1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIẾNG NÓI CỔ ĐỘNG VIÊN. CĐV chúng ta cùng nhau tạo nên một kênh thông tin độc lập so với báo chí, VF

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi tete_a6, 11/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50
    TIẾNG NÓI CỔ ĐỘNG VIÊN. CĐV chúng ta cùng nhau tạo nên một kênh thông tin độc lập so với báo chí, VFF.

    Thưa các bác.
    Suốt trong thời gian qua, kể từ lúc đội tuyển VN tập trung, chuẩn bị cho tới lúc vô địch VFF, nhiều tờ báo VN đã đưa tin, viết bài với những nhận xét, phân tích rất 1 chiều, nhiều lúc sai sự thật. Từ cái gọi là "Thế lực Đồng Tâm Long An tại tuyển VN", bôi nhọ, hạ uy tín bác Tồ,gây sức ép loại Santos, cho đến chuyện công thưởng sau AFF cup... Là CĐV luôn theo dõi sát sao từng bước đi của đội tuyển, bức xúc với những bài báo như vậy, chúng ta chả có cách nào để lên tiếng bảo vệ hay ủng hộ cho bác Tồ, cho đội tuyển. Chỉ có cách giải quyết bức xúc trên Box này, chửi bới này nọ... rốt cuộc cũng chỉ đa số chúng ta nghe


    Xuất phát từ điều đó, bác [nick]fancom [/nick] có ý tưởng tạo một blog (theo dạng một tờ báo thu nhỏ) chuyên về bóng đá Việt Nam, đưa tin cập nhật, phân tích tình hình đội tuyển quốc gia và V-League, và tạo ra một luồng thông tin khác biệt so với các báo và VFF bây giờ. Hẳn các bác còn nhớ những thông tin về các cầu thủ gốc Việt đang đá ở nước ngòai của bác fancom. Tớ thấy rằng hiếm ai có sự hiểu biết và nhiệt tình về BĐVN như fancom. Lưu ý với các bác là bác fancom đã từng tạo 1 4rom chuyên về Bóng đá VN nhưng thất bại (do chỉ có 1 mình). Bác [nick]fancom [/nick] rất muốn có được sự đóng góp, ý kiến từ đông đảo người hâm mộ BĐVN về chuyện này (có thể fancom tái khởi động kế hoạch 4rom riêng biệt về BĐVN). Đây là địa chỉ blog:
    http://www.bongdavietnam.org/blog/

    Cũng xuất phát từ ý tưởng của bác fancom về 1 trang quảng bá tiếng nói cho CĐV. Tớ cũng lập topic dính này để đăng những bài hay, nhận định sắc sảo để quảng bá cho cộng đồng fan Việt. Bác nào có ý tưởng nào lớn lớn thì viết bài chỉn chu 1 tý có nhiều bài chất lượng. Nhuận bút thì anh em sẽ vote nhiệt tình.

    Hẳn nhiều bác đã đọc bài viết Hoa Cúc Dại của bác TuanUSA. Bài viết với cái nhìn độc đáo, nhận định khác so với đa số báo chí. Sau thành công của AFF cup, bài viết đã chứng tỏ giá trị của mình, giá trị của những CĐV chân chính . Mấy thằng nhà báo chỉ là dạng bồi bút không hơn không kém. Tớ đã để bài viết đó ở topic Lưu Danh Sân Cỏ. Nhưng suy nghĩ lại thì không được hợp lý cho lắm. Bài viết đó ngôn từ dân dã, thân thuộc, dễ đọc, ko có sự cứng nhắc của văn phong báo chí (đúng chất CĐV). Bởi vậy, tớ thấy sự có mặt của 1 topic này là cần thiết, 1 topic với những bài viết hay, phân tích và nhận định đa chiều, bên cạnh các luồng thông tin từ báo chí, VFF. Tất nhiên để đạt được như vậy thì rất khó khăn và cần sự giúp đỡ, nhiệt tình của các bác trên đây, có ý tưởng và ủng hộ bác fancom.

    .
  2. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50

    Tin Ở Hoa.....Cúc Dại.
    (Bài này được viết trước AFF 2008, khi mà Việt Nam chơi không thuyết phục trong các trận giao hữu, 1 loạt trận ko biết đến thắng lợi. Đội tuyển, HLV Calisto và các cầu thủ chịu sự chỉ trích nặng nề của nhiều nhà báo, chuyên gia. Không nhiều người tin vào thắng lợi của Việt Nam trước Singapore)
    Người ta tin ở Hoa Hồng ...tui tin ở hoa Cúc Dại ven đường, bị coi rẽ tầm thường nhiều lúc tiện tay ngắt nó ngữi cho đã xong rồi vứt. Nhưng hoa cúc dại lại có hương thơm những đêm yên tĩnh nào kém hoa hồng, thời xuân sắc cũng đẹp biết bao trăm hoa đua nở. Cũng được ướp vào trà và làm thành những món khác. Dễ tìm lại rẽ nhưng mang lại thiết thực đời sống chúng ta kém chi hoa hồng?
