1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiến tới kỉ niệm 31 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi forza_vn, 18/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tại chi khu Trảng Bàng, cách Đồng Dù 10 cây số về phía bắc, sau những ngày chốt chặn, bao vây, áp sát, sư đoàn 316 nhân lúc địch hoang mang dao động, chuyển sang tiến công. Bị pháo binh ta dần cho bốn ngày liền, sư đoàn 25 nguỵ ở Bến Kéo, Cẩm Giang, Tà Vo, Đồng Chua, suối Sâu, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ tan rã từng mảng. Toàn bộ hai trung đoàn 46 và 49, liên đoàn bảo an 251, một chiến đoàn thiết giáp địch bị sư đoàn 316 cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích Tây Ninh bắt làm tù binh. hệ thống phòng ngự, từ Đồng Dù đến Gò Dầu Hạ bị quét sạch. Một bộ phận thiết giáp và liên đoàn biệt động quân 32, từ Khiêm Hạnh kéo chạy về, bị diệt luôn một số, số còn lại tan rã tại chỗ.
    Trong lúc sư đoàn 320A ghì chân địch lại để tiêu diệt, thì sư đoàn 10 nhanh chóng và khôn khéo vòng qua Đồng Dù; táo bạo lướt qua hệ thống đồn bốt địch chưa bị tiêu diệt, tiến vào Hóc Môn. Trung đoàn 24 và một tiểu đoàn xe tăng vòng sang tây bắc Củ Chi, theo quốc lộ 1, vượt qua cầu Bông. Trung đoàn 28, trung đoàn 4 pháo binh, tiểu đoàn 2 xe tăng thì rẽ qua Phú Hoà Đông, Tân Quy, theo tỉnh lộ 15 qua cầu Sáng. Trung đoàn 66 làm dự bị, đi sau. Đến 11 giờ, một cánh quân lớn của địch từ Hậu Nghĩa tiến ra ngăn chặn, bị sư đoàn 10 cùng với trung đoàn 1 Gia Định đánh tan, rồi tiếp tục tiến về Củ Chi. Ở đây, đã diễn ra cuộc chiến đấu rất quyết liệt giữa trung đoàn 64 của sư đoàn 320A, được phối thuộc cho binh đoàn thọc sâu, với thiết đoàn 10 xe tăng địch. Vừa lúc ấy, bộ phận đi đầu của trung đoàn 24 xốc tới, tiến công hợp đồng. Bị đánh cả trước mặt lấn sau lưng, thiết đoàn 10 xe tăng tháo chạy, rút qua cầu Bông, thì bị ngay tổ chốt của trung đoàn 64 và tiểu đoàn 20 đặc công chặn lại. Từ phía sau, trung đoàn 64 và 9 xe tăng dồn đánh thốc tới. Địch tán loạn, lao bừa xuống ruộng lầy. Trên mặt đường, đại đội 9 xe tăng của ta, ung dung diệt từng chiếc một, trong lúc chúng đang ngụp lặn dưới vũng bùn sâu. 28 chiếc xe tăng và xe bọc thép, hàng chục xe GMC bốc cháy, không thoát một chiếc. Toàn bộ địch, bị diệt không sót một người nào. Trung đoàn 24 tiếp tục phát triển đánh chiếm thành Quan Năm-Hóc Môn. Từ trung tâm huấn luyện Quang Trung, địch dùng xe tải làm vật cản, phối hợp với bộ binh, xe tăng ra ngăn chặn ta. Trung đoàn 24 đánh địch mở đường. Đến 16 giờ đến xướng dệt Vinatexco, lại gặp một tiểu đoàn địch, máy bay ném bom hoá học để ngăn chặn, nhưng đơn vị vẫn tiếp tục tiến về hướng Bà Quẹo.
    Trên đường 15, trung đoàn 28 cũng bị chặn ở Phú Hoà Đông. Đơn vị tổ chức đánh phản kích, tiến đến Tân Quy thì trời đã về chiều. Thời gian công kích vào nội thành, theo kế hoạch đã ấn định, sắp đến nơi rồi. Vượt qua cầu Sáng, thì cầu đã sập, đường tắc. Không cách nào vòng tránh được, nên trung đoàn phải quay trở lại Ba Ri-Tân Quy, theo tỉnh lộ 8, vượt qua Đồng Dù, tiến sang cầu Bông, chiếm khu tây nam trại huấn luyện Quang Trung, đến 18 giờ 30, đến cầu Hàm Luông.
    Trong một ngày tiến công, Quân đoàn Tây Nguyên đã đập tan tuyến phòng thủ trên hướng tây bắc Sài Gòn, quét sạch hệ thống đồn bốt trong dải phòng ngực từ Tân Quy qua Đồng Dù đến Gò Dầu Hạ; tiêu diệt sư đoàn 25, thiết đoàn 10, các liên đoàn biệt động quân số 32, 9; liên đoàn công binh 6 cùng toàn bộlực lượng bảo an, biệt kích dù, cảnh sát, mở toang cánh cửa vào Sài Gòn-Gia Định. Vì sao sư đoàn 10, sau gần một tháng trời, hành quân vất vả vòng quanh cao nguyên Lang Biên, qua Ninh Thuận, Lâm Đồng, mãi đến ngày 25 tháng 4 mới về đến vị trí tập kết ở Dầu Tiếng an toàn. Thế mà, vừa đến nơi đã lao ngay vào chiến đấu, trên một địa hình có nhiều sông ngòi, đường sá như mạng nhện, rất phức tạp. Đây cũng là một chuyện thần kỳ. Thành tích của đơn vị này không thể tách rời khỏi sự đóng góp rất to lớn của lực lượng tại chỗ và đồng bào vùng Tam giác sắt kiên cường, Củ Chi đất thép.
    Từ sáng sớm, địch ở Hậu Nghĩa và Củ Chi, đã bị trung đoàn 1 Gia Định, chặn đánh ở Tân Thới Nhất, Xuân Thời Thượng thuộc quận Tân Bình, diệt và bắt trên 1 nghìn tên. Quần chúng nổi dậy giành chính quyền, giải phóng các xã trên, truy lùng ác ôn. Đến chiều thì diệt một chốt ở ngã ba Nhà Dòng, trên quốc lộ 9, bức hàng một đại đội biệt động, vận động quần chúng san bằng đồn bốt, thu chiến lợi phẩm. Một bộ phận quân dù lên phản kích thì bị trung đoàn 115 đặc công chặn đánh, giải phóng luôn xã Tân Thới Hiệp, quận Gò Vấp. Cùng lúc, tiểu đoàn 4 đánh chiếm cầu chợ Mới, bộ đội biệt động đánh thiệt hại nặng cầu Bình Phước và tiến công vào đài phát thanh Quán Tre. Trung đoàn 2 Gia Định cũng hoạt động sôi nổi: suốt cả ngày 29, chặn đánh tàn quân của trung đoàn 50 từ Đồng Dù chạy về dọc theo các tỉnh lộ 18, 15, diệt và bắt trên 300 địch, giải phóng xã Tân Thạnh Đông.
    Thực hiện khẩu hiệu xã giải phóng xã, du kích các xã Trung Lập Thượng, phối hợp với bộ đội địa phương đánh chiếm đồn bốt, chiếm phân chi khu Tân Hoà. Trên chiến trường bắc Sài Gòn-Gia Định, các nơi hoạt động rất đều. Ở Gò Vấp, tiểu đoàn 80 và các đội biệt động tiến công vào tiểu đoàn 61 và trại thiết giáp, đánh địch tại An Phú Đông, Xuân Thới Thượng, Cục cảnh sát Tân Sơn Nhì và cùng quần chúng đứng lên làm chủ ấp Đông Xuyên và cầu Rạch Bà.
    Đồng bào bất chấp những trận phản kích, ném bom ác liệt của địch, đêm ngày cùng bộ đội sửa sang lại công sự, nguỵ trang trận địa, tiếp tế cho bộ đội, bí mật sửa chữa, làm thêm đường để nối các trục đường thành mạng hoàn chỉnh, phục vụ đúng theo yêu cầu kế hoạch tác chiến. Trong đêm 28, nhiều thanh niên trai gái đã thường trực ở Đồng Lớn, ngã tư Bầu Bàng để chỉ đường cho các đơn vị thọc sâu vào Sài Gòn. Thành uỷ thành đội Sài Gòn-Gia Định, mặc dù phải tập trung chỉ đạo các nơi, đẩy mạnh tiến công chín trị để phối hợp, giành giật từ trong tay địch từng nhà máy, xí nghiệp, v.v? vẫn phải cử ra những đoàn cán bộ, chiến sĩ biệt động, đến vị trí tập kết của quân đoàn, dẫn các đơn vị tiến công vào các mục tiêu đã định. Có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, các đơn vị trong quân đoàn, bộ binh cũng như các binh chủng đều nhanh chóng phát huy sức mạnh của mình,tạo thành một sức mạnh tổng hợp cực kỳ to lớn, đặt kẻ địch đứng trước một thế trận vô cùng hiểm hóc, không tài nào cứu vãn nổi.
    Đội chính trị cũng không phải nhỏ: hai bên đường, từng đợt sóng người xô tới vẫy tay, vẫy mũ, đón chào những chiến sĩ giải phóng. Ngược chiều với đoàn quân chiến thắng, là hàng đoàn sĩ quan, binh lính nguỵ, quần đùi, áo cộc, vứt súng, trở về nhà.
    Đến chiều một đại đội của trung đoàn 24 với 3 xe tăng, phối hợp với đặc công thuộc trung đoàn 115, đánh chiếm trại huấn luyện Quang Trung, còn cả đơn vị thì tiếp tục tiến vào ngã ba Bà Quẹo. ĐỊch trên các nhà tầng chống trả quyết liệt. Một số chiến sĩ thương vong, một số xe thiết giáp bị cháy, trung đoàn cao xạ 234, theo sát bộ binh, diệt các ổ đại liên trên các nhà tầng, bắn rơi 3 máy bay, yểm hộ đắc lực cho trung đoàn 24 tiến công vào lữ đoàn dù 4. Địch ở ngã ba Bà Quẹo vừa bị đánh tan, thì ban chỉ huy trung đoàn đã đưa ngay một đại đội bộ binh lên, áp sát ngã tư Bảy Hiền. Đúng 20 giờ ngày 29, mũi thọc sâu của Quân đoàn chỉ còn cách sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu trên 1 cây số.
    Ngồi trong sở chỉ huy, mọi người đều nôn nóng, bồn chồn, mong tin của Quân đoàn Quyết Thắng trên hướng đông bắc.
    Địch trước mắt là sư đoàn 5 và lực lượng địa phương quận Bình Dương, vốn đã bị đánh ít nhiều, trong thời gian chuẩn bị chiến dịch. Hôm Bộ tư lệnh quân đoàn đến nhận nhiệm vụ, tôi nói đùa với thiếu tướng Hoàng Mình Thi, chính uỷ Quân đoàn:
    -Lần này, Bộ ưu tiên cho ?oAnh cả? nhiều lắm đấy! Anh cả chỉ cần diệt Lai Khê, còn các nơi khác thì bao vây chúng lại. Thế là thẳng một mạch đến Gò Vấp, Bộ Tổng tham mưu của chúng rồi!
    -Chúng mình còn phải vượt qua bao nhiêu là cầu: Bình Triệu, Bình Phước và gì gì nữa? Đồng chí nên nhớ rằng, căn cứ Sóng Thần của thuỷ quân lục chiến, bộ tư lệnh thiết giáp, đều nằm ngay trên đường tiến quân của chúng tôi đấy nhé. Cứng lắm đấy.
    Với lại, Bộ đã cấp đủ đạn cho chúng tôi đâu. Vừa rồi, may nhờ có mấy trăm xe của Quân khu 5 đưa vào, mới có mà đánh, nhưng chưa đủ đâu. Riêng lực lượng của Bộ phối thuộc cho chúng tôi: một tiểu đoàn xe tăng, một trung đoàn cao xạ tự hành, một đơn vị hoả tiễn bắn máy bay A72, một đơn vị B72 v.v? toàn là những thứ ngốn đạn phải biết?
    -Địch phá cầu thì đã có xe tăng lội nước để vượt sông rồi còn gì. Còn số tên lửa phòng không A72 thì bộ tham mưu chiến dịch dành riêng ưu tiên cho các anh vì đoán các anh có thể vào trước. Những thứ này là để giành cho số người Mỹ di tản sau cùng đấy. Toàn là cỡ bụ đấy nhé. Nhớ để dành cho ngài đại sứ một quả.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mấy ngày qua, báo cáo của Quân đoàn không được đều, chỉ biết được là ngày 26, triển khai thuận lợi; ngày 27, phá huỷ được một số trận địa pháo, dùng một bộ phận lực lượng mở đường tiến quân, giải phóng được một đoạn trên lộ 16 từ Bình Mỹ đến cầu Bình Cơ. Sư đoàn 320B thì đã đứng ở bắc Bình Chuẩn, Thủ Dầu Một, 7 cây số, sẵn sàng thọc sâu.
    Càng sốt ruột hơn nữa, vì sang đến ngày 29 rồi, mà sư đoàn 312 của quân đoàn vẫn chưa dứt điểm được căn cứ Phú Lợi. Vì bộ đội chưa tiếp cận được, khí tài để mở cửa đột phá thì lên chậm, nên phải chuyển sang bao vây. Trên đường quốc lộ 13, ta vẫn chưa nắm được; nên cả ngày hôm ấy, đến 13 giờ chiều xe vẫn còn chạy từ Lai Khê về Bình Dương. Trên đường quốc lộ 14 ta nhổi chốt ở An Lợi, diệt một số xe đang kéo chạy từ Phước Hoà về. Số còn lại chạy về Lai Khê.
    Trên hướng tây nam, sư đoàn 3 của Đoàn 232 chiếm được thị xã Hậu Nghĩa lúc 10 giờ ngày 29 tháng 4, phát triển diệt chi khu Đức Hoà, bức rút chi khu Đức Huệ và đến chiều sau khi dứt điểm căn cứ Trà Phú, hành lang trên sông Vàm Cỏ Đông được mở toang. Sư đoàn 9 của Quân đoàn Cửu long, phối thuộc cho Đoàn 232 suốt cả ngày 29, vất vả vô cùng mới đưa được 4 xe tăng, xe bọc thép, 3 khẩu 130 ly và 8 khẩu cao xạ 23 ly qua sông Vàm Cỏ, lần lượt tiến vào Mỹ Hạnh và tây Vĩnh Lộc. Đêm hôm ấy, triển khai ở khu vực Ba Lát, trên tuyến đê Đại Hàn.
