và chiến thắng. Đó là sức mạnh cơ bản nhất.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân là gì? Chiến lược tổng hợp là gì? Nội dung nó đề cập đến nhiều vấn đề:
    Quy luật chiến tranh cách mạng ở miền Nam là nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đi đến tổng tiến công và nổi dậy để đánh bại quân thù; hay nói một cách khác: làm chủ để tiêu diệt, tiêu diệt để làm chủ. Đó là quá trình đấu tranh chính trị và quân sự, quân sự và chính trị (chính trị bao gồm cả binh vận và ngoại giao, khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách mạng, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của lịch sử Việt Nam, đặc biệt từ Lê Lợi đến Quang Trung, chiến tranh đều diễn biến ra trên hình thái đó.
    Ngày nay, để thực hiện đầy đủ quy luật đó, phải nắm vững ba vùng chiến lược, quan hệ trong từng thời gian của ba vùng chiến lược, phải có phương thức đấu tranh chính trị, quân sự thích hợp cho mỗi vùng theo sự phát triển của phong trào và so sánh lực lượng ở từng vùng, từng lúc; phải nắm vững hơn nữa vai trò của quần chúng, của ba thứ qua, vai trò của Đảng lãnh đạo. Nói là quân sự, chính trị song song, nhưng cũng có lúc thì chính trị đi đầu, có lúc quân sự đi đầu. Đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong từng thời gian và ở từng vùng để có phương hướng đúng đắn trong việc xây dựng, phát triển lực lượng, cũng như trong việc phối hợp hoạt động các mặt. Nhờ nắm được quy luật chiến tranh và biết phát huy sức mạnh tổng hợp đó, biết chủ động tấn công đúng lúc, biết thắng từng mức, nên Mỹ vào hơn nửa triệu quân mà ta vẫn thắng, nên mới có thắng lợi như ngày nay.
    Cuộc chiến tranh này, vừa mang tính chất nội chiến, vừa mang tính chất chống xâm lược. Đây là một cuộc chiến tranh quyết liệt, giữa dan tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ; đồng thời là một cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam với tập đoàn thống trị, tư sản mại bản, quan liệu, quân phiệt, để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là phải lật đổ chính quyền đầu não của giai cấp thống trị ở trung tâm sào huyệt của chúng là Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn đất nước, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Đánh ngoại xâm và đánh kẻ thù trong nước có khác. Đánh Pháp trước kia, ta thắng ở Điện Biên Phủ, là nó thua; nhưng đánh nguỵ ngày nay, trong một cuộc chiến tranh mang cả tính chất như thế này, không diệt được đầu não của nó, nó không thua đâu. Cứ xem tình hình Trung Quốc và Đài Loan thì rõ. Cho nên muốn giành thắng lợi triệt để, nhất thiết phải dánh sụp đầu não của nguỵ quân nguỵ quyền ở trung tâm sào huyệt của chúng là đô thị.
    Ta quyết tâm, trong hai năm, 1975-1976, động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền Nam Bắc, đưa cuộc cách mạng của ta lên bước phát triển mới, cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân,giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
    Nghị quyết 21 có nói đến hai khả năng. Đó là phương pháp để đạt được một mục đích, một quyết tâm, là giải phóng miền Nam. Lúc bấy giờ, chúng ta dự kiến, nếu chúng thi hành Hiệp định, thì chúng ta nắm lấy đó tiến lên. Nhưng từ khi Hiệp định được ký kết, ở miền Nam chiến tranh vẫn tiếp diễn, gay gắt và đang diễn biến phức tạp. Ta lại càng phải nắm sức mạnh quân sự, chiến tranh mà đẩy mạnh chiến tranh đến bước có lợi nhất cho ta. Mười tám tháng nay đã chứng kiến sức mạnh tiến công và khả năng chiến thắng của ta.
    Tôi nhắc lại nhé: Phương hướng giành thắng lợi là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Phải làm cho thật nhanh, một vài tháng xong, là lý tưởng nhất. Muốn tiến tới tổng khởi nghĩa nhất định phải làm cho địch thất bại về quân sự, làm cho địch không còn sử dụng được công cụ bạo lực của chúng. Kinh nghiệm lịch sử từ Cách mạng Nga đến Cách mạng tháng Tám ở ta, cách mạng Trung Quốc, cách mạng Cu Ba đều chứng tỏ điều đó. Ở miền Nam muốn tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh không có một cuộc chiến tranh thế giới, làm thất bại lực lượng quân sự của địch như Cách mạng tháng Mười, cách mạng tháng Tám, thì chủ yếu phải do lực lượng quân sự của nhân dân tạo nên. Vì vậy, trong khi đẩy mạnh đấu tranh chính trị trong nhân dân, vấn đề quân sự trở thành mặt đấu tranh chủ yếu giữa ta và địch. Không có sự thất bại của địch về quân sự, thì tổng khởi nghĩa không thể thành công được.
