1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...Tiếng Nhật không thực dụng...

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NhatLang, 04/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. umeda

    umeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Topic này thật là hay tuyệt
  2. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Đối với người học tiếng Nhật thì không gì khó bằng tên họ của người Nhật. Đây là đất nước có nhiều họ nhất thế giới và cách viết, cách đọc cũng rất phức tạp, ngay cả người Nhật nhiều khi cũng phải lúng túng không biết viết và đọc tên họ của đồng bào mình ra sao.
    Việc này cũng có lý do của nó.

    Trước thời Minh Trị thì người bình dân ở Nhật không có họ, mãi đến ngày mười ba tháng hai năm Minh Trị thứ tám thì họ mới được phép mang họ. Những người bình dân trước giờ vốn đã quen với những tên gọi dân dã như anh Kuma, chị Orin nay phát hoảng lên, luống cuống chạy đi tìm những anh tri thức, những nhà bác vật hay trưởng thôn để xin cái họ. Họ gì cũng được, miễn là có để đăng ký hộ tịch thôi. Vì có quá nhiều người nên trưởng thôn lo không xuể mới giao phó cho họ rằng:

    - Nhà mày có một cây tùng nên lấy họ là Matsu****a (松 ), Himera,... hệt như thủy tộc dưới long cung.

    [​IMG]

    Ngoài ra cũng có những ngôi làng mà toàn bộ dân chúng ở đó đều mang cùng một họ. Như ở tỉnh Shimane có một vùng mà hơn năm chục hộ đều mang họ Kuwabara. Chắc là do trưởng thôn khi đặt tên cho dân làng đã lười biếng ? Chỉ khổ cho bác đưa thư, ngày nào cũng đi hô khản cổ "Kuwabara, Kuwabara".

    PS: Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đất nước Nhật Bản cũng do dòng họ Thiên Hoàng trị vì nhưng có một điểm lạ thường là: đây là dòng họ duy nhất ở Nhật không có họ.
  3. nassisus247

    nassisus247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2008
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    "Tiếng Nhật ko thực dụng" nhưng lại cực kỳ thú vị.
    Đã đọc hết và cảm ơn bac share
    Nếu còn vài điều thú vị tương tự thế nữa thì mong bác tiếp tục share .
  4. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Ngày mồng tám tháng tư là ngày đức Phật Thích Ca (?^迦 - Shaka) đản sinh. Để kỷ niệm ngày này, từ cổ tới nay các chùa ở Nhật tổ chức lễ hội tắm Phật (.仏s - Kanbutsu e). Người ta dựng một căn nhà nhỏ xinh đẹp được trang trí nhiều hoa gọi là Hanamidou (S御,), bên trong có tượng đức Phật Thích Ca mới ra đời. Người đến hành lễ tay cầm cái gầu tre múc nước ngọt tưới lên đầu tượng Phật.

    Lễ hội này bắt nguồn từ truyền thuyết Hoàng Hậu Maya sinh ra Phật Thích Ca ở vườn Lâm Tỳ Ny (fff"f<o' - Rumbini en hay còn gọi là -~尼o'- Rambini on, xuất phát từ chữ Phạn Lumbin ) dưới gốc cây Vô Ưu ("?,樹 - Mu uju ). Vì sao gọi là cây Vô Ưu? Vô Ưu mang nghĩa là không phiền não. Cây này còn gọi là cây Ashoka, cây họ đậu cao, giống ở Ấn Độ. Hoàng Hậu Maya sinh ngài Tất Đạt Đa dưới gốc cây dễ dàng mà không đau đớn gì nên dân chúng gọi đây là cây Vô Ưu.
    Sau khi Phật Thích Ca được sinh ra thì ngài đi bảy bước, chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất mà rằng: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (天S天<"^'<S - Tenjou tenga Yuiga Dokuson) nghĩa là khắp gầm trời này ta là duy nhất không ai bằng.

