1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Nga sắp là hoài niệm???

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi passportvietnam, 21/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MIC_21

    MIC_21 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    "Tiếng Nga sắp là hoài niệm?" ? Làm sao là hoài niệm được, khi còn cộng đồng người Nga đông đảo, cộng đồng người Việt nói tiếng Nga ở Nga & ở Việt Nam, và còn rất nhiều quốc gia khác nữa lấy tiếng Nga làm ngoại ngữ để dạy trong nhà trường.
    Tiếng Nga có là hoài niệm đối với người Việt không? Câu trả lời chắc chắn là không & không bao giờ. Sẽ mãi còn những người Việt học tiếng Nga (học thật), tâm huyết với tiếng Nga & dùng tiếng Nga để mưu sinh. (Tất nhiên phải biết thêm 1 vài nghiệp vụ khác). Tôi lấy ví dụ về động cơ diesel: hiện nay thị trường Việt Nam rất sính đ/cơ diesel của Nga dùng làm động cơ dẫn cho máy phát điện. Như thế thì chúng ta phải hợp tác làm ăn với họ, mua hàng của họ (người Nga) rồi. Đó chỉ là 1 lĩnh vực, và còn nhiều lĩnh vực khác nữa như dầu khí, xe tải hạng nặng, quân sự.v.v. Một lần, chúng tôi vào triển lãm ở hội chợ triển lãm trên đường H.V.T - Tp.HCM, tới gian hàng của Belarus. Ở đó, người ta chào & nói chuyện với chúng tôi không bằng tiếng Anh mà bằng tiếng Nga (thông qua 1 cô phiên dịch người Việt). Khi chúng tôi nói tiếng Anh với họ thì họ không phản ứng gì. Cô phiên dịch cho chúng tôi biết là họ không nói được tiếng Anh. Và chúng tôi biết rằng để làm ăn được với họ thì nhất định phải biết & giỏi tiếng Nga.
    Tôi hơi dài dòng chút, nhưng như thế để các bác thấy rằng quả thật, tiếng Nga vẫn cần dùng đến trên đất Việt Nam.
    Theo như bác "bohemian" nói thì mừng quá, CP Nga đã có những động thái để phát triển tiếng Nga. Hix, không biết họ có cung cấp miễn phí tài liệu giảng dạy & học tiếng Nga cho Việt Nam mình không nhỉ? và họ bằng cách nào & như thế nào để "cố gắng đảm bảo quyền lợi của các cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga" ?
    Mong bà con ta tiếp tục bàn luận về chủ đề này!
  2. sunshine_in_ur_smile

    sunshine_in_ur_smile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Bạn gái MIC nhiệt tình nhỉ Thật ra thì bây giờ ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế ra tớ thấy tất cả các thứ tiếng còn lại là như nhau, phụ thuộc rất nhiều vào công việc và môi trường sống của mỗi người. Chẳng hạn như đối với những ai sinh sống bên Nga thì biết tiếng là 1 điều tất yếu, không thể không biết. Những ai làm trong đại sứ quán Nga thì biết tiếng Nga cũng là rất cần. Còn đối với người làm việc chỉ với khách hàng trong nước thôi thì việc biết ngoại ngữ hay không lại không quan trọng. Nhưng thầy tớ bảo nói chung bây giờ mà chỉ biết tiếng Nga không thì hơi khó khăn nhưng nếu biết cả thêm tiếng Anh nữa thì lại hơn hẳn những dân chuyên Anh Thế nên việc tiếng Nga là hoài niệm hay không thì cũng chỉ đúng với từng trường hợp cụ thể mà thôi
  3. SAISer