    Muốn làm được như vậy, thì sắp đến, một mặt mở toang đồng bằng, mở thông rừng núi, nối liền Trung ương với địa phương, mở vùng ven, xây dựng cơ sở ở đô thị; mặt khác, phải làm suy yếu lực lượng địch, phải làm cho cả thế và lực của ta hơn hẳn địch. Chủ lực của ta phải hết sức cơ động, phải thực sự là những quả đấm thép. Phải có cán bộ tốt, có trình độ kỹ thuật chiến thuật cao, có trình độ chính trị vững và cũng phải có sức khỏe nữa. Phải hết sức coi trọng công tác huấn luyện, bổ sung quân số, trang bị. Những việc đó chắc các đồng chí đang làm.
    Trung tướng Lê Trọng Tấn trả lời:
    -Chủ lực thì khá, gần đây có nhiều tiến bộ; nhất là chủ lực của Bộ. Chúng tôi cũng đã có những chỉ thị kiên quyết cho các nơi để nâng quân số của tiểu đoàn lên 450-500. Nhưng chủ lực của các quân khu trong miền Nam thì quân số hãy còn thấp, đặc biệt là ở miền Đông Nam Bộ, mỗi tiểu đoàn mới được trên vài trăm một ít mà cũng chưa được bổ sung, một phần vì phải đưa xuống đồng bằng cho Khu 8, Khu 9 trước, vì đường sá xa xôi quá; một phần, vis vừa qua tác chiến có bị tiêu hao. Về mặt huấn luyện, đến nay cũng có thể nói là ta đã có khả năng diệt cụm cứ điểm cấp trung đoàn của địch trong công sự vững chắc. Nhưng cũng chưa được đều tay. Điều đáng lo là, các đơn vị địa phương thì còn quá xộc xệch, trừ Khu 8, Khu 9 có được bổ sung một ít, số còn lại, thì mỗi tiểu đoàn chưa đầy 200 quân. Công tác tuyển người địa phương rất khó khăn. Có bao nhiêu thanh niên trong vùng bị chiếm, địch bắt đi quan dịch cả; còn ở vùng ta thì thanh niên cũng ít, và họ cũng đã nhập ngũ cả rồi.
    Anh Ba nói:
    -Chủ lực ta phải hết sức cơ động. Yêu cầu cơ động một quân đoàn từ Bắc vào Nam, chỉ trong vòng một tháng, có làm được không?
    Đồng chí thượng tá, Võ Quang Hồ trả lời:
    -Với số xe cộ, phương tiện và tổ chức như hiện nay, một sư đoàn đi từ Bắc vào Nam mất 20 ngày, kể từ lúc đơn vị đi đầu xuất phát đến lúc tập kết xong đơn vị cuối cùng.
    -Chậm quá! Các đồng chí cần nghiên cứu xem có cách gì đi nhanh hơn nữa không? Càng cơ động nhanh, càng tăng thêm sức mạnh. Chủ lực ta, một khi đã tung ra, là phải giải quyết được chiến trường. Cần xúc tiến sớm việc xây dựng cho miền Nam vài quân đoàn nữa.
    Thượng tướng Hoàng Văn Thái đáp:
    Ngoài Quân đoàn 1 ở ngoài này ra, còn có Quân đoàn 2 hiện đang đóng ở Trị Thiên, mới xây dựng hôm tháng 5 vừa rồi. Bộ Chính trị cũng đã có quyết định cho xây dựng Quân đoàn 4 ở miền Đông, Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thì cũng đầu năm 1975 sau đợt mùa xuân mới hình thành. Gọi là xây dựng, chứ thật ra thì từ các Bộ tư lệnh đến các đơn vị bộ binh, binh chủng bảo đảm, đến các cơ quan đều có sẵn đầy đủ cả rồi. Bây giờ, chỉ ghép lại là hình thành và tác chiến được ngay.
    Anh Ba hỏi:
    -Các đồng chí quan niệm vấn đề đánh tiêu diệt ngày nay như thế nào?
