1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tieng thai ba con oi!hay lam

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi darawadi, 10/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    đay là baì mình sưu tập được ở trên mạng hay lắm đó
    Tiếng Thái lạ?


    Theo Từ điển bách khoa Britannica (2002), ngữ hệ "Tai-Kadai" - mà thứ tiếng chính là quốc ngữ của nước Thái-lan -, không có liên hệ gì chắc chắn với bất cứ thứ tiếng nào khác xung quanh nó cả.

    Thoạt tiên, do thấy Tai-Kadai (T-K) có thanh điệu (tức dấu) và có nhiều từ giống tiếng Tàu, giới chuyên môn bèn xếp nó vào ngữ hệ Hoa-Tạng. Sau khi biết rất nhiều từ vựng căn bản của T-K thực ra không phải gốc Hoa, giả thuyết này bị loại bỏ. Năm 1942, học giả Mỹ Paul Benedict đề xuất T-K có dính líu với ngữ hệ Nam đảo (Austronesian). Giả thuyết Austro-Tai gây xôn xao một thời, nhưng đến nay vẫn chưa được đa số chấp nhận. [1]

    Những ngôn ngữ lớn trên thế giới [2] của Ðại học Oxford (1987) khảo về 48 ngữ và ngữ hệ, do nhiều chuyên gia phụ trách. Xem kỹ, từ bài giới thiệu toàn bộ công trình của chủ biên đến bài viết chung về hệ T-K đến bài bàn riêng về tiếng Thái-lan, cũng không thấy giả thuyết nào mới về nguồn gốc tiếng nói của các dân tộc Thái.

    T-K quả bí mật đến thế sao?

    Dưới đây sẽ đưa ra bằng chứng về liên hệ rất đặc biệt giữa thứ tiếng ấy và tiếng Việt.


    Thử nhìn cho kỹ

    Ngữ hệ Tai-Kadai phân bố rộng rãi: ngoài hai địa bàn chính là Thái-lan và Lào, nó còn hiện diện ở Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Ðông, Hải Nam), Việt Nam (thượng du phía bắc), Miến Ðiện, và cả Ấn Độ (tỉnh Assam, phía đông bắc).

    Vì tiếng Thái-lan được xem là tiếng chính và vì lý do thực tế, việc tìm hiểu sẽ giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ ấy, từ đây gọi vắn tắt là tiếng Thái.

    Từ vựng

    Tiếng Thái cũng đơn âm và có dấu như tiếng Việt [3] . Thanh điệu trong tiếng Thái đại khái tương đương với không, huyền, sắc, nặng, ngã trong tiếng Việt. [4]

    Khác hẳn các ngôn ngữ trong hệ Ấn-Âu, từ Thái và từ Việt không bao giờ biến thể vì bất cứ lý do gì. Không bao giờ có chuyện mít thành míts, xanh thành xanhe, chạy thành chạyed, chạying v.v.
    Về những từ căn bản, có ít nhất năm sáu trăm trường hợp tiếng Thái rất giống tiếng Việt. [5]

    Ðể tiện suy nghĩ, tạm chia số từ "chung" này làm 16 nhóm như sau:

    (1) Nhóm Cơ thể. Ví dụ: lang (lưng), khrao (râu), phung (bụng), san (xương), kang (cằm), khar (cẳng), kho (cổ), lai (vai), kho hoi (cổ họng), eo (eo).

    (2) Nhóm Cảm giác. Ví dụ: dam (đen, thâm), horm (thơm), nak (nặng), tian (trơn), ot (đói), fart (chát), shuet (hoét-nhạt), yark (khát), nuai (oải).

    (3) Nhóm Sinh hoạt căn bản. Ví dụ: thup (thụi), khen (chẹn), op (ôm), kho (khõ), khae (khảy), toi (thoi), kao (cào), yut (giật), khwarng (quăng), thap (đạp), hayeng (kiễng), yorng (dựng-tóc), yam (giẫm), ngoei (ngước), ngok (ngóc), kat (cắn), kharp (cạp), ar (há), om (ngậm), khai (khạc), niyom (nếm), kom (khom), morp (mọp), khot (co), cho (chọt), chorng (chong - mắt).