    Trên đường quốc lộ 4, địch ra sức phản kích để nối lại con đường giao thông huyết mạch sống còn; nhưng đều bị sư đoàn 5 nhanh chóng từ bắc Cần Giuộc, Hưng Long, áp sát vào phía nam Sài Gòn-Gia Định.
    Lực lượng tại chỗ hoạt động mạnh không kém phía bắc. Trung đoàn đặc công 429, tiến công vào liên đoàn 8 biệt động quân ở khu vực Tân Tạo, Bà Hom, đưa đội hình lên chiếm ấp Bình Hưng và cầu Nhị Thiên Đường. bộ đội địa phương huyện Bình Chánh chiếm các phân chi khu Tân Túc, Tân Hoà quận Tân Bình. Chiến sự trên mặt trận phía đông, bước sang ngày 29, vẫn còn sôi động. Từ tờ mờ sáng, sư đoàn 304 tiếp tục tiến công vào căn cứ Nước Trong, rừng cao su và ngã ba Long Bình. Đến gần trưa mới phát triển ra đến quốc lộ 15, cầu sông Buông. Sư đoàn 325, phát triển thuận lợi hơn ngày hôm trước. Vì phải đối phó với tàn quân địch, đến nửa đêm 28 mới đặt được trận địa pháo ở Nhơn Trạch. Sau khi thiết bị xong, lập tức khổi đội của Nguyễn Văn Biên thuộc lữ pháo 164, bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Bảy giờ sáng, bộ binh đã làm chủ được chi khu Nhơn Trạch và cả ngày hôm ấy đánh chiếm luôn Thành Tuy Hạ, Cát Lái.
    Trên quốc lộ 1, sư đoàn 6 được tăng cường thêm trung đoàn 209, đánh vào căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở ngã ba Yên Thế nhưng khi phát triển đến Hố Nai thì bị chặn lại. Sư đoàn 341 tiến công vào sở chỉ huy quân đoàn 3 quân đội Cộng hoà, Hóc Bà Thức, sân bay Biên Hoà, nhưng các mũi đều không tiến lên được.
    Những trận chiến đấu để giữ cầu và chiếm cầu của lực lượng tinh nhuệ đã diễn ra vô cùng ác liệt. Các đoàn 116-113, 10 đã chiến đấu trong điều kiện rất không cân sức; nhưng các đơn vị đều hoàn thành nhiệm vụ. Xa hơn nữa về phía đông, trung đoàn 10 làm chủ được ngã ba Động Tranh, trong 2 ngày bắn chìm và bắn cháy trên 10 tàu trên sông Nhà Bè.
    Nhờ rút kinh nghiệm nóng hổi ở Huế-Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Quân đoàn Hương Giang cũng đã hoàn thành nhanh chóng việc tổ chức binh đoàn thọc sâu, gồm có lữ đoàn thiết giáp 203, trung đoàn 66 bộ binh ngồi trên xe, tiểu đoàn 7 của sư đoàn cao xạ 673, tiểu đoàn 2 công binh có một đại đội cầu phà, 1 tiểu đoàn hộ tống có pháo 85 ly đi cùng. Toàn bộ do đại tá Hoàng Đan, phó tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Nhiệm vụ của binh đoàn là đột phá trong hành tiến, sử dụng uy lực của xe tăng và bộ binh cơ giới, pháo đi cùng, phát triển rất nhanh, rất mạnh theo đúng phương châm: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, và chắc thắng, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, mà mục tiêu chủ yếu là dinh Độc Lập. Binh đoàn không được tham chiến dọc đường, nếu không bị bắt buộc.
    Tại khu vực rừng ông Quế, binh đoàn đã làm lễ trao cờ, giao nhiệm vụ. Lữ đoàn trưởng Nguyễn Tất Tài, và chính uỷ Bùi Văn Tùng, hứa quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
    Không như ta dự kiến, khi vòng vây chung quanh Sài Gòn càng khép lại dần, thì địa vị của phái đoàn ta ở trại David được nâng dần lên. Đến hợm mình như Martin, mà đến lúc cùng đường cũng xuống nước. Tưởng đã đưa Nguyễn Văn Thiệu đi, bệ Hương lên để cho có vẻ hợp hiến, vừa làm cho vừa lòng đối phương, nhưng đối phương vẫn một mực từ chối: ?oĐây là chính quyền Thiệu, không có Thiệu?T. Lại phải hạ Hương xuống, cực chẳng đã, phải đưa con bài Dương Văn Minh ra.
    Tuy nhiên, đại sứ vẫn còn hy vọng vào một giải pháp chính trị.
    Hành động cuối cùng của viên đại sứ là cử Ch.Times đến dinh Độc Lập, mang theo một bức thư riêng, hứa sẽ đáp ứng yêu cầu chính thức của Minh là sẽ rút hết nhân viên cơ quan DAO ra khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ, Martin cho rằng làm như thế, cốt để làm cho cái thế thương lượng của Minh, người mà Mỹ vốn không ưa, được vững mạnh hơn phần nào. Nhưng một giờ sau đó, Vũ Văn Mẫu, nhân danh thủ tướng mới, lại tuyên bố trên đài phát thanh: tất cả người Mỹ phải rút khỏi Sài Gòn.
    Thế là hết! Mọi cuộc vận động chính trị đã trở thành con số không đối với Mỹ. Phương án 4 mang tên ?oCơn gió hàm phong? bắt đầu. Đây là mật danh của kế hoạch rút lui ồ ạt bằng máy bay lên thẳng, sau khi sân bay Tân Sơn Nhất, đóng cửa đối với máy bay có cánh cố định. 36 chiếc máy bay lên thẳng rời tàu sân bay về hướng đất liền. Nhiều máy bay AD6 trên tàu Hen-kốc, máy bay con ma, thần sấm cũng từ Thái Lan bay lượn trên bầu trời Sài Gòn để hộ tống. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, ra vào được một số chuyến, thì những tên lửa tìm nhiệt quái ác, bố trí ở đầu đường băng đã hạ luôn 2 chiếc con ma và 3 chiếc khác, cũng bị rơi ở vùng ngoại ô. Mọi sự ra đi đã trở nên vô cùng nguy hiểm. Từ Washington, Kissinger nắm tình hình từng giờ, từng phút. Không rõ ai báo tin cho ông ta biết là Quân giải phóng đang chuẩn bị 200 viên đạn pháo 130 ly để nã xuống dinh Độc Lập vào khoảng 18 giờ. Kissinger vội vàng điện sang cho Martin: ?oPhương án 4 cũng bỏ đi. Toàn thể người Mỹ, kể cả số 150 người cốt cán dự định ở lại với Martin, đều phải rời khỏi Sài Gòn ngay tức khắc?. Martin nhún vai, nhìn bức điện không nói ra lời.
    Cách toà đại sứ không xa, quang cảnh trong dinh Độc Lập, dường như có vẻ ít ngột ngạt hơn. Các phòng làm việc vắng tanh vắng ngắt. Các cửa kính đều đóng kín mít, càng làm tăng thêm bầu không khí yên tĩnh, loại trừ tiếng pháo rền, thỉnh thoảng từ xa vọng lại. Dương Văn Minh đi lại trong phòng làm việc. Ông ta ngong ngóng trông chờ. Đã nửa đêm rồi mà chẳng nhận được câu trả lời của phía bên kia. Sáng nay, cử đặc phái viên đến trại David để gặp phái đoàn, nhưng bị đuổi về. Không nản chí, đến chiều lại cử một phái đoàn khác, thành phần xem ra có vẻ dễ coi hơn: Giáo sư Trần Ngọc Liễn, luật sư Chân Tâm Luân và linh mục Châu Tín, những người xưa nay vốn được tiếng là đứng trong hàng ngũ những người chống đối. Khác với buổi sáng, lần này Minh xuống giọng, muốn thương lượng, tìm cách giải phóng Sài Gòn một cách êm thấm. Một số người ở cạnh ông ta, thúc ông ta đầu hàng không điều kiện. Ông ta không muốn làm việc đó, vì sợ rằng, cả nước sẽ nghĩ xấu về mình. Vì vậy, ông ta chần chừ, muốn hoãn lại cho đến khi lập xong nội các rồi mới quyết định. Lúc bấy giờ sẽ có nhiều người khác cùng chia sẻ với ông ta nỗi nhục nhã này.
    Tuy sứ mệnh lúc ra đi như vậy, nhưng cả ba vị nhân sĩ đều thừa biết rằng chính phủ của Minh cũng chẳng còn gì để mà thương lượng. Họ tự động hạ thấp yêu cầu: Xin gặp phái đoàn ta với tư cách cá nhân. Có như thế, mới khỏi bị khước từ. Linh mục Chân Tín, vốn là trưởng ban cải tạo lao tù của chế độ Thiệu. Trong những buổi tranh cãi trước đây ở bàn hội nghị, mỗi khi ta đưa vấn đề tù chính trị ra bàn, đối phương chối đây đẩy. Chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, trưởng phái đoàn của chính phủ Thiệu, còn lên giọng thách thức: ?oỞ miền Nam, không có tù chính trị, nếu các ngài thấy có, thì xin đưa danh sách ra đây?. Chúng không bao giờ có thể nghĩ rằng đại tá Võ Đông Giang đã có sẵn bản danh sách ấy trong chiếc cặp da, mà người cung cấp thì không ai khác là vị linh mục tiến bộ kia.
    Giữa lúc tiếng súng nổ dồn ở khắp nơi, đạn pháo rít trên bầu trời Sài Gòn, đại tá Võ Đông Giang, tiếp họ trong căn hầm chật hẹp của mình, đào sâu trong lòng đất. Lúc đầu, họ còn hơi nhớn nhác, không khỏi mất bình tĩnh. Đại tá giới thiệu: xin các ngài yên trí. Hầm này có thể chịu đựng được đạn pháo lớn, theo sự tính toán của chúng tôi.
    Một bữa cơm thịnh soạn một cách khá bất ngờ, được bày ra. Đại tá lại giới thiệu:
    -?oĐây toàn là những thứ chúng tôi tự túc cả: từ thịt lợn, thịt thỏ, cho đến các thứ rau và trái cây. Chỉ có rượu lúa mới, rượu cà phê thì phải lấy ở Lộc Ninh đưa vào. Mấy tuần qua vì bên kia bỏ họp, anh em mới có thì rảnh tổ chức liên hoan??
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mấy ngày qua, báo cáo của Quân đoàn không được đều, chỉ biết được là ngày 26, triển khai thuận lợi; ngày 27, phá huỷ được một số trận địa pháo, dùng một bộ phận lực lượng mở đường tiến quân, giải phóng được một đoạn trên lộ 16 từ Bình Mỹ đến cầu Bình Cơ. Sư đoàn 320B thì đã đứng ở bắc Bình Chuẩn, Thủ Dầu Một, 7 cây số, sẵn sàng thọc sâu.
    Càng sốt ruột hơn nữa, vì sang đến ngày 29 rồi, mà sư đoàn 312 của quân đoàn vẫn chưa dứt điểm được căn cứ Phú Lợi. Vì bộ đội chưa tiếp cận được, khí tài để mở cửa đột phá thì lên chậm, nên phải chuyển sang bao vây. Trên đường quốc lộ 13, ta vẫn chưa nắm được; nên cả ngày hôm ấy, đến 13 giờ chiều xe vẫn còn chạy từ Lai Khê về Bình Dương. Trên đường quốc lộ 14 ta nhổi chốt ở An Lợi, diệt một số xe đang kéo chạy từ Phước Hoà về. Số còn lại chạy về Lai Khê.
    Trên hướng tây nam, sư đoàn 3 của Đoàn 232 chiếm được thị xã Hậu Nghĩa lúc 10 giờ ngày 29 tháng 4, phát triển diệt chi khu Đức Hoà, bức rút chi khu Đức Huệ và đến chiều sau khi dứt điểm căn cứ Trà Phú, hành lang trên sông Vàm Cỏ Đông được mở toang. Sư đoàn 9 của Quân đoàn Cửu long, phối thuộc cho Đoàn 232 suốt cả ngày 29, vất vả vô cùng mới đưa được 4 xe tăng, xe bọc thép, 3 khẩu 130 ly và 8 khẩu cao xạ 23 ly qua sông Vàm Cỏ, lần lượt tiến vào Mỹ Hạnh và tây Vĩnh Lộc. Đêm hôm ấy, triển khai ở khu vực Ba Lát, trên tuyến đê Đại Hàn.
    Trên đường quốc lộ 4, địch ra sức phản kích để nối lại con đường giao thông huyết mạch sống còn; nhưng đều bị sư đoàn 5 nhanh chóng từ bắc Cần Giuộc, Hưng Long, áp sát vào phía nam Sài Gòn-Gia Định.
    Lực lượng tại chỗ hoạt động mạnh không kém phía bắc. Trung đoàn đặc công 429, tiến công vào liên đoàn 8 biệt động quân ở khu vực Tân Tạo, Bà Hom, đưa đội hình lên chiếm ấp Bình Hưng và cầu Nhị Thiên Đường. bộ đội địa phương huyện Bình Chánh chiếm các phân chi khu Tân Túc, Tân Hoà quận Tân Bình. Chiến sự trên mặt trận phía đông, bước sang ngày 29, vẫn còn sôi động. Từ tờ mờ sáng, sư đoàn 304 tiếp tục tiến công vào căn cứ Nước Trong, rừng cao su và ngã ba Long Bình. Đến gần trưa mới phát triển ra đến quốc lộ 15, cầu sông Buông. Sư đoàn 325, phát triển thuận lợi hơn ngày hôm trước. Vì phải đối phó với tàn quân địch, đến nửa đêm 28 mới đặt được trận địa pháo ở Nhơn Trạch. Sau khi thiết bị xong, lập tức khổi đội của Nguyễn Văn Biên thuộc lữ pháo 164, bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Bảy giờ sáng, bộ binh đã làm chủ được chi khu Nhơn Trạch và cả ngày hôm ấy đánh chiếm luôn Thành Tuy Hạ, Cát Lái.
    Trên quốc lộ 1, sư đoàn 6 được tăng cường thêm trung đoàn 209, đánh vào căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở ngã ba Yên Thế nhưng khi phát triển đến Hố Nai thì bị chặn lại. Sư đoàn 341 tiến công vào sở chỉ huy quân đoàn 3 quân đội Cộng hoà, Hóc Bà Thức, sân bay Biên Hoà, nhưng các mũi đều không tiến lên được.