    -Từ trước đến nay, chúng ta định nghĩ đánh tiêu diệt một đơn vị thì phải diệt cho được 70% lực lượng của đơn vị đó và phải diệt cho được ban chỉ huy để chúng không khôi phục lại được đơn vị như cũ, hoặc có khôi phục lại, cũng phải mất một thời gian khá lâu. Chính vì vậy, mà anh em dưới các sư đoàn, quân đoàn rất lo lắng và cũng có thắc mắc. Diệt đơn vị thì được, quy định 70% chứ hơn nữa cũng có khả năng; nhưng diệt cho được ban chỉ huy thì rất khó, vì bọn này thường nằm ở phía sau rất xa. Muốn diệt được bộ chỉ huy sư đoàn chẳng hạn, thì phải giải quyết được thị xã, thị trấn, hay là các căn cứ lớn của chúng. Vì vậy, chúng tôi thấy cũng cần xem lại, nhất là trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, có nhất thiết phải như thế không?
    -Đúng, đúng! Ta phải đặt vấn đề đánh tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực nguỵ, vì đây là chỗ dựa chính của nguỵ quân nguỵ quyền, có tiêu diệt lớn thì mới có sự thôi động mạnh, và đến một lúc nào đó, tuy số ta diệt được ít, nhưng nó sẽ tan ra nhiều, tan rã về tinh thần, về tổ chứ, tan rã trong dân. Không phải chỉ binh sĩ mà thôi, chỉ huy cũng chạy, mà chạy còn xa hơn, nhanh hơn lính là đằng khác. Như vậy, thì có xem như là đã tiêu diệt được đơn vị đó không? Đánh tan rã như vậy, để tạo điều kiện tiêu diệt những đơn vị địch lớn hơn. Thực ra, ta cũng chưa đánh giá hết chỗ yếu của địch. Các đồng chí thử xem, đến lúc nào đó, ta dùng mấy quân đoàn, diệt cho được mấy sư đoàn như: sư đoàn 5, sư đoàn 18, sư đoàn 25, rồi chớp nhoáng thọc vào Sài Gòn, địch không kịp trở tay. Có được không? Tôi nghĩ rằng, ta có khả năng và cũng có lúc, cần thiết phải làm như vậy. Bộ Tổng tham mưu cần nghiên cứu trước những khu vực đánh lớn, tập trung vài quân đoàn chứ không nên phân tán. Khi ta làm mạnh, ta làm nhanh, hợp với tình hình thế giới hơn, nếu không sẽ phức tạp.
    Cũng cần đánh để khai thông các hành lang. Hôm trước trao đổi ý kiến, các anh Văn Tiến Dũng và Đinh Đức Thiện, đều có ý kiến như thế và tôi cũng tán thành. Phải có hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông, hành lang xuống đồng bằng sông Cửu Long. Có được hành lang bảo đảm chi viện vững chắc, thì đồng bằng mới mạnh lên được, phong trào mới vững. Hiện nay các lực lượng địa phương của ta còn yếu hơn địch, pải nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Theo tôi, nên lấy ngay 5.000, 6.000 quân bổ sung, tổ chức thành mười tiểu đoàn hoàn chỉnh, huấn luyện cho thật tốt, đưa ngay vào tăng cường gấp cho đồng bằng sông Cửu Long. Các quân khu trong đó cũng phải có kế hoạch sử dụng cho tốt, phối hợp với lực lượng tại chỗ, mở những chiến dịch tổng hợp nhỏ trong từng khu vực, giải phóng từng vùng nhỏ, rồi liên hoàn lại với nhau. Làm như vậy mới kịp thực hiện chủ trương; mở toang đồng bằng, chứ để cho các địa phương tự tuyển lấy thanh niên xây dựng lên thì chậm lắm. Ở ngoài này, ta có điều kiện tốt để xây dựng, tại sao ta không làm? Ta phải hoạt động tích cực hơn nữa, phải liên tục hơn nữa, làm cho lực lượng kìm kẹp của địch ở địa phương suy yếu nhanh chóng, mất hẳn tác dụng. Các tiểu đoàn hoàn chỉnh này cũng phải được trang bị khá mạnh để có khả năng bẻ gãy các cuộc càn quét an ninh, giải toả của địch, để cho chủ lực của ta hoàn toàn cơ động, thì mới có điều kiện tiêu diệt nhiều chủ lực địch, làm chủ chiến trường.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân là gì? Chiến lược tổng hợp là gì? Nội dung nó đề cập đến nhiều vấn đề:
    Quy luật chiến tranh cách mạng ở miền Nam là nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đi đến tổng tiến công và nổi dậy để đánh bại quân thù; hay nói một cách khác: làm chủ để tiêu diệt, tiêu diệt để làm chủ. Đó là quá trình đấu tranh chính trị và quân sự, quân sự và chính trị (chính trị bao gồm cả binh vận và ngoại giao, khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách mạng, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của lịch sử Việt Nam, đặc biệt từ Lê Lợi đến Quang Trung, chiến tranh đều diễn biến ra trên hình thái đó.
