1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng nói của người Việt mình ngày xưa có giống như bây giờ không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi denva80, 15/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    ngày xưa các cụ xem chử Nho là chử của "Thánh hiền" vì thế các bài thơ cổ của Kinh Thi, Đường Thi, Tống Thi... thì các cụ tự đọc và tự hiểu với nhau, những người không biết chử thì nghe ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, chính vì thế người xưa rất tôn trọng người có học.
    những bài chiếu, chế, biểu của Vua hoặc cáo thị... viết bằng chử Hán thì người đọc có nghĩa vụ phiên dịch nó ra ngôn ngử hàng ngày cho người không biết chử hiểu, còn đọc cho các quan nghe thì đọc nguyên bản tiếng Hán luôn, các quan sẽ tự hiểu không cần phiên dịch.
  2. haitotbung

    haitotbung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2005
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    1
    Cái bôi đậm này hay đấy. Bạn giải thích thêm cho tớ đi. "Tiếng Việt hiện đại" khác "tiếng việt cũ" như thế nào?
    Và vì sao tiếng Việt hiện đại lại "mới có" từ thế kỷ 17? Sự kiện nào đánh dấu sự ra đời của tiếng Việt hiện đại?
  3. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16
    Chuẩn, đúng là như thế các bác ạ[r2)]
    Nói chung là các bác yên tâm, các cụ nhà mình ngày xưa nói thé nào thì VỀ CƠ BẢN mình bây giờ vẫn nói thế ấy, nhất là ngôn ngữ thường ngày, số lượng các từ vựng, ngữ âm đc lưu giữ lại rất nhiều. Tất nhiên là theo quá trình phát triển bao nhiêu năm, ngôn ngữ nào cũng sẽ bị ảnh hưởng, du nhập từ mới, cách đọc mới, mất đi các từ cũ, tiếng mình cũng thế, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khi mà mình ko thể có những từ biểu đạt đc đúng ỹ nghĩa nên cữ giữ nguyên từ đó.

    Ngày xưa tuy là mình viết chữ Hán nhưng mình ko nói tiếng Hán, mình đọc những chữ đó theo cách đọc của người mình, các cụ có học, biết chữ tự hiểu với nhau, chứ ngưòi ko biết chữ nghe cũng chịu, thế nên mới có "diễn nôm" (diễn giải ý tứ bài thơ, văn sang nghĩa thông thường cho mọi người cùng hiểu). Khi tiếp sứ giả vẫn có phiên dịch đàng hoàng, nếu thích thì các cụ bút đàm (cùng viết cái mình muốn nói ra giấy) với người nước ngoài.[:D]
  4. ao2daybenho

    ao2daybenho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    1.641
    Đã được thích:
    0
    Chết cười với các cụ. ơ thế ngày xưa nói khác bây giờ nhều lắm hả cụ
  5. canhbuomden

    canhbuomden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    ko hiểu thời nhà Đinh mình đã nói tiếng việt chưa nhỉ?
    nếu mình cứ nói và viết ngôn ngữ Hán thì có khi giờ mình là người đại Hán roài cũng nên há há
    giờ dùng chữ hán kèm "diễn Nôm" nhưng lại nói tiếng việt như mình hồi xưa chắc chỉ còn anh Nhật nhỉ, thấy nhật dùng cả chứ hán, chữa kanji và nói tiếng nhật, hic hic hèn chi là ngôn gnữ phức tạp nhất thế giới.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tiếng Việt nó có từ thời nguyên thủy rồi chứ bác :( Ngôn ngữ cũng như một thực thể sống, nó luôn biến đổi thích nghi với môi trường, cho nên chắc rằng thời đại nào cũng có những nét khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì vẫn là tiếng Việt, tức là tồn tại một lượng từ giống nhau đủ lớn, để người ta không nhầm thành tiếng khác. Nghe bảo tiếng Ấn Độ giờ mới khác nhiều, vì họ mượn rất nhiều tiếng Anh. Chữ viết để ghi lại tiếng Việt thì ngày xưa có chữ Việt cổ, sau đó đến chữ Nôm và chữ Quốc ngữ bây giờ. Tuy nhiên khi không có chữ viết thì ngôn ngữ vẫn tồn tại.
    Tiếng Việt ta cũng phức tạp chẳng kém gì tiếng Nhật bác ạ. Cũng có tiếng Hán (các từ Hán Việt) cũng ghi lại tiếng nói bằng chữ Latinh đấy thôi.
  7. Mr_Miyagi

    Mr_Miyagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa gọi Bố mẹ là Thầy với U, bây giờ gọi bố mẹ là Bố mẹ, ba má

    Chắc mai sau sẽ là Papa và mami :)
  8. monaco_vn

    monaco_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Về cơ bản thì vẫn là tiếng Việt/ chữ quốc ngữ ngày xưa.

    Ngôn ngữ nào cũng có sự biến đổi theo thời gian, văn hoá, lịch sử. Ví dụ dễ hiểu nhất, ngôn ngữ chat/ blog của 9x bây giờ lai căng, thay đổi so với các thế 8x,7x, 6x... nữa là so với người Việt thời xưa!
  9. ndcuong01

    ndcuong01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn là có nhiều biến đổi chứ. Ví dụ, ngày xưa mọi người nói chuyện nhiều hơn bây giờ, vì nói là công cụ giao tiếp chính mà. Theo mình tiếng Việt hồi xưa trong sáng và rõ nghe, dễ hiểu hơn, lại truyền cảm hơn.
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Đúng rồi. Bây giờ nhiều em bé cứ hỏi xin cách tán tỉnh nhau qua chữ viết, cụ thể là qua sms và blog bliếc, trong khi đó nửa năm đến tận 2 năm vẫn nhất quyết không chịu gặp nhau. Yêu đương thời hiện đại nên có những em chỉ cần nhìn chữ và ảnh, chứ không cần gặp nhau để nói chuyện.

Chia sẻ trang này