    SAISer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Tôi gắn bó với tiếng Nga cũng lâu, 6 năm phổ thông, 4 năm đại học. Ngay khi bước chân vào ĐH năm 90, tôi đã cảm nhận được sự sa sút của tiếng Nga, của khoa Nga trong đời sống chung của trường. Hồi đó tôi chưa có nhiều kiến thức cũng như sự quan tâm đến chính trị, đến thời sự quốc tế để biết và hiểu về sự sụp đổ của Liên Xô và tác động ghê gớm của nó đến những nguời học tiếng Nga. Tôi chỉ thấy khoa Nga của mình, trưóc luôn vô địch trong các giải bóng đá của trưòng, nay không đủ người để thành lập một đội bóng. Các dạ hội do khoa Nga tổ chức, trước luôn nhiều tiết mục nhất, hấp dẫn nhất, nay đã nhường vị trí cho các dạ hội của khoa Anh. Các thầy cô giáo của khoa đua nhau đi học tiếng Anh và dạy tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ. Sinh viên khoa Nga cũng cuống cuồng đi học thêm tiếng Anh A, B, C hoặc tại chức với hy vọng sau này có thể kiếm đưọc việc làm. Giảng đường khoa Nga trong các giờ học vắng vẻ đến kinh người, việc sinh viên vắng mặt nhiều khi nhận được sự thông cảm và châm trưóc của các thầy cô (tôi là một ví dụ điển hình, nghỉ đến 70% số tiết của môn Giáo học pháp mà vẫn được thi tốt nghiệp). Ngoài việc học tiếng Anh trong chưong trình chính khoá và được hứa sẽ cấp bằng song ngữ (điều sau này trường không thực hiện), sinh viên khoa Nga sau khi tốt nghiệp còn được phép thi vượt rào cùng sinh viên năm thứ 2 khoa Anh và nều đỗ thì đưọc hoc tiếp 2 năm còn lại ở khoa Anh để lấy bằng chính quy. Bạn tôi rất nhiều người đã theo con đường này. Đa số sinh viên khoa Nga khi học thêm tiếng Anh đều học rất tốt, dù xuất phát điểm thấp hơn nhưng không hề thua kém, đôi khi giỏi hơn nhiều sinh viên khoa Anh. Điều này chính các sinh viên khoa Anh cũng phải công nhận. Việc học tiếng Nga với những thuận lợi và khó khăn của nó đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Chúng tôi, chí ít là tôi và các bạn trong khối tôi, dù bây giờ làm nghề gì, dùng thứ tiếng gì, đều tự hào vì đã từng là sinh viên khoa Nga, vì sử dụng được tiếng Nga ở những mức độ khác nhau - điều mà rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước của chúng tôi không làm được. Hàng năm cứ đến ngày 7/11 là chúng tôi lại í ới tụ họp, nhậu nhẹt để hồi tưởng lại khoa Nga của mình, máy tính đứa nào cũng có một folder dành riêng cho các bài hát Nga.
    Tôi cực kỳ khó chịu khi nghe một số đứa đầu đất mở mồm ra là phán tiếng Nga chuối thế này, chuối thế kia. Tiếng Nga là một ngôn ngữ đẹp, phong phú, biểu cảm và đằng sau nó là cả một nền văn hoá lớn, một dân tộc vĩ đại, một đất nước tiềm năng. Thật là tuyệt nếu có thể sử dụng một ngôn ngữ như vậy. Tất nhiên, chúng ta trưóc hết phải học thứ tiếng gì chúng ta cần trong công việc, thứ tiếng gì giúp chúng ta kiếm sống. Do vây cũng không thể phủ nhận thực tế là nhu cầu học tiếng Nga ở Việt Nam ngày càng giảm sút, tiếng Nga không còn giữ được vị trí của nó như trong những năm 70, 80. Điều này là bình thường, và cũng không có gì là bi kịch cả. Từ xa xưa đến nay vẫn thế, nhu cầu học ngoại ngữ thay đổi theo mỗi thời kỳ và tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, tình hình chính trị-kinh tế mỗi nước, vào điều kiện làm việc, môi trường sống của mỗi cá nhân. Quan trọng là không nên có thái độ miệt thị, coi thường đối với một thứ tiếng chỉ vì nó không được sử dụng phổ biến như trước, và cũng đừng quá bi quan về tương lai của tiếng Nga như người ta đã từng rẻ rúng và bi quan về việc học tiếng Trung ở Việt Nam trong những năm 80.
    Được SAISer sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 26/01/2006
  4. rusruby