    Ngày nay, để thực hiện đầy đủ quy luật đó, phải nắm vững ba vùng chiến lược, quan hệ trong từng thời gian của ba vùng chiến lược, phải có phương thức đấu tranh chính trị, quân sự thích hợp cho mỗi vùng theo sự phát triển của phong trào và so sánh lực lượng ở từng vùng, từng lúc; phải nắm vững hơn nữa vai trò của quần chúng, của ba thứ qua, vai trò của Đảng lãnh đạo. Nói là quân sự, chính trị song song, nhưng cũng có lúc thì chính trị đi đầu, có lúc quân sự đi đầu. Đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong từng thời gian và ở từng vùng để có phương hướng đúng đắn trong việc xây dựng, phát triển lực lượng, cũng như trong việc phối hợp hoạt động các mặt. Nhờ nắm được quy luật chiến tranh và biết phát huy sức mạnh tổng hợp đó, biết chủ động tấn công đúng lúc, biết thắng từng mức, nên Mỹ vào hơn nửa triệu quân mà ta vẫn thắng, nên mới có thắng lợi như ngày nay.
    Cuộc chiến tranh này, vừa mang tính chất nội chiến, vừa mang tính chất chống xâm lược. Đây là một cuộc chiến tranh quyết liệt, giữa dan tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ; đồng thời là một cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam với tập đoàn thống trị, tư sản mại bản, quan liệu, quân phiệt, để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là phải lật đổ chính quyền đầu não của giai cấp thống trị ở trung tâm sào huyệt của chúng là Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn đất nước, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Đánh ngoại xâm và đánh kẻ thù trong nước có khác. Đánh Pháp trước kia, ta thắng ở Điện Biên Phủ, là nó thua; nhưng đánh nguỵ ngày nay, trong một cuộc chiến tranh mang cả tính chất như thế này, không diệt được đầu não của nó, nó không thua đâu. Cứ xem tình hình Trung Quốc và Đài Loan thì rõ. Cho nên muốn giành thắng lợi triệt để, nhất thiết phải dánh sụp đầu não của nguỵ quân nguỵ quyền ở trung tâm sào huyệt của chúng là đô thị.
    Ta quyết tâm, trong hai năm, 1975-1976, động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền Nam Bắc, đưa cuộc cách mạng của ta lên bước phát triển mới, cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân,giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
    Nghị quyết 21 có nói đến hai khả năng. Đó là phương pháp để đạt được một mục đích, một quyết tâm, là giải phóng miền Nam. Lúc bấy giờ, chúng ta dự kiến, nếu chúng thi hành Hiệp định, thì chúng ta nắm lấy đó tiến lên. Nhưng từ khi Hiệp định được ký kết, ở miền Nam chiến tranh vẫn tiếp diễn, gay gắt và đang diễn biến phức tạp. Ta lại càng phải nắm sức mạnh quân sự, chiến tranh mà đẩy mạnh chiến tranh đến bước có lợi nhất cho ta. Mười tám tháng nay đã chứng kiến sức mạnh tiến công và khả năng chiến thắng của ta.
    Tôi nhắc lại nhé: Phương hướng giành thắng lợi là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Phải làm cho thật nhanh, một vài tháng xong, là lý tưởng nhất. Muốn tiến tới tổng khởi nghĩa nhất định phải làm cho địch thất bại về quân sự, làm cho địch không còn sử dụng được công cụ bạo lực của chúng. Kinh nghiệm lịch sử từ Cách mạng Nga đến Cách mạng tháng Tám ở ta, cách mạng Trung Quốc, cách mạng Cu Ba đều chứng tỏ điều đó. Ở miền Nam muốn tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh không có một cuộc chiến tranh thế giới, làm thất bại lực lượng quân sự của địch như Cách mạng tháng Mười, cách mạng tháng Tám, thì chủ yếu phải do lực lượng quân sự của nhân dân tạo nên. Vì vậy, trong khi đẩy mạnh đấu tranh chính trị trong nhân dân, vấn đề quân sự trở thành mặt đấu tranh chủ yếu giữa ta và địch. Không có sự thất bại của địch về quân sự, thì tổng khởi nghĩa không thể thành công được.
