1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...Tiếng Nhật không thực dụng...

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NhatLang, 04/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Thịt cá voi (Kujira - 鯨) là loại thực phẩm rất được ưa chuộng tại Nhật. Cá voi còn là hình ảnh tượng trưng cho mùa đông. Về Hán tự, chữ "Kujira" được viết bằng chữ "kinh" bên cạnh bộ "ngư". Như vậy có thể thấy cổ nhân đã xem "cá voi" là một loài cá. Nhưng ngày nay khoa học phát triển đã nhìn nhận Kujira không còn là cá nữa mà là một loài động vật hữu nhũ. Nhiều người nghĩ rằng việc này cho thấy sự chậm tiến và không biến đổi cho thích hợp của Hán tự. Tương tự, con rắn (hebi - >?) và ếch (kaeru - >T) cũng được viết Hán tự với bộ "trùng" bên cạnh cho thấy quan niệm của người xưa rằng hai loài bò sát này thuộc sâu bọ. Nhưng thực ra không nên quan niệm chặt chẽ như thế.

    Ngay cả trong ngôn ngữ các nước Tây phương, là nơi khoa học phát triển mạnh mẽ cũng có tình trạng tương tự. Như trong tiếng Anh có từ Crawfish hay Crayfish chỉ con tôm đồng (tiếng Nhật: Zarigani, cho thấy nó có họ hàng với cua) hay từ Cuttle-fish chỉ con mực (Ika). Chứng tỏ người Anh xem mực và tôm đồng thuộc họ cá. Tương tự tiếng Thụy Điển gọi cá voi là Valfsik. Fisk ở đây tương đồng với Fish trong tiếng Anh, nghĩa là cá. Vậy người Thụy Điển cũng xem "cá" voi là cá. Hoặc như con bươm **** trong tiếng Đan Mạch là sommerfugl, tức là xem như một loài chim. Con bọ rùa (Tentou-mushi) trong tiếng Anh lại là lady-bird, là một loại chim? Nhưng cũng có từ lady-bug chỉ bọ rùa.
  2. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Ngày 11 tháng 12 là ngày kỷ niệm điện thoại của nước Nhật. Đây là ngày lắp điện thoại đầu tiên ở Đông Kinh nhưng người đầu tiên sở hữu số điện thoại lại thấy thật vô ích, bởi lúc đó chẳng có ai khác có điện thoại nên ông ta không gọi được cho ai.
    Bây giờ, mỗi khi gọi điện người Nhật vẫn nói "mosi mosi", kiểu như người Việt "a-lô". Đây là từ tỉnh lược, vì đầu tiên người ta nói "mousimasu, mousimasu" (tôi nói đây, tôi nói đây), chứ không phải từ mosi mang nghĩa là nếu như trong câu ,,-私な,?ば (nếu là tôi). Vì thế, có một số người khi nói chuyện điện thoại với người Âu Mỹ lại tự động "dịch" ra thành "If if", như thế là sai trầm trọng. Cái sai này bắt nguồn từ sự không hiểu biết mà hay nói chữ như người ta vẫn nói.
    Lúc cục điện thoại mới thành lập thì toàn bộ nhân viên trực điện thoại đều là nam giới. Khi có khách hàng yêu cầu được nối máy với số cần gọi thì anh nhân viên này hay cao giọng ?OS?の-は..だY ,^-?~,f,,"O 小川"まで->て
  3. lotusvanilla

    lotusvanilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Trùi..........topic đỉnh đỉnh đỉnh.............
    vote cho bác 5 sao
  4. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Gần cuối năm, khí hậu Việt Nam dễ chịu hơn hẳn. Không còn những ngày oi bức đến nỗi mới dội nước lên người đã thấy bốc hơi đâu hết như mấy tháng trước. Nhưng cũng có lắm người phàn nàn "lạnh quá!".
    Ngẫm lại tiếng Việt cũng có lắm từ "lạnh" đấy chứ. Rét, buốc, giá, còn gì nữa không nhỉ? Tiếng Nhật cũng có những từ đại loại thế: samui ('" ), tumetai (?Y"), nhưng tiếng Anh lại gom cả hai từ, một chỉ sự khách quan và một chỉ sự chủ quan vào chỉ bằng một từ: cold. Tiếng Anh kém phong phú hơn tiếng Nhật, tiếng Việt ở mảng thời tiết chăng? Chẳng hạn, tiếng Nhật có câu
    ?OSS?'"??") (đau cái tume, ý nói rét đến đau cả tume). Tume ở đây không phải là móng tay như từ điển hiện đại định nghĩa, nó không phải là cái "nail" trong tiếng Anh mà chỉ toàn bộ phần đầu cả ngón tay, gồm cả móng nữa. Ngày xưa nghĩa của từ つ, (tume) là như vậy. Bằng chứng là trong tiếng Nhật có động từ つまびく (tumabiku) mang nghĩa là kéo dây cung bằng đầu ngón tay, khảy dây đàn bằng móng tay. Động từ つま,? (tumamu) là nắm, kéo, vặn bằng đầu ngón tay, bốc bằng tay, gắp bằng đũa....
    [​IMG]
    Tượng Dược Sư Như Lai (Yakushi Nyorai)
    Tiếng Nhật còn có từ ^印 (tume-in), lật nhiều từ điển bây giờ ra thì thấy giải thích là "đóng dấu bằng móng tay". Nhưng cách giải thích này là sai. Theo từ điển Koujien, từ điển uy tín nhất hiện nay thì từ này có nghĩa đóng dấu (trong văn thư) bằng đầu ngón tay. Như vậy có thể thấy được rằng người Nhật rất mù mờ trong chuyện đặt tên các bộ phận cơ thể.Tương tự, từ ?
  5. thongthiengiaochu

    thongthiengiaochu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì ơi đừng quên gần như tất cả thành tựu Kanji đều là của người TQ, người Nhật chỉ mượn về thôi (không thèm trả lại). Họ mượn cả chữ Hán phồn thể lẫn giản thể của người Hoa về rồi giữ nguyên hoặc sửa cái này, chỉnh cái kia cho khác khác 1 chút rồi gọi nó là Kanji của người Nhật. Oài, việc Kanji được đổi nghĩa của chữ Hán gốc tôi nghĩ chỉ có duy nhất 1 mục đích là đừng để giống quá nhiều với tiếng TQ, mất tinh thần dân tộc :D Vì thế người Nhật không hề có công gì trong việc sáng lập tinh hoa của chữ Hán. Thêm vào đó có lẽ vẫn để cho khỏi giống tiếng TQ, tiếng Nhật mượn quá nhiều từ ngữ của tiếng Anh rồi đọc theo kiểu Nhật, giữ tinh thần dân tộc. Cái này cũng hài lắm cơ
    Nhưng dù sao tôi cũng thích tiếng Nhật. Với lại đã đâm lao rồi, heiiiiiiii..........
    Được thongthiengiaochu sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 11/12/2008
  6. thongthiengiaochu

    thongthiengiaochu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
  7. MapGis

