1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 17 tháng 3, Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Quân khu và Quân đoàn cụ thể thêm: ?oPhải táo bạo đưa lực lượng vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài, thọc xuống cắt đứt đường số 1, đánh chiếm Phú Lộc, chuẩn bị hoả lực đánh vào Huế và đôn đốc đánh sớm hơn dự kiến?? (Điện số 517, ngày 17 tháng 3).
    Thường vụ Khu uỷ và Thường vụ Đảng uỷ mặt trận lại họp và nhận định: thời cơ thuận lợi mới đã xuất hiện, nên đã hạ quyết tâm, khẩn trương, mạnh bạo tiến công, dùng lực lượng tại chỗ đánh mạnh vào phòng tuyến địch, kết hợp với thọc sâu, chia cắt, phá thế co cụm, giành thắng lợi lớn ở đồng bằng, tiến tới bao vây, cô lập Huế.
    Thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh cnói trên, trong ngày hôm ấy Bộ tư lệnh Quân khu dùng toàn bộ lực lượng của tỉnh Quảng Trị đang từ trong thế phòng ngự phía bắc, chuyển sang tiến công trên hai hướng: hướng đông, từ Thành Hội theo trục đường 86; hướng tây từ Tích Tường, Như Lệ, theo đường 1, tiến vào. Các lực lượng đã rút lên vùng giáp ranh để củng cố, phải lập tức quay trở lại đồng bằng, đánh địch, phát động quần chúng nổi dậy. Phía bắc Huế, trung đoàn 4 bộ binh, thọc ra cắt đường quốc lộ 1, hướng nam Huế thì bỏ khu vực đường 14 và các cao điểm đang giành đi giật lại với địch, mà chuyển xuống cắt giao thông ở khu vực Lương Điền, Đá Bạc.
    Cũng trong ngày 17 này, về phía địch, Trưởng ngậm đắng nuốt cay tiễn chân lữ đoàn dù về Nam và triển khai lại lực lượng. Lần thứ hai trong vòng hai tuần lễ, lại một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ nữa phải rút khỏi phòng tuyến phía bắc Huế, để co về khu vực đồi núi đèo Hải Vân nhằm tăng cường cho tuyến phòng thủ Đà Nẵng, vì giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng, thì Huế là đầu mà Đà Nẵng là đấy. Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ cuối cùng còn lại trên đất Quảng Trị, chỉ còn làm nhiệm vụ của một tấm lá chắn bảo vệ cho sư đoàn 1, các lực lượng vũ trang khác và nhân dân Huế, trường hợp phải rút lui, tức là thực hiện giai đoạn hai trong kế hoạch chiến lược của Trưởng.
    3 giờ sáng ngày 19 tháng 3 cờ Mặt trận đã cắm trên Thành cổ Quảng Trị, và đến 15 giờ hôm áy, pháo lớn đã bắt đầu giội bão lửa xuống khu vực Tây Lộc, Mang Cá, trong thành phố Huế. Cái gọi là tuyến tác chiến trì hoãn, thực ra đã không trì hoãn được phút giây nào cả, mà chỉ lo giẫm lên nhau chạy dài. Sau một ngày tiến công, toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.
    Cũng như ở các nơi khác, dẫn đầu các cuộc di tản bao giờ cũng là các binh sĩ rã ngũ. Cũng không có gì lạ, vì những quân nhân bao giờ cũng ?onhạy bén? với tin tức hơn ai. Lại nữa, được bộ máy chiến tranh tâm lý tác động mạnh, nên họ sẵn có ấn tượng rất sâu sắc về những cuộc tắm máu, về cái thuyết Domino mà Mỹ, nguỵ hàng ngày nhồi nhét vào đầu óc họ. Lẽ thứ ba là so sánh với thường dân, họ có phương tiện đây đủ hơn và được giành nhiều ưu tiên hơn. Cùng đi với các quân nhân là gia đình họ. Lý luận của các cấp chỉ huy ở Sài Gòn là quân đội sẽ chếin đấu tốt hơn nếu có vợ con bên cạnh, cho nên đã có quyết định cho gia đình ở cạnh binh lính, dù là Huế, Đà Nẵng, Phú Bài, hay ở một tiền đồn xa xôi. Ngoại lệ duy nhất là các sư đoàn lính thuỷ đánh bộ và lính dù.
    Trong trường hợp rút lui, các cấp chỉ huy của quân đôi cộng hoà, mới nhận thấy đây là một trở ngại khủng khiếp, lính không còn ra lính nữa. Họ đã hoà mình trong làn sóng người đang trôi dạt về phía nam, lôi kéo luôn cả một số thường dân có máu mặt: xe gíp, xe honda, xe buýt chật đường. Trong những ngày này, trên đài Sài Gòn, Thiệu ra rả đổ tội cho các chiến sĩ đặc công của ta, đã tìm cách len lỏi vào giữa đám người di tản, rỉ tai hù dọa, tác động tinh thần. Của đáng tội! Binh chủng đặc công, trong lúc này, làm gì có đủ thì giờ để làm cái việc mà Thiệu gán cho này.
    Sáng ngày 19 tháng 3, một phái đoàn chính quyền do thủ tướng Trần Thiện Khiêm dẫn đầu đáp máy bay ra phía bắc để thị sát tình hình. Nhận xét đầu tiên: cái chiến lược quỷ quái ?onhẹ đầu nặng đáy? đã tỏ ra chẳng có hiệu quả gì, vì theo lời Trưởng báo cáo thì cái đáy Đà Nẵng cũng đang bị thủng. Cấp tốc bay về Sài Gòn, Khiêm tìm gặp Thiệu và khẩn khoản đề đạt ý kiến rút ngay Huế để cứu vãn Đà Nẵng. Thiệu không nghe. Quay ngoắt 180 độ, Thiệu quyết định, vãn giữ Huế với bất cứ giá nào. Mọi người đều hết sức kinh ngạc. Trong cơn nguy biến, Thiệu trở bàn tay còn khó hơn là thay đổi đường lối chiến lược. Như thế là thế nào? Vì lẽ gì mà Huế bỗng nhiên trở thành nơi quan trọng đến như vậy? Có một điều mà lúc bấy giờ, rất ít người biết đến là vừa rồi Bùi Diễm, nguyên là đại sứ ở Mỹ và Trần Văn Đỗ có đến nói với Thiệu rằng: phải có một hành động nổi bật mới mong tập hợp được quân đội và nhân dân, nếu không thì phải từ chức. Thiệu không nghĩ ra điều gì nổi bật hơn là phải dũng cảm bảo vệ cố đô, nơi mà năm 1968, Mỹ đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu ra để lấy lại, một khi đã mất về tay nhân dân.
    Quyết định bất ngờ của thiệu được loan báo trên đài vô tuyến truyền hình để làm nức lòng nhân dân trong cả nước, nhưng lại làm cho Ngô Quang Trường mất tinh thần. Bao nhiêu binh khí kỹ thuật đã trót đưa xuống phía nam hết cả rồi, chỉ còn lại mỗi mình lữ đoàn 147 lính thuỷ đánh bộ đang mất tinh thần, chống đỡ và ngăn chặn nỗi gì!
    Mặc dù vậy, đêm 19 tháng 3, Trưởng đã dùng trực thăng đến tiền phương quân đoàn để ra lệnh bảo vệ Huế. Nhưng khi về đến Đà Nẵng thì Trưởng lại nhận ra được điện cấp tốc của Bộ Tổng tham mưu đánh ra nửa tiếng Việt, nửa tiếng Pháo: ?oPhương tiện eo hẹp, về không quân và hải quân chỉ cho phép ủng hộ được 1 Enclave (ý nói khu vực co cụm-TG) mà thôi. Vậy nên Mener (dẫn dắt-TG) trì hoãn chiến về tuyến đèo Hải Vân, nếu tình hình cho phép?. Ký tên Cao Văn Viên.
    Chỉ thị, mệnh lệnh, hay là ý kiến khêu gợi? Tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược này, phải chăng là do thông tin liên lạc không chặt chẽ nên hợp đồng không ăn khớp, hay là vì một lẽ gì khác? Bộ Tổng tham mưu thì đổ lỗi cho quân đoàn không báo cáo đầy đủ tình hình; cò Truởng thì kết tội Sài Gòn là thiếu chỉ huy và giúp đỡ kế hoạch.
    Trong lúc Trưởng còn đang nửa tin nửa ngờ, nên rút hay nên không, thì lại bị bồi thêm một cút chết người. Nguyên văn công điện thứ hai, để giải thích tình hình cho Trưởng rõ, như sau:
    ?oThứ nhất, khả năng trung ương chỉ có thể yểm hộ 1 Enclave mà thôi, Vì vậy bằng mọi cách phải kịp thời và khi tình hình hình đòi hỏi, thực hiện Enclave Đà Nẵng.
    Thứ hai, trong giai đoạn đầu, sư 1 bộ binh, sư 3 bộ binh và sư đoàn thuỷ quân lục chiến vào enclave Đà Nẵng. Giai đoạn hai: sư đoàn 2 bộ binh vô luôn.
    Thứ ba, khi sư 2 bộ binh vô xong, hoàn trả tức khắc sư đoàn thuỷ quân lục chiến về trung ương?.
    Ký tên: Đại tướng Cao Văn Viên.
    Mãi về sau, tình hình mới rõ ra. Số là ngày 19 tháng 3, khu vực phòng thủ của liên đoàn 14 biệt động quân bị tiến công mạnh, các đại đội địch ở La Vang, Như Lệ, mất liên lạc với nhau. Đến 10 giờ, địa phương quân phát hiện xe tăng và bộ binh ta ở Thành Hội, vội vàng tháo chạy, kéo theo luôn các đơn vị địa phương khác. Chiều hôm ấy, báo cáo lên tiểu khu Quảng Trị là chiến xa của Quân giải phóng đã tiến đến Gia Đẳng, Mỹ Thuỷ ở phía biển, và trên đường quốc lộ thì vào đến La Vang, Thành Cổ. Như thế là tiểu khu Quảng Trị bỏ chạy; và chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên ở Huế, cũng thần hồn nát thần tính, chuẩn bị cuốn gói về Đà Nẵng; nên ra lệnh sơ tán dân, phá hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật, quyết không để lọt một tí gì vào tay đối phương.
    Thực ra tình hình trên các mặt trận, đâu đã đến nỗi gì. Tiền phương Quân đoàn 2 còn nắm trong tay 8 trung đoàn chủ lực với 25 tiểu đoàn, quân số còn khá đầy đủ, vì tất cả đều được bổ sung sau mùa đông; 15 tiểu đoàn địa phương, hơn 10 tiểu đoàn pháo lớn, ba trung đoàn xe tăng nặng, tuy có bị sứt mẻ chút ít, nhưng vẫn còn sức chiến đấu. Với chừng ấy lực lượng ý định của Trưởng là:
    -Giữ vững tuyến Mỹ Chánh, Thanh Hương, để cho phía sau có thì giờ xây dựng trận địa bảo vệ Huế.
    -Tăng cường tuyến sông Bồ phía bắc Huế. Ngoài lực lượng 4 tiểu đoàn của lữ đoàn 147 lính thuỷ đánh bộ, hai tiểu đoàn biệt động quân 78 và 79, lữ kỵ binh 20, chúng còn dự kiến tăng cường thêm lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 468 mới thành lập để triển khai phía sau tuyến phòng thủ thứ nhất, từ Sịa đến Hương Điền. Trên mặt trận phía nam đã có các trung đoàn 1, 51, 54 của sư đoàn 1, liên đoàn biệt động quân 15, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 258 và liên đoàn biệt động quân 914.
    Do không nắm được tình hình này, nên Trần Thiện Khiêm đề nghị Cao Văn Viên ra lệnh rút bỏ Huế. Sáng hôm sau, khi rõ ra rồi thì lại có lệnh mới: ?oGiữ vững tuyến Mỹ Chánh, và sẽ có thêm lực lượng mới?.
    Việc trước tiên mà Trưởng thấy phải làm ngay là ngừng việc điều động các đại đội phá 175 ly đã có lệnh đưa về Đà Nẵng và ngừng việc di chuyển đạn dược ra khỏi Huế.
    Tuyến phòng thủ phía bắc và phía tây tạm thời ổn định được một hôm thì tình hình chiến sự ở phía nam lại rộ lên, báo hiệu một sự sụp đổ vĩnh viễn, không còn cách gì ngăn chặn được.
    Cũng trong ngày 20 tháng 3, Thiệu gửi một bức điện khẩn cho các tư lệnh các quân khu, quân binh chủng, các sư đoàn, các tỉnh trưởng và các tiểu khu trưởng:
    ?oĐất nước hiện đang trải qua một cơn thử thách nghiêm trọng. Tình hình hiện tại rất dễ gây hoang mang trong quân đội và dân chúng. Tôi đã giải thích tình hình chung trong ngày hôm nay, tôi thấy cần lưu ý thêm quí vị về các sự kiện sau đây:
    Nhân danh Tổng tư lệnh tối cao quân lực, tôi rất hãnh diện về tinh thần chiến đấu anh dũng của toàn thể chiến hữu các cấp trong thời gian qua.
    Những việc làm của chính phủ và quân lực trong những ngày qua, là do những quyết định can đảm, được hội đồng an ninh quốc gia ban hành, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Để bảo toàn lực lượng ta, hầu đủ khả năng giữ vững những vùng đông dân cư và trù phú của đất nước, tôi nhấn mạnh: ngày 20 tháng 3 năm 1975 những phần đất còn lại sẽ được bảo vệ đến cùng??
    Chú thích thêm: công điện của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà đặc biệt dành riêng cho cá nhân quý vị.
    Để đáp lại những lời lẽ động viên, hô hào tử thủ, Trưởng trả lời ngay bằng một công điện ngắn gọn:
    ?oTrân trọng kính trình tổng thống: tự nhận thấy đuối sức và bối rối, sợ rằng không hoàn thành trách vụ, kính xin tổng thống cho được từ chức?.
    Ngày 20 tháng 3 năm 1975, ký tên: Ngô Quang Trường.
    Thiệu trả lời ngay:
    ?oChưa thể chấp nhận thỉnh cầu của trung tướng trong tình hình hiện tại??
    Còn Cao Văn Viên thì cho một bài học ngắn gọn:
    ?oTrong lúc này, ai cũng phải cố gắng hy sinh tối đa?.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đọc qua những bức công điện ngắn gọn này, Trưởng bầm gan, tím ruột, nhưng bề ngoài, để củng cố lòng tin của ba quân, đành ngậm đắng nuốt cay, lên đài phát thanh Huế, thốt ra lời thề: ?oNếu có phải chết trên đường phố Huế, cũng quyết giữu đến cùng, ********* muốn vào được Huế phải bước qua xác tôi đã?.
    Những chập chờn trong chủ trương, những mâu thuẫn trong kế hoạch của đối phương, được ta khai thác triệt để và kịp thời. Ngày 20 tháng3, Quân uỷ Trung ương chỉ thị thêm cho Quân đoàn: Ngoài Thừa Thiên-Huế, Thiệu còn phải bỏ nhiều vùng khác nữa, cho nên phải táo bạo, khẩn trương, kiên quyết tiêu diệt cho bằng được sư đoàn 1 bộ binh, giải phóng thành phố Huế, bằng mọi cách, nhất định không để cho địch rút khỏi Thừa Thiên mà không bị tiêu diệt? (Điện số 709, ngày 20 tháng 3 QUTW).
