1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiện Xi lanh

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi sieuhoa_87, 07/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Tiện Xi lanh

    Nếu xi lanh bị trầy xước buộc ta phải tiện nhưng để tiện mà thành xilanh vẫn còn đủ độ dày cho phép sử dụng. Các bác cho em biết cócông thức nào để khi chúng ta tiện xong với một bề dày nào đó mà xi lanh đó vẫn còn khả năng sử dụng không? Em không phải dân cơ khí nhưng có một đứa bạn hỏi về chuyện này nên bó tay . Đành nhờ các bác vậy !
  2. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Khi tiện xy lanh ( lên cos ) thì mỗi cos chêng nhau 0.25mm, nhưng vând đè là phải tìm được piston vừa với cos định lên đó.
  3. phuonguyen122002

    phuonguyen122002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    có đấy bạn ạ, bình thường khi tính xi lanh, phải tính theo độ ổn định, nghĩa là nó chịu nén hoặc bị uốn tuỳ theo chiều dài và bề rộng. Để tôi tìm công thức đã. Ngày trước thiết kế , xi lanh được coi là ống trụ mỏng. Có thể bạn tìm trong sách tính toán máy xây dựng có phần tính xi lanh thuỷ lực đó. Có công thức liên hệ giữa bề dầy vách, đường kính và chiều dài xi lanh.
  4. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Cái sách bạn cần tìm có tính toán xi lanh, mối liên hệ giữa bề dầy vách, chiều dài, đường kính xi lanh có trong sách
    Máy làm đất - Nhà xuất bản xây dựng, trang 352-354.
    Người ta thường tính ổn định với lực nén là chủ yếu nên chỉ cần tính liên hệ giữa bề dầy vách xi lanh với đường kính là đủ.
    Vì nó dài nên minh không có thời gian để post lên đâu.
    Theo tôi trong quyển sức bền vật liệu cũng có. Tuy nhiên thông thường khi tính toán xi lanh người ta thường nhân với 1 hệ số an toàn là hệ số đảm bảo trong trường hợp có những lực vô hình không xác định được để nó có thể không bị phá huỷ, có thể hệ số này từ 1.2-3.5. Rất khó xác định nếu như bạn không biết hệ thống vận hành xi lanh là gì, áp lực bao nhiêu loại truyền động...
  5. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    mấy bác gắng tìm công thức cho em với, em cần lắm rồi
  6. boyducbk

    boyducbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Khi làm lại xylanh, người ta không thể tiện được vì dung sai của tiện không cho phép tiện thêm xylanh, nếu tiện sẽ làm hụt xylanh và phải thay piston mới. Chỉ có thể doa xylanh, nó chính là lên cos cho xylanh, mỗi lần doa là 1 lần lên cos, lượng gia công cho một lần doa là 0,25mm. Nếu xylanh lên 3 cos là phải thay mới toàn bộ cả piston và xylanh. Sau khi doa lại xylanh thì phải thay lại toàn bộ vòng găng (secmăng) mới, vòng găng thường có 2 loại là vòng găng chắn dầu và vòng găng hơi. Nếu máy nổ kém, chưa cần phải doa lại xylanh thì có thể chỉ cần thay vòng găng thôi bạn à.
  7. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Tiện xilanh làm đường kính của xilanh tăng lên đồng nghĩa với việc tăng đường kính của piston nhưng mà giới hạn cho phép để tiện đi một xilanh mà có thể dùng được sau khi tiện cơ
    Em tìm được một công thức là :
    S = D/2 [sqrt( Ứng suất kéo cho phép+ 0.4 Pz / Ứng suất kéo cho phép- 1.3Pz)]
    S là bề dày cho phép của thành xilanh
    Pz là áp suất khí cháy
    Sqrt là căn bậc 2
    Công thức này em tìm thấy trong quyển sửa chữa máy tàu thuỷ nhưng kiểm nghiệm hình như không đúng. Bác nào rành về chuyên môn này chỉ dùm em với
  8. dinhtayto

    dinhtayto Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    2.382
    Đã được thích:
    0
    e k hiểu lắm !
  9. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, sao chẳng thấy ai chịu giúp em cả thế ? Tết nhất gần đến rùi mà
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Công thức thì có, nhưng các con số thì không, hì hì .
    Ai rỗi hơi mà tìm công thức, vì có công thức cũng chẳng đi đến
    kết luận được . Bạn nên tìm cuốn User Manua của máy móc mà
    tìm hiểu . Tốt nhất thì thay cái sơmi xylanh mới, làm cho xylanh
    nhó đường kính lại, nhưng dày thành lên, không nổ tung máy.
    Máy nào cũng có các con số cho sẵn để không bao giờ phải
    xài đến công thức cả. Nếu không tìm được các con số này, thì
    đừng tin vào công thức, vì đó là công thức râu ông nọ cắm cằm
    bà kia đấy .

Chia sẻ trang này