1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng NGA tại các nước LIÊN XÔ cũ ...?

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 05/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mendicant

    mendicant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Nói chung muốn học khá ở U thì phải biết cả tiếng Nga và tiếng U thôi . Không biết tiếng U thì không học chung với sinh viên U được , phải học nhóm riêng , chất lượng không cao bằng . Còn không biết tiếng Nga thì ra đường không nói chuyện , giao tiếp với các sinh viên , giảng viên khác được . Vì họ đều nói tiếng Nga . Sách vở phần lớn cũng bằng tiếng Nga ,nhất là những môn khoa học cơ bản , mình không biết thì không đọc được .
     
  2. anhanhuk

    anhanhuk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    MrPop_ nói đúng lắm,ở U chỉ có trường Shevchenko và Quan Hệ QT học dư bị bằng tiếng U thôi,còn các trường khác dậy cho SV nước ngoài bằng tiếng Nga.Ở U thì tiếng Nga đã,đang va sẽ dc sử dụng nhiều vì lịch sử đã in dấu quá đậm.Mặc dù nhà nước U từ năm 96 đã rất cố gắng dìm tiếng Nga xuống để đua tiếng U vào sử dụng ví dụ như tất cả các trường PT bây giờ chỉ dc dậy bằng tiếng U thôi nhưng thực ra đó vẫn chỉ là formalno vì thanh niên vẫn giao tiếp với nhau chỉ bằng tiếng Nga.Nếu thanh niên đứa nào nói tiếng U thì sẽ bị coi là nhà quê nên dù những ai ở quê ra thành phố học vẫn cố gắng nói tiếng Nga cho đỡ bị coi thường,hihi.Nói chung nước Nga vẫn vĩ đại lém .
    No matter what I do,all I think about is U!!!!!
  3. obolon

    obolon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    đi học trong lớp đứa nào mà nói tiếng U thì bị chọc thuờng xuyên.Đối với bọn nó chỉ có dân nhà quê mới nói tiếng U thôi.Ngoai Shevchenko và HVQHQT thì năm vứa rối KNEU cũng dạy dự bị bằng tiếng U rồi.HK voi KPI thì chắc là chưa đâu.
  4. B_M_B

    B_M_B Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác bình luận sao về vụ bọn U bây giờ bắt truyền hình phải dùng nhiều tiếng U ạ, phim bằng tiếng Nga thì phải có phụ đề tiếng U, thậm chí phát sóng tiếng Nga sẽ theo giờ.. hehe chuối vãi các bác nhỉ
  5. Kuckut

