1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Nghệ ở Hà Thành

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi uct45, 17/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. uct45

    uct45 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Nghệ ở Hà Thành

    Hôm nay tôi viết một chút, một chút thôi về cái mà tôi vẫn nói hằng ngày. Đó là cái giọng miền Trung.
    Gặp một ai đó là người miền trong, dễ dàng nhận ra họ nhờ cái giọng nói không lẫn vào đâu được. Cái giọng mà có lẽ cả cái Việt Nam này như vậy người ta sẽ không hình dung ra dấu ngã "~" và dấu hỏi "?" như bây giờ, mà thanh được dùng nhiều nhất là dấu nặng.
    Tất nhiên cái tôi không định nói là cái đó mà chỉ nói về giọng nói này ngoài đất bắc, cụ thể là Hà Nội.
    Bước chân vào trường Giao thông, tôi ngỡ tưởng chỉ toàn giọng Bắc. Nhưng tôi đã nhầm, khi xem lại danh sách 2 lớp đường bộ, tôi đếm được gần 40 người Nghệ An - Hà Tĩnh.
    Và ngay sau đó, cái giọng miền trong quen thuộc đã lấn át hẳn giọng bắc trong giảng đường 108 rộng mênh mông. Cái chất giọng ấy vừa sôi nổi, chân thật, vừa dứt khoát ấy đã nhiều hơn hẳn cái phòng học với 60 khác quê.
    Vui nhất phải kể đến lớp học tiếng Pháp. Khi danh sách chia lớp đã vô tình chia gần 40 người ấy vào cùng một lớp. Thế là cô giáo đành bó tay với cái giọng mà cô vừa phải cố gắng nghe vừa phải luôn nhắc : Nói chậm thôi.
    Người Nghệ An trong con mắt người ngoài Bắc thì nhiều lúc đó là sự ác cảm. Đó là sự cục bộ (theo quan điểm của tôi thì đấy là Đoàn kết), là những cái tên liên tiếp trong các quyết định dừng và thôi học, là những vụ đánh nhau...
    Có nhiều người công nhận với tôi điều đó. Tôi cũng công nhận điều đó.
    Cái mà tôi muốn nói ở đây là cái giọng nói.
    Trong khi học ở Giao thông tôi nhận ra một điều : Có rất ít người ở đây cố gắng nói cái giọng ngoài Bắc khi họ tiếp xúc với những người không cùng quê. Tôi vui mừng vì mình thuộc về số đông.
    Có người cho rằng như thế là bảo thủ. Tôi không nghĩ vậy. Trong lớp chúng tôi có 40 người Nghệ tĩnh, nhưng họ không gặp quá nhiều với giọng nói của mình. Thậm chí, những người trong lớp chơi với những người nghệ An còn cố thử nói giong miền trong. Chính giọng nói đã giúp cho chúng tô thân thiện với nhau hơn, mặc dù bị mang tiếng là cục bộ. Và cũng là điều tôi thích là những người bạn miền Trung của tôi ở trường Giao thông hầu như đều giữ được giọng nói của quê mình.
    Từ năm thứ nhất đến giờ, tôi vẫn thích học với các thầy Nghệ An. Nghe giọng nói đó từ bục giảng tôi cảm thấy gần hơn với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
    Có lẽ cũng chính vì thế mà tôi không thích những người Nghệ Tĩnh cố gắng nói giọng bắc ngoài đất Bắc này, và ác cảm hơn cả những người mới xa quê chưa lâu đã vội vàng bỏ hẳn cái giọng đó để nói để có được giọng mới. Tất nhiên, quyền đó là tuỳ ở mỗi người, nhưng ác cảm cũng là quyền riêng của mỗi người :D.
    Có thể có người nói như thế này là cục bộ, có người mong muốn tôi nói chuyện với họ bằng giọng Bắc vì tôi đang ở đất Hà Nội. Nhưng tôi vẫn thích cái giọng nằng nặng của đất Nghệ, với những chi, mô, tê, răng, rứa...Thích nói chuyện với những người ngoài bắc bằng cả những từ địa phương như thế, vì khi đó họ đã quen, đã gần với mình hay với những người đồng hương với mình rùi.
    Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam rọi núi Hồng
  2. baggio_alex

    baggio_alex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà tui đọc bài của bạn! Từ đầu đến cuối! Nỏ thấy một từ mô của dân Nghệ cả nà!
    Spam tý! Xin lội các mod tý nhé!
  3. love_miss_vinhroom

    love_miss_vinhroom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    2.040
    Đã được thích:
    0
    Nhập gia tuỳ tục, chớ đi mô chộ mô cũng Mô tê răng rứa thì còn ra chi nựa phải không cá bác Ợ .
  4. namoon

    namoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    7.577
    Đã được thích:
    0
    được
    em thích bài ni , em cũng nghe nói dân ta ngoài nớ có tiếng lắm
  5. cuoideunhatvinh

    cuoideunhatvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Dân mình ngoài nớ thì tiếng tăm đầy còn gọi là đan cá gỗ nữa nản chưa nà, mà tiếng nghệ cũng hay đó chứ nhỉ.
  6. bluestory

    bluestory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Hè!Tớ có quen mấy đứa GT gọi điện thoại về toàn nói giọng bắc.Quên mất gốc gác cả rùi.THật tệ!
  7. baggio_alex

    baggio_alex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ! Răng gọi là dân Cá Gộ lại nản! Hơi bị tự hào đó!
    Ai hỏi tớ: Bạn quê ở đâu?
    Tớ không nói Tớ quê Nghệ An!
    Tớ nói: Tớ dân CÁ GỘ!
    Hơ hơ!
  8. cuoideunhatvinh

    cuoideunhatvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Cá gỗ" không phải... keo
    Xưa, có anh học trò Nghệ nghèo, đi học (chữ Nho) chỉ ăn cơm không. Anh ta bèn đẽo một con cá gỗ "nấu" trong nồi đất, mỗi bữa nhá nhem tối thì sang hàng xóm xin nước mắm, bảo "về kho cá, lỡ quên mua nước mắm", để có nước mắm chan cơm. Thế mà cũng học nên. Riết người ta phát hiện ra thành giai thoại, vừa giễu vừa phục: dân Nghệ dù nghèo, nhưng ham học giỏi chịu gian khổ để vươn lên chứ không phải keo kiệt, ky bo.
    Nguyễn Hoài Nam (Q7, Tp.HCM)
    l Theo tôi thì giai thoại về con "cá gỗ", đúng hơn là "cá gộ" đọc theo âm giọng Thanh Nghệ Tĩnh. Từ xa xưa danh từ "cá gộ" để chỉ người "keo kiệt" và thường dùng để chỉ người Thanh Nghệ Tĩnh xưa nay vốn keo kiệt. Không hiểu nói như vậy có đụng chạm đến người dân vùng ?y không? Nhưng theo tôi đó là một tính tốt, họ tuy nghèo nhưng vẫn giữ sĩ diện, không làm chuyện bậy bạ mà chỉ tiết kiệm tối đa để qua cơn bĩ cực chờ ngày vinh quy bái tổ. Đó mới là điều đáng quý.
    Tôn Thất Trình (Đà Lạt)
    Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một gia đình nọ rất nghèo khổ sống ? ven đường. Đối với họ, mỗi bữa ăn có cơm no đã là một điều xa xỉ nói chi đến cao lương mỹ vị. Để giữ thể diện với người ngoài, người đàn ông chủ gia đình đã đẽo một con cá gỗ và đến mỗi bữa cơm thì cho dọn ra mâm. Khách thập phương qua đường nhìn vào thấy có đủ cơm, cá... thì cứ ngỡ gia đình này sống khá no đủ và sung túc.
    Câu chuyện trên cho thấy tính tự tôn của gia đình. Mặc dù mình nghèo khổ nhưng đó là chuyện trong nhà. Còn đối với ngoài xã hội, không nên tỏ ra quá thua kém, tựa như "đói cho sạch, rách cho thơm".
    Hồ Mạnh Hùng (Vũng Tàu)
    Cách đây chừng 2 tháng tôi có đọc một bài viết trên Thế Giới "Tại sao lại gọi là cá gỗ". Tác giả bài viết có ý nói dân cá gỗ là người keo kiệt, bủn xỉn. Tôi không đồng ý với bài viết đó vì người Việt ta thường nói dân cá gỗ là chỉ người xứ Nghệ và người xứ Nghệ tự hào là dân cá gỗ.
    Cũng với câu chuyện lên kinh ứng thí của chàng sĩ tử. Vì không có tiền mua thức ăn nên anh ta đẽo một con cá bằng gỗ, đem nướng vàng, trông giống như con cá nướng thật vậy.
    Vì ham học lại thông minh, kỳ thi năm đó anh chàng xứ Nghệ đã đỗ trạng nguyên. Người dân xứ Nghệ rất tự hào với tích truyện này, vì nó thể hiện tính cần cù, chịu khó và ý chí vươn lên.
    Lê Quang Chung (Lê Lai, Hải Phòng)
  9. anmaixuan

    anmaixuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Có ai học kinh tế trên diễn đàn ni kô rứa? Tui vô trường chộ toàn dân nghệ an mà. Có ai làm quên cái nhỉ? Ko thì đến khi tông chắc rùi lại khổ.
  10. dungndna

    dungndna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    đi đâu mà gặp dân Nghệ An mình nói chuyện thì sướng lắm, nói thoải mái. Em ghét nhất là gặp mấy đứa dân Nghệ mà nói chuyện với mình bằng cái giọng Bắc nghe chán ghê.

Chia sẻ trang này