    Nói cho vui thôi.
    Thực tế những lần tuyển VN vượt qua vòng bảng ấn tượng và được báo chí đánh giá cao , nhm đặt nhiều niềm tin vào những gì họ thấy và báo chí vẽ vời thì trân knock out tuyển VN gục ngã thảm thiết nhất.
    Trước khi thua Sing 0-5 chẳng báo chí ta từng rất tự tin đánh giá cao khả năng thắng tuyển VN sao?
    Rồi trận chung kết thua Sing 0-1 vì cái lưng của chúa sư tử chẳng báo chí cho VN nằm kèo trên sao?
    Rồi trân chung kết SG tại VN thua Thái 1-2 chẳng phải báo chí đã nói khoảng cách tuyễn VN và Thái là....không có và VN có cửa cao hơn đánh bại Thái trên sân nhà sao?
    Rồi trận thua Phi 0-3 chẳng phải trước đó báo chí đề cao Quốc Vượng và cho rằng sẽ dập Thông Lao, Văn Quyến sẽ chói sáng hơn Teep sao? Họ chẳng quá tự tinh vào Văn Trương, Quốc Anh, Tấn Tài, Minh Đức Văn Quyến, Quốc Vượng và so sánh với thế hệ vàng sao?
    Kết quả thế nào? Những lần báo chí tự tin ũng hộ tuyển VN nhiều nhất. Những lần tuyển VN được xoi như hoàn hảo không có điểm yếu là những lần tuyển VN bị bắn rớt tan tác nhất. Hãy nhớ đấy.
    Tuyển VN thì vẫn là tuyển VN những con người có cái nền tảng VN...cho nên dù cực hay hay cực dở cái biên độ này cũng không nhiều. Bóng đá VN phát triển bao lâu thì bóng đá Miến, Mã, Thái, Sing và Indo cũng phát triển từng ấy năm. Cái trình độ thì ngang nhau, và cũng giống nhau ở chổ song hào kiệt đời nào cũng có. Vn từng vất vã khó khăn và cần thần may mắn để vượt qua những nước kia hoặc có chút sui xẻo thì ngược lại. Đó là chuyện muôn đời với bất kỳ HLV nào.
    Cái chúng ta cần là kết quả. Đá tưng bừng đẹp mắt mà thua bị loại phỏng có ích gì? Bài học Bồ Đào Nha đấy. Tuyển Anh nửa, Nga.
    Cái chúng ta cần là vô địch! Về nhì cũng không vui. Muốn và đòi hỏi....cứ nói thẳng ra việc gì phải khiêm nhường ức chế và chê bai lung tung hở các nhà báo?
    Trước khi vô địch phải vượt qua bán kết...Tồ đã làm được. Đã hai lần Tồ nắm tuyển VN đều không có thời gian dài nắm tuyển lần trước 1 tháng lần này 3 tháng...nhưng cả 2 lần tuyển VN đều vượt qua bán kết. Kết quả cũng ngọt ngào 2 thắng và 1 thua. Lần trước còn hoành tá tràng hơn đầu bảng thì phải. Cả hai lần tuyển VN trước đó bị thất bại cay đắng. Những chuyên gia đều bi quan trước viễn cảnh chẳng ai dám đứng ra đòi cầm chèo HLV trưởng tuyển VN....và cả 2 lần Tồ nhận khó khăn và lại sác định VN cũng vẫn là 1 trong tứ đại thiên vương ĐNA.
    Hai lần Tồ được đặt vào vị trí HLV trưởng khi mà cái mặt bằng bóng đá VN được coi là yếu nhất...các HLV tên tuổi đều chê chạy. Những lần khác tuyển sáng giá hơn Tồ ứng cử, bầu bán trên mạng rồi còn làm cả 1 kế hoạch cho bóng đá VN ra tận Hà Nội thuyết trình....và Tồ đã rớt. Những người không phải là người VN đều khó hiểu rằng để có 1 vị trí mong muốn sự quyết định không phải bằng thực lực công phu chuẩn bị tài năng vvv và vvv trong những tuyển hạch chính thức mà là ở quán nhậu và phong bì được chuyển giao chính thức.