    Những trận chiến đấu để giữ cầu và chiếm cầu của lực lượng tinh nhuệ đã diễn ra vô cùng ác liệt. Các đoàn 116-113, 10 đã chiến đấu trong điều kiện rất không cân sức; nhưng các đơn vị đều hoàn thành nhiệm vụ. Xa hơn nữa về phía đông, trung đoàn 10 làm chủ được ngã ba Động Tranh, trong 2 ngày bắn chìm và bắn cháy trên 10 tàu trên sông Nhà Bè.
    Nhờ rút kinh nghiệm nóng hổi ở Huế-Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Quân đoàn Hương Giang cũng đã hoàn thành nhanh chóng việc tổ chức binh đoàn thọc sâu, gồm có lữ đoàn thiết giáp 203, trung đoàn 66 bộ binh ngồi trên xe, tiểu đoàn 7 của sư đoàn cao xạ 673, tiểu đoàn 2 công binh có một đại đội cầu phà, 1 tiểu đoàn hộ tống có pháo 85 ly đi cùng. Toàn bộ do đại tá Hoàng Đan, phó tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Nhiệm vụ của binh đoàn là đột phá trong hành tiến, sử dụng uy lực của xe tăng và bộ binh cơ giới, pháo đi cùng, phát triển rất nhanh, rất mạnh theo đúng phương châm: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, và chắc thắng, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, mà mục tiêu chủ yếu là dinh Độc Lập. Binh đoàn không được tham chiến dọc đường, nếu không bị bắt buộc.
    Tại khu vực rừng ông Quế, binh đoàn đã làm lễ trao cờ, giao nhiệm vụ. Lữ đoàn trưởng Nguyễn Tất Tài, và chính uỷ Bùi Văn Tùng, hứa quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
    Không như ta dự kiến, khi vòng vây chung quanh Sài Gòn càng khép lại dần, thì địa vị của phái đoàn ta ở trại David được nâng dần lên. Đến hợm mình như Martin, mà đến lúc cùng đường cũng xuống nước. Tưởng đã đưa Nguyễn Văn Thiệu đi, bệ Hương lên để cho có vẻ hợp hiến, vừa làm cho vừa lòng đối phương, nhưng đối phương vẫn một mực từ chối: ?oĐây là chính quyền Thiệu, không có Thiệu?T. Lại phải hạ Hương xuống, cực chẳng đã, phải đưa con bài Dương Văn Minh ra.
    Tuy nhiên, đại sứ vẫn còn hy vọng vào một giải pháp chính trị.
    Hành động cuối cùng của viên đại sứ là cử Ch.Times đến dinh Độc Lập, mang theo một bức thư riêng, hứa sẽ đáp ứng yêu cầu chính thức của Minh là sẽ rút hết nhân viên cơ quan DAO ra khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ, Martin cho rằng làm như thế, cốt để làm cho cái thế thương lượng của Minh, người mà Mỹ vốn không ưa, được vững mạnh hơn phần nào. Nhưng một giờ sau đó, Vũ Văn Mẫu, nhân danh thủ tướng mới, lại tuyên bố trên đài phát thanh: tất cả người Mỹ phải rút khỏi Sài Gòn.
    Thế là hết! Mọi cuộc vận động chính trị đã trở thành con số không đối với Mỹ. Phương án 4 mang tên ?oCơn gió hàm phong? bắt đầu. Đây là mật danh của kế hoạch rút lui ồ ạt bằng máy bay lên thẳng, sau khi sân bay Tân Sơn Nhất, đóng cửa đối với máy bay có cánh cố định. 36 chiếc máy bay lên thẳng rời tàu sân bay về hướng đất liền. Nhiều máy bay AD6 trên tàu Hen-kốc, máy bay con ma, thần sấm cũng từ Thái Lan bay lượn trên bầu trời Sài Gòn để hộ tống. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, ra vào được một số chuyến, thì những tên lửa tìm nhiệt quái ác, bố trí ở đầu đường băng đã hạ luôn 2 chiếc con ma và 3 chiếc khác, cũng bị rơi ở vùng ngoại ô. Mọi sự ra đi đã trở nên vô cùng nguy hiểm. Từ Washington, Kissinger nắm tình hình từng giờ, từng phút. Không rõ ai báo tin cho ông ta biết là Quân giải phóng đang chuẩn bị 200 viên đạn pháo 130 ly để nã xuống dinh Độc Lập vào khoảng 18 giờ. Kissinger vội vàng điện sang cho Martin: ?oPhương án 4 cũng bỏ đi. Toàn thể người Mỹ, kể cả số 150 người cốt cán dự định ở lại với Martin, đều phải rời khỏi Sài Gòn ngay tức khắc?. Martin nhún vai, nhìn bức điện không nói ra lời.
    Cách toà đại sứ không xa, quang cảnh trong dinh Độc Lập, dường như có vẻ ít ngột ngạt hơn. Các phòng làm việc vắng tanh vắng ngắt. Các cửa kính đều đóng kín mít, càng làm tăng thêm bầu không khí yên tĩnh, loại trừ tiếng pháo rền, thỉnh thoảng từ xa vọng lại. Dương Văn Minh đi lại trong phòng làm việc. Ông ta ngong ngóng trông chờ. Đã nửa đêm rồi mà chẳng nhận được câu trả lời của phía bên kia. Sáng nay, cử đặc phái viên đến trại David để gặp phái đoàn, nhưng bị đuổi về. Không nản chí, đến chiều lại cử một phái đoàn khác, thành phần xem ra có vẻ dễ coi hơn: Giáo sư Trần Ngọc Liễn, luật sư Chân Tâm Luân và linh mục Châu Tín, những người xưa nay vốn được tiếng là đứng trong hàng ngũ những người chống đối. Khác với buổi sáng, lần này Minh xuống giọng, muốn thương lượng, tìm cách giải phóng Sài Gòn một cách êm thấm. Một số người ở cạnh ông ta, thúc ông ta đầu hàng không điều kiện. Ông ta không muốn làm việc đó, vì sợ rằng, cả nước sẽ nghĩ xấu về mình. Vì vậy, ông ta chần chừ, muốn hoãn lại cho đến khi lập xong nội các rồi mới quyết định. Lúc bấy giờ sẽ có nhiều người khác cùng chia sẻ với ông ta nỗi nhục nhã này.
    Tuy sứ mệnh lúc ra đi như vậy, nhưng cả ba vị nhân sĩ đều thừa biết rằng chính phủ của Minh cũng chẳng còn gì để mà thương lượng. Họ tự động hạ thấp yêu cầu: Xin gặp phái đoàn ta với tư cách cá nhân. Có như thế, mới khỏi bị khước từ. Linh mục Chân Tín, vốn là trưởng ban cải tạo lao tù của chế độ Thiệu. Trong những buổi tranh cãi trước đây ở bàn hội nghị, mỗi khi ta đưa vấn đề tù chính trị ra bàn, đối phương chối đây đẩy. Chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, trưởng phái đoàn của chính phủ Thiệu, còn lên giọng thách thức: ?oỞ miền Nam, không có tù chính trị, nếu các ngài thấy có, thì xin đưa danh sách ra đây?. Chúng không bao giờ có thể nghĩ rằng đại tá Võ Đông Giang đã có sẵn bản danh sách ấy trong chiếc cặp da, mà người cung cấp thì không ai khác là vị linh mục tiến bộ kia.
    Giữa lúc tiếng súng nổ dồn ở khắp nơi, đạn pháo rít trên bầu trời Sài Gòn, đại tá Võ Đông Giang, tiếp họ trong căn hầm chật hẹp của mình, đào sâu trong lòng đất. Lúc đầu, họ còn hơi nhớn nhác, không khỏi mất bình tĩnh. Đại tá giới thiệu: xin các ngài yên trí. Hầm này có thể chịu đựng được đạn pháo lớn, theo sự tính toán của chúng tôi.
    Một bữa cơm thịnh soạn một cách khá bất ngờ, được bày ra. Đại tá lại giới thiệu:
    -?oĐây toàn là những thứ chúng tôi tự túc cả: từ thịt lợn, thịt thỏ, cho đến các thứ rau và trái cây. Chỉ có rượu lúa mới, rượu cà phê thì phải lấy ở Lộc Ninh đưa vào. Mấy tuần qua vì bên kia bỏ họp, anh em mới có thì rảnh tổ chức liên hoan??
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Suốt cả đêm hôm ấy, họ ngồi ăn chuối, hút thuốc lá, mà không hề đả động gì đến việc thương lượng cả. Câu chuyện xoay quanh những vấn đề thời cuộc và tương lai của đất nước, kéo dài cho đến lúc trời sáng, vừng hồng đỏ rực ở phương đông.
    Những tin tức giật gân lan truyền rất nhanh như một bệnh dịch, gieo rắc nỗi kinh hoàng, khủng khiếp trong những người Mỹ và nước ngoài còn lần khân, đến giờ phút này, vẫn còn chưa chịu rời khỏi Sài Gòn.
    Cúng như các đơn vị khác, sự hỗn loạn, điên cuồng, thường bắt đầu trong đám quân nhân, vốn rất nhạy bén với tinh hình, và đáng sợ hơn nữa, là khẩu súng luôn luôn cầm sẵn trong tay.
    Tối đến, nhóm lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở cơ quan DAO bắt đầu phá huỷ ngôi nhà này và những khu vực quan trọng của nó. Mệnh lệnh của trên là tuyệt đối không được để rơi vào tay cộng sản bất cứ một thứ gì có giá trị. Các thiết bị điện đài qua vệ tinh nhân tạo, rất hiện đại đã từng chuyển đi hàng chục vạn bức điện tối mật của DAO, là những thứ phải phá huỷ trước tiên và triệt để nhất, sau khi đã phát đi bức điện cuối cùng.
    Người ta đặt những gói thuốc nổ chung quanh các cột anten và rải rác khắp nơi trong toà nhà. Những tiếng nổ long trời, tiếp nhau, những cột khói đen cuồn cuộn bốc lên, những cột lửa màu da cam phụt lên, sáng rực cả một góc trời. Cùng lúc đó, suốt sân bay, trải dài hết tầm mắt, chẳng chịt những vệt sáng của những quả cầu lửa, chuyển từ màu xanh lam đến xanh lục, rọi lên những chiếc máy bay, những xe hơi xếp hàng dài dằng dặc dưới mặt đất.
    Những lính dù căm hờn, thất vọng đi chạy lại như một bầy trâu điên, bắn loạn xạ vào đám lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Một cuộc giao tranh, tuy ngắn ngủi, nhưng mang rất nhiều ý nghĩa. Đây là những bài học đáng nhớ đời.
    Tình hìn ở dưới Sài Gòn, trong và ngoài đại sứ quán Mỹ cũng hỗn loạn không kém. Một nhà báo Mỹ đã ghi lại như sau: các phóng viên báo chí nước ngoài cũng phải cố giành lấy mạng sống, cào cấu, cố làm sao đến gần được bức tường. Trên tường có hai lính thuỷ đánh bộ. Họ đang đá vào những người Việt Nam và những người Nhật bám vào tường? Viên lãnh sự bị làn sóng người xô đẩy đến rìa sân máy bay lên thẳng trên nóc nhà. Một bà già nện một gậy vào đầu anh. Một chiếc máy bay lên thẳng, từ trong bóng tối xuất hiện. Đám người giãn ra, tạo nên một khoảng trống, khi chiếc máy bay xà xuống gần. Người phi công vẫy tay gọi. Một người khác chĩa súng M.16 vào đám người. Viên lãnh sự vụt đứng thẳng dậy, gọi hai trung uý lục quân đi theo ông, bước như người mất hồn về phía máy bay. Khi vào được trong máy bay nhìn ra ngoài, anh ta nức nở. Máy bay vọt lên, và vọng đến tai anh ta những tiếng kêu gào, chửi rủa của những người Việt Nam bị bỏ lại?.
    Trong lúc ở Tân Sơn Nhất, từ dinh Độc Lập, ở toà đại sứ Mỹ đang diễn ra những cảnh hỗn loạn trên, thì ở bến tàu Bạch Đằng, Khánh Hôi, các sắc lính bắn nhau loạn xạ: người ta chen nhau lên tàu thuỷ, xà lan, dưới ánh sáng bập bùng của một kho xăng ở gần đấy đang cháy. Một số người nước ngoài, quen sống với Sài Gòn hoa lệ, không tránh khỏi ngộ nhận: đâu đâu cũng chỉ thấy có lửa, máu và nước mắt. Kể ra thì những điều tai nghe, mắt thấy, trong đêm hôm ấy, hãy còn rất xa với những câu chuyện hoang đường mà hàng ngày, bộ máy tuyên truyền Mỹ Thiẹu đa số nặn ra: nào những đòn trả thù, những cuộc tắm máu kinh rợn. Chính trí tưởng tượng của Mỹ Thiệu đã vô tình hay hữu ý, gây ra những hỗn loạn, gieo rắc hãi hùng.
    Hai mươi năm qua, trên mảnh đất Sài Gòn-Gia Định, đồng bào đã chứng kiến biết bao nhiêu lần thay thầy đổi chủ? Đêm đêm nghe tiếng súng bắn nhau: tiếng súng của Bình Xuyên, từ khu rừng Sát ở phía đông thành phố vọng ra, hay tiếng súng của nhóm sĩ quan bất trị, từ Bộ Tổng tham mưu dội lại? Sáng ra đâu lại hoàn đấy, không người này thì kẻ khác cưỡi lên đầu mình, kiếp trâu ngựa vẫn hoàn trâu ngựa.
    Lần này thì khác hẳn. Từ hơn một tháng nay, thành uỷ đã đưa vào nội thành một đội ngũ khá đông cán bộ. Đồng bào đã được nghe giải thích rành mạch các chính sách; những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc được vạch trần. Ở nhiều nơi, một khí thế rạo rực, sôi nổi của những ngày trước khởi nghĩa đang dâng lên. Cách mạng đã đi sâu vào lòng người. Ai nấy cũng hiểu rằng sự thay da đổi thịt lần này là triệt để, vĩnh viễn, mà chỗ khác nhau căn bản so với trước, là mọi người đều ý thức được rằng đây là nhiệm vụ của mình, là chủ nhân của thành phố, chính mình là diễn viên, chứ không còn là khán giả nữa.