    Cũng trong ngày này, thường vụ khu uỷ hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực, giải phóng Thừa Thiên-Huế bằng một cuộc tổng tiến công tổng hợp toàn diện, lấy chia cắt và bao vây chiến dịch kết hợp với các mũi thọc sâu của chủ lực làm biện pháp then chốt; đồng thời phải sử dụng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục đánh địch, hỗ trợ và vận động quần chúng nổi dậy, giành dân, đưa chiến dịch đến toàn thắng.
    Theo quyết định của Bộ, ngày 21 tháng 3 là ngày bắt đầu đợt 2 của chiến dịch mùa xuân của Trị Thiên, đồng thời cũng là ngày bắt đầu chiến dịch Huế-Đà Nẵng, trên khu vực phía bắc.
    Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, ngày 21 tháng 3, trung đoàn 18, sư đoàn 325 nổ súng tiến công. Sau chín giờ chiến đấu, chiếm được các cao điểm 560, 494, 520, diệt gọn tiểu đoàn 61, trung đoàn 101 chiều hôm ấy cũng tiến công làm chủ hoàn toàn Kim Sắc. Nhân dân các xã bắc Phú Gia nổi dậy khởi nghĩa, gọi hàng bọn bảo an dân vệ. Trên hướng sư đoàn 324, sau ba giờ chiến đấu, trung đoàn 1 chiếm được núi Bông. Địch dùng xe tăng phản kích đánh bật ta ra. Trung đoàn 2 chiếm được các cứ điểm 224, nhưng lại không chiếm được mỏm tây cao điểm 303. Thấy rõ địch đang cố sống cố chết giữ cho được con đường rút lui, chiều hôm đó, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho Quân đoàn 2 bỏ ngay khu vực núi Bông, núi Nghệ, chỉ để lại một bộ phận nhỏ kìm chân địch, còn thì tập trung toàn bộ cả hai sư đoàn để cắt đườn, đồng thời thọc hẳn xuống đồng bằng, khoá chặt cửa Thuận An, đánh mạnh vào Phú Bài, áp sát Huế. Thực hiện kế hoạch này, Quân đoàn 2 nhanh chóng lệnh cho sư đoàn 325, đêm 21 xuống đường quốc lộ và sáng hôm sau, đánh chiếm một số vị trí quan trọng án ngữ trên đường Lương Điền-Phú Lộc. Trung đoàn 101 của sư đoàn thì theo đường quốc lộ, đánh địch ở Phú Bài, nam Huế 15 kilômét. Trưa ngày 25 tháng 3, trong lúc đang áp sát thành phố Huế, khi còn cách hai cây số thì được tin địch rút chạy. Nhân dân nô nức đổ ra đường, đón mừng, dùng xe của mình giúp đơn vị này nhanh chóng tiến vào thành phố.
    Sư đoàn 324, không đột phá tiền duyên phòng ngự vòng ngoài địch, mà xốc lại đội hình, thọc xuống đồng bằng, phối hợp với hai tiểu đoàn địa phương, tiến chiếm Phú Vang, vượt qua phá Tam Giang, chiếm Vĩnh Lộc, nhanh chóng hình thành thế vu hồi từ phía đông. Ngày 25, đã vây chặt, diệt và làm tan rã toàn bộ địch ở cửa Thuận An. Trung đoàn 3 của sư đoàn, được xe tăng chi viện, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, đến 12 giờ chiều, đến cầu Tràng Tiền, rồi phát triển vòng lên phía bắc, chiếm Mang Cá.
    Các lực lượng của tỉnh phối hợp tiến công trên hướng bắc và hướng tây. Cuộc rút lui bất ngờ của liên đoàn biệt động quân 914 trên tuyến Mỹ Chánh đã gây tâm trạng hỗn loạn, kinh hoàng trong hàng ngũ địch ở khu vực này, mở đầu cho cuộc tổng tháo chạy. Ngày 23 tháng 3, bộ đội tỉnh cùng các đơn vị vũ trang công tác ở hướng đông, tiến công quận lỵ Hướng Điền, rồi phát triển về cửa Thuận An, phối hợp với lực lượng từ phía nam đánh ra. Tiểu đoàn 8 của Quảng Trị thì đánh thẳng theo đường quốc lộ số 1, đến 10 giờ 30 ngày 25 tháng 3 thì vượt qua cầu An Hoà, vào thành phố.
    Trên hướng tây, trung đoàn 4 tiến công vào lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ, chiếm lĩnh phòng tuyến nam Sông Bồ suốt ngày 24 tháng 3 đánh phản kích rồi phát triển về Huế; còn trên đường 12, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 chiếm Đình Môn, Kim Ngọc, nhanh chóng vượt sông Hương, và sáng sớm ngày 26 tháng 3 tiến vào thành phố Huế.
    Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của chủ lực, nhân dân trong vùng nổi dậy giành lấy chính quyền ấp xã, đập nát bộ máy kìm kẹp, truy lùn tề điệp, ác ôn. Bốn chi bộ của xã Mỹ Thuỷ lãnh đạo 4 ấp, vận động 40 nguỵ quyền bỏ ngũ, làm tê liệt 4 trung đội dân vệ, 400 phòng vệ dân sự và đột nhập vào sào huyệt của nguỵ ở ấp 5. Sáng sớm ngày 24 tháng 3, nhân dân cùng bộ đội giải phóng quận Hương Thuỷ. Cả tỉnh chuyển mình, từ bờ sông Thạch Hãn đến đèo Hải Vân, từ vùng giáp ranh đến sát biển, đâu đâu cũng hừng hực khí thế tiến công, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò hoà nhịp với tiếng chân người rầm rập của những đoàn quân từ các hướng xốc tới. Khi thấy các con đường rút lui đều bị uy hiếp, cái túi gói gọn chúng dang hình thành, ngày 23 tháng 3, các tướng tá nguỵ, bất chấp lệnh trên. Họp nhau ở Tân Mỹ để bàn kế hoạch rút lui khỏi Thừa Thiên. Theo thoả thuận chung, thì lữ đoàn 1 bộ binh và lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 147 có nhiệm vụ bảo vệ phía sau cho mọi lực lượng, và sẽ rút lui sau cùng. Trên thực tế, kế hoạch đã bị vỡ từ trong trứng. Nguyên nhân vì sao?
    Có một việc mà tất cả họ đều không hay biết gì cả. Ngày 23 tháng 3, tư lệnh sư đoàn 1 đã trót phổ biến cho cấp dưới một quyết định do chính hắn đề ra. Hắn nói:
    ?oChúng ta đã bị phản bội, chúng ta phải bỏ Huế, thành phố đẹp nhất của miền Nam Việt Nam, mục đích là để bảo tồn lực lượng. Bây giờ thì anh em tuỳ nghi di tản. Ai có thể đi ra bờ biển hay đi tới Đà Nẵng thì đi và hải quân Việt Nam sẽ nhặt tất cả những người ốm đau hoặc mệt mỏi không thể đi được. Địa điểm tập kết là nam đèo Hải Vân. Chúc tất cả anh em may mắn, và hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng. Nhớ giữ im lặng khi rút lui và không được mở máy VTĐ để liên lạc?.
    Cho nên, khi kế hoạch rút lui chưa kịp đưa ra, thì binh lính của sư đoàn 1, lẽ ra phải bảo vệ phía sau, đã ?otuỳ nghi di tản? từ bao giờ, trong lúc từ cả ba phía, các đoàn quân giải phóng đang xốc tới và nhân dân cả vùng đồng bằng đang vùng lên.
    Lại giẫm lên nhau mà chạy!
    Đến 16 giờ 30 ngày 24 tháng 3 tại Thuận An, tàu hải quân 14 bị một phi cơ A37 oanh tạc nhầm, 5 chết, 20 bị thương. Tàu phải kéo vào Đà Nẵng. Đêm đến còn lại 4 LCU, 15 LCM8, thấy vậy cũng tháo chạy luôn.
    Chứng kiến cảnh hỗn loạn ở cảng Tân Mỹ, chiều hôm ấy, một nhân chứng kể lại: ?oKhông còn phương tiện nào để chạy nữa, một số binh lính xuống thuyền nhỏ, chèo tay. Nhưng thuyền nặng, sóng to, một số thuyền vì chở quá tải đã lật, chìm cách bờ khoảng 50 đến 100 mét. Lúc đầu cuộc rút lui còn có trật tự. Nhưng tối đến nhất là sau khi tin bỏ Huế lan nhanh ra trong nhân dân thành phố, thì mọi nơi đều rối lạon như ong vỡ tổ. Chiếc cầu phao ở cửa Thuận An bị gãy, binh lính tiến thoái đều không được, phơi mình trên bãi cát, dưới hoả lực dày đặc của pháo binh và súng bắn thẳng. Một vài chiếc tàu nhỏ cố lách sóng chạy vào bờ, nhưng rất khó khăn, vì biển động dữ dội. Vừa cập đến mép nước, thì các sắc lính ở trên bờ đều vứt cả vũ khí, trang bị, khí tài kéo ùa xuống tàu. Lại đánh nhau, đấm nhau, loạn xạ. Hàng trăm người liều mạng dùng phao bơi ra, bị sóng cuốn? Xác người nổi lềnh bềnh trên mặt nước?.
    Xa về phía nam, ở cửa Tư Hiền, tình hình cũng bi đát không kém. Hải quân không làm được nhiệm vụ đánh đắm hai chiếc tàu ở lạch nước cạn, để cho công binh bắc cầu sang bán đảo Vĩnh Phong, vì tàu đã bị cướp mất. Tiểu khu trưởng Thừa Thiên cố xin chỉ huy trưởng liên đoàn 13 vài chục chiếc tàu nhỏ để chở quân cũng không được, vì các đơn vị hải quân đã được lệnh của quân đoàn đã di tản từ ngày hôm trước rồi.
    Sau 20 ngày chiến đấu, gần như toàn bộ lực lượng vũ trang của địch trên chiến trường Trị Thiên bị loại khỏi vòng chiến đấu: 2 vạn tên bị bắt tại trận, 1 vạn tên đầu hàng, còn phần lớn thì rã ngũ tại chỗ. Chỉ riêng về mặt trận nổi dậy, địa phương đã loại trên 4.000 tên địch, thu 3.000 súng các loại, phá 40 xe quân sự, bắn cháy 1 tàu, diệt 30 phân chi khu, phá 33 tề xã, 186 ban tề ấp, 227 toán phòng vệ dân sự, làm tan ngũ gần 4.000 quân chủ lực, trên 1.000 bảo an, gần 3.000 dân vệ.
    Nhân dân Trị Thiên rất xứng đáng đuợc nhận lời biểu dương của Quân uỷ Trung ương ngày 28 tháng 3.
    ?oViệc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó làm cho nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước mới, hết sức nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh anh dũng của dân và quân cả nước ta??.
    Phản ứng trong hàng ngũ đối phương về sự kiện này, có người đã để lại: khi Thiệu được báo cáo về việc làm của Trưởng, Thiệu nổi cơn thịnh nộ mà chưa bao giờ thấy dữ dộ như vậy. Thiẹu buộc tội cho viên chỉ huy quân khu 1 là thất bại chủ nghĩa, là đã làm tan rã sư đoàn 1 và sẽ chịu phạt về hành động đó. Nhưng, tất nhiên, giận dữ thế cũng chỉ uổng công thôi. Thiệu vẫn phải theo giải pháp của Trưởng, vì cũng bí thế như Trưởng. Tuy Thiệu rất muốn hành động khác đi, nhưng vẫn phải bỏ Huế ngay tức khắc.
    Ngày 24 tháng 3, Kissinger trở về Washington. Vẻ mặt của ông ta nghiêm nghị và rầu rĩ. Đi vận động ở Trung Đông thì chưa được kết quả gì, mà cuộc khủng hoảng ở Việt Nam, cách mạng thì ngày càng tồi tệ. Chỉ riêng có Martin, đại sứ Mỹ thì thái độ lại khác hẳn. Đang nghỉ ngơi với gia đình ở North Carolina, sau khi chữa răng, ông ta vừa về đến Washington, đã giễu cợt những tin tức hốt hoảng từ miền Nam Việt Nam gửi về. Ông ta coi việc mất nửa phía bắc Nam Việt Nam cũng là nhẹ nợ, vì về kinh tế, nó không được lời bao nhiêu, chỉ thêm tốn tài nguyên của chính phủ. Phần còn lại, giàu hơn nhiều và có sưc sống chính trị hơn nhiều. Nó tập trung thành một khối, và có thể bảo vệ có hiệu quả hơn?
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đọc qua những bức công điện ngắn gọn này, Trưởng bầm gan, tím ruột, nhưng bề ngoài, để củng cố lòng tin của ba quân, đành ngậm đắng nuốt cay, lên đài phát thanh Huế, thốt ra lời thề: ?oNếu có phải chết trên đường phố Huế, cũng quyết giữu đến cùng, ********* muốn vào được Huế phải bước qua xác tôi đã?.
    Những chập chờn trong chủ trương, những mâu thuẫn trong kế hoạch của đối phương, được ta khai thác triệt để và kịp thời. Ngày 20 tháng3, Quân uỷ Trung ương chỉ thị thêm cho Quân đoàn: Ngoài Thừa Thiên-Huế, Thiệu còn phải bỏ nhiều vùng khác nữa, cho nên phải táo bạo, khẩn trương, kiên quyết tiêu diệt cho bằng được sư đoàn 1 bộ binh, giải phóng thành phố Huế, bằng mọi cách, nhất định không để cho địch rút khỏi Thừa Thiên mà không bị tiêu diệt? (Điện số 709, ngày 20 tháng 3 QUTW).
    Cũng trong ngày này, thường vụ khu uỷ hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực, giải phóng Thừa Thiên-Huế bằng một cuộc tổng tiến công tổng hợp toàn diện, lấy chia cắt và bao vây chiến dịch kết hợp với các mũi thọc sâu của chủ lực làm biện pháp then chốt; đồng thời phải sử dụng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục đánh địch, hỗ trợ và vận động quần chúng nổi dậy, giành dân, đưa chiến dịch đến toàn thắng.
    Theo quyết định của Bộ, ngày 21 tháng 3 là ngày bắt đầu đợt 2 của chiến dịch mùa xuân của Trị Thiên, đồng thời cũng là ngày bắt đầu chiến dịch Huế-Đà Nẵng, trên khu vực phía bắc.
    Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, ngày 21 tháng 3, trung đoàn 18, sư đoàn 325 nổ súng tiến công. Sau chín giờ chiến đấu, chiếm được các cao điểm 560, 494, 520, diệt gọn tiểu đoàn 61, trung đoàn 101 chiều hôm ấy cũng tiến công làm chủ hoàn toàn Kim Sắc. Nhân dân các xã bắc Phú Gia nổi dậy khởi nghĩa, gọi hàng bọn bảo an dân vệ. Trên hướng sư đoàn 324, sau ba giờ chiến đấu, trung đoàn 1 chiếm được núi Bông. Địch dùng xe tăng phản kích đánh bật ta ra. Trung đoàn 2 chiếm được các cứ điểm 224, nhưng lại không chiếm được mỏm tây cao điểm 303. Thấy rõ địch đang cố sống cố chết giữ cho được con đường rút lui, chiều hôm đó, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho Quân đoàn 2 bỏ ngay khu vực núi Bông, núi Nghệ, chỉ để lại một bộ phận nhỏ kìm chân địch, còn thì tập trung toàn bộ cả hai sư đoàn để cắt đườn, đồng thời thọc hẳn xuống đồng bằng, khoá chặt cửa Thuận An, đánh mạnh vào Phú Bài, áp sát Huế. Thực hiện kế hoạch này, Quân đoàn 2 nhanh chóng lệnh cho sư đoàn 325, đêm 21 xuống đường quốc lộ và sáng hôm sau, đánh chiếm một số vị trí quan trọng án ngữ trên đường Lương Điền-Phú Lộc. Trung đoàn 101 của sư đoàn thì theo đường quốc lộ, đánh địch ở Phú Bài, nam Huế 15 kilômét. Trưa ngày 25 tháng 3, trong lúc đang áp sát thành phố Huế, khi còn cách hai cây số thì được tin địch rút chạy. Nhân dân nô nức đổ ra đường, đón mừng, dùng xe của mình giúp đơn vị này nhanh chóng tiến vào thành phố.
    Sư đoàn 324, không đột phá tiền duyên phòng ngự vòng ngoài địch, mà xốc lại đội hình, thọc xuống đồng bằng, phối hợp với hai tiểu đoàn địa phương, tiến chiếm Phú Vang, vượt qua phá Tam Giang, chiếm Vĩnh Lộc, nhanh chóng hình thành thế vu hồi từ phía đông. Ngày 25, đã vây chặt, diệt và làm tan rã toàn bộ địch ở cửa Thuận An. Trung đoàn 3 của sư đoàn, được xe tăng chi viện, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, đến 12 giờ chiều, đến cầu Tràng Tiền, rồi phát triển vòng lên phía bắc, chiếm Mang Cá.
    Các lực lượng của tỉnh phối hợp tiến công trên hướng bắc và hướng tây. Cuộc rút lui bất ngờ của liên đoàn biệt động quân 914 trên tuyến Mỹ Chánh đã gây tâm trạng hỗn loạn, kinh hoàng trong hàng ngũ địch ở khu vực này, mở đầu cho cuộc tổng tháo chạy. Ngày 23 tháng 3, bộ đội tỉnh cùng các đơn vị vũ trang công tác ở hướng đông, tiến công quận lỵ Hướng Điền, rồi phát triển về cửa Thuận An, phối hợp với lực lượng từ phía nam đánh ra. Tiểu đoàn 8 của Quảng Trị thì đánh thẳng theo đường quốc lộ số 1, đến 10 giờ 30 ngày 25 tháng 3 thì vượt qua cầu An Hoà, vào thành phố.
    Trên hướng tây, trung đoàn 4 tiến công vào lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ, chiếm lĩnh phòng tuyến nam Sông Bồ suốt ngày 24 tháng 3 đánh phản kích rồi phát triển về Huế; còn trên đường 12, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 chiếm Đình Môn, Kim Ngọc, nhanh chóng vượt sông Hương, và sáng sớm ngày 26 tháng 3 tiến vào thành phố Huế.
    Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của chủ lực, nhân dân trong vùng nổi dậy giành lấy chính quyền ấp xã, đập nát bộ máy kìm kẹp, truy lùn tề điệp, ác ôn. Bốn chi bộ của xã Mỹ Thuỷ lãnh đạo 4 ấp, vận động 40 nguỵ quyền bỏ ngũ, làm tê liệt 4 trung đội dân vệ, 400 phòng vệ dân sự và đột nhập vào sào huyệt của nguỵ ở ấp 5. Sáng sớm ngày 24 tháng 3, nhân dân cùng bộ đội giải phóng quận Hương Thuỷ. Cả tỉnh chuyển mình, từ bờ sông Thạch Hãn đến đèo Hải Vân, từ vùng giáp ranh đến sát biển, đâu đâu cũng hừng hực khí thế tiến công, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò hoà nhịp với tiếng chân người rầm rập của những đoàn quân từ các hướng xốc tới. Khi thấy các con đường rút lui đều bị uy hiếp, cái túi gói gọn chúng dang hình thành, ngày 23 tháng 3, các tướng tá nguỵ, bất chấp lệnh trên. Họp nhau ở Tân Mỹ để bàn kế hoạch rút lui khỏi Thừa Thiên. Theo thoả thuận chung, thì lữ đoàn 1 bộ binh và lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 147 có nhiệm vụ bảo vệ phía sau cho mọi lực lượng, và sẽ rút lui sau cùng. Trên thực tế, kế hoạch đã bị vỡ từ trong trứng. Nguyên nhân vì sao?
    Có một việc mà tất cả họ đều không hay biết gì cả. Ngày 23 tháng 3, tư lệnh sư đoàn 1 đã trót phổ biến cho cấp dưới một quyết định do chính hắn đề ra. Hắn nói:
    ?oChúng ta đã bị phản bội, chúng ta phải bỏ Huế, thành phố đẹp nhất của miền Nam Việt Nam, mục đích là để bảo tồn lực lượng. Bây giờ thì anh em tuỳ nghi di tản. Ai có thể đi ra bờ biển hay đi tới Đà Nẵng thì đi và hải quân Việt Nam sẽ nhặt tất cả những người ốm đau hoặc mệt mỏi không thể đi được. Địa điểm tập kết là nam đèo Hải Vân. Chúc tất cả anh em may mắn, và hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng. Nhớ giữ im lặng khi rút lui và không được mở máy VTĐ để liên lạc?.
    Cho nên, khi kế hoạch rút lui chưa kịp đưa ra, thì binh lính của sư đoàn 1, lẽ ra phải bảo vệ phía sau, đã ?otuỳ nghi di tản? từ bao giờ, trong lúc từ cả ba phía, các đoàn quân giải phóng đang xốc tới và nhân dân cả vùng đồng bằng đang vùng lên.
    Lại giẫm lên nhau mà chạy!
    Đến 16 giờ 30 ngày 24 tháng 3 tại Thuận An, tàu hải quân 14 bị một phi cơ A37 oanh tạc nhầm, 5 chết, 20 bị thương. Tàu phải kéo vào Đà Nẵng. Đêm đến còn lại 4 LCU, 15 LCM8, thấy vậy cũng tháo chạy luôn.
    Chứng kiến cảnh hỗn loạn ở cảng Tân Mỹ, chiều hôm ấy, một nhân chứng kể lại: ?oKhông còn phương tiện nào để chạy nữa, một số binh lính xuống thuyền nhỏ, chèo tay. Nhưng thuyền nặng, sóng to, một số thuyền vì chở quá tải đã lật, chìm cách bờ khoảng 50 đến 100 mét. Lúc đầu cuộc rút lui còn có trật tự. Nhưng tối đến nhất là sau khi tin bỏ Huế lan nhanh ra trong nhân dân thành phố, thì mọi nơi đều rối lạon như ong vỡ tổ. Chiếc cầu phao ở cửa Thuận An bị gãy, binh lính tiến thoái đều không được, phơi mình trên bãi cát, dưới hoả lực dày đặc của pháo binh và súng bắn thẳng. Một vài chiếc tàu nhỏ cố lách sóng chạy vào bờ, nhưng rất khó khăn, vì biển động dữ dội. Vừa cập đến mép nước, thì các sắc lính ở trên bờ đều vứt cả vũ khí, trang bị, khí tài kéo ùa xuống tàu. Lại đánh nhau, đấm nhau, loạn xạ. Hàng trăm người liều mạng dùng phao bơi ra, bị sóng cuốn? Xác người nổi lềnh bềnh trên mặt nước?.
    Xa về phía nam, ở cửa Tư Hiền, tình hình cũng bi đát không kém. Hải quân không làm được nhiệm vụ đánh đắm hai chiếc tàu ở lạch nước cạn, để cho công binh bắc cầu sang bán đảo Vĩnh Phong, vì tàu đã bị cướp mất. Tiểu khu trưởng Thừa Thiên cố xin chỉ huy trưởng liên đoàn 13 vài chục chiếc tàu nhỏ để chở quân cũng không được, vì các đơn vị hải quân đã được lệnh của quân đoàn đã di tản từ ngày hôm trước rồi.
    Sau 20 ngày chiến đấu, gần như toàn bộ lực lượng vũ trang của địch trên chiến trường Trị Thiên bị loại khỏi vòng chiến đấu: 2 vạn tên bị bắt tại trận, 1 vạn tên đầu hàng, còn phần lớn thì rã ngũ tại chỗ. Chỉ riêng về mặt trận nổi dậy, địa phương đã loại trên 4.000 tên địch, thu 3.000 súng các loại, phá 40 xe quân sự, bắn cháy 1 tàu, diệt 30 phân chi khu, phá 33 tề xã, 186 ban tề ấp, 227 toán phòng vệ dân sự, làm tan ngũ gần 4.000 quân chủ lực, trên 1.000 bảo an, gần 3.000 dân vệ.
    Nhân dân Trị Thiên rất xứng đáng đuợc nhận lời biểu dương của Quân uỷ Trung ương ngày 28 tháng 3.
    ?oViệc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó làm cho nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước mới, hết sức nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh anh dũng của dân và quân cả nước ta??.
    Phản ứng trong hàng ngũ đối phương về sự kiện này, có người đã để lại: khi Thiệu được báo cáo về việc làm của Trưởng, Thiệu nổi cơn thịnh nộ mà chưa bao giờ thấy dữ dộ như vậy. Thiẹu buộc tội cho viên chỉ huy quân khu 1 là thất bại chủ nghĩa, là đã làm tan rã sư đoàn 1 và sẽ chịu phạt về hành động đó. Nhưng, tất nhiên, giận dữ thế cũng chỉ uổng công thôi. Thiệu vẫn phải theo giải pháp của Trưởng, vì cũng bí thế như Trưởng. Tuy Thiệu rất muốn hành động khác đi, nhưng vẫn phải bỏ Huế ngay tức khắc.
    Ngày 24 tháng 3, Kissinger trở về Washington. Vẻ mặt của ông ta nghiêm nghị và rầu rĩ. Đi vận động ở Trung Đông thì chưa được kết quả gì, mà cuộc khủng hoảng ở Việt Nam, cách mạng thì ngày càng tồi tệ. Chỉ riêng có Martin, đại sứ Mỹ thì thái độ lại khác hẳn. Đang nghỉ ngơi với gia đình ở North Carolina, sau khi chữa răng, ông ta vừa về đến Washington, đã giễu cợt những tin tức hốt hoảng từ miền Nam Việt Nam gửi về. Ông ta coi việc mất nửa phía bắc Nam Việt Nam cũng là nhẹ nợ, vì về kinh tế, nó không được lời bao nhiêu, chỉ thêm tốn tài nguyên của chính phủ. Phần còn lại, giàu hơn nhiều và có sưc sống chính trị hơn nhiều. Nó tập trung thành một khối, và có thể bảo vệ có hiệu quả hơn?
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương 13: Tướng tìm quân
    Từ sau chiến dịch hè thu 1974, trên chiến trường đồng bằng Khu 5, ta đã có những bước tiến nhah chóng và vững chắc. Vùng căn cứ rừng núi được mở rộng hơn, ngày càng hoàn chỉnh hơn, ép đối phương về đồng bằng; những lõm giải phóng ở đông đường quốc lộ dần dần được khôi phục lại; chiến tranh du kích được đẩy mạnh. Tuy nhiên họ vẫn còn cố giữ những quận lỵ, cắm sâu vào căn cứ của ta như Tiên Phước, Quế Sơn, Trà Bồng, Sơn Hà? giải phóng được những nơi này thì vùng địch chiếm đóng chỉ còn là một dải đất hẹp và dài hàng mấy trăm cây số. Một lưới gươm chém xuống bất cứ nơi nào, cũng thành chia cắt.
    Để đối phó với Tây Nguyên, chiến trường được lựa chọn là Phước Lâm, Tiên Phước. Trong khu chiến này, địch có 5 tiểu đoàn, 2 đại đội bảo an, hai pháo đội, 44 trung đội và hai bộ máy chi khu quận lỵ. Toàn bộ đóng từ Suối Đá trở lên phía tây có 74 cứ điểm và chốt. Đây cũng là địa bàn hoạt động của sư đoàn 2 quân đội cộng hoà, nhưng trong lúc này, hãy còn đứng ngoài vòng chiến, ở Quảng Ngãi. Chủ trương ban đầu của Quân khu uỷ là tiêu diệt quân đồn trú, giải phóng vài vạn dân; làm chủ cả một vùng phì nhiêu, màu mỡ, tạo ra thế thuận lợi mới để tiêu diệt chủ lực địch. Làm chủ địa bàn này, thì trực tiếp uy hiếp Tam Kỳ, Chu Lai-vừa là căn cứ vừa là sở chỉ huy của sư đoàn 2 và cả đường quốc lộ số 1. Do tính chất hiểm yếu của khu chiến, nên Bộ tư lệnh quân khu do Thượng tướng Chu Huy Mân làm tư lệnh và đồng chí Võ Chí Công làm chính uỷ, cũng dự kiến trước rằng: một khi đánh vào đây, nhất định sư đoàn 2 nguỵ sẽ đưa quân ra đối phó. Đây là cơ hội rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đánh tiêu diệt. Nhưng, lực lượng của ta sử dụng vào đây, so với kế hoạch vạch ra trước kia, đã có sự thay đổi rất lớn: Sư đoàn 3 đã phải chuyển vào đường 19 để trực tiếp phối hợp với nam Tây Nguyên. Sư đoàn của ta, dù được tăng cường thêm lữ đoàn bộ binh 52 thiếu, và một tiểu đoàn của trung đoàn 36, vẫn chưa có ưu thế về lực lượng trong chiến dịch. Tuy nhiên, quyết tâm vẫn không thay đổi, thậm chí, cũng không hạ mức yêu cầu. Bộ tư lệnh Quân khu đã nắm chắc được rằng: khi có sự phối hợp chặt chẽ trên toàn bộ chiến trường miền Nam thì những tính toán theo kế hoạch trước đây, phải thay đổi. Tât nhiên là phải nắm chắc quy luật đối phó của đối phương, để chủ động kéo chúng ra từng bước, bảo đảm diệt gọn từng bộ phận, tiến tới xoá sổ toàn bộ cả sư đoàn.