    Cả hai lần Tồ được chọn đều là người đóng thế, không có trong kế hoạch của Tồ. Ông thậm chí không có trong danh sách ứng cử và ông cũng chẳng tự ứng cử hay kế hoạch gì cả. Hẳn chúng ta phải còn nhớ cái danh sách ứng cử viên nặng ký cho chức HLV kỳ này gồm những ông Úc, ông Anh, Nam Tư...nào kia mà....không có tên Tồ, và Tồ không tự ứng cử....nhưng bất chiến tự nhiên thành bổng dưng người ta tự lên danh sách ngắm nghía và cân nhắc và không còn ai....người ta lại nhớ tới 1 người thuộc dạng không muốn mời nhưng hể mời là được. Đã phải thuyết phục bầu Thắng và Tồ không bị cản trở làm khó mình mẫy ra sao? Hảy nhớ lấy. Đừng vô ơn. Đừng chưa qua sông đã tính dìm đò...đó không phải là cái điều ông bà ta dạy.
    Người ta nói về thế hệ vàng người ta chê bai lối chơi tuyển. Tốt thôi. Không thuyết phục và thắng may mắn. Không hề gì. Ngay cả Inter hay Chelsea của Mourinho cũng có nhiều trận như thế nhưng điều quan trong là đã thắng đã có đủ điểm để tiếp tục có mặt để sát định đẵng cấp. Chiến thắng là chiến thắng là 3 điểm, bàn thắng là bàn thắng...những giá trị không thể thay đổi tẩy xoá trong lịch sử....thắng nhờ bàn tay của chúa hay cái lưng của quỉ hay dùng mông đít ghi bàn cũng có giá trị 100% như vàng. Thắng nhờ may mắn vẫn là chiến thắng và cụng vẫn đẹp thôi. Tại sao may mắn không ở phía bên kia mà ở nên ta. Chẳng lẽ không đẹp và vì thế ta chê. Thế sui xẻo nhé hay tiếp tục muốn may mắn. Tạ sao may mắn có thể tới với ông Tồ mà không tới với Dido, Letard, Tavares, Rield?
    Thua giao hữu thắng chính thức và thua chính thức thắng giao hữu bạn muốn cái nào?
    Quên đi 10 trận không thắng trước giải....vì trong giải đã thắng 2 thua 1 không tồi. Thành tích trong giải của Tồ không tồi. Chắc chắn là không chưa bao giờ.
    Tồ đã đưa tuyển VN qua vòng bảng thế nào? Không cần đi đâu hết chỉ cần tập tốt sân nhà đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt. Tuy nhiên đã làm được cái chuyện với bóng đá VN ít nhất là vô bán kết. Sẽ nhục và mất mặt nếu không làm được chuyện này...ấy thế mà ta cũng từng nhục đấy. Mà có riêng gì VN đâu các chú khác cũng i xì vì bao giờ cũng có 3 chú ngang nhau cho chỉ 2 chổ. Không hảnh diện nhục vì không chơi thuyết phục mà thắng ư? Thế thua về sớm như Mã, Miến có vui không?
    Mặc dù không hoành tráng gì nhưng cả hai lần tuyển VN dưới trướng Tồ đã vượt qua ải bằng chính đôi chân của mình không cần xin sỏ hay mong ai làm giúp ta cái gì cả...đó không phải là công sức đáng trân trọng. Chúng ta đừng quên là nhờ UEA chúng ta mới vào bán kết Asia Cup. Nếu ai đó tôn thờ sự cao thượng bóng đá đẹp thì không nên hãnh diện với thành tích trên. Qatar đã đá sòng phẳng ngang ngữa hoà Nhật 1-1 còn chúng ta vô bán kết nhờ UEA thua chúng ta mà trọng tài sao đó bị cấm cầm còi 1 năm vì bắt thiên vị chúng ta lộ liễu. Nó kéo đến tận trận hoà Qatar 1-1 khi mới phút 91 là toét hết giờ. Nhưng nếu UEA không là hộ VN chuyện thắng Qatar liệu VN có đi tiếp. Chúng ta chê món quà thượng đế nhưng chúng đa lại thích món quà của người khác ban thí? Đó là cái sĩ...nhục.
    Món quà thượng đế có đến chăng cũng là tưởng thưởng công của những cố gắng vượt qua bản thân của những cá nhân nào đó lòng thành thấu trời xanh. Nó đâu chỉ là ơn mưa móc. Những kẽ không có lòng thành chỉ có lòng kiêu ngảo tại sao không bao giờ có được cái may mắn....tất cả cứ trôi trước mủi giầy? Đó chẳng phải là cái đẹp của bóng đá của thần may mắn sao? Đó chẳng phải là phim hay khi hảo nhân gặp những hảo báo ác nhân gặp ác báo sao?