    Tết đã qua từ lâu rồi, mùa xuân sắp hết. Nhưng đêm nay, nhân dân Sài Gòn-Gia Định cùng với nhân dân cả nước, như đang sống trong buổi giao thừa. Bốn vạn ngày dằng dặc, đau thương và tủi nhục, đang lùi vào dĩ vãng; một mùa xuân huy hoàng, rạng rỡ đang ngấp nghé bên thềm. Tiếng pháo rền vang bốn phía, tưởng như tiếng pháo mừng xuân.
    Kể sao cho hết những trận đánh nhau chớp nhoáng của tự vệ và đồng bào các khu phố, để dập tắt một ổ đề kháng; những loạt súng lẻ tẻ truy lùng bọn ác ôn đang lẩn trốn. Cuộc đấu tranh để giành quyền làm chủ các xí nghiệp, các nhà máy, cũng đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Tuy không có những tiếng nổ lớn, nhưng việc âm thầm chặn bàn tay của những kẻ phá hoại, của bọn chủ còn tiếc rẻ, muốn đưa đi chôn giấu tài sản cũng vô cung gay go quyết liệt.
    Suốt cả đêm, Sài Gòn thao thức đợi chờ. Không có điện thì đã có đèn dầu. Ánh sáng lù mù, nhưng mà lòng rạng rỡ. Các mẹ, các chị, các em náo nức chuẩn bị quà, may cờ để ngày mai đón đoàn Quân giải phóng vào thành phố. Kỳ diệu vô cùng, ai ai cũng thừa biết rằng bộ đội chủ lực đã vào đến ngã tư Bảy Hiền, ở Lái Thiêu, cầu xa lộ, Bò Hom nhưng không một ai có ý nghĩ rằng, ngày mai, sẽ có đổ nát, mà người ta chỉ nói đến sự gặp gỡ, mừng vui. Đêm nay có hàng trăm người nông nổi, nhẹ dạ cả tin đã ra đi; thậm chí còn bám cả càng trực thăng chạy trốn nhưng lại có hàng ngàn, hàng vạn người trở về. Vành mũ tai bèo lấpló bên song. Từ nhà lao Chí Hoà, anh em tù chính trị đã tập hợp lại cùng quần chúng khởi nghĩa giải phóng cả phường. Ở hãng BGI lá cờ của công nhân cách mạng phấp phới bay. Ngã tư Bảy Hiền, Thạnh Mỹ Tây, Bình Hoà, Tân Phú, quận 1, 2, 3, 5 rực rỡ màu hồng.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Suốt cả đêm hôm ấy, họ ngồi ăn chuối, hút thuốc lá, mà không hề đả động gì đến việc thương lượng cả. Câu chuyện xoay quanh những vấn đề thời cuộc và tương lai của đất nước, kéo dài cho đến lúc trời sáng, vừng hồng đỏ rực ở phương đông.
    Những tin tức giật gân lan truyền rất nhanh như một bệnh dịch, gieo rắc nỗi kinh hoàng, khủng khiếp trong những người Mỹ và nước ngoài còn lần khân, đến giờ phút này, vẫn còn chưa chịu rời khỏi Sài Gòn.
    Cúng như các đơn vị khác, sự hỗn loạn, điên cuồng, thường bắt đầu trong đám quân nhân, vốn rất nhạy bén với tinh hình, và đáng sợ hơn nữa, là khẩu súng luôn luôn cầm sẵn trong tay.
    Tối đến, nhóm lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở cơ quan DAO bắt đầu phá huỷ ngôi nhà này và những khu vực quan trọng của nó. Mệnh lệnh của trên là tuyệt đối không được để rơi vào tay cộng sản bất cứ một thứ gì có giá trị. Các thiết bị điện đài qua vệ tinh nhân tạo, rất hiện đại đã từng chuyển đi hàng chục vạn bức điện tối mật của DAO, là những thứ phải phá huỷ trước tiên và triệt để nhất, sau khi đã phát đi bức điện cuối cùng.
    Người ta đặt những gói thuốc nổ chung quanh các cột anten và rải rác khắp nơi trong toà nhà. Những tiếng nổ long trời, tiếp nhau, những cột khói đen cuồn cuộn bốc lên, những cột lửa màu da cam phụt lên, sáng rực cả một góc trời. Cùng lúc đó, suốt sân bay, trải dài hết tầm mắt, chẳng chịt những vệt sáng của những quả cầu lửa, chuyển từ màu xanh lam đến xanh lục, rọi lên những chiếc máy bay, những xe hơi xếp hàng dài dằng dặc dưới mặt đất.
    Những lính dù căm hờn, thất vọng đi chạy lại như một bầy trâu điên, bắn loạn xạ vào đám lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Một cuộc giao tranh, tuy ngắn ngủi, nhưng mang rất nhiều ý nghĩa. Đây là những bài học đáng nhớ đời.
    Tình hìn ở dưới Sài Gòn, trong và ngoài đại sứ quán Mỹ cũng hỗn loạn không kém. Một nhà báo Mỹ đã ghi lại như sau: các phóng viên báo chí nước ngoài cũng phải cố giành lấy mạng sống, cào cấu, cố làm sao đến gần được bức tường. Trên tường có hai lính thuỷ đánh bộ. Họ đang đá vào những người Việt Nam và những người Nhật bám vào tường? Viên lãnh sự bị làn sóng người xô đẩy đến rìa sân máy bay lên thẳng trên nóc nhà. Một bà già nện một gậy vào đầu anh. Một chiếc máy bay lên thẳng, từ trong bóng tối xuất hiện. Đám người giãn ra, tạo nên một khoảng trống, khi chiếc máy bay xà xuống gần. Người phi công vẫy tay gọi. Một người khác chĩa súng M.16 vào đám người. Viên lãnh sự vụt đứng thẳng dậy, gọi hai trung uý lục quân đi theo ông, bước như người mất hồn về phía máy bay. Khi vào được trong máy bay nhìn ra ngoài, anh ta nức nở. Máy bay vọt lên, và vọng đến tai anh ta những tiếng kêu gào, chửi rủa của những người Việt Nam bị bỏ lại?.
    Trong lúc ở Tân Sơn Nhất, từ dinh Độc Lập, ở toà đại sứ Mỹ đang diễn ra những cảnh hỗn loạn trên, thì ở bến tàu Bạch Đằng, Khánh Hôi, các sắc lính bắn nhau loạn xạ: người ta chen nhau lên tàu thuỷ, xà lan, dưới ánh sáng bập bùng của một kho xăng ở gần đấy đang cháy. Một số người nước ngoài, quen sống với Sài Gòn hoa lệ, không tránh khỏi ngộ nhận: đâu đâu cũng chỉ thấy có lửa, máu và nước mắt. Kể ra thì những điều tai nghe, mắt thấy, trong đêm hôm ấy, hãy còn rất xa với những câu chuyện hoang đường mà hàng ngày, bộ máy tuyên truyền Mỹ Thiẹu đa số nặn ra: nào những đòn trả thù, những cuộc tắm máu kinh rợn. Chính trí tưởng tượng của Mỹ Thiệu đã vô tình hay hữu ý, gây ra những hỗn loạn, gieo rắc hãi hùng.
    Hai mươi năm qua, trên mảnh đất Sài Gòn-Gia Định, đồng bào đã chứng kiến biết bao nhiêu lần thay thầy đổi chủ? Đêm đêm nghe tiếng súng bắn nhau: tiếng súng của Bình Xuyên, từ khu rừng Sát ở phía đông thành phố vọng ra, hay tiếng súng của nhóm sĩ quan bất trị, từ Bộ Tổng tham mưu dội lại? Sáng ra đâu lại hoàn đấy, không người này thì kẻ khác cưỡi lên đầu mình, kiếp trâu ngựa vẫn hoàn trâu ngựa.
    Lần này thì khác hẳn. Từ hơn một tháng nay, thành uỷ đã đưa vào nội thành một đội ngũ khá đông cán bộ. Đồng bào đã được nghe giải thích rành mạch các chính sách; những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc được vạch trần. Ở nhiều nơi, một khí thế rạo rực, sôi nổi của những ngày trước khởi nghĩa đang dâng lên. Cách mạng đã đi sâu vào lòng người. Ai nấy cũng hiểu rằng sự thay da đổi thịt lần này là triệt để, vĩnh viễn, mà chỗ khác nhau căn bản so với trước, là mọi người đều ý thức được rằng đây là nhiệm vụ của mình, là chủ nhân của thành phố, chính mình là diễn viên, chứ không còn là khán giả nữa.
    Tết đã qua từ lâu rồi, mùa xuân sắp hết. Nhưng đêm nay, nhân dân Sài Gòn-Gia Định cùng với nhân dân cả nước, như đang sống trong buổi giao thừa. Bốn vạn ngày dằng dặc, đau thương và tủi nhục, đang lùi vào dĩ vãng; một mùa xuân huy hoàng, rạng rỡ đang ngấp nghé bên thềm. Tiếng pháo rền vang bốn phía, tưởng như tiếng pháo mừng xuân.
    Kể sao cho hết những trận đánh nhau chớp nhoáng của tự vệ và đồng bào các khu phố, để dập tắt một ổ đề kháng; những loạt súng lẻ tẻ truy lùng bọn ác ôn đang lẩn trốn. Cuộc đấu tranh để giành quyền làm chủ các xí nghiệp, các nhà máy, cũng đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Tuy không có những tiếng nổ lớn, nhưng việc âm thầm chặn bàn tay của những kẻ phá hoại, của bọn chủ còn tiếc rẻ, muốn đưa đi chôn giấu tài sản cũng vô cung gay go quyết liệt.
    Suốt cả đêm, Sài Gòn thao thức đợi chờ. Không có điện thì đã có đèn dầu. Ánh sáng lù mù, nhưng mà lòng rạng rỡ. Các mẹ, các chị, các em náo nức chuẩn bị quà, may cờ để ngày mai đón đoàn Quân giải phóng vào thành phố. Kỳ diệu vô cùng, ai ai cũng thừa biết rằng bộ đội chủ lực đã vào đến ngã tư Bảy Hiền, ở Lái Thiêu, cầu xa lộ, Bò Hom nhưng không một ai có ý nghĩ rằng, ngày mai, sẽ có đổ nát, mà người ta chỉ nói đến sự gặp gỡ, mừng vui. Đêm nay có hàng trăm người nông nổi, nhẹ dạ cả tin đã ra đi; thậm chí còn bám cả càng trực thăng chạy trốn nhưng lại có hàng ngàn, hàng vạn người trở về. Vành mũ tai bèo lấpló bên song. Từ nhà lao Chí Hoà, anh em tù chính trị đã tập hợp lại cùng quần chúng khởi nghĩa giải phóng cả phường. Ở hãng BGI lá cờ của công nhân cách mạng phấp phới bay. Ngã tư Bảy Hiền, Thạnh Mỹ Tây, Bình Hoà, Tân Phú, quận 1, 2, 3, 5 rực rỡ màu hồng.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương 28: Bình minh của đất nước
    Trong sở chỉ huy chiến dịch, không còn nhớ rõ đêm nay là đêm thứ bao nhiêu, mình đã thức trắng. Thế mà đêm nay, mọi người vẫn tỉnh như sáo. Những đồng chí trợ lý tác chiến, quân báo, thông tin, v.v? dù không phải đến phiên mình trực ban, cũng vẫn xúm quanh các máy điện thoại, lắng nghe từng hồi chuông reo, theo dõi từng bước đi của mỗi binh đoàn. Nào phải đâu trong suốt cả cuộc đời chiến đấu, đêm nay mới là đêm đầu tiên, anh em mới phải trải qua những giây phút cực kỳ căng thẳng như thế này? Tết Mậu Thân, nhất là trong đêm ta đánh vào Sài Gòn-Huế, năm 1972, những lúc ngồi theo dõi tin tức địch phản kích đánh vào thành phố Quảng Trị, hay lúc ngồi dưới hầm tác chiến, theo dõi từng đợt ném bom của B.52, đầu óc người cán bộ tham mưu căng thẳng vô cùng. Nhưng cảm tác khác xa với đêm nay: bây giờ thì tuy căng thẳng, nhưng không bối rối, nơm nớp, mà người lại thấy lâng lâng, hồ hởi vô cùng. Đến 0 giờ ngày 30 tháng 4, các trợ các cánh đã tổng hợp xong tình hình chiến đấu trong ngày 29. Từ thuở có quân đội đến nay, đã có ngày nào ta diệt được nhiều địch như ngày hôm nay đâu: cả bốn sư đoàn của quân đội Cộng hoà 25, 18, 22,7 gần như bị tan rã hoàn toàn. Sư đoàn 18 và 25 bị thương vọng quá nặng, đang cầu cứu cấp trên liên tục và ?okhẳng định? với nhau là không cách gì cầm cự thêm được mấy tiếng đồng hồ nữa; lữ 3 kỵ binh thì báo cáo là sắp hết đạn, hết xăng; sư đoàn trưởng 22 đã bỏ chạy, chẳng thấy tăm hơi. Anh em nói đùa với nhau: không biết giờ phút này, ở Bộ Tổng tham mưu có còn ai mà nhận các báo bi đát này không. Tướng, tá chạy hết rồi, may ra còn được vài tên lính quèn gác điện thoại.
    Anh Tuấn cũng không ngủ. Giá như mọi hô, thì đồng chí bác sĩ đã ?onhắc nhở?, mời anh đi nghỉ, để mai còn lấy sức làm việc; nhưng thói quen ấy hình như cũng được bỏ qua. Chẳng những anh không nghỉ, lại còn luôn luôn đi lại trong phòng trực ban, theo dõi diễn biến tình hình trên các mặt trận như mọi người, nhắc nhở, bổ sung chỉ thị:
    -Cho pháo 130 ly thôi bắn, vì bộ binh ta đã áp sát các mục tiêu rồi.
    -Nhắc nhở Quân đoàn Tây Nguyên khi vào sân bay Tân Sơn Nhất thì cho một cánh đánh sang Bộ Tổng tham mưu, phối hợp với Quân đoàn Quyết Thắng, chú ý bắt liên lạc với nhau.
    -Kiểm tra lại các ký hiệu, tín hiệu hợp đồng?