    Những trận chiến đấu lẻ tẻ đầu tháng 3 năm 1975: đánh kho đạn Sủng Mây, đánh bãi xe Xuân Thiều, phá cầu Trắng v.v? ở gần căn cứ Đà Nẵng; trận đánh vào tiểu đoàn 2, trung đoàn 56, của sư đoàn 3 ở vùng B Đại Lộc, cũng như những trận đánh vào sân bay Quảng Ngãi v.v? mới ngeh có vẻ dồn dập nhưng thực chất chỉ có tác dụng kìm chế, nghi binh, buộc đối phương phải đối phó khắp nơi mà thôi. Đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, chúng mới nhận ra được hướng tiến công chính của quân khu, vội vã đưa liên đoàn 12 biệt động quân từ Đà Nẵng vào, tăng cường cho Tiên Phước. Chưa vào đến khu chiến, thì đã phải triển khai ở Tuần Dương, vì sáng 10 tháng 3 năm 1975 ta bắt đầu nổ súng tiến công, sau Buôn Ma Thuột 2 giờ.
    Sư đoàn 2 và lữ đoàn 52 đánh vào Suối Đá, Tiên Phước, cao điểm 211, bao vây Phước Lâm. Các tiểu đoàn địa phương 102, 116, 134, 135 bỏ chạy về Tam Kỳ, rút bỏ một loạt chốt. Ngày hôm sau Trần Văn Nhật, tư lệnh sư đoàn 2 nguỵ vội vàng chấm dứt cuộc càn quét ở Nghĩa Hành để đưa trung đoàn 5 và các tiểu đoàn biệt động quân 37, 39 vào vòng chiến, triển khai ở núi Ngọc Bích, cùng với 9 tiểu đoàn địa phương làm thành tuyến phòng thủ Cẩm Khê, Quán Rường.
    Thắng lợi của giai đoạn đầu, đánh quân đồn trù, giải phóng 2 vạn dân, rất giòn giã, thời gian ngắn hơn dự kiến.
    Trước tình hình phát triển nhanh chóng của chiến dịch, ngày 13 tháng 3, Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Quân khu uỷ: Phải đẩy mạnh tiến công ở phía bắc quân khu, để nhanh chóng tiến xuống quốc lộ 1, sau khi giải phóng được một số vị trí ở vùng giáp ranh. Ngay từ bây giờ phải có sự phân công, chuẩn bị khẩn trương cho sự phát triển tiếp theo, đặc biệt trên hướng từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng.
    Thực hiện chỉ thị này, thường vụ Quân khu uỷ và Bộ tư lệnh quân khu kịp thời bổ sung nhiệm vụ cho hướng chủ yếu: Trước mắt phải chốt chặn địch trên tuyến Đường Con, Núi Thị, cao điểm 175, Đất Đỏ, nhằm bao vây bắt gọn toàn bộ địch ở Phước Lâm, Tiên Phước; đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh viện then chốt thứ nhất sắp đến.
    Có thêm lực lượng tiếp viện từ Quảng Ngãi mới ra, địch chia làm hai cánh phản kích lại: trung đoàn 5, cùng với hai tiểu đoàn bảo an và chi đoàn thiết giáp 1/4 tiến công lên Dương Leo, Dãy Thám; liên đoàn 12 biệt động quân, một tiểu đoàn bảo an và chi đoàn thiết giáp 1/11 tiến công lên hướng Cẩm Khê, Dương Con. Cả hai cánh đều bị các chốt của ta đánh lui. Những ngày tiếp theo, tất cả các mặt trận ở đồng bằng Khu 5 lần lượt nổ súng. Địch bối rối, lúng túng đối phó: trung đoàn 2 của sư đoàn 3 quân đội cộng hoà ở Quảng Đà vào chi viện cho Tam Kỳ, nhưng đến Thăng Bình, phải dừng lại; trung đoàn 4 của sư đoàn 2 cũng chỉ đưa đến Chu Lai được một tiểu đoàn. Ngày 16 và 17 tháng 3, địch rút khỏi Sơn Hà, Trà Bồng. Những cái vòi cuối cùng của con bạch tuộc, mười năm nay khư khư ôm chặt lất căn cứ địa cách mạng mà đánh phá, xỉa xói, đã vĩnh viễn bị cắt đứt. Vùng giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi từ bắc chí nam hoàn toàn được giải phóng. Như diều gặp gió, lực lượng vũ trang và chính trị ở hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Tín, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ; vùng giải phóng nhanh chóng được mở rộng, liên hoàn lại với nhau: ở Quảng Tín, ngày 14, 15 tháng 3, diệt và bức rút 11 chốt, mở ra một vùng rộng lớn ở đông Thăng Bình; ở Quảng Ngãi, trung đoàn 94 diệt cụm chốt ở tây bắc quận lỵ Bình Sơn; tiểu đoàn 6 lữ đoàn 52 và tiểu đoàn đặc công 402 diệt gọn tiểu đoàn 69 nguỵ từ Trà Bồng rút chạy về Chu Lai. Sau một tuần, Quảng Ngãi đã giải phóng được một khu vực hoàn chỉnh từ Sơn Hà, Trà Bồng đến Sơn Tịnh, Bình Sơn, làm chủ một đoạn đường quốc lộ từ Chu Lai đến sông Trà Khúc. Những đòn đánh nói trên trong phạm vi hai tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi, không chỉ có tác dụng giải phóng dân mà thôi, mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho chủ lực của ta tiêu diệt sư đoàn 2 quân đội cộng hoà.
    Theo dự kiến của ta, Ngô Quang Trường nhất thiết phải đối phó với khu chiến tây Tam Kỳ, vì nếu không thì cả Chu lai và Đà Nẵng sẽ bị uy hiếp. Lực lượng của trưởng còn nắm trong tay khá lớn: sư đoàn 3, sư đoàn 2 và các liên đoàn biệt động quân 11, 12. Ý định của ta là phải chủ động dẫn dắt địch từng bước, làm thế nào để đối phương đưa lực lượng vào khu chiến một cách nhỏ giọt để tiêu diệt dần từng bộ phận. Cho nên không phải chỉ có một mực tiến công, nổi dậy, cắt đường, chặn địch; mà có lúc, như ngày 20 tháng 3, lại phải giảm bớt hoạt động ở Quảng Ngãi, đồng thời mở đường để cho trung đoàn 4 quân đội Cộng hoà có thể dễ dàng đi tiếp viện cho Tam Kỳ, bộc lộ thêm sơ hở ở phía nam. 5 giờ sáng ngày 21 tháng 3, sư đoàn 2 của ta tiến công vào trung đoàn 5 quân đội Cộng hoà ở Dương Huệ, Dãy Thám, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn của trung đoàn này và tiểu đoàn 21 biệt động quân ở cao điểm 104, thì chiều hôm ấy, trung đoàn 4 quân đội Cộng hoà đã có mặt ở Tam Kỳ như chúng ta đã dự kiến. Sư đoàn 3 định đưa trung đoàn 11 ở Quảng Ngãi ra cũng không được, vì phải đối phó với hoạt động của du kích ở bắc thị xã. Với 8 tiểu đoàn chủ lực của trung đoàn 4, trung đoàn 5 và liên đoàn bộ đội 12, địch lập tuyến ngăn chặn bảo vệ thị xã Tam Kỳ. Lữ đoàn 52 của ta lại được lệnh hành quân gấp vào Quảng Ngãi, nên lực lượng trên huớng chính chỉ còn có sư đoàn 2 thiếu, vì trung đoàn 36 thì còn đang trên đường hành quân về sư đoàn. Vì vậy, đơn vị muốn lui ngày tiến công đợt 2 vào cuối tháng để hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Bộ tư lệnh quân khu không đồng tình, hạ quyết tâm giải phóng toàn bộ Khu 5 trong thời gian ngắn nhất và quyết định ngày 24 tháng 3, phải nổ súng đợt 2. Sở dĩ như vậy vì trong thời gian này, toàn Miền đã bắt đầu có rung chuyển lớn. Địch đang đứng trước một con đê sắp vỡ mà nước sông thì cứ dâng lên từng giờ, từng phút một. Chúng cố be bờ ngăn chặn đợt sóng này chưa xong, thì đợt sóng sau đã ập đến. Đợt sóng thần ở Tây Nguyên, không biết sẽ tràn xuống đồng bằng vào lúc nào, thì đợt sóng từ phía bắc đã xô đến. lực lượng chủ lực của ta hãy còn sung sức, càng đánh càng thu được nhiều trang bị, càng mạnh thêm. Hơn nữa, trước khí thế chiến thắng chung trên toàn chiến trường, sức mạnh tại chỗ cũng được nhân lên gấp bội. Nổi bật lên trên tất cả là tinh thần của nhân dân vùng bị chiếm. Hai mươi năm trời ròng rã, âm ỉ, âm thầm, nơi này, lúc này bốc lên thì nơi kia bị dìm xuống. Nhưng trong những ngày tháng 3 lịch sử này, từ Tây Nguyên đến ven biển, từ Hải Vân đến Khánh Hoà, lửa căm thù bốc lên hừng hực, sức mạnh tại chỗ đang được phát huy cao độ. Bọn nguỵ quân nguỵ quyền như chuột chạy cùng sào; kéo nhau chạy về thị xã, thì thị xã bị uy hiếp; bồng bế nhau chạy ra thành phố, thì thành phố sắp bị tiến công. Tình thế một ngày bằng 20 năm chính là trong những lúc này. Cho nên mặc dù lực lượng của ta ở đây không đông hơn địch bao nhiêu, nhiệm vụ giao cho sư đoàn so với trước nặng hơn gấp nhiều lần: tiêu diệt một bộ phận chủ lực, vây bắt gọn toàn bộ sư đoàn 2 mới ở Quảng Ngãi ra, và nếu địch ở Tam Kỳ rút chạy, thì phải lập tức chia cắt không cho địch co cụm về Đà Nẵng.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương 13: Tướng tìm quân
    Từ sau chiến dịch hè thu 1974, trên chiến trường đồng bằng Khu 5, ta đã có những bước tiến nhah chóng và vững chắc. Vùng căn cứ rừng núi được mở rộng hơn, ngày càng hoàn chỉnh hơn, ép đối phương về đồng bằng; những lõm giải phóng ở đông đường quốc lộ dần dần được khôi phục lại; chiến tranh du kích được đẩy mạnh. Tuy nhiên họ vẫn còn cố giữ những quận lỵ, cắm sâu vào căn cứ của ta như Tiên Phước, Quế Sơn, Trà Bồng, Sơn Hà? giải phóng được những nơi này thì vùng địch chiếm đóng chỉ còn là một dải đất hẹp và dài hàng mấy trăm cây số. Một lưới gươm chém xuống bất cứ nơi nào, cũng thành chia cắt.
    Để đối phó với Tây Nguyên, chiến trường được lựa chọn là Phước Lâm, Tiên Phước. Trong khu chiến này, địch có 5 tiểu đoàn, 2 đại đội bảo an, hai pháo đội, 44 trung đội và hai bộ máy chi khu quận lỵ. Toàn bộ đóng từ Suối Đá trở lên phía tây có 74 cứ điểm và chốt. Đây cũng là địa bàn hoạt động của sư đoàn 2 quân đội cộng hoà, nhưng trong lúc này, hãy còn đứng ngoài vòng chiến, ở Quảng Ngãi. Chủ trương ban đầu của Quân khu uỷ là tiêu diệt quân đồn trú, giải phóng vài vạn dân; làm chủ cả một vùng phì nhiêu, màu mỡ, tạo ra thế thuận lợi mới để tiêu diệt chủ lực địch. Làm chủ địa bàn này, thì trực tiếp uy hiếp Tam Kỳ, Chu Lai-vừa là căn cứ vừa là sở chỉ huy của sư đoàn 2 và cả đường quốc lộ số 1. Do tính chất hiểm yếu của khu chiến, nên Bộ tư lệnh quân khu do Thượng tướng Chu Huy Mân làm tư lệnh và đồng chí Võ Chí Công làm chính uỷ, cũng dự kiến trước rằng: một khi đánh vào đây, nhất định sư đoàn 2 nguỵ sẽ đưa quân ra đối phó. Đây là cơ hội rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đánh tiêu diệt. Nhưng, lực lượng của ta sử dụng vào đây, so với kế hoạch vạch ra trước kia, đã có sự thay đổi rất lớn: Sư đoàn 3 đã phải chuyển vào đường 19 để trực tiếp phối hợp với nam Tây Nguyên. Sư đoàn của ta, dù được tăng cường thêm lữ đoàn bộ binh 52 thiếu, và một tiểu đoàn của trung đoàn 36, vẫn chưa có ưu thế về lực lượng trong chiến dịch. Tuy nhiên, quyết tâm vẫn không thay đổi, thậm chí, cũng không hạ mức yêu cầu. Bộ tư lệnh Quân khu đã nắm chắc được rằng: khi có sự phối hợp chặt chẽ trên toàn bộ chiến trường miền Nam thì những tính toán theo kế hoạch trước đây, phải thay đổi. Tât nhiên là phải nắm chắc quy luật đối phó của đối phương, để chủ động kéo chúng ra từng bước, bảo đảm diệt gọn từng bộ phận, tiến tới xoá sổ toàn bộ cả sư đoàn.
    Những trận chiến đấu lẻ tẻ đầu tháng 3 năm 1975: đánh kho đạn Sủng Mây, đánh bãi xe Xuân Thiều, phá cầu Trắng v.v? ở gần căn cứ Đà Nẵng; trận đánh vào tiểu đoàn 2, trung đoàn 56, của sư đoàn 3 ở vùng B Đại Lộc, cũng như những trận đánh vào sân bay Quảng Ngãi v.v? mới ngeh có vẻ dồn dập nhưng thực chất chỉ có tác dụng kìm chế, nghi binh, buộc đối phương phải đối phó khắp nơi mà thôi. Đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, chúng mới nhận ra được hướng tiến công chính của quân khu, vội vã đưa liên đoàn 12 biệt động quân từ Đà Nẵng vào, tăng cường cho Tiên Phước. Chưa vào đến khu chiến, thì đã phải triển khai ở Tuần Dương, vì sáng 10 tháng 3 năm 1975 ta bắt đầu nổ súng tiến công, sau Buôn Ma Thuột 2 giờ.
    Sư đoàn 2 và lữ đoàn 52 đánh vào Suối Đá, Tiên Phước, cao điểm 211, bao vây Phước Lâm. Các tiểu đoàn địa phương 102, 116, 134, 135 bỏ chạy về Tam Kỳ, rút bỏ một loạt chốt. Ngày hôm sau Trần Văn Nhật, tư lệnh sư đoàn 2 nguỵ vội vàng chấm dứt cuộc càn quét ở Nghĩa Hành để đưa trung đoàn 5 và các tiểu đoàn biệt động quân 37, 39 vào vòng chiến, triển khai ở núi Ngọc Bích, cùng với 9 tiểu đoàn địa phương làm thành tuyến phòng thủ Cẩm Khê, Quán Rường.
    Thắng lợi của giai đoạn đầu, đánh quân đồn trù, giải phóng 2 vạn dân, rất giòn giã, thời gian ngắn hơn dự kiến.
    Trước tình hình phát triển nhanh chóng của chiến dịch, ngày 13 tháng 3, Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Quân khu uỷ: Phải đẩy mạnh tiến công ở phía bắc quân khu, để nhanh chóng tiến xuống quốc lộ 1, sau khi giải phóng được một số vị trí ở vùng giáp ranh. Ngay từ bây giờ phải có sự phân công, chuẩn bị khẩn trương cho sự phát triển tiếp theo, đặc biệt trên hướng từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng.