    Kuckut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Tuy thế thôi chứ còn lâu tiếng Nga mới bị loại hẳn ra hỏi các nước đó.Không thể một sớm một chiều mà có thể bắt người ta quên đi được thứ ngôn ngữ gần như là mẹ đẻ đó
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ quan trọng trong giao tiếp quốc tế trong EU
    (TTXVN 9/5) -- Tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ quan trọng trong giao tiếp quốc tế giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sau khi liên minh này mở rộng lên 25 thành viên. Đó là kết luận rút ra từ kết quả cuộc thăm dò d­ư luận xã hội về các ngôn ngữ được sử dụng tạii các nước EU kể từ khi kết nạp thêm 10 thành viên mới ngày 1/5 vừa qua.
    Kết quả cuộc thăm dò, do Uỷ ban châu Âu (EC) thực hiện, công bố ngày 8/5, hơn 23% dân số các nước vừa gia nhập EU coi tiếng Nga là ngôn ngữ chính của mình (được dùng như­ quốc ngữ) trong giao tiếp quốc tế, trong khi đó tỷ lệ sử dụng tiếng Anh ở những nước này là 20% và tiếng Đức là 17%. Ngoài ra, với 2 triệu công dân gốc Nga sinh sống tại các nước EU hiện nay, tiếng Nga chiếm vị trí thứ hai trong số các ngôn ngữ không được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại EU nhưng được sử dụng rộng rãi. Tiếng Thổ đứng vị trí thứ nhất với 2,9 triệu ng­ười sử dụng. Vị trí thứ ba thuộc tiếng U-cra-i-na với gần 2 triệu ng­ười, tiếp đến là tiếng Séc và tiếng Xlô-va-ki-a.
    Sau khi mở rộng ngày 1/5, số lượng ngôn ngữ sử dụng chính thức tại EU đã tăng lên 20 từ 11. Trong số những quốc ngữ có số lượng ng­ười sử dụng nhiều nhất tại các nước thành viên EU, tiếng Đức chiế vị trí thứ nhất với 88 triệu ng­ười, tiếp đến là tiếng Anh (58 triệu), Pháp và I-ta-li-a (55 triệu).
    Trước ngày 1/5, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp quốc tế ở EU vì khoảng 41% dân số EU có thể nói tiếng Anh./.
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Tatar không muốn dùng mẫu tự Nga
    Ngày 5.10, Toà án Hiến pháp Nga đã bắt tay vào xem xét vấn đề liệu có nên bắt buộc các chủ thể hành chính ở liên bang rộng lớn này sử dụng mẫu tự Nga (Cyrillic).
    Các nghị sĩ và Toà án Tối cao CH Tatarstan ở miền trung LB Nga, nơi người Tatar chiếm đa số, đã thách thức Hiến pháp LB Nga.
    Năm 2000, nước cộng hoà này thông qua đạo luật cho phép sử dụng mẫu tự Latin để viết tiếng Tatar thay vì mẫu tự Nga như bấy lâu nay.
    Ngôn ngữ của người Tatar dựa tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và khá gần gũi với tiếng Azerbaijan và một số thứ tiếng khác ở Trung Á.
    Những người ủng hộ đạo luật này cho rằng bảng chữ cái Latin phù hợp với tiếng Tatar hơn, bởi bảng chữ cái tiếng Nga không thể hiện được một số âm trong tiếng Tatar.
    Những người phản đối đạo luật (bao gồm cả một số nhân vật tiếng tăm sống ở bên ngoài nước cộng hoà và những quan chức nhà nước) lại cho rằng làm như thế sẽ khiến xã hội Tatar bị chia rẽ.
    Họ chỉ ra những khó khăn trong việc huấn luyện giáo viên dạy bảng chữ cái mới, cũng như trong việc in ấn văn học hiện đại của người Tatar.
    Tiếng Tatar đầu tiên sử dụng mẫu tự Arab. Năm 1927, nó chuyển sang sử dụng mẫu tự Latin. 12 năm sau dưới thời Stalin, tiếng Tatar sử dụng mẫu tự Cyrillic.
    Bản thân Stalin là người Gruzia, nhưng ông chủ trương mọi chủ thể hành chính của Liên bang Xôviết, bất kể thành phần dân tộc như thế nào, đều phải sử dụng mẫu tự tiếng Nga. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Tatar, việc chuyển đổi trên đã khiến tiếng nói của họ mất đi 8 chữ cái, điều mà Hội đồng Nhà nước Tatarstan cho là "sự mất mát không thể bù đắp nổi".
    Toà án Hiến pháp Nga còn phải thụ lý vụ kiện của luật sư Sergei Khapugin, người đang sinh sống tại Kazan, thủ đô của Tatarstan.
    Theo ông, việc lãnh đạo nước cộng hoà này bắt buộc trẻ em học tiếng Tatar là vi phạm Hiến pháp LB Nga. Ông cho rằng không thể buộc trẻ em bỏ khoảng thời gian và công sức để học tiếng Tatar giống như học tiếng Nga.
    Toà án Hiến pháp đã ghép hai vụ này làm một để xem xét. Luật Ngôn ngữ sửa đổi năm 2002 của LB Nga đã bắt buộc hơn 150 ngôn ngữ dân tộc ở LB Nga phải sử dụng mẫu tự tiếng Nga.
    Bà Y. Mizulina, đại diện của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) tại Toà án Hiến pháp, khẳng định đạo luật trên phù hợp với tinh thần của Hiến pháp LB Nga, bảo đảm tính toàn vẹn về lãnh thổ, văn hoá và kinh tế của LB.
    Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mẫu tự còn gây khó khăn cho chính người dân Tatar và có nguy cơ cô lập nước cộng hoà này với các chủ thể khác trong liên bang. Toà án Hiến pháp Nga sẽ ra phán quyết sau 2-3 tuần nữa.
    Thế Hưng, Báo Lao Động 7/10/04
    (Theo Gazeta.ru)

Chia sẻ trang này