    rusruby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ngay sau khi đọc xong chủ để này, em đã lập tức đăng kí làm thành viên để có thể viết bài. Hiện nay em vẫn còn đang học phổ thông, vì thế có lẽ còn ít tuổi hơn nhiều so với các anh chị. có gì em viết còn sai lệch non nớt, mong các anh chị bỏ quá cho em.
    Bản thân em chưa từng ở Nga, em cũng chỉ mới học tiếng Nga được gần 3 năm ở truờng phổ thông. Thậm chí việc em học tiếng Nga cũng chỉ là một sự bất đắc dĩ như trong bài báo đầu tiên nói<em thi truợt tiếng anh>. Thế nhưng mà nếu có ai đó nói tiếng Nga là thứ tiếng chuối củ thì em cho là ko thể tha thứ được. Em từng này tuổi mà cũng biết tiếng Nga là thứ tiếng đã nuôi dưõng tâm hồn của biết bao nhiêu thế hệ ngưòi Việt Nam. Em cũng biết răng chính nước Nga vĩ đại đã giúp đỡ VN trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ko phải là nước Anh nước Mĩ hay nước Pháp. Qua những lời cha mẹ em kể, dù em chưa từng ở Nga, chưa nói được rành rẽ 1 câu tiếng Nga nhưng em cũng hiểu rằng thứ tiếng ấy quan trọng đến mức nào với cả 1 thế hệ. Mẹ em đã đi rất nhiều nơi nhưng luôn nói rằng tiếng Nga là hay nhất, người Nga là tốt nhất và nước Nga là tuyệt vời nhất. Vậy thì ở đây đưa ra 1 chủ đề tiếng Nga lụi tàn là hoàn toàn vô lý. Làm sao một thứ tiếng còn dc nhiều người ưa thích như thế, thứ tiếng của cả 1 đất nước vĩ đại như thế lại có thể lụi tàn. Tiếng Nga có thể ko được chuộng ở VN như tiếng Anh, nhưng ko có nghĩa là tiếng Nga là chuối củ, là vô tích sự, là đáng ghét. Chính những ng` ko hiểu tiếng Nga, ko yêu tiếng Nga, ko biết quý trọng những gì nước Nga gây dựng, thậm chí sống ở Nga mà ko yêu nổi tiếng nói thân thuộc hàng ngày xung quanh mình mới là kẻ đáng ghét , là người ko có tâm hồn, ko có suy nghĩ.
    Em có lẽ đã nói quá nhiều. Thực ra lúc thưòng em nhiều khi cũng nghĩ, mình học tiếng Nga chỉ là để biết thêm 1 thứ tiếng, để được mang danh là biết nhiều, để có thể thi đại học... Ngày hôm nay em vào đây cũng là tìm hiểu về lớp học thêm tiếng Anh. Nhưng ngay vào lúc này thì em đã hiểu là tiếng Nga có 1 vị trí đặc biệt trong tâm hồn mình. Em nghĩ dù có ko dùng tiếng Nga thì mọi ng` cũng ko nên chế giễu tiếng Nga, mà ko, phải nói là ko đc phép. Và nhân tiện đây cho em hỏi, có phải cái anh jj đó là buôn bán ở Nga? Chỉ vừa mấy hôm truớc em được nghe 1 người lớn bảo, người VN bây giờ sang Nga hay bị đánh, khủng bố... chính vì những con người đi buôn bên Nga đã để lại ấn tượng ko tốt cho dân họ. Nếu quả thực như vậy, những con ng` như thế ko xứng để bàn về tiếng Nga
    u?c hastalavista s?a vo 09:59 ngy 28/01/2006
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Bạn nói rất phải về những người không xứng đáng bàn về tiếng Nga.
    Sở dĩ chủ đề này được lập ra và tồn tại trong box Nga là một cơ hội để các thành viên nhìn lại sự yêu thích của mình, để thấy tiếng Nga ở đâu trong mỗi người và trong xã hội Việt Nam ngày nay.
    Chúng tôi đã qua cái giai đoạn bàn về có hay không, nên hay không, yêu hay không, nên thật sự rất hiểu những trải nghiệm bạn đang đối diện. Bạn hãy vững tin bước tiếp với tiếng Nga, nắm bắt được, hiểu được ngôn ngữ và con người Nga sẽ là một tài sản của bạn sau này.
    Mở một cánh cửa, luôn có rủi ro đón cả gió lành và gió độc, song người mạnh khoẻ sẽ không lấy đó làm điều phiền lòng.
    Chúc bạn sống vui và nhiều may mắn, với tiếng Nga luôn bên bạn.
  6. vtson