    Mãi về sau này, tình hình mới rõ ra: trên hướng đông bắc, để bảo đảm cho mũi thọc sâu của Quân đoàn Quyết Thắng, buổi sáng ngày 30 tháng 4, sư đoàn 312 tiêu diệt và bức hàng địch tại căn cứ Phú Lợi gồm toàn bộ lực lượng của tiểu khu Bình Dương và một bộ phận của sư đoàn 5 quân đội Cộng hoà gần trưa, toàn bộ số còn lại của sư đoàn này, gần 8.000 người, từ Lai Khê-Bến Cát, rút chạy theo trục đường 13, 14 thì bị các chốt ở An Lợi và Búng chặn lại, bắt hàng toàn bộ. Riêng sư đoàn trưởng Lê Nguyên Vỹ, đã tự sát trước cửa hầm chỉ huy. Khi xung phong vào, các chiến sĩ ta thấy xác nó nằm bên cạnh những bao cát màu xanh, đầu chúc ngược. Đàn chim bồ câu, từ sáng đến giờ len lét trong các xóm nhà xung quanh, bắt đầu lục tục kéo về đậu đầy trên nóc chuồng, làm trên nóc hầm, xỉa lông, rẽ cánh, gáy. Sắp bước vào một kỷ nguyên hoà bình chăng?
    Đơn vị có nhiệm vụ thọc sâu-sư đoàn 320B-xuất phát từ lúc 1 giờ 30 ngày 29 tháng 4, nhưng do bị lạc đường, nên đánh vào tiểu đoàn 316 ở Tân Uyên, ngoài kế hoạch. Gần 30 xe bị ùn lại, cả ngày không tiến lên được. Sáng hôm sau, mới giải quyết được Lái Thiêu, theo đường quốc lộ 13 tiến về cầu Bình Phước. Tiểu đoàn đặc công 51, cũng vừa chiếm được cầu này, bàn giao lại. Cùng lúc đó, gần 200 xe các loại của lữ đoàn 3 kỵ binh quân đội Cộng hoà, rùng rùng kéo chạy từ Biên Hoà về, chưa kịp qua cầu, đội hình rải dài từ cầu Vinh Bình, nam Lái Thiêu hàng cây số đến cầu Bình Phước. Trung đoàn 27 chặn đánh quyết liệt, đồng thời trung đoàn 28 cũng triển khai đánh địch từ ngã ba Bình Phước đến cầu Bình Triệu. Con vật bị dồn đến bước đường cùng, còn ra sức chống cự để tìm lấy mạng sống; huống chi cả một lữ đoàn kỵ binh với từng ấy khối sắp thép, đang ở trong cái thế chỗng đỡ, sau lưng là sông lớn. Những xác xe tăng cháy rụi, nằm rải rác trong các ruộng mía, vườn dừa, bãi trống, đã nói lên trận đánh gặp gỡ này, tuy kết thúc rất nhanh nhưng cũng rất ác liệt. Toàn bộ lữ đoàn kỵ binh 3 bị tiêu diệt và tan rã. Độc đáo hơn các nơi khác, anh em ta bắt hàng binh lái 8 xe tăng địch, dẫn đường cho sư đoàn vượt qua chiếc cầu lớn này, đánh vào khu binh chủng và tiến về hướng Bộ Tổng tham mưu.
    Suốt cả đêm 29, sư đoàn 10 của Quân đoàn Tây Nguyên điều chỉnh đội hình lên áp sát ngã tư Bảy Hiền. Mặc dù đây đến dinh Độc Lập chỉ có một đường thẳng-lúc bấy giờ là đại lộ Lê Văn Duyệt-nhưng nhiệm vụ chính của sư đoàn là đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu nên phải thực hiện đúng kế hoạch. Từ 6 giờ sáng, pháo bắn mạnh vào sân bay, sau 2 giờ, một tiểu đoàn của trung đoàn 24 cùng với bốn T.54, một K.63 tiến công chiếm ngã tư Bảy Hiền, phát triển theo đường Võ Tánh vào cổng Phi Long của sân bay. Địch bố trí trên cácnhà tầng, trước Lăng Cha Cả, chống trả quyết liệt. Ta bị cháy hai xe tăng và một k63. Sư đoàn lập tức đưa hai khẩu pháo chống tăng 85 ly lên, yểm hộ đột phá. Chỉ sau 1 giờ, chiếm được cổng, thọc sâu chiếm bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân, khu thông tin.
    Anh em trong phái đoàn quân sự ta, ngồi trong hầm ở gần ngay đấy, bỗng nghe thấy gọi ở bên ngoài.
    -David đâu rồi?
    Vừa bước ra khỏi hầm, với cái giấy phép được đi lại trong thành phố, do phái đoàn ta vừa mới cấp, linh mục Chân Tín thốt lên:
    -Chà! Lính trẻ và đẹp quá.
    Bên cánh phải, trung đoàn 28 vòng sang đánh vào cổng 1 Bộ Tổng tham mưu, nhưng rồi bị chặn lại. Trước đó một tiếng đồng hồ, đã có một lực lượng biệt động nội thành 21 người, chia làm 3 tổ đánh vào khu vực này. Cổng 1, không vào được vì bị chống cự mạnh; cổng hai ta chiếm được, chưa cắm được cờ phì bị pháo binh từ sân bay bắn sang; phải lùi ra. Đến đường xe lửa, thì gặp xe tăng của Quân đoàn Quyết Thắng dẫn vào. Một cuộc hội sư tuyệt đẹp của ba đơn vị tại Bộ Tổng tham mưu lúc 11 giờ.
    Trên hướng tây nam, trung đoàn 1, sư đoàn 9, đêm 29 tháng 4, từ bàn đạp Vinh Lộc tiến theo sau đội hình sư đoàn 10. Đến 10 giờ 30 đến biệt khu thủ đô, tướng Lâm Văn Phát, vừa mới nhận chức, ngồi chưa nóng chỗ, vội vã đầu hàng. Ở phía nam thành phố, sáng hôm ấy, trung đoàn 24 cùng với đặc công diệt đồn ngã ba Bình Hưng Đông, bốt cảnh sát quận 8, tách ra một bộ phận đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường vừa bị địch chiếm lại, rồi phát triển lên cầu chữ Y. Cùng lúc với biệt khu thủ đô, bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia xin đầu hàng.
    Trung đoàn 88 không cùng vào thành phố, mà lại tiến thẳng, diệt phân chi khu Đa Phước, bức hàng đồn cậu ông Thìn, ngã ba An Phú rồi phát triển sang khu vực Nhà Bè.
    Trên quốc lộ 4, sư đoàn 5 của ta tiến công tiêu diệt toàn bộ sư đoàn 22 và liên đoàn 6 biệt động quân, chiếm thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa, cả vòng ngoài, đặc khu rừng Sát, quận Bình Chánh, quận Tân Bình cũng được giải phóng trong buổi sáng.
    Mặt trận phía đông cũng rộ lên hơn những ngày trước. Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, sư đoàn 6, phối hợp với một mũi của trung đoàn 3, sư đoàn 341, chiếm chớp nhoáng sở chỉ huy quân đoàn 3 và bộ tư lệnh sư đoàn 3 không quân, làm chủ sân bay Biên Hoà; gần trưa, vượt qua cầu để vào nội đô. Trung đoàn 2, cùng với tiểu đoàn 9 đặc công, chiếm toàn bộ khu vực Hóc Bà Thức trong buổi sáng. Tại đây, có chỉ huy sở của trung đoàn 15 thiết giáp và trung tâm tiếp viện Biên Hoà.
    Thi đua với đơn vị bạn vào trung tâm thành phố, sư đoàn 7 từ 3 giờ sáng đã bắt đầu tiến quân; nhưng bị địch ở căn cứ Tam Hiệp ngăn chặn, bắn hỏng của ta ba xe tăng. Cuộc chiến đấu kéo dài cho đến 8 giờ mới giải quyết xong. Địch bỏ chạy về Biên Hoà. Sư đoàn giữ nguyên đội hình tiến vào Sài Gòn. Chiều hôm ấy, chiếm được bộ chỉ huy sư đoàn thuỷ quân lục chiến, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, cảng Bạch Đằng và đài phát thanh.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương 28: Bình minh của đất nước
    Trong sở chỉ huy chiến dịch, không còn nhớ rõ đêm nay là đêm thứ bao nhiêu, mình đã thức trắng. Thế mà đêm nay, mọi người vẫn tỉnh như sáo. Những đồng chí trợ lý tác chiến, quân báo, thông tin, v.v? dù không phải đến phiên mình trực ban, cũng vẫn xúm quanh các máy điện thoại, lắng nghe từng hồi chuông reo, theo dõi từng bước đi của mỗi binh đoàn. Nào phải đâu trong suốt cả cuộc đời chiến đấu, đêm nay mới là đêm đầu tiên, anh em mới phải trải qua những giây phút cực kỳ căng thẳng như thế này? Tết Mậu Thân, nhất là trong đêm ta đánh vào Sài Gòn-Huế, năm 1972, những lúc ngồi theo dõi tin tức địch phản kích đánh vào thành phố Quảng Trị, hay lúc ngồi dưới hầm tác chiến, theo dõi từng đợt ném bom của B.52, đầu óc người cán bộ tham mưu căng thẳng vô cùng. Nhưng cảm tác khác xa với đêm nay: bây giờ thì tuy căng thẳng, nhưng không bối rối, nơm nớp, mà người lại thấy lâng lâng, hồ hởi vô cùng. Đến 0 giờ ngày 30 tháng 4, các trợ các cánh đã tổng hợp xong tình hình chiến đấu trong ngày 29. Từ thuở có quân đội đến nay, đã có ngày nào ta diệt được nhiều địch như ngày hôm nay đâu: cả bốn sư đoàn của quân đội Cộng hoà 25, 18, 22,7 gần như bị tan rã hoàn toàn. Sư đoàn 18 và 25 bị thương vọng quá nặng, đang cầu cứu cấp trên liên tục và ?okhẳng định? với nhau là không cách gì cầm cự thêm được mấy tiếng đồng hồ nữa; lữ 3 kỵ binh thì báo cáo là sắp hết đạn, hết xăng; sư đoàn trưởng 22 đã bỏ chạy, chẳng thấy tăm hơi. Anh em nói đùa với nhau: không biết giờ phút này, ở Bộ Tổng tham mưu có còn ai mà nhận các báo bi đát này không. Tướng, tá chạy hết rồi, may ra còn được vài tên lính quèn gác điện thoại.
    Anh Tuấn cũng không ngủ. Giá như mọi hô, thì đồng chí bác sĩ đã ?onhắc nhở?, mời anh đi nghỉ, để mai còn lấy sức làm việc; nhưng thói quen ấy hình như cũng được bỏ qua. Chẳng những anh không nghỉ, lại còn luôn luôn đi lại trong phòng trực ban, theo dõi diễn biến tình hình trên các mặt trận như mọi người, nhắc nhở, bổ sung chỉ thị:
    -Cho pháo 130 ly thôi bắn, vì bộ binh ta đã áp sát các mục tiêu rồi.
    -Nhắc nhở Quân đoàn Tây Nguyên khi vào sân bay Tân Sơn Nhất thì cho một cánh đánh sang Bộ Tổng tham mưu, phối hợp với Quân đoàn Quyết Thắng, chú ý bắt liên lạc với nhau.
    -Kiểm tra lại các ký hiệu, tín hiệu hợp đồng?
    Mãi về sau này, tình hình mới rõ ra: trên hướng đông bắc, để bảo đảm cho mũi thọc sâu của Quân đoàn Quyết Thắng, buổi sáng ngày 30 tháng 4, sư đoàn 312 tiêu diệt và bức hàng địch tại căn cứ Phú Lợi gồm toàn bộ lực lượng của tiểu khu Bình Dương và một bộ phận của sư đoàn 5 quân đội Cộng hoà gần trưa, toàn bộ số còn lại của sư đoàn này, gần 8.000 người, từ Lai Khê-Bến Cát, rút chạy theo trục đường 13, 14 thì bị các chốt ở An Lợi và Búng chặn lại, bắt hàng toàn bộ. Riêng sư đoàn trưởng Lê Nguyên Vỹ, đã tự sát trước cửa hầm chỉ huy. Khi xung phong vào, các chiến sĩ ta thấy xác nó nằm bên cạnh những bao cát màu xanh, đầu chúc ngược. Đàn chim bồ câu, từ sáng đến giờ len lét trong các xóm nhà xung quanh, bắt đầu lục tục kéo về đậu đầy trên nóc chuồng, làm trên nóc hầm, xỉa lông, rẽ cánh, gáy. Sắp bước vào một kỷ nguyên hoà bình chăng?
    Đơn vị có nhiệm vụ thọc sâu-sư đoàn 320B-xuất phát từ lúc 1 giờ 30 ngày 29 tháng 4, nhưng do bị lạc đường, nên đánh vào tiểu đoàn 316 ở Tân Uyên, ngoài kế hoạch. Gần 30 xe bị ùn lại, cả ngày không tiến lên được. Sáng hôm sau, mới giải quyết được Lái Thiêu, theo đường quốc lộ 13 tiến về cầu Bình Phước. Tiểu đoàn đặc công 51, cũng vừa chiếm được cầu này, bàn giao lại. Cùng lúc đó, gần 200 xe các loại của lữ đoàn 3 kỵ binh quân đội Cộng hoà, rùng rùng kéo chạy từ Biên Hoà về, chưa kịp qua cầu, đội hình rải dài từ cầu Vinh Bình, nam Lái Thiêu hàng cây số đến cầu Bình Phước. Trung đoàn 27 chặn đánh quyết liệt, đồng thời trung đoàn 28 cũng triển khai đánh địch từ ngã ba Bình Phước đến cầu Bình Triệu. Con vật bị dồn đến bước đường cùng, còn ra sức chống cự để tìm lấy mạng sống; huống chi cả một lữ đoàn kỵ binh với từng ấy khối sắp thép, đang ở trong cái thế chỗng đỡ, sau lưng là sông lớn. Những xác xe tăng cháy rụi, nằm rải rác trong các ruộng mía, vườn dừa, bãi trống, đã nói lên trận đánh gặp gỡ này, tuy kết thúc rất nhanh nhưng cũng rất ác liệt. Toàn bộ lữ đoàn kỵ binh 3 bị tiêu diệt và tan rã. Độc đáo hơn các nơi khác, anh em ta bắt hàng binh lái 8 xe tăng địch, dẫn đường cho sư đoàn vượt qua chiếc cầu lớn này, đánh vào khu binh chủng và tiến về hướng Bộ Tổng tham mưu.