    Lối đá VN từng lúc lọng cọng nhưng cũng chẳng có những lúc thăng hoa cần thiết để đi tiếp sao? Và những thăng hoa may mắn đó đã chẳng có sự tác động của chú Tồ sao? Trong 3 lần ít ra Tồ cũng mát tay bốc thuốc đúng 2.
    Bóng đá VN chẳng phải nhiều lúc ra sân đá không là chính mình nhưng HLV ngồi như ngỗng đực cho đến hết trận bất lực như một gả pe đê...mà người hm muốn điên lên ông ta phải làm gì đi chứ, phải làm gì đó hơn là cam chịu. Có thay đổi là có hy vọng chuyển cơ có thể vẩn thua và có thể là thắng nhưng hơn thua chắc mà không làm gì?
    Chẳng phải Tồ luôn thay đổi và chỉnh sửa trước và trong trận sao? Đừng lo lắng vì chúng ta không có bộ khung hoàn chỉnh lối chơi hoàn hảo...bởi vì chúng ta cũng không hơn ai. Không thể có cổ máy nghiền chiến thắng trước Sing và Thái bởi vì mặt bằng chúng ta không hơn họ. Nhưng chúng ta không hoàn hảo họ cũng không?
    Chúng ta sẽ cố gắng gia cố khuyết điểm bằng bất cứ cái gì đó chúng ta nghĩ ra trước trong khi và sau khi đụng những đối thủ mạnh....đó là tự hoàn thiện để vượt đối thủ. Chúng ta cũng làm như vậy để dò tìm điểm yếu đối phương...và Tồ là thợ mò, thợ quậy thợ mò mẩm nhiệt tình nhất và có lẽ hiệu quả nhất của bóng đá VN lúc này?
    Có ai chỉ ra được điểm yếu và có tự tin sẽ mang VN vượt Thái hay Sing lúc này không? Không họ chỉ cho thấy Thái Sing rất hoàn hảo và VN rất lọng cọng. Nhưng chúng ta lọng cọng thay đổi để làm chúng ta mạnh hơn để phá vỡ cái hoàn ảo của đối phương.
    Đá như Thổ ấy...lọng cọng nhưng bùng nổ bất cứ lúc nào. Hãy tin ở Hoa Cúc Dại nhé.
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    tác giả: [nick] TuanUSA [/nick]
    được tete_a6 sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 16/01/2009
  3. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50

    B.Bình Dương Bị Loại Khỏi ACL09: Lỗi của AFC, BD, hay VFF?
    Nguồn: http://bongdavietnam.org/blog/
    (Bình Dương không được tham gia cup C1 Châu Á. Hầu hết người hâm mộ bóng đá đều té ngửa khi biết tin này. Kỳ lạ hơn, báo chí Việt Nam, VFF chỉ biết sau khi lễ bốc thăm vòng loại của cup C1 châu Á diễn ra. Trong khi sự việc này có thể thấy từ trước, đâu đó trên báo chí, thông tin từ AFC đã nhắc đến. Báo chí Việt Nam, VFF rất chậm thông tin. Và để rồi khi sự việc xảy ra, họ chỉ biết than, đổ lỗi cho bên nọ, bên kia. Bài viết của bác fancom sẽ cho chúng ta một cái nhìn, một thông tin đúng đắn hơn)
    Một vài ngày sau khi đội tuyển quốc gia Việt Nam đoạt chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên, một loạt các báo đã đăng tin Becamex Bình Dương bị loại khỏi cúp C1 châu Á (ACL09). Điều này đã làm ?okhuynh động? các fan hâm mộ bóng đá nước nhà và ít nhiều làm bóng đá Việt Nam mất vui nhất là khi Thái Lan, Singapore, và Indonesia đều được tham dự. Một loạt các báo như Thanh Niên, Vietnamnet, VnExpress, Dân Trí? đều giật tin và đăng bài giải thích vì sao Việt Nam bị loại khỏi đấu trường cao nhất châu lục cấp câu lạc bộ. Các lí do đưa ra đều xoay quanh bản thân B.Bình Dương không đủ điều kiện thành CLB chuyên nghiệp theo tiêu chí AFC, AFC bắt bí, AFC bất công? Nhưng lại không có mấy lời nói về trách nhiệm của VFF. Fancom khẳng định lỗi lớn nhất trong chuyện này là VFF và Bình Dương chỉ là nạn nhân. Tại sao?