    Muốn làm được như vậy, thì sắp đến, một mặt mở toang đồng bằng, mở thông rừng núi, nối liền Trung ương với địa phương, mở vùng ven, xây dựng cơ sở ở đô thị; mặt khác, phải làm suy yếu lực lượng địch, phải làm cho cả thế và lực của ta hơn hẳn địch. Chủ lực của ta phải hết sức cơ động, phải thực sự là những quả đấm thép. Phải có cán bộ tốt, có trình độ kỹ thuật chiến thuật cao, có trình độ chính trị vững và cũng phải có sức khỏe nữa. Phải hết sức coi trọng công tác huấn luyện, bổ sung quân số, trang bị. Những việc đó chắc các đồng chí đang làm.
    Trung tướng Lê Trọng Tấn trả lời:
    -Chủ lực thì khá, gần đây có nhiều tiến bộ; nhất là chủ lực của Bộ. Chúng tôi cũng đã có những chỉ thị kiên quyết cho các nơi để nâng quân số của tiểu đoàn lên 450-500. Nhưng chủ lực của các quân khu trong miền Nam thì quân số hãy còn thấp, đặc biệt là ở miền Đông Nam Bộ, mỗi tiểu đoàn mới được trên vài trăm một ít mà cũng chưa được bổ sung, một phần vì phải đưa xuống đồng bằng cho Khu 8, Khu 9 trước, vì đường sá xa xôi quá; một phần, vis vừa qua tác chiến có bị tiêu hao. Về mặt huấn luyện, đến nay cũng có thể nói là ta đã có khả năng diệt cụm cứ điểm cấp trung đoàn của địch trong công sự vững chắc. Nhưng cũng chưa được đều tay. Điều đáng lo là, các đơn vị địa phương thì còn quá xộc xệch, trừ Khu 8, Khu 9 có được bổ sung một ít, số còn lại, thì mỗi tiểu đoàn chưa đầy 200 quân. Công tác tuyển người địa phương rất khó khăn. Có bao nhiêu thanh niên trong vùng bị chiếm, địch bắt đi quan dịch cả; còn ở vùng ta thì thanh niên cũng ít, và họ cũng đã nhập ngũ cả rồi.
    Anh Ba nói:
    -Chủ lực ta phải hết sức cơ động. Yêu cầu cơ động một quân đoàn từ Bắc vào Nam, chỉ trong vòng một tháng, có làm được không?
    Đồng chí thượng tá, Võ Quang Hồ trả lời:
    -Với số xe cộ, phương tiện và tổ chức như hiện nay, một sư đoàn đi từ Bắc vào Nam mất 20 ngày, kể từ lúc đơn vị đi đầu xuất phát đến lúc tập kết xong đơn vị cuối cùng.
    -Chậm quá! Các đồng chí cần nghiên cứu xem có cách gì đi nhanh hơn nữa không? Càng cơ động nhanh, càng tăng thêm sức mạnh. Chủ lực ta, một khi đã tung ra, là phải giải quyết được chiến trường. Cần xúc tiến sớm việc xây dựng cho miền Nam vài quân đoàn nữa.
    Thượng tướng Hoàng Văn Thái đáp:
    Ngoài Quân đoàn 1 ở ngoài này ra, còn có Quân đoàn 2 hiện đang đóng ở Trị Thiên, mới xây dựng hôm tháng 5 vừa rồi. Bộ Chính trị cũng đã có quyết định cho xây dựng Quân đoàn 4 ở miền Đông, Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thì cũng đầu năm 1975 sau đợt mùa xuân mới hình thành. Gọi là xây dựng, chứ thật ra thì từ các Bộ tư lệnh đến các đơn vị bộ binh, binh chủng bảo đảm, đến các cơ quan đều có sẵn đầy đủ cả rồi. Bây giờ, chỉ ghép lại là hình thành và tác chiến được ngay.
    Anh Ba hỏi:
    -Các đồng chí quan niệm vấn đề đánh tiêu diệt ngày nay như thế nào?