    (4) Nhóm Quan hệ gia đình. Ví dụ: tia (tía), mae (mẹ).

    (5) Nhóm Sản phẩm nhân tạo. Ví dụ: naa (ná), krong (***g), marn (màn), klorng (trống), phat (quạt), rua (rào), khorng (cồng), ple-yuan (võng), khel (kèn), tum (chum), keea (cửi), khrok (cối), moong (mùng), khem (kim), chaeo (chèo), sao (sào), khao (gạo), sin (xiêm), thong (ống).

    (6) Nhóm Ý niệm thời gian. Ví dụ: phrorm (rồi), sarng (sáng), warn (qua), duan (tháng), mai (mới), kae (già), nee (nay), khoei (quen).

    (7) Nhóm Ý niệm không gian. Ví dụ: to (to), wong (vòng), klom (tròn), kong (cong), luk (lút), lum (lúm), prong (rỗng), yao (dài), tam (thấp), khaep (hẹp), **** (sít), noi (nhỏ), lek (lắt-nhỏ), nit (nhít-nhỏ), khap (chật).

    (8) Nhóm Ý thức về trạng thái, chất lượng. Ví dụ: rorn (rôm-sảy), krorp (ròn), sa-art (sạch), prong (trong), rao (rạn), naen (nêm- đông), puai (hoai-phân), mue (mờ), ler (dơ), puan (bẩn), mun (mụ-đờ đẫn), mhod (mỏi), yun (dùn, chùng), rarp (rạp), nieo (dẻo, nếp), ae-at (kẹt), rua (rò), ung (ồn), nao (nẫu), rom (râm), hot (hóp), hieo (héo).

    (9) Nhóm Ý thức tổng quát. Ví dụ: taek (tét-bể), ngorn (ngọn), yort (chót), yot (rớt), trong (trúng), phit (phét), du (dữ), loi (nổi), luem (lẫn-quên), phlat (lạc-quên đường), phung (phun), barn (banh-mở), phut (phựt-bật lên), op (ấp), larm (lan-lan tràn), plaek (lạ), sut (sụt), pong (phồng), tarng (đàng), naeo (nẻo), phler (lỡ, nhỡ).

    (10) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Cụ thể. Ví dụ: tum (thấm, chặm), cho (trỗ), thak pia (thắt bín), yarng (nướng), hor (bó), phar (pha-cắt thịt), naep (nẹp), ru (rũ), chum (chấm), dap (dập), cheep (chít), chieo (chiên), mo (mài), tham (làm), rot (rót), sheet (xịt), chaek (trét), nung (nung), khuan (khuấy), nen (nén), kwart (quét), khwar (khoác), um (ẵm), bok (bảo), leo (quẹo), pork (gọt), pert (bật).

    (11) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Trừu tượng. Ví dụ: term (thêm), khui mo (khoe mẽ), khor (hỏi), thai (thay), luak (lựa), luang (lừa), puan (bạn), tham rai (làm hại), kliat (ghét), chai (trả), thar (thách), yo (đố), phoei (phơi-phơi bày), war (quở-mắng), thorn chai (thở dài), yoo (ở), yua (đùa), shai (xài), yiam (thăm), thoi (thôi).

    (12) Nhóm Thiên nhiên - Ðộng vật. Ví dụ: maeo (mèo), kai (gà), kar (quạ), maa (má - chó), plar (cá), mat (mạt), tuk kae (tắc kè), yieo (diều), khao maeo (cú mèo), kaeo (két), plar muk (cá mực), aen (én), ngar (ngà).

    (13) Nhóm Thiên nhiên - Thực vật. Ví dụ: phai (pheo-tre), king (cành), pot (bắp), na (na), khing (gừng), muang (muỗm), horm (hành), fin (phiện), tua (đậu), son (thông), wai (mây), shar (trà).

    (14) Nhóm Thiên nhiên - Tổng quát. Ví dụ: tharn (than), mek (mây), lok (đất), tok (thác), nern (nổng), dong (rừng), mork (móc), long (ròng-nước), chan (trăng), saeng chan (sáng trăng), lon (lớn-nước).