    Chúng ta cùng đi ngược về tháng 1, 2006. Lúc đó AFC thành lập ủy ban đặc biệt về giải đấu chuyên nghiệp của AFC (AFC Professional League Ad-Hoc Committee) và họp lần đầu ngày 12 tháng 5, 2006. Hai nhiệm vụ chính của ủy ban là 1/ định nghĩa giải đấu và CLB chuyên nghiệp và 2/ đặt ra tiêu chí cho các liên đoàn thành viên tham dự vào cúp C1 mới. Sau đó, ủy ban này sẽ khảo sát thực địa và làm việc với các liên đoàn thành viên ba lần xuyên suốt hai năm 2007 và 2008. Các tiêu chí tham gia xoay quanh 10 điều: tổ chức (organization), kĩ thuật (technical standard), khán giả (attendance), quản lý (governance/soundness), tiếp thị (marketing/ promotion), doanh số và thu nhập (business scale), tổ chức trận đấu (game operation), truyền thông (media), sân vận động (stadia), và CLB (club). 10 điều này được xác định chi tiết bởi 61 tiêu chí nhỏ. Như vậy, VFF đã biết đến các tiêu chí này từ năm ? 2006.
    Mục tiêu của AFC khi đưa ra các tiêu chí này là buộc các liên đoàn thành viên trở nên thật sự chuyên nghiệp và bắt kịp với nền bóng đá châu Âu và thế giới trước khi không cứu vãn nổi. Phần thưởng cho sự chuyên nghiệp này là các CLB của LĐ sẽ được tham gia vào cúp C1 châu Á mới với số tiền thưởng hấp dẫn và bù đắp chi phí đi lại cao. Một trận hòa trong vòng bảng cũng sẽ được thưởng $20000, thắng là $40000. Không những thế, các CLB sẽ có $90000 tiền đi lại cho 3 trận vòng bảng . Nếu thi đấu vòng bảng, BD sẽ chỉ phải đi lại trong khu vực ĐNA, Đông Á, và Australia. Như vậy, AFC đảm bảo các CLB sẽ không bị lỗ khi thi đấu như các năm trước đây.
    Không phải liên đoàn thành viên nào cũng được xem xét. Chỉ có 21 quốc gia được khảo sát vì có thể đáp ứng được các yêu cầu đúng hạn. AFC có kế hoạch khác giúp các nước còn lại bắt kịp với phần còn lại của châu Á.
    Mặc dù có tới 61 yêu cầu nhưng đa số những yêu cầu này không thực sự quá khó để đáp ứng. Thực tế là, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, và Indonesia đều đáp ứng được đa số các chỉ tiêu ấy trước năm 2006. Các bạn có thể xem toàn bộ các chỉ tiêu ở đây.
    Từ năm 2006, AFC cũng đặt ra thời hạn 01/10/2008 cho các LĐ thành viên đáp ứng các yêu cầu chung và ngày 15/12/2008 để các CLB trở thành doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp của từng quốc gia. AFC cũng nói rõ nếu không đáp ứng được tất cả các yêu cầu, các CLB của lđ thành viên sẽ không được tham gia cúp C1 năm 2009 và 10 mà phải xuống chơi cúp C2. Đến năm 2011, nếu vẫn không hoàn thành, sẽ không được tham dự từ năm 2012 trở đi. Không có ngoại lệ. Lưu ý là đây là những yêu cầu VFF không thể không biết từ năm 2006 vì là một lđ thành viên. Và là liên đoàn bóng đá, VFF phải có trách nhiệm lên kế hoạch, hướng dẫn, và thúc đẩy các CLB chuyển đổi từ năm 2006. Ít nhất VFF cũng có 3 năm và không thể ngửa mặt lên trời mà than vãn khó khăn để có châm trước được vì hầu hết các chỉ tiêu không khó và áp dụng cho cả Indo, Thái, Sing và Mã Lai. Ngoài ra, VFF còn luôn tự hào có giải đấu số 1 ĐNA.
    Sau khi xem xét và khảo sát 3 lần, AFC đánh giá vào tháng 05/08 VFF có 7 điều không thể đáp ứng kịp hạn 01/10/08. Các điều này đã được báo chí nước nhà công bố rộng rãi từ tháng 10/08 nhân dịp họp ban chấp hành LĐBĐVN vào ngày 14/10/08. Nếu thử so sánh với các nước khác trong khu vực, VFF chỉ đứng thứ 4/5. Indonesia hoàn thành toàn bộ 61 điều, Thái Lan trượt 2 điều và Singapore trượt 1 điều. Trong lần làm việc lại với AFC ngày 18/10/08, VFF có vẻ như hoàn thành thêm được 4 điều và còn trượt 3 điều. Đó là: ?oCác CLB tham dự V-League đều phải là doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập; BTC giải chuyên nghiệp phải là một đơn vị có tư cách pháp nhân riêng được Đại hội bầu chọn; Các HLV trưởng tại V-League phải có chứng chỉ bằng A của AFC hoặc bằng/chứng chỉ tương đương được AFC công nhận.?