    vtson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Nga sắp là hoài niệm?
    Câu hỏi hay đấy! Thực ra cái gì cũng vậy thôi, có cái xấu có cái tốt, có mặt tích cực, có mặt cong chưa tốt!
    vtson thử đưa ra một ví dụ nhé! Khi nói đến tuyết, ai cũng nghĩ nó đẹp, nghĩ đến nước Nga với những khung cảnh chỉ có trong cổ tích. Nhưng khi chúng ta ở Nga thì sao. Đầu nhiên vtson công nhận, nhìn tuyết rơi đẹp thật, rất thơ mộng nữa. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây khó khăn cho chúng ta. Đẹp, đấy là lí tưởng trong mỗi chúng ta, còn những khó khăn, đấy là một phần thực tế!
    Tiếng Nga cũng như vậy thôi. Thời gian này tiếng Nga không thể so sánh với tiếng Anh về mức độ phổ biến nhưng tiếng Nga thì không bao giờ "chết". Khó có thể trở lại thời hoàng kim nhưng không có nghĩa là không có vị thế! Du học Nga không còn mà mốt so với các nước khác nhưng không phải vì thế mà không có người sang Nga học.
    Thú thật là bản thân vtson không phải là người thích nói tiếng Nga nhưng dù sao ở Nga cũng đã hơn 4 năm, cũng đã thấm một phần tiêng Nga vào người rồi. Tuy chưa thể hiểu hết những ý nghĩa trong những bài thơ, những câu chuyện cười, nhưng cũng có thể hiểu được sự thiêng liêng và tình cảm khi nói câu "Я ,ебя лZблZ".
    Dù sao thì vtson tin rằng tiếng Nga vẫn còn trong lòng của rất rất nhiều con người Việt Nam. Chưa được tiếp xúc, chưa được trải qua, chưa sống trong lòng nước Nga, văn hoá Nga thì quả thật rất khó để hiểu!
    vtson chợt nhớ vtson có hai người bạn Nga rất thích tiếng VIệt và yêu con người Việt Nam. Một người đã từng đến Việt Nam. Còn ngươi kia thì nói là không hiểu sao khi nghe tiếng Việt, khi thấy những đố lưu niệm của Việt Nam, cô ta thấy rất gần gũi thân quen. Đấy cũng là điều thú vị phải không?
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một thực trạng dễ dẫn đến việc xóa bỏ tiếng Nga ở phổ thông?
    Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 17 tháng 9 rằng tỉnh Nam Định, một tỉnh có tiếng về phong trào học tập ở miền Bắc Việt Nam, đang thu hẹp cơ hội học sinh được học tiếng Nga do có sự phân bố không nhất quán về việc dạy ngoại ngữ này ở bậc học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.
    Mỗi năm có 40 đến 45 học sinh ở hai lớp của trường PTCS Trần Đăng Ninh - Nam Định được học hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Pháp. Tuy nhiên khi vào học phổ thông trung học, chỉ duy nhất có trường chuyên Lê Hồng Phong của tỉnh dạy cả hai ngoại ngữ kể trên.
    Bạn có thể suy đoán được chuyện gì sẽ xảy đến với các em học sinh học tiếng Nga ở PTCS mà không thi đỗ PTTH.
    Trình độ tiếng Nga của học sinh ở PTCS cũng chưa đi đến đâu, rồi sang PTH lại rơi rụng vì phải học tiếng Anh. Thử hỏi làm sao ta duy trì được mục tiêu cao cả của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Bộ này trong "Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Nga" ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 đã xác định: "Tiếng Nga, với tư cách là môn Ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông."
    Quyết định trên do Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký ban hành, đã có hiệu lực từ ngày 27 tháng 8 năm 2006.