    Suốt cả đêm 29, sư đoàn 10 của Quân đoàn Tây Nguyên điều chỉnh đội hình lên áp sát ngã tư Bảy Hiền. Mặc dù đây đến dinh Độc Lập chỉ có một đường thẳng-lúc bấy giờ là đại lộ Lê Văn Duyệt-nhưng nhiệm vụ chính của sư đoàn là đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu nên phải thực hiện đúng kế hoạch. Từ 6 giờ sáng, pháo bắn mạnh vào sân bay, sau 2 giờ, một tiểu đoàn của trung đoàn 24 cùng với bốn T.54, một K.63 tiến công chiếm ngã tư Bảy Hiền, phát triển theo đường Võ Tánh vào cổng Phi Long của sân bay. Địch bố trí trên cácnhà tầng, trước Lăng Cha Cả, chống trả quyết liệt. Ta bị cháy hai xe tăng và một k63. Sư đoàn lập tức đưa hai khẩu pháo chống tăng 85 ly lên, yểm hộ đột phá. Chỉ sau 1 giờ, chiếm được cổng, thọc sâu chiếm bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân, khu thông tin.
    Anh em trong phái đoàn quân sự ta, ngồi trong hầm ở gần ngay đấy, bỗng nghe thấy gọi ở bên ngoài.
    -David đâu rồi?
    Vừa bước ra khỏi hầm, với cái giấy phép được đi lại trong thành phố, do phái đoàn ta vừa mới cấp, linh mục Chân Tín thốt lên:
    -Chà! Lính trẻ và đẹp quá.
    Bên cánh phải, trung đoàn 28 vòng sang đánh vào cổng 1 Bộ Tổng tham mưu, nhưng rồi bị chặn lại. Trước đó một tiếng đồng hồ, đã có một lực lượng biệt động nội thành 21 người, chia làm 3 tổ đánh vào khu vực này. Cổng 1, không vào được vì bị chống cự mạnh; cổng hai ta chiếm được, chưa cắm được cờ phì bị pháo binh từ sân bay bắn sang; phải lùi ra. Đến đường xe lửa, thì gặp xe tăng của Quân đoàn Quyết Thắng dẫn vào. Một cuộc hội sư tuyệt đẹp của ba đơn vị tại Bộ Tổng tham mưu lúc 11 giờ.
    Trên hướng tây nam, trung đoàn 1, sư đoàn 9, đêm 29 tháng 4, từ bàn đạp Vinh Lộc tiến theo sau đội hình sư đoàn 10. Đến 10 giờ 30 đến biệt khu thủ đô, tướng Lâm Văn Phát, vừa mới nhận chức, ngồi chưa nóng chỗ, vội vã đầu hàng. Ở phía nam thành phố, sáng hôm ấy, trung đoàn 24 cùng với đặc công diệt đồn ngã ba Bình Hưng Đông, bốt cảnh sát quận 8, tách ra một bộ phận đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường vừa bị địch chiếm lại, rồi phát triển lên cầu chữ Y. Cùng lúc với biệt khu thủ đô, bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia xin đầu hàng.
    Trung đoàn 88 không cùng vào thành phố, mà lại tiến thẳng, diệt phân chi khu Đa Phước, bức hàng đồn cậu ông Thìn, ngã ba An Phú rồi phát triển sang khu vực Nhà Bè.
    Trên quốc lộ 4, sư đoàn 5 của ta tiến công tiêu diệt toàn bộ sư đoàn 22 và liên đoàn 6 biệt động quân, chiếm thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa, cả vòng ngoài, đặc khu rừng Sát, quận Bình Chánh, quận Tân Bình cũng được giải phóng trong buổi sáng.
    Mặt trận phía đông cũng rộ lên hơn những ngày trước. Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, sư đoàn 6, phối hợp với một mũi của trung đoàn 3, sư đoàn 341, chiếm chớp nhoáng sở chỉ huy quân đoàn 3 và bộ tư lệnh sư đoàn 3 không quân, làm chủ sân bay Biên Hoà; gần trưa, vượt qua cầu để vào nội đô. Trung đoàn 2, cùng với tiểu đoàn 9 đặc công, chiếm toàn bộ khu vực Hóc Bà Thức trong buổi sáng. Tại đây, có chỉ huy sở của trung đoàn 15 thiết giáp và trung tâm tiếp viện Biên Hoà.
    Thi đua với đơn vị bạn vào trung tâm thành phố, sư đoàn 7 từ 3 giờ sáng đã bắt đầu tiến quân; nhưng bị địch ở căn cứ Tam Hiệp ngăn chặn, bắn hỏng của ta ba xe tăng. Cuộc chiến đấu kéo dài cho đến 8 giờ mới giải quyết xong. Địch bỏ chạy về Biên Hoà. Sư đoàn giữ nguyên đội hình tiến vào Sài Gòn. Chiều hôm ấy, chiếm được bộ chỉ huy sư đoàn thuỷ quân lục chiến, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, cảng Bạch Đằng và đài phát thanh.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bên cánh trái, sư đoàn 325, từ sáng sớm tổ chức vượt sông Sài Gòn. Phà thiếu, phải huy động thêm thuyền của dân. 7 giờ sáng, khi xe lội nước của ta đến giữ sông thì bị tàu của hải quân chặn lại. Ta bắn chìm luôn cả ba chiếc. Địch ngoan cố đưa thêm ra 5 chiếc nữa tiếp chiến. Sau mấy loạt pháo, toàn bộ 5 tàu cùng với 3 xà lan, một tàu kéo bị nhận chìm. Được sự giúp đỡ rất tích cực của anh em công nhân bến phà, sư đoàn đưa pháo nặng và quân sang sông chiếm quận 9.
    Trên hướng chủ yếu, 5 giờ sáng, binh đoàn thọc sâu đến cầu xa lộ, bắn cháy liền một lúc bốn xe tăng địch. Cầu vẫn còn nguyên vẹn. Đây là thành tích của tiểu đoàn 25, đoàn 116 đặc công. Đơn vị này đã chiếm giữ các cầu từ trước, và đã phải chiến đấu cực kỳ quyết liệt trong suốt cả một ngày, giành đi giật lại với một kẻ địch đông hơn gấp bội.
    Binh đoàn thọc sâu được ba cụm pháo binh của Quân đoàn Hương Giang trực tiếp chi viện ch từng giai đoạn chiến đấu: trận địa ở Nước Trong, chi viện khi đánh cầu An Lộ, trận địa cầu An Lộ, chi viện lúc đánh chiếm ngoại vi Sài Gòn, trận địa ở Thủ Đức chi viên trong giai đoạn đánh vào nội thành.
    9 giờ sáng, bộ phận đi đầu gồm có xe trinh sát, một tiểu đoàn tăng, một đại đội bộ binh ngồi trên xe, đã đến cầu Rạch Chiếc. Bộ phận còn lại: Lữ đoàn 203, trung đoàn bộ binh 66, cùng với tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, tiểu đoàn 5 trung đoàn 24, triển khai đánh địch ở phía tây đường. Trên tuyến phòng thủ cuối cùng này, đối phương đã dựa vào địa hình thiên nhiên, rất thuận lợi cho việc phòng ngự, nên chiến đấu có tổ chức hơn các nơi khác. Đại đội 8 của trung đoàn 66 phải đưa pháo chống tăng 85 ly lên, bắn trực tiếp vào đội hình địch; pháo cao xạ 57 ly cũng phải hạ nòng để diệt các đài quan sát; trận địa cối bố trí hai bên đường.
    Chiếc xe tăng mang số 707 do Trần Quang Nhạ chỉ huy, rất xông xáo, một mình đánh vòng sau huấn khu Thủ Đức, chọc thẳng vào trận địa phòng ngự của địch, diệt một lúc 50 tên. Tất cả cac chiến sĩ trong xe đều anh dũng hy sinh. Bà con xã Tân Nhơn Phú quận Thủ Đức, đã tận mắt thấy gương chiến đấu của các liệt sĩ. Binh đoàn lại tiếp cận Sài Gòn. Cầu dài 986 thước. Đối phương đã phòng ngự sẵn ở hai đầu cầu, dựa vào hoả lực của 8 xe M113, một M48, bốn M41 và của sáu chiếc tàu đậu ở Tân Cảng. Cùng với bộ binh trên cầu, họ vãi đạn vào đội hình quân ta, dùng máy bay ném bom vào đội hình ta. Hai xe tăng bị cháy, một số cán bộ bị hy sinh. Lữ đoàn xe tăng 203 triển khai đội hình, vừa quét bộ binh địch trên mặt cầu, vừa bắn tàu dưới sông. Tiểu đoàn 1 bắn cháy hai xe M41, một tàu chiến; một tiểu đội ĐKZ bắn bị thương hai chiếc xe tăng khác. Đến 8 giờ sáng, đại đội 4 xe tăng do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, được cô Nga, người của đoàn 316 biệt động dẫn đường, dẫn đầu đội hình binh đoàn, vượt qua cầu.
    Được báo cho biết ?oCottu?-mật danh của Martin, đã lên chiếc trực thăng Lady 09 ra đi từ lúc 5 giờ sáng; hoảng hốt trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, nhìn ra cả bốn mặt thành phố, đã bị vây chặt. Dương Văn Minh và cái nội các còn đang bọc giấy bóng của ông ta, đã mất hết hy vọng ở các sứ giả phái đi gặp phái đoàn ta ở trại David, vì đã đến 9 giờ sáng rồi, mà chẳng thấy ai về. Dương Văn Minh buộc phải đưa ra một bản tuyên bố đề nghị ngừng bắn tại chỗ. Bản tuyên bố ấy, được thu vào băng ghi âm và phát ngay trên đài phát thanh.
    Từ Hà Nội, khi được tin đề nghị ngừng bắn, Bộ Chính trị đã chỉ thị ngay cho Bộ tư lệnh chiến sĩ.
    ?oTiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí địch, giải tán chính quyền các cấp, đập tan mọi sự chống cự của địch?.
    Đúng 9 giờ 30 ngày 30 tháng 4, Bộ tư lệnh chiến dịch đã hạ lệnh cho các đơn vị:
    1.Các quân khu, quân đoàn, đơn vị tiếp tục phát triển tiến công thật nhanh vào các khu vực và mục tiêu đã quy định trong thành phố và ở các địa phương.
    2.Kêu gọi quân địch đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí, bắt giữ và tập trung các sĩ quan địch, từ cấp tá trở lên.
    3.Nếu chỗ nào địch chống cự, thì lập tức tiến công tiêu diệt ngay.
    Trong lịch sử chiến tranh của đất nước ta, có thể rất có ít trường hợp như đã xảy ra trong giờ phút lịch sử này. Khi nghe tin đề nghị ngừng bắn, mặc dù có lệnh của trên, tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận, từ cán bộ đến chiến sĩ, vẫn có một quyết tâm duy nhất: tiến nhanh vào Sài Gòn. Anh em ta động viên nhau: ?oKhông có chuyện ngừng bắn, cứ tiến công. Thời cơ nghìn năm có một là đây??. Đến đầu cầu Thị Nghè, binh đoàn thọc sâu của binh đoàn Hương Giang lại gặp sự chống cự. ta diệt luôn xe M41, vừa qua cầu, diệt thêm một chiếc M113. Chiếc xe tăng đi đầu màn số hiệu 843 do Thận chỉ huy, với Thái Bá Minh làm pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỳ làm pháo thủ số 2, Lư Văn Hải lái xe, mở hết tốc lực, húc đổ cổng sắt trước dinh Độc Lập, rồi cùng ba chiếc xe tăng, thiết giáp khác, toả ra chiếm giữ các vị trí quan trọng trong sân dinh Độc Lập.
    Giữa đám xe tăng M48, M41, M113 của địch đang nằm yên dưới những gốc cây ở trước sân; giữa hàng ngàn sĩ quan và binh lính của đối phương mặt mày ủ rũ, súng đặt nằm dài trên mặt đất, kẻ đứng người ngồi; những chiếc xe tăng T54, tung hoành như vào chỗ không người. Một vài tên nấp trên các toà nhà cao tầng xung quanh, giở trò bắn lén, lập tức bị trừng trị, dập tắt ngay. Trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ và chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 203 Lê Minh, cùng một số cán bộ và chiến sĩ, nhanh chóng nhảy xuống xe, tiến vào phòng họp của ?otân nội các?. Trong lúc đó, Bùi Quang Thận tháo lá cờ nửa đỏ nửa xanh đang cắm trên xe 843, cùng các chiến sĩ, bắt đại tá Võ Quang Chiêm, chánh văn phòng phủ tổng thống dẫn lên tầng một,giật lá cờ ba que xuống, treo cờ cách mạng lên, lúc bấy giờ là 11 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4.
    Trong căn phòng rộng ở dinh Độc Lập, Dương Văn Minh tiếp tục duy trì cuộc họp của các tổng trưởng để bàn vễ lễ ra mắt của ?otân nội các?, dự định sẽ tổ chức vào trưa hôm ấy. Cửa phòng lại xịch mở. Các cán bộ chiến sĩ mũi thọc sâu của Quân giải phóng, các chiến sĩ biệt động thành phố hiên ngang bước vào, súng lăm lăm trong tay. ?oTân nội các? ngồi yên, không một cử động nhỏ kháng cự lại.
    Theo lệnh của cán bộ Quân giải phóng, Dương Văn Minh được đưa ra đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện:
    ?oTôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực cộng hoà, hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ Trung ương đến địa phương, giải tán hoàn toàn, giao toàn bộ chính quyền cho chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam?.
    Chính uỷ Bùi Văn Tùng chỉ huy lữ đoàn xe tăng 23, cán bộ cấp cao nhất tại đó bước tới, chấp nhận sự đầu hàng. Người ta thấy đủ mặt cả ?otân nội các? ngoài Dương Văn Minh ra còn có 11 vị nữa:
    -Nguyễn Văn Huyền, phó tổng thống
    -Vũ Văn Mẫn, thủ tướng
    -Bùi Tường Huynh, phó thủ tướng
    -Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế
    -Nguyễn Quý Trung, bộ trưởng bộ thông tin
    -Lê Quang Trường, bộ trưởng bộ tài chính
    -Nguyễn Văn Diệp, bộ trưởng bộ thương mại
    -Bùi Thế Dung, thứ trưởng bộ quốc phòng
    -Nguyễn Văn Ba, thứ trưởng bộ thông tin
    -Vũ Quang Chiêm, chánh văn phòng phủ tổng thống
    -Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng, phụ tá tổng thống.