    -Từ trước đến nay, chúng ta định nghĩ đánh tiêu diệt một đơn vị thì phải diệt cho được 70% lực lượng của đơn vị đó và phải diệt cho được ban chỉ huy để chúng không khôi phục lại được đơn vị như cũ, hoặc có khôi phục lại, cũng phải mất một thời gian khá lâu. Chính vì vậy, mà anh em dưới các sư đoàn, quân đoàn rất lo lắng và cũng có thắc mắc. Diệt đơn vị thì được, quy định 70% chứ hơn nữa cũng có khả năng; nhưng diệt cho được ban chỉ huy thì rất khó, vì bọn này thường nằm ở phía sau rất xa. Muốn diệt được bộ chỉ huy sư đoàn chẳng hạn, thì phải giải quyết được thị xã, thị trấn, hay là các căn cứ lớn của chúng. Vì vậy, chúng tôi thấy cũng cần xem lại, nhất là trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, có nhất thiết phải như thế không?
    -Đúng, đúng! Ta phải đặt vấn đề đánh tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực nguỵ, vì đây là chỗ dựa chính của nguỵ quân nguỵ quyền, có tiêu diệt lớn thì mới có sự thôi động mạnh, và đến một lúc nào đó, tuy số ta diệt được ít, nhưng nó sẽ tan ra nhiều, tan rã về tinh thần, về tổ chứ, tan rã trong dân. Không phải chỉ binh sĩ mà thôi, chỉ huy cũng chạy, mà chạy còn xa hơn, nhanh hơn lính là đằng khác. Như vậy, thì có xem như là đã tiêu diệt được đơn vị đó không? Đánh tan rã như vậy, để tạo điều kiện tiêu diệt những đơn vị địch lớn hơn. Thực ra, ta cũng chưa đánh giá hết chỗ yếu của địch. Các đồng chí thử xem, đến lúc nào đó, ta dùng mấy quân đoàn, diệt cho được mấy sư đoàn như: sư đoàn 5, sư đoàn 18, sư đoàn 25, rồi chớp nhoáng thọc vào Sài Gòn, địch không kịp trở tay. Có được không? Tôi nghĩ rằng, ta có khả năng và cũng có lúc, cần thiết phải làm như vậy. Bộ Tổng tham mưu cần nghiên cứu trước những khu vực đánh lớn, tập trung vài quân đoàn chứ không nên phân tán. Khi ta làm mạnh, ta làm nhanh, hợp với tình hình thế giới hơn, nếu không sẽ phức tạp.
    Cũng cần đánh để khai thông các hành lang. Hôm trước trao đổi ý kiến, các anh Văn Tiến Dũng và Đinh Đức Thiện, đều có ý kiến như thế và tôi cũng tán thành. Phải có hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông, hành lang xuống đồng bằng sông Cửu Long. Có được hành lang bảo đảm chi viện vững chắc, thì đồng bằng mới mạnh lên được, phong trào mới vững. Hiện nay các lực lượng địa phương của ta còn yếu hơn địch, pải nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Theo tôi, nên lấy ngay 5.000, 6.000 quân bổ sung, tổ chức thành mười tiểu đoàn hoàn chỉnh, huấn luyện cho thật tốt, đưa ngay vào tăng cường gấp cho đồng bằng sông Cửu Long. Các quân khu trong đó cũng phải có kế hoạch sử dụng cho tốt, phối hợp với lực lượng tại chỗ, mở những chiến dịch tổng hợp nhỏ trong từng khu vực, giải phóng từng vùng nhỏ, rồi liên hoàn lại với nhau. Làm như vậy mới kịp thực hiện chủ trương; mở toang đồng bằng, chứ để cho các địa phương tự tuyển lấy thanh niên xây dựng lên thì chậm lắm. Ở ngoài này, ta có điều kiện tốt để xây dựng, tại sao ta không làm? Ta phải hoạt động tích cực hơn nữa, phải liên tục hơn nữa, làm cho lực lượng kìm kẹp của địch ở địa phương suy yếu nhanh chóng, mất hẳn tác dụng. Các tiểu đoàn hoàn chỉnh này cũng phải được trang bị khá mạnh để có khả năng bẻ gãy các cuộc càn quét an ninh, giải toả của địch, để cho chủ lực của ta hoàn toàn cơ động, thì mới có điều kiện tiêu diệt nhiều chủ lực địch, làm chủ chiến trường.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bây giờ tôi nói thêm vài ý kiến về vấn đề đô thị về mặt quân sự. Ở ven đô, phải có những đội đặc công thật mạnh, thật tinh nhuệ, tổ chứ thành đơn vị tiểu đoàn, trung đoàn đứng vững chắc trên các địa bàn. Việc này, các anh trong ấy đang làm và theo báo cáo của các thành uỷ, thì kết quả rất tốt. Đây không phải như người ta đoán là: lấy nông thôn bao vây thành thị. Theo quan điểm của ta, thành thị không phải chỉ có đầu sỏ Mỹ, nguỵ, tư sản mại bản, mà còn có cả một lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo bao gồm công nhân, dân nghèo thành thị, học sinh, sinh viên, phụ nữ, trí thức cách mạng v.v? Tại sao lại nói bao vây họ? Nói như vậy là vô nghĩa. Song song với việc xây dựng lực lượng, xây dựng các bàn đạp ở ngoại ô, phải tạo ra và nắm lấy các lõm giải phóng ở trong các phường, các khóm trong nội thành, phát triển các đội biệt động trong nội thành. Những việc này ta đã làm từ năm 1968, nay phải làm rộng rãi hơn, mạnh hơn, nhiều hơn. Như thế là trong và ngoài, tạo ra được thế liên hoàn hỗ trợ nhau và mới có thể phát huy được sức mạnh của ba thứ quân sau này.