    (15) Nhóm Từ kép. Ví dụ: kham nap (khép nép), rung rot (rạng rỡ), sa-warng sa-wai (sáng sủa), lom leo (lỏng lẻo), lork luang (lọc lừa), ruai ruai (hoài hoài), ngong nguey (ngẩn ngơ), yim yim (lâm râm), lo le (lo le), ruen rerng (rộn ràng), khlum khlua (âm u), nit noi (nhít nhỏ), plao plieo (loi lẻ), war we (quạnh quẽ), tam toi (thấp thỏi), pha som (pha trộn), khap khaep (chật hẹp), rok rark (gốc gác), kroke krark (rột rạt), uet art (uể oải), ot yark (đói khát), long tharng (lang thang), up ip (ấp ứ), on en (ỏn ẻn), khem khaeng (khỏe khoắn).

    (16) Nhóm Linh tinh. Ví dụ: mae war (mặc dầu), lam (lắm), ruam kab (gồm cả), thaen (thay), shern (xin), khong lua (còn lại), yang (vẫn), yang khong (vẫn còn), kwar (quá), dai (đã), kum lang (đang), cha (sẽ), nee (này), nai (nào), krai (ai).

    Ðây mới chỉ là chút kiến thức nông cạn, ngẫu nhiên. Có thể tìm hiểu kỹ sẽ thấy về từ vựng tiếng Thái còn giống tiếng Việt hơn thế nữa.

    Tuy nhiên, giống như trên tưởng cũng đủ gợi vô vàn thắc mắc. Người Việt Nam với người Thái-lan đâu có tiếp xúc gì đáng kể, sao dùng lắm từ giống nhau vậy, giống từ eo, lưng, mèo, cá, na, muỗm, than, mây, kèn, trống, đến đen, nặng, thơm, to, nhỏ, dài, hẹp, đến ôm, gõ, đạp, giẫm, ngậm, nếm, khom, đến mẹ, tía, đến sáng, mới, già, đến sạch, trong, rạn, nẫu, hoai, héo, đến ngọn, chót, lạc, lạ, đường, nẻo, đến ẵm con, quét nhà, thắt bín, pha thịt, nướng thịt, đến lựa, lừa, thách, làm, trả, thăm, thở dài, khoe mẽ? Lạ hơn nữa là giống cả ở những cái "riêng tư" như khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ, lo le, rộn ràng, ỏn ẻn, lang thang và những cái tuy "thiếu nội dung" nhưng rất cần thiết cho lời ăn tiếng nói như mặc dầu, vẫn còn, còn lại, đã, đang, sẽ!

    Ngữ pháp

    Rõ ràng người Thái-lan có "san" với người Việt Nam rất nhiều từ căn bản. Trong cách cấu tạo câu, cấu tạo từ phức tạp, họ có "sẻ" gì với ta chăng?

    Ðể so sánh hai cách đặt câu, không gì bằng dịch sát từng chữ trong mỗi câu. Dịch như thế, rồi để hai câu song song thì có giống nhau hay không, giống nhiều giống ít, sẽ thấy được ngay mà không phải thông qua thuật ngữ rắc rối hay khái niệm ngữ pháp chủ quan của ai ai cả.

    Dưới đây là bằng chứng cho thấy về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt cách lạ lùng, giống từ tinh thần đến tận những chỗ rất đỗi tế nhị.

    (1) Cấu trúc Ðề-Thuyết:

    Cao Xuân Hạo nhiều lần nhấn mạnh cấu trúc Ðề-Thuyết của tiếng Việt. Ðề-Thuyết cũng chính là cấu trúc cơ bản của tiếng Thái.


    Phom / shue Mai. Tôi / tên Mai.
    Wan nee / wan sao. Hôm nay / thứ sáu.
    Ruang nee / phom krot maak. Chuyện này / tôi giận lắm.