    Tại sở chỉ huy chiến dịch, từ lúc phát lệnh đi, mọi người đều mong ngóng trông chờ trong một bầu không khí vừa hồ hởi, phấn khởi, vừa rất thân mật, chan hoà. Cơm đã dọn lên từ lâu rồi, nhưng chẳng ai thiết ăn uống gì.
    Bỗng nhiên, ở phòng bên cạnh, các đồng chí cán bộ tác chiến reo vang:
    -Đầu hàng rồi! Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện rồi.
    -Đâu, đâu nào!
    Một đồng chí cán bộ tác chiến, tay cầm cái đài bán dẫn, chạy sang, nói ba hơi nhập một:
    -Đầu hàng rồi! Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.
    Các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng tươi cười ngồi vào bàn. Các đồng chí khác đứng vây chung quanh, im lặng. Tiếng nói của Dương Văn Minh phát ra lại rất rõ ràng.
    Bất chấp mọi lễ tiết hàng ngày, mọi người nhảy lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau, reo hò và cả nước mắt giàn giụa vì vui sướng.
    Kẹo đâu, rượu đâu, đem cả ra đây!
    Hình như đã có sự chuẩn bị từ trước, thấy bưng ra cả một khay đầy.
    Đồng chí Đinh Đức Thiện ngồi ở góc bàn, lấy khăn lau nước mắt. Đồng chí nghẹn ngào:
    -Ôi, giá lúc này mà có Bác ở đây?
    Những giọt nước mắt xúc động như thế này rất dễ hay lây sang trong chúng ta mỗi khi nhớ đến Bác. Bác chúng mình lúc nào mà chẳng ở bên cạnh chúng ta, trong những lúc khó khăn gian khổ nhất, cũng như trong ngày vui đại thắng này?
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bên cánh trái, sư đoàn 325, từ sáng sớm tổ chức vượt sông Sài Gòn. Phà thiếu, phải huy động thêm thuyền của dân. 7 giờ sáng, khi xe lội nước của ta đến giữ sông thì bị tàu của hải quân chặn lại. Ta bắn chìm luôn cả ba chiếc. Địch ngoan cố đưa thêm ra 5 chiếc nữa tiếp chiến. Sau mấy loạt pháo, toàn bộ 5 tàu cùng với 3 xà lan, một tàu kéo bị nhận chìm. Được sự giúp đỡ rất tích cực của anh em công nhân bến phà, sư đoàn đưa pháo nặng và quân sang sông chiếm quận 9.
    Trên hướng chủ yếu, 5 giờ sáng, binh đoàn thọc sâu đến cầu xa lộ, bắn cháy liền một lúc bốn xe tăng địch. Cầu vẫn còn nguyên vẹn. Đây là thành tích của tiểu đoàn 25, đoàn 116 đặc công. Đơn vị này đã chiếm giữ các cầu từ trước, và đã phải chiến đấu cực kỳ quyết liệt trong suốt cả một ngày, giành đi giật lại với một kẻ địch đông hơn gấp bội.
    Binh đoàn thọc sâu được ba cụm pháo binh của Quân đoàn Hương Giang trực tiếp chi viện ch từng giai đoạn chiến đấu: trận địa ở Nước Trong, chi viện khi đánh cầu An Lộ, trận địa cầu An Lộ, chi viện lúc đánh chiếm ngoại vi Sài Gòn, trận địa ở Thủ Đức chi viên trong giai đoạn đánh vào nội thành.
    9 giờ sáng, bộ phận đi đầu gồm có xe trinh sát, một tiểu đoàn tăng, một đại đội bộ binh ngồi trên xe, đã đến cầu Rạch Chiếc. Bộ phận còn lại: Lữ đoàn 203, trung đoàn bộ binh 66, cùng với tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, tiểu đoàn 5 trung đoàn 24, triển khai đánh địch ở phía tây đường. Trên tuyến phòng thủ cuối cùng này, đối phương đã dựa vào địa hình thiên nhiên, rất thuận lợi cho việc phòng ngự, nên chiến đấu có tổ chức hơn các nơi khác. Đại đội 8 của trung đoàn 66 phải đưa pháo chống tăng 85 ly lên, bắn trực tiếp vào đội hình địch; pháo cao xạ 57 ly cũng phải hạ nòng để diệt các đài quan sát; trận địa cối bố trí hai bên đường.
    Chiếc xe tăng mang số 707 do Trần Quang Nhạ chỉ huy, rất xông xáo, một mình đánh vòng sau huấn khu Thủ Đức, chọc thẳng vào trận địa phòng ngự của địch, diệt một lúc 50 tên. Tất cả cac chiến sĩ trong xe đều anh dũng hy sinh. Bà con xã Tân Nhơn Phú quận Thủ Đức, đã tận mắt thấy gương chiến đấu của các liệt sĩ. Binh đoàn lại tiếp cận Sài Gòn. Cầu dài 986 thước. Đối phương đã phòng ngự sẵn ở hai đầu cầu, dựa vào hoả lực của 8 xe M113, một M48, bốn M41 và của sáu chiếc tàu đậu ở Tân Cảng. Cùng với bộ binh trên cầu, họ vãi đạn vào đội hình quân ta, dùng máy bay ném bom vào đội hình ta. Hai xe tăng bị cháy, một số cán bộ bị hy sinh. Lữ đoàn xe tăng 203 triển khai đội hình, vừa quét bộ binh địch trên mặt cầu, vừa bắn tàu dưới sông. Tiểu đoàn 1 bắn cháy hai xe M41, một tàu chiến; một tiểu đội ĐKZ bắn bị thương hai chiếc xe tăng khác. Đến 8 giờ sáng, đại đội 4 xe tăng do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, được cô Nga, người của đoàn 316 biệt động dẫn đường, dẫn đầu đội hình binh đoàn, vượt qua cầu.
    Được báo cho biết ?oCottu?-mật danh của Martin, đã lên chiếc trực thăng Lady 09 ra đi từ lúc 5 giờ sáng; hoảng hốt trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, nhìn ra cả bốn mặt thành phố, đã bị vây chặt. Dương Văn Minh và cái nội các còn đang bọc giấy bóng của ông ta, đã mất hết hy vọng ở các sứ giả phái đi gặp phái đoàn ta ở trại David, vì đã đến 9 giờ sáng rồi, mà chẳng thấy ai về. Dương Văn Minh buộc phải đưa ra một bản tuyên bố đề nghị ngừng bắn tại chỗ. Bản tuyên bố ấy, được thu vào băng ghi âm và phát ngay trên đài phát thanh.
    Từ Hà Nội, khi được tin đề nghị ngừng bắn, Bộ Chính trị đã chỉ thị ngay cho Bộ tư lệnh chiến sĩ.
    ?oTiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí địch, giải tán chính quyền các cấp, đập tan mọi sự chống cự của địch?.
    Đúng 9 giờ 30 ngày 30 tháng 4, Bộ tư lệnh chiến dịch đã hạ lệnh cho các đơn vị:
    1.Các quân khu, quân đoàn, đơn vị tiếp tục phát triển tiến công thật nhanh vào các khu vực và mục tiêu đã quy định trong thành phố và ở các địa phương.
    2.Kêu gọi quân địch đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí, bắt giữ và tập trung các sĩ quan địch, từ cấp tá trở lên.
    3.Nếu chỗ nào địch chống cự, thì lập tức tiến công tiêu diệt ngay.
    Trong lịch sử chiến tranh của đất nước ta, có thể rất có ít trường hợp như đã xảy ra trong giờ phút lịch sử này. Khi nghe tin đề nghị ngừng bắn, mặc dù có lệnh của trên, tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận, từ cán bộ đến chiến sĩ, vẫn có một quyết tâm duy nhất: tiến nhanh vào Sài Gòn. Anh em ta động viên nhau: ?oKhông có chuyện ngừng bắn, cứ tiến công. Thời cơ nghìn năm có một là đây??. Đến đầu cầu Thị Nghè, binh đoàn thọc sâu của binh đoàn Hương Giang lại gặp sự chống cự. ta diệt luôn xe M41, vừa qua cầu, diệt thêm một chiếc M113. Chiếc xe tăng đi đầu màn số hiệu 843 do Thận chỉ huy, với Thái Bá Minh làm pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỳ làm pháo thủ số 2, Lư Văn Hải lái xe, mở hết tốc lực, húc đổ cổng sắt trước dinh Độc Lập, rồi cùng ba chiếc xe tăng, thiết giáp khác, toả ra chiếm giữ các vị trí quan trọng trong sân dinh Độc Lập.
    Giữa đám xe tăng M48, M41, M113 của địch đang nằm yên dưới những gốc cây ở trước sân; giữa hàng ngàn sĩ quan và binh lính của đối phương mặt mày ủ rũ, súng đặt nằm dài trên mặt đất, kẻ đứng người ngồi; những chiếc xe tăng T54, tung hoành như vào chỗ không người. Một vài tên nấp trên các toà nhà cao tầng xung quanh, giở trò bắn lén, lập tức bị trừng trị, dập tắt ngay. Trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ và chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 203 Lê Minh, cùng một số cán bộ và chiến sĩ, nhanh chóng nhảy xuống xe, tiến vào phòng họp của ?otân nội các?. Trong lúc đó, Bùi Quang Thận tháo lá cờ nửa đỏ nửa xanh đang cắm trên xe 843, cùng các chiến sĩ, bắt đại tá Võ Quang Chiêm, chánh văn phòng phủ tổng thống dẫn lên tầng một,giật lá cờ ba que xuống, treo cờ cách mạng lên, lúc bấy giờ là 11 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4.
    Trong căn phòng rộng ở dinh Độc Lập, Dương Văn Minh tiếp tục duy trì cuộc họp của các tổng trưởng để bàn vễ lễ ra mắt của ?otân nội các?, dự định sẽ tổ chức vào trưa hôm ấy. Cửa phòng lại xịch mở. Các cán bộ chiến sĩ mũi thọc sâu của Quân giải phóng, các chiến sĩ biệt động thành phố hiên ngang bước vào, súng lăm lăm trong tay. ?oTân nội các? ngồi yên, không một cử động nhỏ kháng cự lại.
    Theo lệnh của cán bộ Quân giải phóng, Dương Văn Minh được đưa ra đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện:
    ?oTôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực cộng hoà, hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ Trung ương đến địa phương, giải tán hoàn toàn, giao toàn bộ chính quyền cho chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam?.
    Chính uỷ Bùi Văn Tùng chỉ huy lữ đoàn xe tăng 23, cán bộ cấp cao nhất tại đó bước tới, chấp nhận sự đầu hàng. Người ta thấy đủ mặt cả ?otân nội các? ngoài Dương Văn Minh ra còn có 11 vị nữa:
    -Nguyễn Văn Huyền, phó tổng thống
    -Vũ Văn Mẫn, thủ tướng
    -Bùi Tường Huynh, phó thủ tướng
    -Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế
    -Nguyễn Quý Trung, bộ trưởng bộ thông tin
    -Lê Quang Trường, bộ trưởng bộ tài chính
    -Nguyễn Văn Diệp, bộ trưởng bộ thương mại
    -Bùi Thế Dung, thứ trưởng bộ quốc phòng
    -Nguyễn Văn Ba, thứ trưởng bộ thông tin
    -Vũ Quang Chiêm, chánh văn phòng phủ tổng thống
    -Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng, phụ tá tổng thống.
    Tại sở chỉ huy chiến dịch, từ lúc phát lệnh đi, mọi người đều mong ngóng trông chờ trong một bầu không khí vừa hồ hởi, phấn khởi, vừa rất thân mật, chan hoà. Cơm đã dọn lên từ lâu rồi, nhưng chẳng ai thiết ăn uống gì.
    Bỗng nhiên, ở phòng bên cạnh, các đồng chí cán bộ tác chiến reo vang:
    -Đầu hàng rồi! Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện rồi.
    -Đâu, đâu nào!
    Một đồng chí cán bộ tác chiến, tay cầm cái đài bán dẫn, chạy sang, nói ba hơi nhập một:
    -Đầu hàng rồi! Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.
    Các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng tươi cười ngồi vào bàn. Các đồng chí khác đứng vây chung quanh, im lặng. Tiếng nói của Dương Văn Minh phát ra lại rất rõ ràng.
    Bất chấp mọi lễ tiết hàng ngày, mọi người nhảy lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau, reo hò và cả nước mắt giàn giụa vì vui sướng.
    Kẹo đâu, rượu đâu, đem cả ra đây!
    Hình như đã có sự chuẩn bị từ trước, thấy bưng ra cả một khay đầy.
    Đồng chí Đinh Đức Thiện ngồi ở góc bàn, lấy khăn lau nước mắt. Đồng chí nghẹn ngào:
    -Ôi, giá lúc này mà có Bác ở đây?
    Những giọt nước mắt xúc động như thế này rất dễ hay lây sang trong chúng ta mỗi khi nhớ đến Bác. Bác chúng mình lúc nào mà chẳng ở bên cạnh chúng ta, trong những lúc khó khăn gian khổ nhất, cũng như trong ngày vui đại thắng này?
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương 29: Sóng đồng bằng
    Từ sau khi mất Xuân Lộc, Sài Gòn trực tiếp bị uy hiếp, Mỹ Thiệu đã nghĩ đến việc di chyển thủ đô về Cần Thơ. Địa hình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho việc phòng thủ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, khó triển khai lực lượng lớn, nhất là khi có nhiều binh chủng hợp thành. Lực lượng đối phương hãy còn đông, và sẵn có kho người kho của dồi dào, vật chất kỹ thuật đầy đủ, có thể đảm bảo cho một cuộc cầm cự lâu dài để mặc cả với ta.
    Chỉ nói riêng về thị xã Cần Thơ, trên một địa bàn không rộng lắm, địch đã tổ chức phòng thủ, tập trung đến 5 trung đoàn chủ lực, 4 của sư đoàn 21 và 1 của sư đoàn 7; toàn bộ lực lượng địa phương, thiết giáp, cùng với một số khá lớn máy bay,tàu chiến, từ Đông Dương-Biên Hoà kéo theo về, đặt dướ sự chỉ huy trực tiếp của bộ tư lệnh sư đoàn 21. Chúng lấy lộ Vòng Cung làm cái vỏ rất cứng đẻ bảo vệ chõt này.