    Thực hiện chỉ thị này, thường vụ Quân khu uỷ và Bộ tư lệnh quân khu kịp thời bổ sung nhiệm vụ cho hướng chủ yếu: Trước mắt phải chốt chặn địch trên tuyến Đường Con, Núi Thị, cao điểm 175, Đất Đỏ, nhằm bao vây bắt gọn toàn bộ địch ở Phước Lâm, Tiên Phước; đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh viện then chốt thứ nhất sắp đến.
    Có thêm lực lượng tiếp viện từ Quảng Ngãi mới ra, địch chia làm hai cánh phản kích lại: trung đoàn 5, cùng với hai tiểu đoàn bảo an và chi đoàn thiết giáp 1/4 tiến công lên Dương Leo, Dãy Thám; liên đoàn 12 biệt động quân, một tiểu đoàn bảo an và chi đoàn thiết giáp 1/11 tiến công lên hướng Cẩm Khê, Dương Con. Cả hai cánh đều bị các chốt của ta đánh lui. Những ngày tiếp theo, tất cả các mặt trận ở đồng bằng Khu 5 lần lượt nổ súng. Địch bối rối, lúng túng đối phó: trung đoàn 2 của sư đoàn 3 quân đội cộng hoà ở Quảng Đà vào chi viện cho Tam Kỳ, nhưng đến Thăng Bình, phải dừng lại; trung đoàn 4 của sư đoàn 2 cũng chỉ đưa đến Chu Lai được một tiểu đoàn. Ngày 16 và 17 tháng 3, địch rút khỏi Sơn Hà, Trà Bồng. Những cái vòi cuối cùng của con bạch tuộc, mười năm nay khư khư ôm chặt lất căn cứ địa cách mạng mà đánh phá, xỉa xói, đã vĩnh viễn bị cắt đứt. Vùng giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi từ bắc chí nam hoàn toàn được giải phóng. Như diều gặp gió, lực lượng vũ trang và chính trị ở hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Tín, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ; vùng giải phóng nhanh chóng được mở rộng, liên hoàn lại với nhau: ở Quảng Tín, ngày 14, 15 tháng 3, diệt và bức rút 11 chốt, mở ra một vùng rộng lớn ở đông Thăng Bình; ở Quảng Ngãi, trung đoàn 94 diệt cụm chốt ở tây bắc quận lỵ Bình Sơn; tiểu đoàn 6 lữ đoàn 52 và tiểu đoàn đặc công 402 diệt gọn tiểu đoàn 69 nguỵ từ Trà Bồng rút chạy về Chu Lai. Sau một tuần, Quảng Ngãi đã giải phóng được một khu vực hoàn chỉnh từ Sơn Hà, Trà Bồng đến Sơn Tịnh, Bình Sơn, làm chủ một đoạn đường quốc lộ từ Chu Lai đến sông Trà Khúc. Những đòn đánh nói trên trong phạm vi hai tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi, không chỉ có tác dụng giải phóng dân mà thôi, mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho chủ lực của ta tiêu diệt sư đoàn 2 quân đội cộng hoà.
    Theo dự kiến của ta, Ngô Quang Trường nhất thiết phải đối phó với khu chiến tây Tam Kỳ, vì nếu không thì cả Chu lai và Đà Nẵng sẽ bị uy hiếp. Lực lượng của trưởng còn nắm trong tay khá lớn: sư đoàn 3, sư đoàn 2 và các liên đoàn biệt động quân 11, 12. Ý định của ta là phải chủ động dẫn dắt địch từng bước, làm thế nào để đối phương đưa lực lượng vào khu chiến một cách nhỏ giọt để tiêu diệt dần từng bộ phận. Cho nên không phải chỉ có một mực tiến công, nổi dậy, cắt đường, chặn địch; mà có lúc, như ngày 20 tháng 3, lại phải giảm bớt hoạt động ở Quảng Ngãi, đồng thời mở đường để cho trung đoàn 4 quân đội Cộng hoà có thể dễ dàng đi tiếp viện cho Tam Kỳ, bộc lộ thêm sơ hở ở phía nam. 5 giờ sáng ngày 21 tháng 3, sư đoàn 2 của ta tiến công vào trung đoàn 5 quân đội Cộng hoà ở Dương Huệ, Dãy Thám, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn của trung đoàn này và tiểu đoàn 21 biệt động quân ở cao điểm 104, thì chiều hôm ấy, trung đoàn 4 quân đội Cộng hoà đã có mặt ở Tam Kỳ như chúng ta đã dự kiến. Sư đoàn 3 định đưa trung đoàn 11 ở Quảng Ngãi ra cũng không được, vì phải đối phó với hoạt động của du kích ở bắc thị xã. Với 8 tiểu đoàn chủ lực của trung đoàn 4, trung đoàn 5 và liên đoàn bộ đội 12, địch lập tuyến ngăn chặn bảo vệ thị xã Tam Kỳ. Lữ đoàn 52 của ta lại được lệnh hành quân gấp vào Quảng Ngãi, nên lực lượng trên huớng chính chỉ còn có sư đoàn 2 thiếu, vì trung đoàn 36 thì còn đang trên đường hành quân về sư đoàn. Vì vậy, đơn vị muốn lui ngày tiến công đợt 2 vào cuối tháng để hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Bộ tư lệnh quân khu không đồng tình, hạ quyết tâm giải phóng toàn bộ Khu 5 trong thời gian ngắn nhất và quyết định ngày 24 tháng 3, phải nổ súng đợt 2. Sở dĩ như vậy vì trong thời gian này, toàn Miền đã bắt đầu có rung chuyển lớn. Địch đang đứng trước một con đê sắp vỡ mà nước sông thì cứ dâng lên từng giờ, từng phút một. Chúng cố be bờ ngăn chặn đợt sóng này chưa xong, thì đợt sóng sau đã ập đến. Đợt sóng thần ở Tây Nguyên, không biết sẽ tràn xuống đồng bằng vào lúc nào, thì đợt sóng từ phía bắc đã xô đến. lực lượng chủ lực của ta hãy còn sung sức, càng đánh càng thu được nhiều trang bị, càng mạnh thêm. Hơn nữa, trước khí thế chiến thắng chung trên toàn chiến trường, sức mạnh tại chỗ cũng được nhân lên gấp bội. Nổi bật lên trên tất cả là tinh thần của nhân dân vùng bị chiếm. Hai mươi năm trời ròng rã, âm ỉ, âm thầm, nơi này, lúc này bốc lên thì nơi kia bị dìm xuống. Nhưng trong những ngày tháng 3 lịch sử này, từ Tây Nguyên đến ven biển, từ Hải Vân đến Khánh Hoà, lửa căm thù bốc lên hừng hực, sức mạnh tại chỗ đang được phát huy cao độ. Bọn nguỵ quân nguỵ quyền như chuột chạy cùng sào; kéo nhau chạy về thị xã, thì thị xã bị uy hiếp; bồng bế nhau chạy ra thành phố, thì thành phố sắp bị tiến công. Tình thế một ngày bằng 20 năm chính là trong những lúc này. Cho nên mặc dù lực lượng của ta ở đây không đông hơn địch bao nhiêu, nhiệm vụ giao cho sư đoàn so với trước nặng hơn gấp nhiều lần: tiêu diệt một bộ phận chủ lực, vây bắt gọn toàn bộ sư đoàn 2 mới ở Quảng Ngãi ra, và nếu địch ở Tam Kỳ rút chạy, thì phải lập tức chia cắt không cho địch co cụm về Đà Nẵng.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chấp hành chỉ thị này, 5 giờ sáng ngày 24 tháng 3, sư đoàn 2 của ta nổ súng tiến công. Sau hai giờ chiến đấu, xe tăng và bộ binh đã vào đến sân bay Ngọc Bích, tây thị xã Tam Kỳ. Các mũi tiến công khác nhanh chóng diệt địch ở vòng ngoài, đồng thời có mũi đã thọc sâu vào cầu Tam Kỳ, ngã ba Trường Xuân, dùng pháo cơ giới đánh vào sở chỉ huy của sư đoàn quân đội Cộng hoà và tiểu khu Quảng Tín ở trong thị xã, Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng.
    Tiểu đoàn 10 trung đoàn 36, phát triển về phía nam, đánh chiếm cầu Bà Bầu, cắt đường 1. Sáng 26 phát triển chiếm quận lỵ Lý TÍn, uy hiếp căn cứ Chu Lai từ phía bắc.
    Ở phía bắc, trung đoàn 38 và một bộ phận xe tăng cắt đường quốc lộ số 1 ở đoạn Chiên Đàn và sáng hôm sau chiếm Tuần Dưỡng.
    Cũng như ở Tam Kỳ, trong lúc lữ đoàn 52 đang trên đường hành quân vào Quảng Ngãi, xe pháo chưa kịp triển khai, thì nhận được lệnh của Bộ tư lệnh quân khu giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi, giải phóng cơ bản tỉnh Bình Định, cùng một lúc với Tam Kỳ, 7 giờ sáng ngày 24 tháng 3, tiểu đoàn 6 lữ đoàn 52 cùng với các tiểu đoàn đặc công 403-406 và tiểu đoàn 7 của tỉnh được sự chi viện của xe tăng, pháo binh của Quân khu, đánh chiếm các mục tiêu ở ngoại vi thị xã. Đến 14 giờ địch rút chạy nhưng bị chặn lại. Toàn bộ liên đoàn biệt động quân 11, thiết đoàn 4, trung đoàn 6 của sư đoàn 2 quân đội Cộng hoà và cơ quan chỉ huy tiểu khu Quảng Ngãi bị diệt và bắt gọn. Bản phúc trình của Hồ Văn Kỳ Thoại phó đô đốc, tư lệnh hải quân vùng 1 đã mô tả cuộc rút lui như sau:
    ?oLúc 12 giờ ngày 25 tháng 3, liên đoàn đặc nhiệm 11 nhận được lệnh của bộ tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh, yêu cầu chở 700 quân địa phương thuộc tiểu khu Quảng Ngãi ra Cù Lao Ré. Việc này không thực hiện được, vì binh sĩ sư đoàn 2 gây rối loạn. Chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn đã dùng mọi biện pháp giải toả nhưng không xong.
    Lúc 19 giờ, tư lệnh sư đoàn 2 cho biết có thể đêm 25 tháng 3 sẽ di tản ra biển, để bảo toàn lực lượng. Đến 22 giờ đợt thứ nhất; đến đợt thứ hai thì ?oquân bạn? ùa tới tràn ngập. 24 giờ, HQ505 vào ủi bãi Chu Lai, ?oquân bạn? ném lựu đạn, làm một số người bị thương vong, đa số là trẻ em?.
    Thế là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn được giải phóng.
    Sau 5 ngày chiến đấu, một nửa lực lượng chủ lực quân đội Cộng hoà, 2 phần 3 quân địa phương và một số lớn binh khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh ở nam quân khu 1 bị tiêu diệt và rơi vào tay ta. Cái đáy mà Thiệu đang đặt nhiều hy vọng vào đã bị thủng.
    Những chiến thắng vang dôi trong mấy ngày qua ở Trị Thiên, Khu 5 làm cho thành phố Đà Nẵng, lớn vào bậc nhì ở miền Nam Việt Nam sau Sài Gòn, ngày càng bị cô lập. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các lực lượng của hai quân khu này đã tiêu diệt và làm tan rã hầu hết các đơn vị của quân đội Cộng hoà đáng kể nhất là các sư đoàn bộ binh 1, 2, các liên đoàn biệt động quân và các đơn vị binh khí kỹ thuật. Tuy nhiên, lực lượng địch tập hợp lại ở căn cứ liên hiệp này cũng còn khá đông. Tổng quân số lên đến 10 vạn. Ngoài ra còn có 2,5 vạn phòng vệ dân sự có vũ trang và nhân viên nguỵ quyền cũng với tàn quân ở các nơi lũ lượt kéo về càng nhanh càng nhiều.
    Quan thầy Mỹ dường như đã đoán được ý định ta đánh Đà Nẵng nên đã phái đến vùng biển này một số tàu chiến của hạm đội 7, gọi là để răn đe. Thấy có chỗ dựa và phán đoán thế nào ta cũng phải mất cả tháng mới điều động lực lượng đến tiến công Đà Nẵng được, ngày 25 tháng 3 Thiệu ra nhật lệnh:
    ?oThứ nhất: Tất cả những tỉnh, những phần đất hiện còn hôm nay, 25 tháng 3, phải được tử thủ, bảo vệ đến cùng. Tại mỗi nơi, phải nỗ lực tối đa, chặn đứng đà tiến quân của địch, củng cố phòng thủ, vận dụng mọi sáng kiến và phương tiện để phản công.
    Thứ hai: các tư lệnh quân đoàn và quân khu chịu trách nhiệm hướng dẫn mọi cấp chỉ huy và chỉ huy lãnh thổ thuộc quyền chấp hành tuyệt đối nghiêm lệnh này?.
    Tổng thống Việt Nam Cộng hoà: Nguyễn Văn Thiệu.
    Trong khi ấy, thì Cao Văn Viên lại khẩn khoảng cầu khẩn quan thầy cho oanh tạc cơ B.52 tái hoạt động trên lãnh thổ miền Nam; cho hải pháo của hạm đội hoạt động yểm trợ quân lực Việt Nam Cộng hoà tại các tuyến phòng thủ; cho không vận ngay các quân dụng cho Việt Nam Cộng hoà để tái tổ chức và trang bị các đơn vị vừa bị tổn thất?
    Đây là bằng chứng tội lỗi của thân phận tôi tớ mà sau ngày giải phóng Sài Gòn, ta mới tìm thấy được trên bàn làm việc của Thiệu, Viên, vì vội quá nên chúng chưa kịp thủ tiêu.
    Những tiếng kêu cấp cứu vì thử chính phủ Mỹ, có mở lượng trời bể, chấp thuận chăng nữa, thì cũng không sao cứu vãn nổi tình hình.
    Trong những ngày này, nhân dân thành phố cảng Miền Trung như đan sống trong chảo dầu sôi. Từng đoàn người, từ phía bắc kéo vào, từ phía nam bồng bế dắt nhau ra. Cái thành phố không lấy gì làm lớn lắm, đột nhiên ken chật trên hai triệu người. Đầu đường, góc chợ, nhà ga, bến xe, trường học, tất cả đều hóa thành những trại di cư không tổ chức. Kể ra, thì họ cũng đã có họp bàn. Trần Thiện Khiêm, nhân danh thủ tướng chính phủ, đến Đà Nẵng, triệu tập các đô trưởng, tỉnh trưởng lại: Thừa Thiên có Nguyễn Hữu Duệ; Quảng Trị có Đỗ Kỳ; Đà Nẵng có Phạm Văn Trung; Quảng Tín có Lê Văn Ngọc; Quảng Ngãi có Đào Mộng Xuân để nắm tình hình và tìm phương cứu vãn. Báo cáo của Phạm Văn Trung xám xịt: tinh thần nhân dân Quảng Đà rất thấp họ thấy Mỹ đã bỏ rơi Thiệu rồi. Báo cáo của những người khác đều bi quan không kém, nào đầu hàng, rã ngũ hàng loạt. Nhưng khi nói đến biện pháp, thì tất cả đều ngồi nhìn nhau, chẳng còn có một sáng kiến gì nữa.