    Cũng có người lo rằng, năm 1975, phong trào chính trị ở thành phố cũng sẽ không làm được gì. Nghĩ như thế là sai. Địch yếu, còn do mâu thuẫn nội bộ, yếu về chính trị, yếu cả về kinh tế. Thời Ngô Đình Diệm, nó đưa lực lượng từ miền Bắc vào, tiếp đó thì Mỹ vào, cho nên Sài Gòn nó mạnh. Bây giờ, Sài Gòn lại là nơi yếu nhất. Ở đấy, đã có lực lượng của ba thứ quân mà trước đây ta chưa hề có; lại có cả ba thành phần. Trước đây, có ai giành quyền nổi với Diệm đâu? Ở Sài Gòn cũng như ở các đô thị lớn ở miền Nam, có khả năng tình hình sẽ phát triển một cách đội biến khi có thời cơ, hoặc là do thắng lợi của những cuộc phản công của quân đội cách mạng đưa lại; hoặc là do chính phong trào cách mạng ở đó phát sinh ra do lợi dụng được mâu thuẫn trong bội bộ địch. Trong cách mạng, luôn luôn có những bước phát triển nhảy vọt. Lê-nin nói: ?oMột ngày bằng 20 năm? là nói về chính trị. Trường hợp Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi năm 1945, hay Ngô Đình Diệm bị lật đổ 1963, hay nhân dân Đà Nẵng làm chủ thành phố này trong 76 ngày năm 1966, đã chứng minh điều đó. Tôi e rằng rồi đây phong trào chính trị lên mà quân sự lại không theo kịp. Năm 1971-72, Thiệu còn mạnh mà ta đã thắng được như thế, thì năm 1975, nếu biết làm, tình hình sẽ khác đi nhiều?
    Tôi nhắc lại nhé! Ta cần nhận định đầy đủ hơn nữa vị trí cực kỳ quan trọng của thành thị, và đấu tranh chính trị ở thành thị, trong việc đánh bại chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ trong giai đoạn mới, để có sự chỉ đạo hết sức linh hoạt, chủ động và kịp thời khi có những động thái mới của tình hình. Làm công tác đô thị, phải biết kết hợp cho tốt giữa bí mật và công khai. Bí mật là chính, là cơ bản, nhưng công khai là quan trọng. Bí mật là tồn tại của Đảng, còn càng công khai bao nhiêu càng mạnh bấy nhiêu. Vừa rồi, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về đô thị. Rồi đây, Quân uỷ Trung ương và Quân uỷ Miền sẽ thảo luận nghị quyết này. Nhất định năm 1975 phải làm cho phong trào đô thị mạnh lên gắn liền với phong trào nông thôn thúc đẩy, hỗ trợ tiến lên.
    Như tôi đã nói hôm qua, do tính chất của cuộc chiến tranh, đô thị là nơi quyết định. Nó thua ở đâu, chứ nếu không dứt điểm được Sài Gòn thì chiến tranh sẽ còn tiếp tục. Cho nên nhất định Sài Gòn phải chuyển mạnh, nếu không thì mất thời cơ, phải chủ động gây phong trào, chứ không phải ngồi chờ cho phong trào nổi lên. Khi ta đánh mạnh thì phong trào đô thị sẽ khác ngay. Phải có người dám làm, vào hẳn trong thành phố. Không xông vào thì xa rời quần chúng, xa phong trào. Phải xông vào mà nắm lấy chỗ yếu nhất của địch, để kịp thời và có biện pháp cụ thể lợi dụng, khoét sâu thêm.