    (2) Tính "động" của tính từ:

    Tiếng Thái có chữ pen, tương đương với chữ Việt là. Nhưng cũng như ta, họ nói baan suay (nhà đẹp), chứ không nói baan pen suay (nhà là đẹp). Ðây cũng chỉ do cách cấu trúc Ðề-Thuyết. Câu baan suay làm người Anh thắc mắc, nhưng với ta thì quá tự nhiên.

    (3) Ít "của":

    Tiếng Thái có "của", nhưng cũng ít dùng như tiếng Việt: mae phom (mẹ tôi) thay vì mae khong phom (mẹ của tôi).

    (4) Chia thì:

    Thái giống Việt, không tự động chia thì mà chỉ chia khi cần làm rõ hay nhấn mạnh. Các cách cho biết "thì" của tiếng Thái cũng giống y như trong tiếng Việt.


    Khao dai ma. Nó đã đến.
    Khao maa laeo. Nó đến rồi.
    Khao kum-lang ma. Nó đang đến.
    Khao cha ma. Nó sẽ đến.


    Ðể chỉ quá khứ, tiếng Thái còn dùng chữ khoei, tương đương với chữ từng của ta:


    Phom khoei pai Fa-rang-set. Tôi từng đi Pháp.


    (5) Câu "mà":

    Từ Thái thee tương đương với từ Việt mà (tiếng Anh phân biệt thành who, which, where).


    Baan thee khao yoo. Nhà mà nó ở.
    Rot thee khao sue. Xe mà nó mua.


    (6) Câu so sánh:

    Thái đặt loại câu này y như Việt. Chữ kwa là chữ quá.


    Nang-see / nee / yaak / kwa / nang-see / nan.
    Sách / này / khó / hơn / sách / kia.
    Nang-see / nee / yaak / thee-soot.
    Sách / này / khó / nhất.


    (7) Câu phủ định:

    Thái có ít nhất bốn cách đặt câu phủ định. Ba cách giống y Việt, một cách hơi "cứng".


    Phom mai sarb. Tôi không biết.
    Mai mee sieng tob rub. Không có tiếng trả lời.
    Bai nee mai chai khong khao. Cái này không phải của nó.
    Phom kin mai dai. Tôi ăn không được.
    Câu này tiếng Việt nói "Tôi không ăn được."


    (8) Câu hỏi "tổng quát":

    Thái có ít nhất chín cách đặt câu hỏi tổng quát, cách nào cũng y như Việt.

    Nếu không đoán được câu trả lời:


    Khao ma mai? Nó đến không?
    Khun pai rue plao? Ông đi hay không?
    Shuay phom noi dai mai? Giúp tôi chút được không?
    Mee kon khab mai? Có người lái không?
    Khao pai rue yang? Nó đi hay chưa?


    Nếu nghĩ sẽ được xác nhận:


    Khun sa-bai dee rue? Ông mạnh giỏi chứ?


    Nếu đoán chắc sẽ được xác nhận:


    Khun tong-kan pai, chai mai? Ông cần đi, phải không?


    Nếu chỉ để lập lại thông tin:


    Nam-mun mhod rue? Xăng hết à?


    Hỏi mà câu trả lời không phải là không hay có:


    Mee pla arai barng? Có cá gì đó?


    Ðể ý rằng mai, mee, dai, chai, yang luôn luôn là không, có, được, phải, chưa, bất kể dùng trong câu phủ định hay trong câu hỏi. Chữ plao cũng luôn luôn là không. Chỉ có chữ rue khi là hay, khi là chứ, khi là à.

    (9) Câu hỏi dùng Ai, Gì v.v.:

    Giống y tiếng Việt, chỉ thỉnh thoảng hơi "dông dài".


    Rao cha long rua mua rai? Ta sẽ lên thuyền lúc nào?
    Mua rai khun cha ma eek? Khi nào ông sẽ đến nữa?
    Krai rian phaa-saa Thai? Ai học tiếng Thái?
    Khun shue arai? Ông tên gì?
    Pai nai? Ði đâu?
    Hotel nai dee? Khách sạn nào tốt?
    Ra-ka thao rai? Giá bao nhiêu?
    Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu mất bao nhiêu?
    Ta-na-kan pert gee mong? Nhà băng mở mấy giờ?
    Phom tong tham yarng rai? Tôi phải làm thế nào?
    Khun cha pai yarng rai? Ông sẽ đi thế nào?