    MapGis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    1
    Ủng hộ bác Nhất Lang
    Nghe loáng thoáng thấy bác Thongthiengiaochu, sống ở Mỹ lâu năm, có bố mẹ 1 Việt Nam, 1 Trung Quốc, giờ lại học thêm TNhat nữa, hic bác sở hữu nhiều ngôn ngữ thế, chẳng bù cho em.
  8. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn Thongthiengiaochu
    Rất cám ơn những ý kiến đóng góp của bạn.
    Đầu tiên, phải thừa nhận là người viết không nói tiếng Anh, không rành nó dù được học (bị ép buộc) ngay từ nhỏ (chưa học tiểu học) và cũng không thích nó lắm. Do đó trong bài viết có nói
    Nếu đọc kỹ, hay rành tiếng Việt một chút thì sẽ thấy đây không phải là câu khẳng định, mà có ý lưỡng lự hoài nghi. Bởi vì người viết không dám chắc về thứ mình không mấy rành rọt.
    Thứ hai, văn hóa là vấn đề tiếp nhận, kế thừa và phát triển. Dân tộc Nhật thừa nhận rằng nếu không có những ảnh hưởng văn hóa từ phía đại lục thì nước mình sẽ ra sao.
    Sách giáo khoa Nhật có viết
    "Khổng Tử là người Trung Hoa, nhưng không có người này thì nước ta chẳng ra sao. Vì vậy nên đã từ lâu dân ta xem ông như là người Nhật"
    Nếu bạn từng đến Nhật sẽ thấy rất nhiều tượng đài của nhiều người Tây phương, những người đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn hóa, kỹ thuật khoa học vào đất nước này. Những người này tuy là người ngoại bang nhưng lại được tôn thờ như người Nhật. Vì sao vậy? Vì lòng biết ơn.
    Bạn thấy trong những nước chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, có nước nào dạy như Nhật không?
    Thật tế, người viết bài này còn viết loạt bài về "Tiếng Việt" nữa. Theo khảo sát, có một bộ phận lớn sinh viên Việt Nam không biết Alexan de Rohde (người mà các bác ngày xưa vẫn hay gọi là Á Lịch Sơn Đắc Lộ) là ông nào.
    Tiếng Nhật không thể bỏ chữ Hán, mãi mãi như thế vì nó là một bộ phận của tâm hồn Nhật, tinh thần Nhật. Nhưng trong quá trình sử dụng thì họ cũng phải biến đổi chữ Hán sao cho phù hợp với mình, không bê nguyên si từ phía đại lục. Điều này cũng giống như chữ Nôm của Việt Nam, và sau này, khi đã dùng mẫu tự La Tinh nhưng vốn từ Hán vẫn không thể bỏ đi được.
    Còn về mặt đóng góp cho chữ Hán, người Nhật vẫn tự hào là có đấy chứ. Bạn thử tìm hiểu xem sao. Một khía cạnh nhỏ: trong giới chơi thư pháp thì các nhà thư pháp Nhật luôn có tiếng hơn cả.
    Với lại khi tìm hiểu kỹ càng, sâu xa (chứ không phải như mấy cái kyu để đi làm) về chữ Hán trong tiếng Nhật cũng như nền văn hóa Nhật thì bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều thứ đậm tính lục địa, đậm chất Trung Nguyên mà đất nước này vẫn giữ lại được, đề cao và quý trọng trong khi ngay tại quê hương (Trung Hoa) của nó thì đã không còn, hoặc bị đối xử tệ.
    Dân tộc Nhật luôn biết ơn lục địa về những đóng góp văn hóa, Trung Hoa đã từng là một cái nôi vĩ đại nhất cho mọi nước noi theo. Nhưng kẻ có trí, có tài thì biết học lấy cái tốt, biến đổi nó thành tốt hơn nữa. Kẻ vô trí thì nhắm mắt bê nguyên, hoặc là cứ tự hào hảo về những thành tích trong quá khứ của mình để rồi ngủ quên, rốt cuộc thành kẻ bại trận.
    Loạn ngôn tạp bút.
    Mấy lời này, người viết có ý muốn nói: sống là phải biết kế thừa, học hỏi, phát huy cái hay của người. Lịch sử nhân loại là lịch sử của sự kế thừa!
  9. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    À quên điều này nữa, nếu bạn Thongthiengiaochu chịu khó tìm hiểu sẽ thấy có nhiều từ trong tiếng Hoa hiện đại có nguồn gốc từ tiếng Nhật!
    Thử xem
  10. mocoii

    mocoii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=:
    Thưa bạn,
    Bạn không cất lời chúng tôi cũng đã thấy bạn xuất chúng.. Sự ngạo nghễ có thừa trong từng con chữ của bạn...
    Chỉ mong bạn nhớ thêm một điều bé mọn nữa.. là, "núi cao còn có núi cao hơn"...
    @ Bác NhatLang:
    Thành thật xin lỗi bác vì những dòng chen ngang này.
    Mong bác luôn giữ nhịp để những bài viết ở đây được liền mạch.
    Chân thành cảm ơn bác.
    Trân trọng.
    Được mocoii sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 14/12/2008

Chia sẻ trang này