    Anh Ba dừng lại hồi lâu. Phải chăng anh nhớ lại 20 năm về trước, khi hoà bình mới lập lại trên nửa đất nước, vâng theo lời Đảng, theo chỉ thị Bác, Anh đã ở lại miền Nam sống giữa lòng đồng bào. Khi thì náu mình giữa rừng đước U Minh, Năm Căn, nơi tận cùng của đất nước, khi thì sống đàng hoàng gần như công khai trong các xóm lao động giữa các đô thị lớn như Sài Gòn, Đà Lạt. Đã nhiều lần, Anh bộc lộ tâm tình với anh em cán bộ: Nhiều đêm anh đã khóc, vì đoán biết thế nào đồng bào miền Nam cũng phải trải qua một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ, sẽ phải chịu không biết bao nỗi hy sinh, tù đày, chết chóc. Kết quả của những năm dài sống giữa nanh vuốt quân thù, Anh đã cùng Đảng tìm được đường lối đấu tranh cách mạng nhất, khoa học nhất, thích hợp nhất và đúng đắn nhất.
    Đột nhiên Anh hỏi:
    -Đánh vào Sài Gòn thế nào? Tất nhiên là phải chuẩn bị cho thật kỹ về quân sự. Các anh phải làm cho thật tốt. Tôi chỉ nói đến một khía cạnh thôi. Đây là một thành phố có gần 4 triệu dân, có 10 vạn cảnh sát, ghê gớm lắm. Nhưng không phải chỉ đem lực lượng quân sự giữa hai bên ra mà so sánh, mà phải lấy lực lượng của quần chúng. Lực lượng này thì tiềm tàng, bây giờ ta phải ra sức phát triển, nhưng sức mạnh của nó thì không có ai có thể lường hết được. Nó còn mạnh gấp năm, gấp mười lần sức mạnh quân sự. Đến một lúc nào đó, tình thế xoay chuyển, thì chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng này có thể làm tê liệt tất cả: nhà máy sẽ không còn là pháo đài, lô cốt của địch mà sẽ trở thành những ổ đề kháng, nơi tập trung lực lượng của giai cấp công nhân, đường phố sẽ không còn là phòng tuyến của địch mà trở thành những chiến luỹ gang thép, thiên la địa võng của ta để bao vây địch, tiêu diệt quân thù. Mà cũng chẳng phải chỉ có Sài Gòn mới làm được như thế đâu. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, nơi nào cũng làm được như thế cả.
    Về vấn đè hậu phương, Stalin đã từng nói: ?oHậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định mọi thắng lợi?. Câu nói đó rất đúng và rất phù hợp với cuộc chiến tranh của ta hiện nay. Miền Bắc là chỗ dựa vững chắc, là hậu phương của cách mạng miền Nam. Nó còn có nhiệm vụ rất nặng nề đối với cách mạng Lào, Campuchia. Vì vậy, từ trước đến nay chúng ta đặt vấn đề xây dựng và bảo vệ miền Bắc thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng. Trước đây có người góp ý với ta, nên kéo địch ra miền Bắc mà đánh, vì ở đây, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về mọi mặt bảo đảm; còn địch sẽ khó khăn nhiều. Ta không nghe. Trái lại ta chủ trương hạn chế chiến tranh ở miền Nam và thắng địch ở miền Nam, không cho chiến tranh lan ra miền Bắc. Đây là nói về một cuộc chiến tranh thông thường, bằng bộ binh; còn việc Mỹ dùng máy bay, tàu chiến, tiến hành chiến tranh phá hoại như vừa qua, thì là một vấn đề khác. Bao giờ cũng vậy, ta phải độc lập, tự chủ. Hôm nay bao nhiêu nhỉ?
    -Ngày 22 tháng 7.
    -Thì giờ đi nhanh quá. Những ý kiến phát biểu hôm nay, thực ra, trong Bộ Chính trị, chúng tôi cũng đã có trao đổi qua rồi. Tuy vậy, các anh về báo cáo lại với anh Văn, anh Dũng để trao đổi thêm về chủ trương, phương hướng làm kế hoạch cho năm 1975. Cố gắng chuẩn bị cho tốt, để khoảng tháng 10 Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương có thể họp được. Quay sang đồng chí Võ Quang Hồ anh tiếp: có ghi được đầy đủ những ý kiến tôi phát biểu không? Viết cho gọn rồi đưa tôi xem lại. Đây cũng là một phần nội dung của cuộc họp sắp đến đấy.

Chia sẻ trang này