    (10) Cách dùng trợ từ:

    Giống tiếng Việt cách kỳ dị.


    Phaeng kern pai! Ðắt quá đi!
    Pai hai phon! Ði cho rảnh!
    Phom aan mai ok. Tôi đọc không ra.
    Phom mai roo rueng arai loey. Tôi không biết chuyện gì cả.
    Mee rot hai shao mai? Có xe cho mướn không?
    Khao tham hai phom rop kuan. Nó làm cho tôi khó chịu.
    Phom yark dai ra-ka took kwa. Tôi muốn được giá rẻ hơn.
    Khao yang rian wichaa nan. Nó vẫn học môn ấy.
    Khao yang kong kin. Nó vẫn còn ăn.
    Ao sha ma hai phom. Mang trà tới cho tôi.
    Phom leum ao ngern ma. Tôi quên mang tiền theo.
    Mai hen mee ruang nee. Không hề có chuyện này.
    Bok hai phom sarb duey. Nói cho tôi biết với.
    Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu?
    Sha sia laeo! Trễ mất rồi!
    Tham ayng rue? Làm lấy à?
    Phom mai dai pai eek laeo. Tôi không được đi nữa rồi.
  2. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    11) Cách dùng tiếng xưng, hô:
    So với tiếng Anh, chẳng hạn, thì tiếng Thái và tiếng Việt hết sức phong phú nhân xưng đại danh từ. Người Anh xưng I, thì người Thái, người Việt có thể xưng tôi, ông, bác, chú, anh, em v.v., tùy đang nói chuyện với ai.
    Từ Thái rao giống từ Việt ta ở chỗ cũng dùng để nói với người dưới hoặc với chính mình.
    (12) Cách trả lời câu hỏi:
    Tiếng Anh phải chọn giữa Yes và No. Tiếng Thái linh động y như tiếng Việt.

    Ar-harn phaeng mai? Phaeng (Mai phaeng). Ðồ ăn đắt không? Ðắt (Không đắt).
    ..., chai mai? Chai (Mai chai). ..., phải không? Phải (Không phải).
    Khun pai rue plao? Pai (Plao). Ông đi hay không? Ði (Không).

    (13) Câu mệnh lệnh xác định:
    Tiếng Thái cũng thêm chữ ở cuối câu:

    Fung see! Nghe đây!
    Doo khao see! Nhìn nó kìa!
    Pert pra-too si! Mở cửa ra!

    (14) Cách nói cho lịch sự:
    Tiếng Thái cũng dùng cách thêm chữ ở cuối câu.

    Khun ma chark nai krup? Ông đến từ đâu ạ?
    Khun pai nai ka? Ông đi đâu ạ?
    Ðàn ông dùng krup, đàn bà dùng ka.

    (15) Cách cấu tạo từ phức tạp:
    Có bốn cách chính, đều phổ thông trong tiếng Việt.

    Thêm chữ phụ phía trước: naa là đáng, rak là yêu, naa-rak là đáng-yêu.

    Ðặt liền hai chữ ngang hàng: hung là nấu, tom là luộc, hung-tom nghĩa giống tiếng Việt nấu-nướng. Ðặc biệt, phor-look (cha-con) có thể là "cha và con", "cha hoặc con", hay "cha của con", y như tiếng Việt.