    Như vậy, chỉ còn một điều duy nhất mà các CLB không giải quyết được và hai điều còn lại thuộc phạm trù của VFF. Điều thứ nhất là tương đối khó với các CLB của VN nhưng không phải không có cách giải quyết. GS.TS Dương Nghiệp Chí đã đưa ra một giải pháp khả thi cho tất cả các CLB nhưng không thấy VFF đả động . Điều thứ hai là cách điều hành và bầu bán của VFF. Cái này chỉ có VFF mới có thể giải quyết nhưng 3 năm vẫn không xong. Điều cuối, nếu thực sự vì các CLB và bóng đá nước nhà, VFF đã phải tuyên truyền, tạo điều kiện, và thúc ép các CLB và HLV tham gia các lớp đào tạo HLV bằng A của AFC. Đi học lấy bằng A quốc tế, có ai từ chối?
    Đến ngày 18/10/08, các CLB Việt Nam chắc chắn đã không được tham dự cúp C1 như AFC đã đề ra từ năm 2006. Một lần nữa fancom khẳng định đây là lỗi của VFF. Ngay trong chính buổi họp với AFC, 4 câu lạc bộ của VN đủ tư cách chuyên nghiệp theo AFC được công bố là B.Bình Dương, TMN.CSG, ĐT Long An, và T&T Hà Nội.
    Hơn thế nữa, thật lạ lùng là cho tới ngày 5, 6, 7 của tháng 01/09, các báo VN mới đăng tin Bình Dương bị loại (?). Trong khi đó, ngày 7/1 đã là ngày ? bốc thăm xác định địa điểm thi đấu play-off và chia bảng. Nếu được thi đấu, Bình Dương sẽ đấu play-off với đội vô địch Thái Lan PEA. Theo sắp xếp trước và cố định của AFC, đội vô địch VN gặp đội vô địch Thái Lan, và đội vô địch Singapore gặp đội vô địch cúp C2 châu Á năm trước. Không những vậy, trên trang web của mình, ngày 17/12/08, AFC đã nói rõ SAFFC của Singapore, đội từ đầu được chỉ định đá cúp C2, sẽ đá play-off với PEA . Rõ ràng, ở thời điểm này, AFC cũng chính thức công nhận Bình Dương bị loại. Một lần nữa, VFF không thể không biết chuyện này.
    Không những vậy, VFF còn cho rằng chính Bình Dương không có đủ điều kiện thi đấu! Trên báo Thanh Niên ngày 07/01/09 có đoạn: ?oTôi nghe một đại diện LĐBĐ VN nói chúng tôi không hội đủ các tiêu chuẩn của AFC nên đã gửãi văn bản đến VFF để hỏi rõ?. Không hiểu VFF sẽ tiếp tục bưng bít thông tin đến bao giờ?
    Đến thời điểm hiện tại, chắc chắn các CLB của VN sẽ không tham dự được cúp C1 cho tới hết năm 2011. Vì vậy, hy vọng đến lúc đó, VFF đã hoàn thành chỉ tiêu để không bị loại thêm một thời gian sau năm 2012.
    ------------------------------------------------------
    tác giả: [nick] fancom [/nick]
    được tete_a6 sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 16/01/2009
  4. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50
    HA.GL & ?ohội chứng? Lee Nguyễn
    Nguồn: http://bongdavietnam.org/blog/

    Trong mấy ngày gần đây, các báo online đều đưa tin Lee Nguyễn sẽ chắc chắn trở thành người của HAGL. Cầu thủ này sẽ về tới Việt Nam vào tối ngày 16/1 và có buổi ra mắt chính thức ngay 17/1 tại khách sạn Rex. Bản hợp đồng của Lee Nguyễn kéo dài 3 năm. Đây là một tin vui của bóng đá Việt Nam nói chung vì như các bạn cũng đã biết, Lee Nguyễn là cầu thủ có trình độ cao, và thật sự từ thời Kiatisuk tới bây giờ, V-League vẫn chưa có một tên tuổi thực sự tham gia (mặc dù không thể bằng chuyện Rivaldo về Bunyodkor hay Zico về Sumitomo Metals - tên gọi cũ của Kashima Antlers thuộc J-League - trước đây nhưng vẫn hơn là không có).
    Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người mù mờ về khả năng cầu thủ này và có những bài báo đả kích việc chiêu mộ Lee Nguyễn của HAGL. Điển hình nhất là bài ?oHA.GL & ?ohội chứng? Lee Nguyễn? của Tùy Phong trên báo Thể Thao Văn Hóa. Đây có thể được coi là một trong những bài báo thể thao nực cười nhất trong nhiều năm trở lại đây.
    Trích đoạn bài viết: ?oTất nhiên, khả năng của một cầu thủ từng khoác áo tuyển Mỹ, thì với ta là ?ooai? rồi. Lịch sử V-League, có lẽ chưa từng thừa hưởng một ?otên tuổi lớn? của bóng đá thế giới như thế. Nhưng tưởng tượng nhé, Lee Nguyễn cầm bóng, loại bỏ 1, 2, rồi 3 cầu thủ đối phương và gì nữa? Anh chuyền bóng cho một ai đó ở tuyến trên và hết. Lee Nguyễn tài thật, nhưng cần nhớ rằng, chưa một ngoại binh nào cao 1m73 mà trở thành ông Vua ở V-League cả. Nguyễn chơi ở khu giữa sân và liệu mình anh có quán xuyến hết khu vực cực kỳ quan trọng này, điều mà đội trưởng tuyển Thái Lan Thonglao Datsakorn từng thất bại??
    Không chắc là anh phóng viên đã xem Lee Nguyễn chơi trực tiếp trận nào chưa mà viết được như vậy, nhưng đọc đến đoạn này, nhất là đoạn được in đậm, thì không khỏi ngạc nhiên. Đi bóng qua 3 người rồi chuyền bóng? Thể chẳng phải đã qua hơn nửa hàng phòng ngự đối phương rồi còn đâu? Nên nhớ Lee Nguyễn là tiền vệ tấn công thuần túy, không mấy khi tham gia phòng ngự. Không những vậy, sau khi vượt qua 3 cầu thủ, Lee còn chuyền bóng được cho người khác. Ở V-League, số người làm được như vậy là bao nhiêu? Chẳng có ai cả vì nếu rê rắt được như vậy rồi thì đến người cuối sẽ bị phạm lỗi.
    Ngoài ra, chuyện so sánh Lee Nguyễn với Thonglao là khập khiễng. Thonglao chưa bao giờ được các clb châu Âu để mắt tới. Anh ta còn không được các clb của Trung Quốc, hay Hàn Quốc chiêu mộ chứ chưa nói tới J-League. Lee Nguyễn cao 1m73 thật và chỉ cao ngang Thonglao nhưng Lee có nền tảng thể lực tốt hơn Thonglao nhiều nếu lấy mặt bằng thể lực V-League ra để làm chuẩn. Minh Châu cũng đâu có cao nhưng khỏe nên vẫn đá rất tốt. Hơn thế nữa, chắc các bạn còn nhớ, Lee Nguyễn có hành trình bay hơn 30 tiếng rồi ra sân ngay hôm sau đá thử việc. Lee vẫn ghi được 3 bàn và chuyền quyết định một bàn trong trận thắng Bình Định 5-1. Và nhất là, chưa có ngoại binh nào ?olàm vua? V-league với chiều cao 1m73 không có nghĩa sẽ không có. Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ không đồng nghĩa với việc nó sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai. Ngẫm lại, câu này của anh phóng viên cũng sai vì trước đây Kiatisuk chỉ cao có ? 1m71. Có thể anh ta không cho rằng Kiatisuk ?olàm vua? của V-League nhưng không thể phủ nhận tiền đạo này đã tung hoành trên sân cỏ Việt Nam. Lee Nguyễn khó có chỗ đứng trên đất Châu Âu nhưng hoàn toàn có thể làm khuynh đảo giải V-League.
    Fancom không phải là người duy nhất có suy nghĩ trên. McQueen trên diễn đàn ttvnol có một bài bình luận về bài báo này rất hay và fancom muốn chia sẻ với mọi người:
    ?o*** một thằng tiền vệ công mà đi bóng qua được 2,3 cầu thủ đối phương rồi sau đó còn chưa bị phạm lỗi và chuyền được nữa, thì hàng hậu vệ đối phương thủng ** nó rồi. Một trận đấu mà bị 3 lần như thế thì đối thủ thua *** nó rồi còn đâu. Muốn gì nữa? Chả lẽ thằng Lee phải đi qua cả đội rồi ghi bàn mới gọi là đỉnh.?