    Ngày 22 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khẳng định thêm: địch chuẩn bị rút Huế, thì cũng có thể bỏ Đà Nẵng. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng-bí danh là mặt trận 475-do Trung tướng Lê Trọng Tấn làm tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân làm chính uỷ được hình thành không nằm trong dự kiến ban đầu. Nói cho đúng, trong kế hoạch 2 năm cũng đã có dự kiến sẽ mở một chiến dịch nối tiếp sau khi chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi, vì Trị Thiên cũng như Khu 5 còn trong mùa khô ráo. Đến nay, do sự suy sụp nhanh chóng của quân nguỵ, nên chiến dịch hình thành sớm hơn mấy tháng. Suốt 30 năm chiến tranh, khoảng thời gian 3, 4 tháng có là bao; nhưng trong lúc này, thời gian là sức mạnh, thời gian là vàng ngọc; lãnh đạo Đảng ta, không để chậm một phút giây nào. Nắm thời cơ, lợi dụng thời cơ và tạo ra thời cơ mới, nhạy bén chính là trong những lúc này.
    Mặc dù đã có những quyết định, nhưng trung tướng Lê Trọng Tấn chưa thể rời Bộ Tổng tham mưu được, vì Bộ Chính trị đang họp. Thượng tướng Chu Huy Mân thì đang chỉ huy cả ba mặt trận, cùng một lúc: mặt trận đường 19, mặt trận Quảng Ngãi và mặt trận Tam Kỳ. Thành thử đảng uỷ và Bộ tư lệnh mặt trận 475 không họp hành gì được. Cánh quân phía bắc phải trực tiếp nhận mệnh lệnh của Bộ. Ngày 24 tháng 3, Quân uỷ chỉ thị cho Quân khu 5 tiến nhanh về hướng Đà Nẵng, thực hiện bao vây, phối hợp với Quân đoàn 2. Ngày 25 tháng 3 lại lệnh cho Quân đoàn 2 phải nhanh chóng đưa pháo vào tây bắc Đà Nẵng, chuẩn bị gấp để ngày 27 tháng 3 có thể khống chế sân bay và cảng Đà Nẵng; đồng thời bộ binh phải chiếm lĩnh đèo Hải Vân, tạo bàn đạp tiến công quân địch đang co cụm ở Đà Nẵng.
    Ngày 26 tháng 3, trung tướng và cơ quan chỉ huy lên đường. Vừa đáp xuống sân bay Tà Cơn đoàn đi thẳng vào A Sầu, một sở chỉ huy tạm thời được thiết lập ngay tại đây. Nhờ dựa vào một trạm cơ vụ ở cạnh đường, nên hệ thống thông tin liên lạc với các đầu mối được tổ chức rất nhanh và vững chắc.
    Vừa đặt ba lô xuống đất, cơ quan tham mưu bắt tay ngay vào việc nắm tình hình các mặt trận và các cánh quân. Tư lệnh và Chính uỷ mặt trận gặp nhau trên điện thoại, trao đổi những nét lớn về kế hoạch sắp đến, phân công mỗi người trực tiếp theo sát một cánh quân: Tư lệnh chỉ huy Quân đoàn 2 và tất cả các lực lượng trên cánh phía bắc và phía tây; Chính uỷ thì chỉ huy các lực lượng của Quân khu trên hướng nam thành phố.
    Mặc dù suốt cả ngày, hành quân mệt nhọc, cả đêm hôm ấy, trong sở chỉ huy, không ai chợp mắt được. Dưới ánh đèn điện mờ nhạt của trạm cơ vụ, trung tướng ngồi yên lặng, tấm bản đồ trải rộng trên mặt bàn. Làm thế nào để quán triệt được tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, phương châm tác chiến đã vạch ra cho những trận tác chiến sắp đến, cho đến tận cán bộ chiến sĩ?
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chấp hành chỉ thị này, 5 giờ sáng ngày 24 tháng 3, sư đoàn 2 của ta nổ súng tiến công. Sau hai giờ chiến đấu, xe tăng và bộ binh đã vào đến sân bay Ngọc Bích, tây thị xã Tam Kỳ. Các mũi tiến công khác nhanh chóng diệt địch ở vòng ngoài, đồng thời có mũi đã thọc sâu vào cầu Tam Kỳ, ngã ba Trường Xuân, dùng pháo cơ giới đánh vào sở chỉ huy của sư đoàn quân đội Cộng hoà và tiểu khu Quảng Tín ở trong thị xã, Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng.
    Tiểu đoàn 10 trung đoàn 36, phát triển về phía nam, đánh chiếm cầu Bà Bầu, cắt đường 1. Sáng 26 phát triển chiếm quận lỵ Lý TÍn, uy hiếp căn cứ Chu Lai từ phía bắc.
    Ở phía bắc, trung đoàn 38 và một bộ phận xe tăng cắt đường quốc lộ số 1 ở đoạn Chiên Đàn và sáng hôm sau chiếm Tuần Dưỡng.
    Cũng như ở Tam Kỳ, trong lúc lữ đoàn 52 đang trên đường hành quân vào Quảng Ngãi, xe pháo chưa kịp triển khai, thì nhận được lệnh của Bộ tư lệnh quân khu giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi, giải phóng cơ bản tỉnh Bình Định, cùng một lúc với Tam Kỳ, 7 giờ sáng ngày 24 tháng 3, tiểu đoàn 6 lữ đoàn 52 cùng với các tiểu đoàn đặc công 403-406 và tiểu đoàn 7 của tỉnh được sự chi viện của xe tăng, pháo binh của Quân khu, đánh chiếm các mục tiêu ở ngoại vi thị xã. Đến 14 giờ địch rút chạy nhưng bị chặn lại. Toàn bộ liên đoàn biệt động quân 11, thiết đoàn 4, trung đoàn 6 của sư đoàn 2 quân đội Cộng hoà và cơ quan chỉ huy tiểu khu Quảng Ngãi bị diệt và bắt gọn. Bản phúc trình của Hồ Văn Kỳ Thoại phó đô đốc, tư lệnh hải quân vùng 1 đã mô tả cuộc rút lui như sau:
    ?oLúc 12 giờ ngày 25 tháng 3, liên đoàn đặc nhiệm 11 nhận được lệnh của bộ tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh, yêu cầu chở 700 quân địa phương thuộc tiểu khu Quảng Ngãi ra Cù Lao Ré. Việc này không thực hiện được, vì binh sĩ sư đoàn 2 gây rối loạn. Chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn đã dùng mọi biện pháp giải toả nhưng không xong.
    Lúc 19 giờ, tư lệnh sư đoàn 2 cho biết có thể đêm 25 tháng 3 sẽ di tản ra biển, để bảo toàn lực lượng. Đến 22 giờ đợt thứ nhất; đến đợt thứ hai thì ?oquân bạn? ùa tới tràn ngập. 24 giờ, HQ505 vào ủi bãi Chu Lai, ?oquân bạn? ném lựu đạn, làm một số người bị thương vong, đa số là trẻ em?.
    Thế là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn được giải phóng.
    Sau 5 ngày chiến đấu, một nửa lực lượng chủ lực quân đội Cộng hoà, 2 phần 3 quân địa phương và một số lớn binh khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh ở nam quân khu 1 bị tiêu diệt và rơi vào tay ta. Cái đáy mà Thiệu đang đặt nhiều hy vọng vào đã bị thủng.
    Những chiến thắng vang dôi trong mấy ngày qua ở Trị Thiên, Khu 5 làm cho thành phố Đà Nẵng, lớn vào bậc nhì ở miền Nam Việt Nam sau Sài Gòn, ngày càng bị cô lập. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các lực lượng của hai quân khu này đã tiêu diệt và làm tan rã hầu hết các đơn vị của quân đội Cộng hoà đáng kể nhất là các sư đoàn bộ binh 1, 2, các liên đoàn biệt động quân và các đơn vị binh khí kỹ thuật. Tuy nhiên, lực lượng địch tập hợp lại ở căn cứ liên hiệp này cũng còn khá đông. Tổng quân số lên đến 10 vạn. Ngoài ra còn có 2,5 vạn phòng vệ dân sự có vũ trang và nhân viên nguỵ quyền cũng với tàn quân ở các nơi lũ lượt kéo về càng nhanh càng nhiều.
    Quan thầy Mỹ dường như đã đoán được ý định ta đánh Đà Nẵng nên đã phái đến vùng biển này một số tàu chiến của hạm đội 7, gọi là để răn đe. Thấy có chỗ dựa và phán đoán thế nào ta cũng phải mất cả tháng mới điều động lực lượng đến tiến công Đà Nẵng được, ngày 25 tháng 3 Thiệu ra nhật lệnh:
    ?oThứ nhất: Tất cả những tỉnh, những phần đất hiện còn hôm nay, 25 tháng 3, phải được tử thủ, bảo vệ đến cùng. Tại mỗi nơi, phải nỗ lực tối đa, chặn đứng đà tiến quân của địch, củng cố phòng thủ, vận dụng mọi sáng kiến và phương tiện để phản công.
    Thứ hai: các tư lệnh quân đoàn và quân khu chịu trách nhiệm hướng dẫn mọi cấp chỉ huy và chỉ huy lãnh thổ thuộc quyền chấp hành tuyệt đối nghiêm lệnh này?.
    Tổng thống Việt Nam Cộng hoà: Nguyễn Văn Thiệu.
    Trong khi ấy, thì Cao Văn Viên lại khẩn khoảng cầu khẩn quan thầy cho oanh tạc cơ B.52 tái hoạt động trên lãnh thổ miền Nam; cho hải pháo của hạm đội hoạt động yểm trợ quân lực Việt Nam Cộng hoà tại các tuyến phòng thủ; cho không vận ngay các quân dụng cho Việt Nam Cộng hoà để tái tổ chức và trang bị các đơn vị vừa bị tổn thất?
    Đây là bằng chứng tội lỗi của thân phận tôi tớ mà sau ngày giải phóng Sài Gòn, ta mới tìm thấy được trên bàn làm việc của Thiệu, Viên, vì vội quá nên chúng chưa kịp thủ tiêu.
    Những tiếng kêu cấp cứu vì thử chính phủ Mỹ, có mở lượng trời bể, chấp thuận chăng nữa, thì cũng không sao cứu vãn nổi tình hình.
    Trong những ngày này, nhân dân thành phố cảng Miền Trung như đan sống trong chảo dầu sôi. Từng đoàn người, từ phía bắc kéo vào, từ phía nam bồng bế dắt nhau ra. Cái thành phố không lấy gì làm lớn lắm, đột nhiên ken chật trên hai triệu người. Đầu đường, góc chợ, nhà ga, bến xe, trường học, tất cả đều hóa thành những trại di cư không tổ chức. Kể ra, thì họ cũng đã có họp bàn. Trần Thiện Khiêm, nhân danh thủ tướng chính phủ, đến Đà Nẵng, triệu tập các đô trưởng, tỉnh trưởng lại: Thừa Thiên có Nguyễn Hữu Duệ; Quảng Trị có Đỗ Kỳ; Đà Nẵng có Phạm Văn Trung; Quảng Tín có Lê Văn Ngọc; Quảng Ngãi có Đào Mộng Xuân để nắm tình hình và tìm phương cứu vãn. Báo cáo của Phạm Văn Trung xám xịt: tinh thần nhân dân Quảng Đà rất thấp họ thấy Mỹ đã bỏ rơi Thiệu rồi. Báo cáo của những người khác đều bi quan không kém, nào đầu hàng, rã ngũ hàng loạt. Nhưng khi nói đến biện pháp, thì tất cả đều ngồi nhìn nhau, chẳng còn có một sáng kiến gì nữa.
    Ngày 22 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khẳng định thêm: địch chuẩn bị rút Huế, thì cũng có thể bỏ Đà Nẵng. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng-bí danh là mặt trận 475-do Trung tướng Lê Trọng Tấn làm tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân làm chính uỷ được hình thành không nằm trong dự kiến ban đầu. Nói cho đúng, trong kế hoạch 2 năm cũng đã có dự kiến sẽ mở một chiến dịch nối tiếp sau khi chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi, vì Trị Thiên cũng như Khu 5 còn trong mùa khô ráo. Đến nay, do sự suy sụp nhanh chóng của quân nguỵ, nên chiến dịch hình thành sớm hơn mấy tháng. Suốt 30 năm chiến tranh, khoảng thời gian 3, 4 tháng có là bao; nhưng trong lúc này, thời gian là sức mạnh, thời gian là vàng ngọc; lãnh đạo Đảng ta, không để chậm một phút giây nào. Nắm thời cơ, lợi dụng thời cơ và tạo ra thời cơ mới, nhạy bén chính là trong những lúc này.
    Mặc dù đã có những quyết định, nhưng trung tướng Lê Trọng Tấn chưa thể rời Bộ Tổng tham mưu được, vì Bộ Chính trị đang họp. Thượng tướng Chu Huy Mân thì đang chỉ huy cả ba mặt trận, cùng một lúc: mặt trận đường 19, mặt trận Quảng Ngãi và mặt trận Tam Kỳ. Thành thử đảng uỷ và Bộ tư lệnh mặt trận 475 không họp hành gì được. Cánh quân phía bắc phải trực tiếp nhận mệnh lệnh của Bộ. Ngày 24 tháng 3, Quân uỷ chỉ thị cho Quân khu 5 tiến nhanh về hướng Đà Nẵng, thực hiện bao vây, phối hợp với Quân đoàn 2. Ngày 25 tháng 3 lại lệnh cho Quân đoàn 2 phải nhanh chóng đưa pháo vào tây bắc Đà Nẵng, chuẩn bị gấp để ngày 27 tháng 3 có thể khống chế sân bay và cảng Đà Nẵng; đồng thời bộ binh phải chiếm lĩnh đèo Hải Vân, tạo bàn đạp tiến công quân địch đang co cụm ở Đà Nẵng.
    Ngày 26 tháng 3, trung tướng và cơ quan chỉ huy lên đường. Vừa đáp xuống sân bay Tà Cơn đoàn đi thẳng vào A Sầu, một sở chỉ huy tạm thời được thiết lập ngay tại đây. Nhờ dựa vào một trạm cơ vụ ở cạnh đường, nên hệ thống thông tin liên lạc với các đầu mối được tổ chức rất nhanh và vững chắc.
    Vừa đặt ba lô xuống đất, cơ quan tham mưu bắt tay ngay vào việc nắm tình hình các mặt trận và các cánh quân. Tư lệnh và Chính uỷ mặt trận gặp nhau trên điện thoại, trao đổi những nét lớn về kế hoạch sắp đến, phân công mỗi người trực tiếp theo sát một cánh quân: Tư lệnh chỉ huy Quân đoàn 2 và tất cả các lực lượng trên cánh phía bắc và phía tây; Chính uỷ thì chỉ huy các lực lượng của Quân khu trên hướng nam thành phố.