    Lặp lại chữ, hoặc y hệt, hoặc biến đổi chút ít. dek-dek (trẻ-trẻ) là nhiều đứa trẻ; tiếng Việt nói nhà-nhà, người-người. Yung-ying là lẫn-lộn, soo-see là lảo-đảo.
    Dùng cả một cụm từ để diễn ý. Mai-khit-fai là que-đánh-lửa, tức que diêm. Ta nói gậy-cời-than, móc-áo, thuốc-đánh-răng v.v. Tiin-taa-tiin-cay (mở-mắt-mở-tim) là đầy bỡ ngỡ, hồi hộp. Ta nói mở-mày-mở-mặt để diễn ý hãnh diện, chẳng hạn.
    (16) Dùng loại từ:
    Tiếng Anh chỉ dùng loại từ khi không đếm được trực tiếp: two packs of butter (hai tui bo), nhưng two cars (hai xe). Thái, Việt dùng loại từ cho mọi trường hợp: không những nói bia see khuat (bia bốn chai), mà còn nói rot saam kun (xe ba cái), maa soong tua (chó hai con), kluay ha bai (chuối năm trai).
    (17) Vài chỗ dị biệt:
    Có lẽ chỗ khác đáng kể nhất giữa Thái với Việt là ở vị trí tương đối của danh từ, loại từ và số từ. Thái nói dek saam khon (trẻ ba đứa), dek loo saam khon (trẻ xinh ba đứa), dek loo saam khon nee (trẻ xinh ba đứa này). Việt nói Ba đứa trẻ, Ba đứa trẻ xinh, Ba đứa trẻ xinh này [6] . Ngoài ra, nếu chỉ có một thì tiếng Thái lại nói dek khon neung (trẻ đứa một), thay vì một đứa trẻ.
    Thái đôi khi dùng dai (được) "không cần thiết": Phom cham dai (Tôi nhớ được), Phom cham mai dai (Tôi nhớ không được). Việt nói gọn: Tôi nhớ, Tôi không nhớ.
    Vị trí của chữ dai (đã) trong câu phủ định Thái ngược với vị trí trong câu Việt: Phom mai dai tham (Tôi không đã làm), thay vì Tôi đã không làm.
    Tiếng Thái đôi khi dùng chữ cha (sẽ) "không cần thiết": Phom mai yaak cha rian wichaa nan (Tôi không muốn sẽ học môn ấy), thay vì Tôi không muốn học môn ấy.
    Ba chỗ khác cuối dường như chỉ làm tiếng Thái có vẻ hơi "cứng" hay hơi "dông dài", hơn là làm nó thực sự khác tiếng ta.
    Nhìn chung, về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt đến mức ta rất dễ có cảm tưởng chỉ cần vài hôm là có thể thạo Thái!
    xem xong cac ban cho y kiên ha
  3. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    "Nhìn chung, về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt đến mức ta rất dễ có cảm tưởng chỉ cần vài hôm là có thể thạo Thái! " - đâu có phải giống tiếng Việt, dễ học thì chắc chắn là "hay"??
    Ngôn ngữ là sự thể hiện ra bằng lời của tư duy. Cách dùng từ, dùng cấu trúc câu,... cũng phần nào thể hiện cách tư duy hay nhìn nhận sự vật. Về điểm này, chúng ta không học thêm được cách nhìn nhận mới nào qua việc học tiếng Thái, vì nó giống tiếng Việt quá ---> cách nhìn nhận sự vật và lối thể hiện suy nghĩa khá giống nhau ----> không học thêm được cái gì mới.
    Hãy so sánh:
    Muaw wan khun pai nai? = Hôm qua bạn đi đâu? (tiếng Thái và tiếng Việt)
    với:
    Where did you go yesterday?
    Có thể thấy là thông tin cần biết được đưa ra ngay (where), trong khi ở tiếng Thái và tiếng Việt lại "chậm" hơn, để ở cuối cùng của câu. Rõ ràng là người phương Tây thực dụng và "đi luôn vào vấn đề" hơn so với cư dân Thái và Việt qua cách dùng cấu trúc câu ở trên (thông tin gì quan trọng nhất được đưa ra ngay đầu tiên).
    Các bạn có thể tìm nhiều ví dụ minh hoạ khác để so sánh, hay lắm.
  4. PhilipPham