    Về phần 2 của bài báo, mcqueen bình luận tiếp:
    ?oNên nhớ Lee qua Randers FC theo dạng chuyển nhượng tự do, chơi lại không phải là nổi ở Randers ( chỉ ghi 1 bàn thắng), nên chả có lí do gì HAGL phải trả 1, 2 triệu phí chuyển nhượng cả. Hơn nữa tháng 4.09 hợp đồng với Randers hết rồi, làm gì còn phí chuyển nhượng nữa.(1)
    Tôi đã xem vài trận của Randers FC, đúng là Lee không phù hợp thật. Vì bọn này chơi 1 chạm và bóng dài, đua tốc độ. Lee lại là dạng cầm bóng rồi rê 1,2 nhịp rồi mới chuyền. Ngoài ra Lee là 1 dạng tiền vệ công cánh trái, chứ không phải là 1 playmaker thực sự, tung ra những đường chuyền độc cho tiền đạo giải quyết, thế cho nên anh ta không có chỗ tại Randers FC.
    Một lí do nữa của Lee, theo tôi là yếu tố quyết định để 1 cầu thủ thành công tại các giải ngoại hạng châu âu, là sự lạnh lùng và khả năng cạnh tranh. Rất nhiều cầu thủ tiềm năng tại châu âu đã chìm chỉ vì lí do này. Khi anh không bất chấp tất cả, và ?okhôn ngoan? nữa, thì thực sự rất khó tồn tại trong 1 môi trường khắc nghiệt như ở châu âu. Đôi khi tài năng không chưa đủ. Có lẽ Lee, với bản tính rụt rè của người châu Á, cũng không thành công là vì vậy.
    Thực ra về V-League cũng không phải là tồi. HAGL có tham vọng, nếu năm sau được tham dự AFC Champion League, có khi Lee lại được để mắt, và sau đó có thể thi đấu ở J-League (2). Nên nhớ chất lượng J-League không thua kém các giải ngoại hạng trung bình ở châu âu nhé. Mà môi trường lại là châu á, có lẽ thích hợp hơn.?
    Fancom muốn làm rõ hơn điểm (1) và (2) trong đoạn trích trên để giúp các bạn hiểu thêm. Theo luật Bosman, một cầu thủ của đội A được tự do đàm phán với các clb khác (B, C, D?) trong 6 tháng cuối của hợp đồng để đi đến chuyển nhượng tự do tới một trong những clb đã đàm phán sau khi hợp đồng với đội A kết thúc. Như vậy, trong trường hợp này, Randers FC là đội A, HAGL là đội B, và thời gian đàm phán nằm trong khoảng 6 tháng cuối của hợp đồng giữa Lee Nguyễn và Randers. Cho nên, thật dễ hiểu là lúc đàm phán, Randers có 2 lựa chọn: 1/ bán Lee Nguyễn với giá phải chăng (hoặc rẻ) để cầu thủ này chuyển nhượng ngay lập tức 2/ không bán ngay và có nguy cơ mất trắng Lee Nguyễn nếu anh ta không chịu gia hạn hợp đồng. Bởi vậy chắc chắn không có chuyện bầu Đức phải mua với giá 1, 2 triệu đô. Thậm chí chưa chắc giá chuyển nhượng của Lee Nguyễn bằng với số tiền lót tay cho Công Vinh (7 tỉ).
    Điều (2) cũng rất dễ xảy ra khi từ năm nay, giải J-League cùng ACL (cúp C1 châu Á) áp dụng luật ?oAsian Berth? . Trong J-League, luật này cho phép các clb có thêm một cầu thủ nước ngoài thi đấu trên sân (hiện tại là 3) nhưng phải là người châu Á. Luật cũng được áp dụng một cách tương tự trong cúp C1. Trong năm nay, với luật 2 quốc tịch mới, Lee Nguyễn sẽ trở thành công dân Việt Nam. Bởi vậy, nếu thi đấu nổi bật cùng với việc J-League đang tính chuyện mở rộng sang các thị trường tiềm năng, nhất là ở Đông Nam Á (J-League ở TQ là điều rất khó vì lí do lịch sử?), chuyện Lee Nguyễn sang thi đấu ở J-League là khả thi.
    Tóm lại, bài báo trên trang Thể Thao Văn Hóa dựa quá nhiều vào khả năng phỏng đoán của tác giả. Để kết thúc bài này, fancom xin đăng lại lời bình của ***movie cũng trên ttvnol:
    ?oNhưng thử tưởng tượng nhé , anh PTV cầm bút , viết 1,2, rồi 3 dòng và gì nữa? Anh lại tưởng tượng rồi viết tiếp. Anh tài thật , nhưng cần nhớ rằng , chưa một PTV không có não nào mà trở thành ông Vua bồi bút ở VN cả.?
    tác giả: [nick] fancom [/nick] (có trích dẫn bài viết của các bác mc_queen1 , ***movie )
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này