  8. moscowgirl

    moscowgirl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    mình biết tiếng nào thì cứ giữ cho chặt, sao lại cứ phải chạy theo mode rồi quên cái lỡ thời.
    chẳng có kiến thức nào thừa đâu các bác ạ
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Chuyện liên quan đến tiếng Nga
    Ít nhất 17 thí sinh cao học của ĐH Huế từ điểm rớt "biến" thành điểm đỗ:
    Từ 2 điểm nâng lên thành... 50 điểm
    Từ đơn thư tố cáo liên quan đến việc "chạy" điểm môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh cao học vừa qua, ĐH Huế đã cho chấm kiểm tra và phát hiện một sự thật đau lòng: Có ít nhất 17 bài thi môn tiếng Nga từ điểm rớt được các cán bộ chấm thi "ưu ái", "biến" thành điểm... đỗ!
    Chấm điểm cao vì... thương
    Mới đây, khi ĐH Huế đã tổng kết kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2006, các thí sinh thi đỗ từ các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên khăn gói về Huế nhập học đã được gần một tháng, thì bất ngờ Giám đốc ĐH Huế nhận được một đơn tố cáo (có ký tên) gửi từ tỉnh Đắk Nông.
    Đơn phản ánh: Ông Nguyễn Đức Hảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông - vốn không hề biết ngoại ngữ, nhưng khi làm bài thi tuyển sinh cao học vào ĐH Huế vừa rồi lại đạt điểm rất cao về môn tiếng Nga. Một lá đơn khác, với nội dung tương tự cũng được gửi tới đích danh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân.
    Sau khi nhận được đơn tố cáo, ĐH Huế đã cho rút bài thi của ông Nguyễn Đức Hảo ra để chấm thử lại, và thật bất ngờ, theo đánh giá của cán bộ chấm thử thì bài thi của ông Nguyễn Đức Hảo chỉ xứng đáng đạt khoảng 20 điểm (thang điểm 100), nhưng bài thi của ông lại được chấm đến... 52 điểm (điểm đủ để đỗ).
    Thấy đơn tố cáo có cơ sở, ĐH Huế lập tức cho thành lập một tiểu ban gồm 5 người (2 lãnh đạo và 3 giáo viên môn tiếng Nga - không liên quan đến việc ra đề và chấm thi) để chấm lại bài thi của ông Nguyễn Đức Hảo, và các kết quả cho được lần lượt là: 24 điểm, 27 điểm và 25 điểm.
    Như vậy, tính điểm trung bình của 3 người chấm thì bài thi của ông Nguyễn Đức Hảo chỉ đạt khoảng 26 điểm. Ngay lập tức, ĐH Huế cho mời hai cán bộ chấm thi môn tiếng Nga trước đó là TS Nguyễn Tình - Trưởng phòng Quản lý giáo vụ sinh viên, và Vũ Yến Sơn - giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế lên để đối chất. Tại đây, hai cán bộ nói trên thừa nhận bài thi của ông Hảo không xứng đáng với điểm 52, nhưng vì... thương học trò, và vì muốn ĐH Huế có lớp (ý hai người muốn nói là tuyển cho đủ chỉ tiêu - NV) nên mới cho điểm như thế (!?).
    Tiếp theo, ĐH Huế yêu cầu tiểu ban nói trên chấm kiểm tra tiếp 18 bài tiếng Nga có điểm đạt trên 50 và dưới 60, và kết quả không thể nào tin được: Có đến 16/18 bài đạt điểm dưới 50, trong đó có những bài làm chỉ được 15 điểm, thậm chí chỉ... 2 điểm, nhưng lại chấm thành... trên 50 điểm (!?).
    Có đường dây "chạy" điểm?
    Bộ GD-ĐT đã photocopy, mang ra Hà Nội hơn 60 bài thi tiếng Nga và Anh để chấm kiểm tra.
    Sau khi nhận được đơn tố cáo như trên, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã bút phê vào đơn, yêu cầu ĐH Huế phải kiểm tra, làm rõ.
    Đồng thời, Vụ ĐH & sau ĐH đã cử 3 cán bộ vào làm việc với ĐH Huế và đã photocopy hơn 60 bài thi cao học môn tiếng Nga và Anh trên 50 điểm và dưới 60 điểm, mang ra bộ để thành lập hội đồng chấm phúc tra.