    Mặc dù suốt cả ngày, hành quân mệt nhọc, cả đêm hôm ấy, trong sở chỉ huy, không ai chợp mắt được. Dưới ánh đèn điện mờ nhạt của trạm cơ vụ, trung tướng ngồi yên lặng, tấm bản đồ trải rộng trên mặt bàn. Làm thế nào để quán triệt được tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, phương châm tác chiến đã vạch ra cho những trận tác chiến sắp đến, cho đến tận cán bộ chiến sĩ?
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày nay và chống Pháp trước kia, trải qua bao nhiêu chiến dịch, Trung tướng vẫn tin tưởng vào những cán bộ cấp dưới của mình: thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Hữu An; thiếu tướng chính uỷ Lê Linh, đại tá Hoàng Đan, đại tá Công Trang và những cán bộ có nhiều kinh nghiệm. Những mệnh lệnh, chỉ thị, mấy ngày qua của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu gửi cho các đơn vị đều nêu bật tinh thần mới: mạnh dạn, kiên quyết, nhanh chóng? Thực hiện được tinh thần ấy, nào có phải dễ dàng gì.
    Đà Nẵng là một căn cứ quân sự liên hiệp lớn vào bậc nhất ở miền Nam, có sông sâu ngăn chặn ở phía bắc và phía nam: sông Trương Định, sông Cẩm Lệ, sông Thu Bồn; bốn bề đều có núi và điểm cao án ngữ: núi Hải Vân ở phía bắc, núi Sơn Trà ở phía đông, núi Phước Trường ở phía tây, núi Ngũ Hành và cao điểm Đức Kỳ ở phía nam và đông nam. Thành phố nằm ngay trên bờ biển Đông, ngày ngày hạm đội 7 diễu võ dương oai trước mặt. Chỉ cần một lực lượng không lớn lắm được tổ chức phòng ngự, chú đáo, thì bên tiến công không phải dễ gì mà dứt điểm nhanh gọn được.
    Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Bộ Tổng tham mưu, ngày 13 tháng 3 đã có triệu tập một số cán bộ về bổ sung cho Cục tác chiến để nghiên cứu kế hoạch đánh vào các thành phố. Đây là những cán bộ đã quen thuộc nhiều chiến trường và có nhiều kinh nghiệm tác chiến: các thiếu tướng Nam Long, Doãn Tuế, Lư Giang, Nguyễn Bá Phát v.v? Tổ trung tâm nghiên cứu Đà Nẵng do thiếu tướng Nguyễn Bá Phát làm tổ trưởng. Dự kiến phải có các Quân đoàn 1, 2 và các lực lượng chủ lực của Quân khu 5, cũng tương đương một quân đoàn, với đầy đủ binh khí kỹ thuật tăng cường thì mới giải quyết nổi.
    Đến hôm nay, Huế, Tam Kỳ, đều đã giải quyết xong. Các lực lượng ở phía Nam cũng như phía bắc đang truy kích sát gót địch, trăm phương nghìn hướng, làm thế nào thu quân lại được sớm để tổ chức một trận tiến công mới, cách đây ngót trăm cây số?
    Trung tướng hỏi cơ quan tham mưu:
    -Các trung đoàn của Quân đoàn 2 hiện ở đâu? Có ai nắm chắc được không?
    -Hôm nay, theo lệnh của Quân đoàn, trung đoàn 18 đánh chiếm Phú Lộc, lúc 11 giờ 30 chiếm được ga Thừa Lưu và đang truy kích địch đến Thổ Sơn. Trung đoàn 10 đang tiến về Vĩnh Lộc để đánh địch đang rút chạy về cửa Tư Hiền. Như vậy là toàn bộ sư đoàn 325 đang tiến đến bắc đèo Hải Vân, không xa lắm.
    -Thế còn sư đoàn 304?
    -Đang thực hiện đánh nhỏ ở khu vực Đồng Lâm, vùng B Đại Lộc. Trung đoàn 9 của sư này thì đang cơ động theo đường 14 vào khu vực đèo Mũi trâu, tây bắc Đà Nẵng.
    -Pháo?
    -Lữ pháo 164 cũng đang hành quân vào Mũi Trâu, được 6 khẩu pháo 130 ly và 122 ly nòng dài.
    -Làm thế nào đi nhanh hơn có được không?
    -Quân đoàn đã cử tham mưu trưởng, thượng tá Bùi Công Ái, đi trực tiếp đôn đốc. Cố gắng lắm thì đến ngày 28 tháng 3 mới bàn vào sản xuất và cảng Đà Nẵng được. Ở phía nam, cơ quan tham mưu Quân khu 5 vừa báo cáo cho biết: lực lượng quân khu sẽ tiến công bằng hai cánh: cánh chủ yếu theo đường quốc lộ 1 do trung đoàn 1 và trung đoàn 31 của sư đoàn 2 đảm nhiệm. Cánh này sẽ vòng qua các mục tiêu bên ngoài để đánh thẳng vào sân bay, sở chỉ huy quân đoàn 1 nguỵ và một vài nơi khác trong thành phố. Cánh thứ hai do trung đoàn 38 đảm nhiệm trước mắt đánh vào Núi Quế, Bà Rén, Vĩnh Điện, sau đó tiến về phía đông để cùng với trung đoàn 96 của địa phương Quảng Đà tiến ra quận 3 và bán đảo Sơn Trà. Pháo còn ở Lãnh An thượng. Trận địa ở đây có thể bắn đến Trà Kiệu, Vĩnh Điện, trên tuyến phòng thủ của địch dọc sông Thu Bồn. Trung đoàn 36 làm dự bị cho sư đoàn, tiến sau trung đoàn 1, theo trục quốc lộ.
    Về mặt chính trị, từ 20 tháng 3 Khu uỷ đã có chỉ thị cho các tỉnh uỷ chuẩn bị gấp rút lực lượng quần chúng để phối hợp với đòn tiến công quân sự. Các đồng chí đã tổ chức ra uỷ ban khởi nghĩa các cấp, đưa thêm cán bộ vào nắm cơ sở và các lực lượng vũ trang địa phương cũng đã bắt đầu hoạt động lẻ tẻ. Tỉnh uỷ cũng đã bàn kế hoạch hoạt động trong ba tình huống khác nhau: địch rút chạy mà chủ lực chưa đến kịp; hoặc địch rút chạy mà chủ lực đến kịp; hoặc địch co cụm phải đánh dài ngày.
    Trung tướng biểu dương tham mưu trưởng, đại tá Ngô Hùng vừa chân ướt chân ráo đến trước đây mấy tiếng đồng hồ, với đoàn tiền trạm đã bắt được liên lạc với các nơi và nắm tình hình kịp thời khá cụ thể.
    Trung tướng giải thích cho cơ quan tham mưu:
    -Tuần trước tổ trung tâm đã nghiên cứu kế hoạch đánh Đà Nẵng. Dự kiến sẽ sử dụng hai quân đoàn vào đây, nhưng tình hình hôm nay đã khác rồi đấy. Tuy địch còn trên dưới 10 vạn quân, nhưng lúc không thể lấy số lượng ra mà nói được. Bọn nguỵ ở Thừa Thiên chạy vào, ở Quảng Ngãi chạy ra, đều là mất tinh thần cả. Chắc chắn chúng đang làm loạn trong thành phố. Bọn lính thuỷ đánh bộ và sư đoàn 3 gần đây chưa bị đánh đau, nhưng khí thế chúng không còn nữa. Chúng lo rút quân chạy nhiều hơn là lo đánh với ta. Chúng ta phải nắm vững phương châm tác chiến, tinh thần các chỉ thị của Bộ, và đánh địch trong lúc chúng hỗn loạn rút lui. Trong lúc này một đơn vị nhỏ, một khẩu pháo cũng có tác dụng rất lớn. Vấn đề là phải nắm chắc lực lượng, hành động kiên quyết, táo bạo, xử trí nhanh chóng. Tình hình Đà Nẵng hôm nay còn tồi tệ hơn Huế năm 1972. Về nhân dân, cũng nên nhớ rằng, chính ở thành phố này đã từng nổ ra những cuộc chiến tranh kiên quyết, dai dẳng chống lại chế độ của Mỹ Thiệu. Tôi cũng vừa được trên cho biết, địch đang có kế hoạch đưa 3 vạn súng từ Sài Gòn ra Đà Nẵng để trang bị lại cho hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 258 và 147 ở sân bay Nước Mặn, có thể đang trên đường đi ra. Máy bay Mỹ cũng được dùng vào việc đưa vũ khí đến, và đưa người di tản đi. Một công hai việc. Tàu chiến Mỹ cũng đang rập rình. Những thứ ấy sẽ không phát huy được hiệu lực nếu chúng ta hành động kịp thời, không để cho chúng thực hiện được bất cứ một âm mưu, kế hoạch nào.
    Trong ý nghĩ của Trung tướng, vấn đề giải phóng Đà Nẵng đã ở trong tầm tay rồi, nhưng cái khó là phải tiêu diệt được toàn bộ 10 vạn quân địch không cho chạy về Sài Gòn được mống nào.
    Chưa xong bước này, đã phải nghĩ đến bước sau.
    Sau những ngày sóng gió ở Huế, Ngô Quang Trường bay về Đà Nẵng một thân một mình. Từ ngày lĩnh được đặc ân ra trấn thủ nơi đầu sóng ngọn gió phía bắc, thay Hoàng Xuân Lãm, ngay giữa chiến dịch Quảng Trị, Trưởng cũng trải qua những ngày căng thẳng nhưng đâu đến nỗi như những ngày vừa qua. Rất nhạy bén với tình hình, vốn có bản lĩnh sẵn Trưởng đã đệ đơn xin từ chức từ mấy ngày trước, chơi cái trò ăn ốc để người khác đổ vỏ, nhưng Thiệu còn không hơn một bậc, cố giữ lại. Nhìn lại đám tướng tá ở Sài Gòn, Trưởng thừa biết chẳng còn mặt mũi nào dám ra đây mà đưa đầu chịu bán. Nhìn lên tấm bản đồ vùng 1, ông ta không tin vào những mũi tên xanh đỏ mà một sĩ quan của Phòng hành quân vừa vẽ lên đây. Trưởng cũng không tin cả mình nữa. Điều mà ông ta hơi yên tâm là giờ đây, vợ con đã tếch đi từ lâu rồi; tiền bạc của cải đã nằm gọn trong nhưng chiếc va ly to sụ và đã được đưa ra khỏi nước rồi. Nay Trưởng chỉ lo giữ bên mình chiếc trực thăng thật tốt là được. Lời thề của Trưởng vừa buông ra khỏi miệng đã trở thành trò cười cho người đời về sau: ?o********* muốn vào được Huế, phải bước qua xác tôi đã?.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày nay và chống Pháp trước kia, trải qua bao nhiêu chiến dịch, Trung tướng vẫn tin tưởng vào những cán bộ cấp dưới của mình: thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Hữu An; thiếu tướng chính uỷ Lê Linh, đại tá Hoàng Đan, đại tá Công Trang và những cán bộ có nhiều kinh nghiệm. Những mệnh lệnh, chỉ thị, mấy ngày qua của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu gửi cho các đơn vị đều nêu bật tinh thần mới: mạnh dạn, kiên quyết, nhanh chóng? Thực hiện được tinh thần ấy, nào có phải dễ dàng gì.
    Đà Nẵng là một căn cứ quân sự liên hiệp lớn vào bậc nhất ở miền Nam, có sông sâu ngăn chặn ở phía bắc và phía nam: sông Trương Định, sông Cẩm Lệ, sông Thu Bồn; bốn bề đều có núi và điểm cao án ngữ: núi Hải Vân ở phía bắc, núi Sơn Trà ở phía đông, núi Phước Trường ở phía tây, núi Ngũ Hành và cao điểm Đức Kỳ ở phía nam và đông nam. Thành phố nằm ngay trên bờ biển Đông, ngày ngày hạm đội 7 diễu võ dương oai trước mặt. Chỉ cần một lực lượng không lớn lắm được tổ chức phòng ngự, chú đáo, thì bên tiến công không phải dễ gì mà dứt điểm nhanh gọn được.
    Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Bộ Tổng tham mưu, ngày 13 tháng 3 đã có triệu tập một số cán bộ về bổ sung cho Cục tác chiến để nghiên cứu kế hoạch đánh vào các thành phố. Đây là những cán bộ đã quen thuộc nhiều chiến trường và có nhiều kinh nghiệm tác chiến: các thiếu tướng Nam Long, Doãn Tuế, Lư Giang, Nguyễn Bá Phát v.v? Tổ trung tâm nghiên cứu Đà Nẵng do thiếu tướng Nguyễn Bá Phát làm tổ trưởng. Dự kiến phải có các Quân đoàn 1, 2 và các lực lượng chủ lực của Quân khu 5, cũng tương đương một quân đoàn, với đầy đủ binh khí kỹ thuật tăng cường thì mới giải quyết nổi.
    Đến hôm nay, Huế, Tam Kỳ, đều đã giải quyết xong. Các lực lượng ở phía Nam cũng như phía bắc đang truy kích sát gót địch, trăm phương nghìn hướng, làm thế nào thu quân lại được sớm để tổ chức một trận tiến công mới, cách đây ngót trăm cây số?
    Trung tướng hỏi cơ quan tham mưu:
    -Các trung đoàn của Quân đoàn 2 hiện ở đâu? Có ai nắm chắc được không?
    -Hôm nay, theo lệnh của Quân đoàn, trung đoàn 18 đánh chiếm Phú Lộc, lúc 11 giờ 30 chiếm được ga Thừa Lưu và đang truy kích địch đến Thổ Sơn. Trung đoàn 10 đang tiến về Vĩnh Lộc để đánh địch đang rút chạy về cửa Tư Hiền. Như vậy là toàn bộ sư đoàn 325 đang tiến đến bắc đèo Hải Vân, không xa lắm.
    -Thế còn sư đoàn 304?
    -Đang thực hiện đánh nhỏ ở khu vực Đồng Lâm, vùng B Đại Lộc. Trung đoàn 9 của sư này thì đang cơ động theo đường 14 vào khu vực đèo Mũi trâu, tây bắc Đà Nẵng.
    -Pháo?
    -Lữ pháo 164 cũng đang hành quân vào Mũi Trâu, được 6 khẩu pháo 130 ly và 122 ly nòng dài.
    -Làm thế nào đi nhanh hơn có được không?
    -Quân đoàn đã cử tham mưu trưởng, thượng tá Bùi Công Ái, đi trực tiếp đôn đốc. Cố gắng lắm thì đến ngày 28 tháng 3 mới bàn vào sản xuất và cảng Đà Nẵng được. Ở phía nam, cơ quan tham mưu Quân khu 5 vừa báo cáo cho biết: lực lượng quân khu sẽ tiến công bằng hai cánh: cánh chủ yếu theo đường quốc lộ 1 do trung đoàn 1 và trung đoàn 31 của sư đoàn 2 đảm nhiệm. Cánh này sẽ vòng qua các mục tiêu bên ngoài để đánh thẳng vào sân bay, sở chỉ huy quân đoàn 1 nguỵ và một vài nơi khác trong thành phố. Cánh thứ hai do trung đoàn 38 đảm nhiệm trước mắt đánh vào Núi Quế, Bà Rén, Vĩnh Điện, sau đó tiến về phía đông để cùng với trung đoàn 96 của địa phương Quảng Đà tiến ra quận 3 và bán đảo Sơn Trà. Pháo còn ở Lãnh An thượng. Trận địa ở đây có thể bắn đến Trà Kiệu, Vĩnh Điện, trên tuyến phòng thủ của địch dọc sông Thu Bồn. Trung đoàn 36 làm dự bị cho sư đoàn, tiến sau trung đoàn 1, theo trục quốc lộ.