    [​IMG]

    Lúc này tám vị Long vương từ trên trời phun mưa lành xuống tắm cho Phật, và tục lệ xối nước trà ngọt lên đầu tượng Phật trong hội Kambutsu cũng bắt nguồn từ đó. Ngày nay lễ hội này còn được biết đến với cái tên Hana Matsuri (Sまつ,S - lễ hội hoa).
    Đối với người Nhật thì danh tư "Hana" (hoa) là mặc nhiên chỉ cả hoa Anh đào (Sakura). Nhưng ở địa phương Mikawa tỉnh Aichi còn có một lễ hội khác cũng tên là Hana Matsuri nhưng không liên quan gì đến hội tắm Phật. "Hana" của vùng này mang nghĩa là hoa lúa và lễ hội ở Mikawa là để cầu được lúa tốt ngon cơm.

  5. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Người Nhật có khuynh hướng lấy tên các loài hoa đặt cho con gái, từ những loài hoa điển hình như Cúc (S - Kiku) hay Mơ (. - Ume) cho tới những khuynh hướng mới như lấy tên hoa Sumire, Kanna. Vì thế ta hay thấy những tên gọi như Umeko, Kikoko là vậy. Rất nhiều phụ nữ mang tên hoa, nhưng tuyệt nhiên không thấy người nào mang tên hoa hồng (Barako) cả, mặc dù nó được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa.

    [​IMG]

    Đây không phải là do người Nhật ghét hoa hồng mà là vì họ ghét cái trọc âm (âm đục) bắt đầu bằng "B" của hoa hồng (Bara). Người Nhật cảm thấy những từ ngữ bắt đầu bằng trọc âm đều bẩn thỉu và ghét nó. Đây có lẽ là đặc điểm mà chỉ có dân tộc Nhật sử dụng tiếng Nhật mới có, những dân tộc khác không thấy có. Rất nhiều từ trong tiếng Nhật có nghĩa không hay bắt đầu bằng trọc âm như "Baka" (ngu ngốc), Debu (từ xấu chỉ những người béo, kiểu như "thằng mập"), Biri (hạng chót, hạng bét), Boke (người đần),....
    Nhưng ngược lại, tiếng Anh cũng có nhiều từ bắt đầu bằng trọc âm mang nghĩa tốt như Beautiful (đẹp), Best,....
    Cảm giác của người Nhật cũng dần thay đổi, điều này cũng không còn đúng như xưa nữa nên sau này có thể chúng ta sẽ thấy người tên là Barako chăng?
  6. mrlonghn

    mrlonghn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    tieng nhat cũng khó
  7. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Viết nhật ký không chỉ là đặc điểm của người phương Tây mà người Nhật cũng có thói quen này. Nhưng sổ nhật ký của người Nhật có một đặc điểm là sau khi viết sự kiện gì xảy ra vào ngày nào tháng nào giờ nào thì họ luôn chừa một dòng dành cho thời tiết của ngày đó. Quả nhiên Nhật là dân tộc luôn sinh hoạt theo thời tiết.
    Vì thế mà tiếng Nhật đã sản sinh ra nhiều từ liên quan tới thời tiết mà các ngôn ngữ khác không có hay ít thấy.
    Khoảng đầu tháng tư thì công nhân viên chức được nghỉ nhiều ngày liên tục nên họ thường tổ chức đi dã ngoại, leo núi. Và họ thường "cấm" những người được gọi là "Ame Otoko" (>" - người mưa?) đi theo. Ame Otoko là từ độc đáo để chỉ những người hễ khi bắt tay làm chuyện gì, khi đi đâu đó là trời đổ mưa. Không biết là mê tín hay trùng hợp mà thực tế là có nhiều người như vậy.

    [​IMG]

    Một trong tứ đại văn hào thời Minh Trị là Ozaki Kouyou (尾Z.'? - những ai từng học tiếng Nhật ở bậc đại học chắc cũng có lần đọc qua một vài tác phẩm của văn hào này) cũng là một Ame Otoko, hễ ông ta đi ra ngoài là trời đổ mưa. Lúc bấy giờ có Sasaki Nobutsuna (佐?.o信綱), ngọn cờ đầu của thi đàn thời Minh Trị cũng là một Ame Otoko nổi tiếng.
    Nhưng kỳ lạ là khi hai ông này đi chung với nhau thì trời lại khô ráo sáng sủa. Người ta cho rằng hai ông này đều là "người mưa", nên âm tính gặp âm tính lại thành ra dương tính và trời nắng ráo.