    Trung tuần tháng 4 năm 1975, Quân khu 9 đã dùng sư đoàn 4, vượt lộ Vòng Cung, định đánh sâu vào Trà Nóc, Lộ Tẻ, Bình Thuỷ nhưng nửa chừng phải rút ra. Địch vội vàng đưa quân ra bịt cửa đột phá. Toàn bộ trung đoàn 10 bị kẹt bên trong lộ, buộc phải đánh phản kích suốt mấy ngày mới ra được.
    Đến cuối tháng 4, trên toàn bộ chiến trường, địch đã tơi tả, rã rời, nhưng riêng ở vùng đồng bằng, so sánh lực lượng quân sự đơn thuần, ta vẫn chưa có ưu thế mạnh hơn. Không như ở Khu 5, mặc dù địch đang trên đà sụp đổ, nhưng ở đồng bằng, chưa có trận đánh nào thôi động, mà cũng chẳng như ở miền Đông, có đại quân ở ngoài ùn ùn kéo vào để làm thay đổi lực lượng. Vì vậy cho nên đối phương còn giữ được tinh thần chiến đấu. Hơn nữa, họ đã hết đuờng chạy trốn, nên rất có thể có những thủ đoạn liều mạng, điên cuồng. Cũng có ý nghĩ cho rằng, một khi Sài Gòn-Gia Định đã được giải phóng, ta sẽ có điều kiện đưa xuống đồng bằng một vài binh đoàn, nghiền nát kẻ địch, huỷ diệt một số thị xã là xong. Bắt tay vào làm kế hoạch tác chiến mới thấy không dễ dàng gì. Muốn làm như vậy, phải mất một thời gian khá lâu, vì phải đưa những binh đoàn nặng nề, vượt qua vùng đồng bằng, mênh mông, bát ngát, chằng chịt sông ngòi, mà chỉ có một con đường độc đạo xuyên suốt là quốc lộ 4. Mấy tháng qua, số đồn bót, chi khi, phân chi khu, bị diệt cũng nhiều nhưng số còn lại, tính đếnngày 29 tháng cũng không ít: nhiều như Trà Vinh cũng còn đến gần 400, ít như Cần Thơ cũng còn trên 100. ?oNghiền nát? cho hết những đồn bót này, ai dám bảo là chuyện ngày một ngày hai? Vả lại, trong giai đoạn này ở đồng bằng sông Cửu Long không cần phải phá tan các thành phố mới gọi là chiến thắng trọn vẹn và triệt để, và thực tế chiến trường cũng không đòi hỏi phải có hành động đó.
    Nắm vững quy luật của chiến tranh nhân dân, tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được giải phóng theo một phương thức hoàn toàn khác, vừa nhanh chóng nhất, triệt để nhất, thương vong ít nhất và ít đổ vỡ nhất. Cũng như các nơi khác, trong thời gian vừa qua vừa đánh địch lại vừa xây dựng, lực lượng vũ trang ở đồng bằng đã lớn mạnh lên rất nhiều. Đặc biệt từ trung tuần tháng 4 trở đi, đã có những bước tiến nhảy vọt. Trong 7 tỉnh: Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long Châu Hà đã có 23 tiểu đoàn tỉnh, quân số đầy đủ; nhiều huyện cũng thành lập được tiểu đoàn; ngoài ra còn tổ chức thêm 60 đại đội huyện. Nhưng điều đáng nói lên là lực lượng chính trị cũng thi đua lớn lên, càng nhanh hơn gấp bội. Cũng trong một thời gian, lực lượng này đã tăng lên gấp 10 lần, và đến những ngày cuối tháng, thì phải nói đến gấp trăm nghìn lần. Chất lượng lãnh đạo cũng khác trước rất nhiều. Nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên được đưa về nằm ngay trong nội ô các thị xã: cơ sở binh vận phát triển cực kỳ nhanh.
    Đứng trước tình hình nói trên, mặc dù kế hoạch trong tháng 4, thay đi đổi lại nhiều lần, nhưng không hề gây khó khăn thêm cho dưới mà trái lại, càng làm cho cấp dưới vững tin hơn. Lúc đầu, dự kiến diệt vài ba thị xã-mở đầu là Vị Thanh-đánh quỵ sư đoàn 21, chỗ dựa chủ yếu của đối phương ở vùng đồng bằng, đẻ gây thoi động mạnh, tạo điều kiện cho việc giải phóng vùng nông thôn. Tiếp đến, lại có chủ trương khác; cùng nổi dậy đồng loạt. Và đến nay, thì lại được giao nhiệm vụ cho chủ lực: trực tiếp phối hợp với chiến dịch Hồ Chí Minh, khống chế hoàn toàn sân bay Trà Nóc, giải phóng và làm chủ hoàn toàn một đoạn quốc lộ 4, từ Cần Thơ đến Vĩnh Long, không để cho một đơn vị nào của địch rút về cứu nguy cho Sài Gòn-Gia Định; cũng không để cho một tên nào ở Sài Gòn-Gia Định chạy về. Trong toàn vùng, phát động một cao trào tc và nổi dậy mạnh mẽ, quyết liệt, đều khắp, kết hợp chặt chẽ cả ba mũi, bằng nhiều hình thức mọi sáng kiến nhằm thực hiện mục tiêu xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, nhằm làm tê liệt chính quyền, phá rã quân đội Cộng hoà đi đến xoá bỏ hoàn toàn. Một bầu không khí tiền khởi nghĩa hừng hực dấy lên khắp cả vùng đồng bằng. Mọi nơi, ngày cũng như đêm, ngày sau cao hơn ngày trước, một thôn cũng nổi dậy, một người cũng đứng ra trực diện đấu tranh.
    Ở Cần Thơ, Nguyễn Khoa Nam tổ chức phòng thủ với một lực lượng khá lớn như đã nói trên. Ông ta còn huy động thêm trên dưới 50 phần trăm bính lính ở các cơ quan ra giữ các đồn, nhà cao tầng. Trong khi đó, chính ngay trong nhà của ông ta, trong nhà truyền tin của vùng 4 và của tiểu khi trong trại nhập ngũ số 4, ty an ninh, trong lực lượng giang đoàn, hải đoàn xung phong, trong đội bảo vệ đài phát thanh, trong các khám giam nhà tù, chính trị, trong nhà máy điện v.v? hàng nghìn cán bộ, cơ sở binh vận hoạt động gần như công khai, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thành uỷ, ở ngay trong nội ô. Đêm 29 tháng 4, trong lúc lực lượng vũ trang tiến công ở ngoại vi thị xã, áp sát sn Trà Nóc, thì ở bên trong, quần chúng ở các phường Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Nghĩa, An Binh, nổi dậy giành chính quyền, phá khám, giải thoát trên 1.000 tù chính trị, để thành lập ngay tiểu đoàn chiến thắng, chiếm giữ một số mục tiêu, 3.000 thanh niên bị bắt lính cũng bung ra, phối hợp với lực lượng quần chúng, rầm rộ xuống đường. Vừa bị áp lực của lực lượng vũ trang, vừa bị tác động của quần chúng, địch ở Trà Nóc tan rã, mở cửa để đưa lực lượng ta vào thành phố, phối hợp với cơ sở binh vận, chiếm và giữ đài phát thanh và truyền đi các lệnh của uỷ ban khởi nghĩa thị xã. Chẳng ai thèm chú ý đến mệnh lệnh cuối cùng của Nguyễn Khoa Nam: ?oNgừng bắn tại chỗ, nhưng nếu bị tiến công thì chống trả?. Chết đến nơi rồi mà ông ta vẫn còn ngoan cố bàn kế hoạch chống lại cách mạng. Toàn bộ sư đoàn 21, từ cán bộ đến binh lính, đã vứt súng, cởi áo và tự động về nhà tựl úc nào. Nhìn ra bốn chung quanh chả thấy ai theo, ông ta phải tìm con đường tự sát.
    Tại Trà Vinh, nửa đêm 29 tháng 4, lực lượng quân sự bắt đầu tiến công, đánh chiếm một số nơi trong thị xã, có mũi đã áp sát nhà tỉnh trưởng. Ta bắc loa phóng thanh kêu gọi đồng bào đứng lên giành chính quyền. Tám đồn ở ấp Tri Tân B đầu hàng cùng một lúc. Mờ sáng hôm sau, bức hàng thêm 7 đồn, giải phóng hoàn toàn ấp Tri Tân A và Tân Phương. Một chị phụ nữ, tay không và một cán bộ người Khơme, đứng lên vận động 60 lính ở sân bay đầu hàng. Cãt sôi nổi khí thế đấu tranh. Hơn hai vạn rưởi người, hàng trăm sư sãi, rầm rộ xuống đường, xông vào các trại lính, tranh thủ, lôi kéo binh lính, cô lập sĩ quan, phá ra từng mảng địch, tạo thế cho mũi quân sự phát triển. Cờ nửa đỏ nửa xanh, tung bay trên khắp phố phường. Đến gần trưa, lực lượng quần chúng từ các ngả ập vào toà hành chính, nhà tỉnh tưởng, buộc đối phường đầu hàng. Hai tiểu đoàn bảo an bị giải giáp tại chỗ ngay tức khắc.
    Cuộc nổi dậy ở thị xã Bạc Liêu lại mang một sắc thái khác. Từ nửa tháng nay, ta đã tranh thủ tiếp xúc với tỉnh trưởng và các trưởng ty cảnh sát, tham mưu trưởng tiểu khu. Đến ngày 28, lực lượng chính trị đã phá rã hạ tầng cơ sở trong thị xã, một số người ra mặt ngoan cố muốn đàn áp, nhưng thực hiện không được. Tỉnh trưởng dần dần nghe ra lẽ phải, chịu giao xe cho ta đi làm công tác vận động quần chúng. Thấy ông ta còn chần chừ, muốn chờ lệnh trên, chưa chịu giao chính quyền cho Cách mạng, tỉnh uỷ một mặt gửi một tối hậu thư, mặt khác huy động lực lượng chính trị của huyện Vĩnh Lợi, tiến vào thị xã. Đoàn người biểu tình, người già, phụ nữ đi trước trẻ con kéo theo vào xe đạp, xe honda đầy đường, giương cao các biểu ngữ, vừa hăm dọa, vừa cô lập bọn cầm đầu. Nhân lúc chúng hoang mang, ta chiếm luôn dinh tỉnh trưởng, ty ngân khố, ty thông tin, chiêu hồi và bắt địch phải tập trung xe, rước lực lượng của ta vào thị xã.
    Rất mực ngoan cố là bọn địch ở Bến Tre. Sáng ngày 30 tháng 4, chúng còn điên cuồng tung 4 tiểu đoàn bảo an đi giải toả Lương Quới ở vùng ven thị xã. Thậm chí, mãi đến trưa, khi được tin Dương Văn Minh đầu hàng, tỉnh trưởng còn hô hào binh lính tử thủ. Địch ở các phân chi khu,chi khu vẫn còn chống trả với ta quyết liệt. Cho đến chiều, các lực lượng vũ trang, chính trị đã tiến công hầu hết các đồn bốt, các căn cứ quan trọng ở các huyện và hàng loạt đồn đồn ở ven thị xã. Trước áplực mạnh mẽ của gia đình binh sĩ, cơ sở nội chiến và khí thế của quần chúng, bọn sĩ quan, nhân viên nguỵ quyền lần lượt rời bỏ hàng ngũ. Đến đêm tỉnh trưởng ngoan cố cũng chuồn mất. Sáng ngay 1 tháng 5, số còn lại chịu chấp nhận đầu hàng.
    Ở những nơi xa xôi như các đảo, nơi không có người như ở các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, cấp trên đã đưa lực lượng ra chiếm lĩnh thì chẳng nói làm gì, đến những nơi như Côn Sơn, Phú Quốc, từng bị cách ly với thế giới bên ngoài, anh emtù nhân, cũng tự mình đứng lên phá tan xiềng xích, giành lấy chủ quyền, tống cổ bọn chúa đảo vào nơi mà chúng đã giam cầm mình trong bấy lâu nay.
    Như thế đó, chỉ trong vòng hai ngày, hơn 30 vạn tên địch, trong đó có 19 vạn chủ lực và 12 vạn địa phương, đã hoàn toàn bị tan rã, hàng nghìn đồn bót, bị xoá sạch sành anh. Ngày 30 thì Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trắng, Trà Vinh, Rạch Giá, Châu Đốc hoàn toàn giải phóng, thì ngày hôm sau đến lượt Vị Thanh, Vĩnh Long, Cà Mau, Long Xuyên?
    Với sức mạnh quân sự thì còn có thể dựa vào các khí tài, phương tiện hiện đại, tối tân để nghiên cứu, tính toán đưa ra các phương án để lựa chọn, cân nhắc, nhưng với sức mạnh chính trị, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân thì vô bến, vô bờ. Sức mạnh ấy, không nghiền nát một thành phố nào, thậm chí có lúc không gây ra một cuộc đổ máu nào, nhưng hiệu quả thì vô cùng to lớn: tiêu diệt địch vừa kịp thời,vừa triệt để lại vừa nhanh chóng mà lại ít đổ vỡ nhất, tránh được những thương vong không cần thiết.
    Nhân dân Việt Nam đã thực hiện đầy đủ lời dạy của Bác Hồ: ?oKhi còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi??. Chúng ta đã quét sạch nó sạch sành sanh và bằng muôn vàn biện pháp. Ở miền Trung Trung Bộ, Mỹ-Thiệu đã bị quét sạch trong trạng thái hỗn loạn, hỗn quân hỗn quan, thầy chạy đằng thầy, tớ chạy đằng tớ, tướng không nắm được quân, quân không tìm ra tướng; còn ở đồng bằng sông Cửu Long thì bị quét sạch theo một kiểu khác: quân tướng hãy còn trơ ra đấy, tổ chức hãy còn nguyên vẹn, súng còn lăm lăm nắm chặt trong tay, mà cả một đội quân đông đảo, trang bị đến tận răng, vẫn cứ phải chìm dần, chìm dân xuống đấy đại dương mênh mông của chiến tranh nhân dân; trong lúc đó các loại quan thầy đều phải ngậm đắng nuốt cay đứng lặng nhìn, để rồi chuồn thẳng.
    --------------------------------------------------------------------
    "Xuân giải phóng" đã hết rùi ạ! Bi giờ bác nào có nhu cầu tranh luận thì mời các bác tán tiếp. Khi nào có cái gì mơi mới, em sẽ lại gửi tiếp!

Chia sẻ trang này