    Trong lá đơn gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Giám đốc ĐH Huế như đã dẫn, nội dung tố cáo ngoài chuyện ông Nguyễn Đức Hảo không biết ngoại ngữ nhưng thi vẫn được 52 điểm, còn có một vấn đề nghiêm trọng khác.
    Đơn viết (đại ý): Tôi xin thông báo để các ông, bà biết, hiện ở ĐH Huế đang có một đường dây chạy điểm môn ngoại ngữ khi thi vào cao học, dưới 3 hình thức: Giáo viên cho biết trước đề; thí sinh đánh dấu vào bài rồi sẽ có người chấm điểm cao; thí sinh cứ làm bài rồi sẽ có người đánh tráo bài. Đây là một đường dây đã hoạt động nhiều năm.
    Đặc biệt, nhiều học viên khi thi cao học nếu không biết tiếng Anh thì cứ đăng ký thi tiếng Nga, vì tiếng Nga dễ... "chạy" điểm hơn tiếng Anh, mà cụ thể là trường hợp của ông Nguyễn Đức Hảo...
    Trả lời câu hỏi có hay không một đường dây chạy điểm môn tiếng Nga - đã hoạt động nhiều năm theo như đơn tố cáo - một lãnh đạo có trách nhiệm của ĐH Huế nói: "Hiện tại, chưa thể kết luận được là có hay không. Tuy nhiên từ những dấu hiệu của việc kiểm tra các bài thi, có thể khẳng định là các giáo viên chấm bài đã cho điểm khống".
    Một nguồn tin của chúng tôi ở ĐH Huế khẳng định: "Việc xác định có hay không một đường dây chạy điểm cũng không phải là khó lắm, bởi chỉ cần mời công an vào cuộc để điều tra. Hoặc sau này, khi ĐH Huế thông báo cho các thí sinh đã đỗ biết là họ bị rớt do có sự cố từ ĐH Huế thì đến lúc đó, đường dây chạy điểm (nếu có) chắc chắn sẽ bị bung ra".
    Liên quan đến vụ việc, chiều 5-10, ĐH Huế đã tổ chức một cuộc họp để bàn cách xử lý. Theo nguồn tin của chúng tôi thì cuộc họp đã nhìn nhận đây là một sai lầm nghiêm trọng và để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với các thí sinh (bởi các thí sinh đã đến nhập học được hơn một tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến "thương hiệu" ĐH Huế.
    Tuy nhiên, chủ trương của ĐH Huế là không còn cách nào khác ngoài cách phải đối diện với sự thật. Ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Với các thí sinh, sau khi có kết quả chấm lại của Bộ GD-ĐT, ai đỗ, ai rớt phải trả về đúng vị trí. Trước mắt, ĐH Huế sẽ cho chấm lại hết túi bài thi môn tiếng Nga, để kiểm tra xem còn có thêm trường hợp nào từ rớt "biến" thành đỗ nữa không.
    (Theo Lao Động)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Tuyển sinh cao học ĐH Huế:
    Kỷ luật hai cán bộ chấm thi môn Nga văn

    Ngày 16-11, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - giám đốc ĐH Huế - đã ký quyết định kỷ luật hai cán bộ chấm thi môn Nga văn trong kỳ tuyển sinh sau ĐH 2006 của ĐH Huế vì đã làm sai lệch điểm chấm thi môn Nga văn.
    Theo đó, ông Vũ Yến Sơn (trưởng khoa tiếng Nga ĐH Ngoại ngữ Huế) bị cảnh cáo, ông Nguyễn Tình (trưởng phòng giáo vụ công tác sinh viên ĐH Ngoại ngữ Huế) bị cảnh cáo và hạ bậc lương. 54 bài thi môn Nga văn trên 50 điểm (đạt yêu cầu) do hai ông này chấm đã được ĐH Huế tổ chức chấm thẩm tra, kết quả có 52 bài bị hạ điểm, làm nhiều thí sinh từ đỗ thành trượt.
    Với các trường hợp thí sinh đã được gọi nhập học và đang theo học song nay công bố trượt đầu vào, ông Toàn cho biết sẽ đề xuất Bộ GD-ĐT giải quyết theo hai hướng: một là tiếp tục cho theo học, chờ bổ sung điểm thi đầu vào môn Nga văn trong các đợt thi sau ĐH tiếp theo; hai là chuyển sang hệ bồi dưỡng kiến thức sau ĐH (được cấp chứng chỉ) nhưng phải bổ sung điểm thi đầu vào môn Nga văn.
    (TT)

Chia sẻ trang này