    Về mặt chính trị, từ 20 tháng 3 Khu uỷ đã có chỉ thị cho các tỉnh uỷ chuẩn bị gấp rút lực lượng quần chúng để phối hợp với đòn tiến công quân sự. Các đồng chí đã tổ chức ra uỷ ban khởi nghĩa các cấp, đưa thêm cán bộ vào nắm cơ sở và các lực lượng vũ trang địa phương cũng đã bắt đầu hoạt động lẻ tẻ. Tỉnh uỷ cũng đã bàn kế hoạch hoạt động trong ba tình huống khác nhau: địch rút chạy mà chủ lực chưa đến kịp; hoặc địch rút chạy mà chủ lực đến kịp; hoặc địch co cụm phải đánh dài ngày.
    Trung tướng biểu dương tham mưu trưởng, đại tá Ngô Hùng vừa chân ướt chân ráo đến trước đây mấy tiếng đồng hồ, với đoàn tiền trạm đã bắt được liên lạc với các nơi và nắm tình hình kịp thời khá cụ thể.
    Trung tướng giải thích cho cơ quan tham mưu:
    -Tuần trước tổ trung tâm đã nghiên cứu kế hoạch đánh Đà Nẵng. Dự kiến sẽ sử dụng hai quân đoàn vào đây, nhưng tình hình hôm nay đã khác rồi đấy. Tuy địch còn trên dưới 10 vạn quân, nhưng lúc không thể lấy số lượng ra mà nói được. Bọn nguỵ ở Thừa Thiên chạy vào, ở Quảng Ngãi chạy ra, đều là mất tinh thần cả. Chắc chắn chúng đang làm loạn trong thành phố. Bọn lính thuỷ đánh bộ và sư đoàn 3 gần đây chưa bị đánh đau, nhưng khí thế chúng không còn nữa. Chúng lo rút quân chạy nhiều hơn là lo đánh với ta. Chúng ta phải nắm vững phương châm tác chiến, tinh thần các chỉ thị của Bộ, và đánh địch trong lúc chúng hỗn loạn rút lui. Trong lúc này một đơn vị nhỏ, một khẩu pháo cũng có tác dụng rất lớn. Vấn đề là phải nắm chắc lực lượng, hành động kiên quyết, táo bạo, xử trí nhanh chóng. Tình hình Đà Nẵng hôm nay còn tồi tệ hơn Huế năm 1972. Về nhân dân, cũng nên nhớ rằng, chính ở thành phố này đã từng nổ ra những cuộc chiến tranh kiên quyết, dai dẳng chống lại chế độ của Mỹ Thiệu. Tôi cũng vừa được trên cho biết, địch đang có kế hoạch đưa 3 vạn súng từ Sài Gòn ra Đà Nẵng để trang bị lại cho hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ 258 và 147 ở sân bay Nước Mặn, có thể đang trên đường đi ra. Máy bay Mỹ cũng được dùng vào việc đưa vũ khí đến, và đưa người di tản đi. Một công hai việc. Tàu chiến Mỹ cũng đang rập rình. Những thứ ấy sẽ không phát huy được hiệu lực nếu chúng ta hành động kịp thời, không để cho chúng thực hiện được bất cứ một âm mưu, kế hoạch nào.
    Trong ý nghĩ của Trung tướng, vấn đề giải phóng Đà Nẵng đã ở trong tầm tay rồi, nhưng cái khó là phải tiêu diệt được toàn bộ 10 vạn quân địch không cho chạy về Sài Gòn được mống nào.
    Chưa xong bước này, đã phải nghĩ đến bước sau.
    Sau những ngày sóng gió ở Huế, Ngô Quang Trường bay về Đà Nẵng một thân một mình. Từ ngày lĩnh được đặc ân ra trấn thủ nơi đầu sóng ngọn gió phía bắc, thay Hoàng Xuân Lãm, ngay giữa chiến dịch Quảng Trị, Trưởng cũng trải qua những ngày căng thẳng nhưng đâu đến nỗi như những ngày vừa qua. Rất nhạy bén với tình hình, vốn có bản lĩnh sẵn Trưởng đã đệ đơn xin từ chức từ mấy ngày trước, chơi cái trò ăn ốc để người khác đổ vỏ, nhưng Thiệu còn không hơn một bậc, cố giữ lại. Nhìn lại đám tướng tá ở Sài Gòn, Trưởng thừa biết chẳng còn mặt mũi nào dám ra đây mà đưa đầu chịu bán. Nhìn lên tấm bản đồ vùng 1, ông ta không tin vào những mũi tên xanh đỏ mà một sĩ quan của Phòng hành quân vừa vẽ lên đây. Trưởng cũng không tin cả mình nữa. Điều mà ông ta hơi yên tâm là giờ đây, vợ con đã tếch đi từ lâu rồi; tiền bạc của cải đã nằm gọn trong nhưng chiếc va ly to sụ và đã được đưa ra khỏi nước rồi. Nay Trưởng chỉ lo giữ bên mình chiếc trực thăng thật tốt là được. Lời thề của Trưởng vừa buông ra khỏi miệng đã trở thành trò cười cho người đời về sau: ?o********* muốn vào được Huế, phải bước qua xác tôi đã?.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chuông điện thoại réo vang, mặc! Trưởng chẳng buồn nghe nữa; chối tai lắm rồi. Nếu không phải là ông tá này xin quân tiếp viện, thì chắc là ông tướng khác xin từ thoái. Quân đâu mà tiếp viện, đến trung tướng mà cũng chỉ bảo đảm được một ?oenclave thôi?, nữa là cấp quân khu. Còn từ thoái, từ thoái cái gì; phải tử thủ, tử thủ đến cùng. Đối với dưới, Trưởng kiên quyết bao nhiêu, thì với trên, Trưởng cay cú, căm tức bấy nhiêu.
    Năm 1972, ở Quảng Trị, quan thầy Mỹ đã đánh giá Trưởng rất cao. Ông ta được Thiệu kính nể. So với Nguyễn Chánh Thi vua vùng 1 trước đây, thì Trưởng còn uy thế hơn nhiều. Thế mà nay! Chiến lược gì mà không thất hết tầm quan trọng của vùng 1 chiến thuật? Trưởng căm tức. Quân giải phóng còn ở đâu đâu mà cứ đòi rút cho được cả sư đoàn dù về Sài Gòn. Trưởng cho rằng lịch sử chiến tranh ở Việt Nam đã bao lần chứng minh rằng, vùng 1 chiến thuật là nơi quan trọng nhất. Hơn 100 năm về trước, Pháp đến Đông Dương, và cách đây mươi năm, Mỹ nhảy vào Việt Nam, cả hai lần, những bàn chân xâm lược đều phải bám trước tiên vào mảnh đất Trưởng hiện đang đứng đây. Giữ được vùng 1 là giữ được tất cả; mất vùng 1, là sụp đổ hoàn toàn. Vì thế hôm 6 tháng 3, trong cuộc họp có đầy đủ các tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, mọi người đều phản đối việc rút sư đoàn dù và sư đoàn thuỷ quân lục chiến khỏi vùng 1 chiến thuật. Đến nay, hậu quả thật đã rõ ràng.
    Trưởng vò nát bức điện của Cao Văn Viên gửi ra và lẩm bẩm một mình:
    ?oVô luôn, vô cái gì nữa? Sư đoàn 1, sư đoàn 2 còn đâu nữa và vô với ra? Còn một chút hy vọng là sư đoàn thuỷ quân lục chiến, thì nay đòi rút, mai đòi kéo? Ta đã trót dại một lần, trót buông sư đoàn dù ra nên mới đến nỗi sụp đổ như hôm nay; còn bây giờ thì đừng ai hòng rút được một tên lính nữa?.
    Tiếng còi xe ô tô vang lên từ dưới sân. Mọi người đến đông đủ: chuẩn tưởng tư lệnh sư đoàn 1 không quân, tư lệnh phó sư đoàn thuỷ quân lục chiến? Lại có cả một người khách không mời mà đến: Al Francis, tổng lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng.
    Trưởng còn đương nhớn nhác như muốn tìm ai, thì đại tá phó tư lệnh thuỷ quân lục chiến đến báo cáo:
    -Thưa trung tướng, thiếu tướng tư lệnh của tôi đã ra tàu để ở ngoài khơi, để phối hợp kế hoạch đổ quân ngày mai.
    -Thôi được!
    Trưởng đặt rất nhiều tin tưởng vào sư đoàn thuỷ quân lục chiến nên khi nghe thấy thế, đoán chắc rằng sớm muộn gì cũng có một lực lượng dự bị chiến lược hùng hậu đến đây. Với một sư đoàn đầ đủ, 4 lữ đoàn, Trưởng cảm thấy hơn yên tâm.
    Vừa ngồi xuống ghế, Nguyễn Thành Trị, phó tư lệnh thuỷ quân lục chiến đứng lên, đi thẳng gần đến tấm bản đồ treo trên tường.
    -Tôi xin báo cáo tình hình diễn biến, từ khi Trung tướng ra tàu HQ05.
    3 giờ sáng ngày 25 tháng 3, lữ 147 báo cáo hoàn tất việc tập trung tại bờ bể Thuận An. Theo sau có 2 liên đoàn biệt động quân 13 và 14.
    Đến 9 giờ sáng, một tàu LST dự định vào ủi bãi để bốc các đơn vị thuỷ quân lục chiến, nhưng tàu này không thể nào vào được, vì nước cạn. Ngày 26 tháng 3, tôi được thiếu tướng tư lệnh cho biết, qua đài Vị TRÍ trung gian đặt trên đèo Hải Vân là sẽ có 3 tàu LCU đến bốc lữ đoàn 147. Đến 9 giờ, có hai chiếc đến ủi bãi; một chiếc bị mắc cạn, và bị pháo bắn hư không hoạt động được; một chiếc bốc được một ít thương binh và ban chỉ huy lữ đoàn. Dưới áp lực của pháo và hoả lực bắn thẳng của Quân giải phóng, lữ đoàn trưởng 147 bị thương. Chiếc LCU thứ ba không đến được, vì có chạm súng trên bờ.
    24 giờ, mất liên lạc với các đơn vị còn bị kẹt lại . Suốt cả ngày hôm ấy, các chiến đĩnh, cố gắng lắm mới vớt được trêm một nghìn quân nhân, trong đó có 800 thuỷ quân lục chiến về đến đây. Hiện ở sân bay Nước Mặn.
    Thế là hết! Phút giây tràn trền hy vọng ban nãy, chẳng qua là ánh lửa bùng lên của một ngọn nến trước khi phụt tắt.
    Viên đại tá nhắc khéo:
    -Dạ còn sư đoàn 3.
    Trưởng buồn rầu dằn từng tiếng:
    -Không thể tin tưởng vào khả năng của đơn vị này được. Tôi đã thừa biết sức chiến đấu của nó rồi.
    Đến lượt Nguyễn Đức Khánh, tư lệnh sư đoàn không quân 1 phát biểu:
    -17 giờ chiều hôm nay, tôi nhận được điện thoại của thiếu tướng Vũ Xuân Lành, tư lệnh phó quân chủng, có lệnh di tản phi cơ, để tránh pháo kích.
    -Tôi chưa có ý định di tản khỏi nơi đây. Trưởng bực tức ra mặt, trả lời.
    Như không để ý đến thái độ của Trưởng, Khánh tiếp tục:
    -Mười bảy giờ rưỡi, tôi đã họp với các không đoàn trưởng 41, 51, 61 và đã ra lệnh cho họ, nhưng thời tiết quá xấu. Liền sau đó lại có lệnh, cùng qua điện thoại, phải cho A37 về Cam Ranh ngay, vì sân bay Phù Cát cũng bị pháo kích. Trực thăng cũng không thể đến sân bay Nước Mặn được, vì thời tiết quá xấu. Vả lại, thuỷ quân lục chiến cũng đang đồn trú trong các vòm để máy bay. Họ đang làm loạn ở đấy, tước cả súng cá nhân của tôi. 18 giờ tôi đã có liên lạc để báo cáo trung tướng biết, nhưng chuông điện thoại reo mãi, chẳng thấy ai trả lời. Đến 19 giờ 30, phi trường báo động vì bị pháo kích.
    -Tình hình ở sân bay thế nào?
    -Mấy hôm nay, phi trường rối loạn, vì dân tị nạn gây ra, gia đình quân nhân xao xuyến, chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng cũng không đạt được kết quả khả quan.
    -Nghe báo cáo có một số quân nhân của không quân có hiện tượng vô kỷ luật.
    -Đúng! Một số quân nhân đã hiểu lầm lệnh di tản phi cơ nên oán các cấp chỉ huy không cho họ biết lệnh này.
    -Cho đến giờ phút này, không có lệnh nào cho phép anh em rút lui cả. Tuy nhiên, tôi chấp nhận, coi như anh em có thể tìm cách để từ thoái. Chuẩn tướng và đại tá Duệ cũng có thể tuỳ nghi đi trước. Tôi sẽ ở lại với anh em thuỷ quân lục chiến.
    Khánh hỏi lại:
    -Từ thoái bằng phương tiện gì ạ?
    -Lập cầu hàng không mà đi.
    -Khong thể được! Vì địch có tiền sát viên hướng dẫn, nên pháo kích rất chính xác, hoạt động của không quân rất khó khăn.
    -Phải dùng không quân của mình, mà áp chế nó đi chứ?
    -Thời tiết quá xấu, không quân không cất cánh được.
    -Thiếu tướng tư lệnh quân chủng đã có ý kiến gì chưa?
    -Không thể báo cáo tình hình với tư lệnh được, vì hệ thống thông tin liên lạc bị hư. Nhưng trước đó, tôi có nhận được chỉ thị của trên là bắt đầu từ bây giờ trở đi, tôi sẽ chấp hành mọi mệnh lệnh của trung tướng.
    -Ông định thế nào?
    -Xin tàu hải quân giúp cho việc này. Chúng tôi xin bốc dỡ ở Nam Ô.
    Tư lệnh phó thuỷ quân lục chiến, từ nãy đến giờ ngồi yên, nghe hai người nói chuyện, bỗng giãy lên như đỉa phải vôi:
    -Bãi đó đã dành cho sư đoàn 3 và thuỷ quân lục chiến rồi. Mà chỉ có 1 HQ03 mà thôi.
    -Có LST không?
    -Chỉ có 3 chiếc. Ngày mai sẽ đến Non Nước để bốc số còn lại của lữ 147 và cả sư đoàn thuỷ quân lục chiến?
    Khánh cảm thấy vô cùng chua chát. Đã đến lúc ?osống chết mặc bay rồi?.

Chia sẻ trang này