    PhilipPham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thật sự em rất cảm phục các anh khi đọc 2 bài viết của các anh. Phai nói là TUYỆT!
    Em vào box này cũng đã lâu nhưng bài post thì còn khiêm tốn. Hôm nay biết thêm những thông tin giá trị này làm cho em hưng phấn quá..
    Bài viết của anh Darawadi thật chỉn chu, chi tiết và súc tích. Là một sinh viên khoa Đông Nam Á, đây có thể nói là những thông tin thật sự cần thiết và hữu ích cho sinh viên bọn em. Nếu được làm bạn với anh để học hỏi và tích tụ những kiến thức từ anh thi vinh hạnh quá.
    Về sự phân tích của anh nw4good, không thể còn từ ngữ nao để điễn tả sự sắc sảo của anh bằng từ " nghệ thuật". Anh phân tích câu thật sâu sắc và nghệ sĩ bằng những ngôn từ quá ngắn gọn và dễ hiểu.
    Em cảm thấy rất vui khi biết đuợc các anh.
  5. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    hi ! cám ơn bạn đã khen rất là nhiều nha!
    bạn cũng là sinh viên ngành Đông nam á hả? mình là con gái chứ không phải con trai đâu bạn đừng xưng anh với mình heeeeee
    mình cung là sinh viên năm hai ngành Đông nam á ,mình học ở trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí MInh nè.còn bạn?
    chúc bạn có một mùa hi thành công nha!
    thân chào!
    nhớ đừng gọi mình là "anh" nữa à nha!
  6. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    các bạn đọc xong thấy tiếng thái không khó phải không nào?hiiiiiiiiiiii
  7. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết nhiều về các ngữ hệ, chỉ biết là tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn - Khme, trong đó vay mượn nhiều từ tiếng Mường. Tiếng Thái và tiếng Việt ngày nay có nhiều điểm giống nhau, mặc dù "người Việt Nam với người Thái-lan đâu có tiếp xúc gì đáng kể". Có lẽ nguyên nhân là người Mường và người Thái ngày xưa sống gần nhau, nên có sự tiếp xúc, trao đổi ngôn ngữ, rồi người Việt ta lại dùng mượn nhiều từ của tiếng Mường, nên thành ra bây giờ giống chăng?
  8. PhilipPham

    PhilipPham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    darawadi thân mến, trước tiên mình " Khọ thốt" bạn nhé, hihihi. Vi doc profile cua ban thay ko co de cho nao la con gai nen ko biet. Bo qua nha.
    Minh thi hoc tieng thai o DH Hong Bang TP HCM. Tuy la sinh vien nam cuoi va sap chuan bi ra truong, nhung lop cua tui minh bat dau hoc tieng Thai tu nam thu 3 nen den bay gio tui minh moi chi hoc 2 nam tieng thai voi nhung kien thuc co ban. Khong biet cac ban hoc ben nhan van co duoc hoc voi Thay Phúc va Co Châu không. Tụi mình rất may mắn duoc hoc chung voi Thầy Cô. Thầy và Cô rất tận tình chỉ dạy học trò cua minh.
    À mà darawadi nè, muốn gởi mail hay nhắn tin trong diễn đàn cho ban , thì lam cach nao nhỉ. hehehe.
  9. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    hi chao ban! ban muon gui mail cho minh thi gui qua mail quangtinhmauxanh2003@yahoo.com
    thay Phuc va co Chau la giao vien chu nhiem cua tui nganh thai minh ca 4 nam lan,thay co ai cung day hay va nhiet tinh lam.gio thay Phuc dang hoc tien si o ben thai chua ve,co moi minh co Chau day ha nen cung vat va lam
    minh thi so co Chau lam vi co Chau nghiem khac va du nua nhung co day rat hay phai khong nao!
    co Chau thi khong thich minh lam dau vi minh hoc khong gioi bang cac ban khac trong lop,lop minh tuy nam hai nhung hoc kha lam co khen nhieu lam do.hi tru minh ra .hic hic
  10. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trùi ui, darawadi nói nghe sao thảm wé dzậy? tao học chung lớp với mày nên tao biết khả năng của mày mà. Mày học có tệ đâu sao mà tự ti wé dẹ? Đừng buồn nữa bạn hiền ui. Thật ra lớp mình học đều đều nhau á. Đừng lo! Vả lại cô Châu có ghét mày đâu, chỉ khéo tưởng tượng.
    Thôi, chăm học vào, đừng ngồi nghĩ vẩn vơ nữa nhé cưng.

Chia sẻ trang này