  8. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Bài hát Akatombo (chuồn chuồn đỏ) mở đầu bằng một đoạn rất nên thơ là Yuuyake Koyake no Akatombo...(."'小"'の赤o>?). (Nghe bài hát và lời dịch tiếng Việt tại: http://www.youtube.com/watch?v=oGCnZ3yETXE )

    Yuuyake là ráng chiều, nhưng còn Koyake thì phải hiểu làm sao đây? Có lẽ là hiện tượng ráng chiều nhưng không toàn phần như Yuuyake? Nếu nhìn tự dạng 小 thì có lẽ nhiều người sẽ đoán như vậy. Không phải, tiếp đầu ngữ "Ko" (小) rất thường hay xuất hiện trong những trường hợp như vậy. SS'小' (Oosamu Kosamu, trong một bài hát của trẻ con vào mùa đông) cũng là một ví dụ cho trường hợp này.

    [​IMG]

    Thời Taishou (大正), bọn trẻ con ở Tokyo hay chơi trò "tuột quần" chúng bạn. Chúng giữ chặt Kimono của mình không cho đối phương giở lên và tranh nhau giở gấu quần của bạn lên để xem mông. Đây là trò chơi "oshiri no youjin koyoujin" (S-,Sの"f小"f) (hãy cẩn thận với cái mông) và tiếp đầu ngữ "Ko" ở đây chỉ mang ý nhấn mạnh.
    Vì thế nên Yuuyake Koyake chỉ là hình thức nhấn mạnh của Yuuyake mà thôi.

    Câu thứ hai trong bài là "Owarete mita noha itsu no hika" (負,,Oて<Yのは "つの-<)
    sẽ khiến người đọc nghĩ đến cảnh tác giả bị rượt đuổi trên đồng (追,,O) nếu không nhìn chữ. Kỳ thật "Ou" ở đây tức là "Ombu suru" (負,"ぶ), nên câu này phải hiểu là tác giả nhìn thấy khi được cõng trên lưng.
    Đây là bài hát mang âm hưởng buồn về một cảnh làng quê thanh bình. Bài hát này rất quen thuộc với học sinh tiểu học trên khắp đất nước Nhật Bản trong thời gian chiến tranh Thế giới sắp kết thúc. Đối với người Đài Loan trong thế hệ đó, những người được hưởng nền giáo dục của Nhật thì không ai có thể quên được bài hát này. Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ của tác giả Miki Rofu viết về ký ức tuổi thơ đồng quê của mình. Quê hương tác giả là vùng Hakodate phía bắc, bài này gợi nhớ lại những mảnh ký ức của tác giả khi được người chị cõng đi trên con đường làng trong buổi chiều tà. Hình ảnh con chuồn chuồn đậu trên cây sào tre là một hình ảnh nông thôn bình dị, đẹp đẽ nhưng cũng man mác buồn. Có lẽ vì thế mà sau khi bại chiến, người Nhật đã đón nhận bài hát này hết sức nồng nhiệt. Không một ai không biết đến bài này, nó gợi lên những kỷ niệm buồn về một quá khứ yên ả, thah bình đã qua...

    Nhất Như tạm dịch ý

    "Trong ráng chiều, chú chuồn chuồn đỏ. Tôi nhớ ngày nào chị cõng trên lưng Trên cánh đồng năm xưa, tiếng trẻ hái dâu, hái đầy một giỏ mộng mơ. Tôi nhớ chị tôi mười lăm đi lấy chồng, mãi ngóng trông tin tức quê nhà. Trong ráng chiều, chú chuồn chuồn đỏ, đậu mãi trên ngọn sào năm xưa".
  9. ga_gau

    ga_gau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn học tiếng Nhật quá, mà muốn học thì học ở đâu tốt nhỉ!
  10. Lehunglifeme

    Lehunglifeme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Đây thuộc dạng những bài viết của những nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông. Nếu bác thêm 1 vài Clip cụ thể nữa sẽ còn hấp dẫn nữa bác ạ.......

Chia sẻ trang này