1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng thét... trong ngẫm nghĩ của tôi

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi dotung2702, 30/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dotung2702

    dotung2702 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tiếng thét... trong ngẫm nghĩ của tôi

    Tiếng thét*? trong ngẫm nghĩ của tôi

    Hành động đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của một sinh linh bé bỏng trên thế gian là ?otiếng thét chào đời?. Vâng, theo tôi là ?otiếng thét chào đời? chứ không phải là ?otiếng khóc chào đời? như người ta thường nói. Nói như vậy là bởi vì ?otiếng khóc? thường đi liền với hai hình ảnh: ?onỗi buồn? và ?onước mắt?. Hai hình ảnh tiêu cực này chẳng liên quan gì đến việc em bé cất tiếng thét ?ooe oe? chào đời cả. Ngược lại, tiếng thét ?ooe oe? này mang ý nghĩa tích cực, tươi sáng hơn nhiều, đó là một lời chào dõng dạc của sự sống với cuộc đời. Sau lời chào ấy là niềm vui, hạnh phúc của cả bao người. Đó là sự sung sướng của người phụ nữ được làm mẹ, là niềm tự hào của người chồng được làm cha?

    Đứa trẻ nào khi ra khỏi bụng mẹ rồi mà không thét lên được, bác sĩ sẽ phải ?otét? vào mông mấy cái, giúp nó thét lên được mới thôi. Nếu không sẽ rất nguy hiểm, bởi chỉ có thế nó mới thực hiện được quá trình hô hấp, tim mới hoạt động, sự sống chính thức mới nảy sinh.

    Để rồi, không biết có phải là ý niệm về tiếng thét được tạo ra từ lần đầu tiên đó hay không, mà đôi khi trong cuộc đời mình, con người thét lên ?

    Khi vui quá, sung sướng quá người ta muốn thét lên cho đã đời. Khi buồn quá, đau khổ quá người ta cũng muốn thét lên để giải toả cõi lòng. Dù là thét lên cho thêm vui hay đỡ buồn thì tiếng thét đó vẫn ẩn chứa hy vọng được ai đó quan tâm, chia sẻ.

    Quan sát trong võ thuật, ta cũng thấy các võ sinh trước khi ra đòn thường thét lên một tiếng rất to. Tiếng thét này không hề vô ích, nó có tác dụng giúp cho thân thể giải phóng năng lượng, sức mạnh đặt vào đòn đánh sẽ mạnh hơn. Không chỉ có vậy, tiếng thét còn như một đòn tâm lý khiến đối phương - trong giây lát - giật mình, hoảng sợ. Trong quần vợt, chiêu này hay được nữ hoàng quần vợt người Nga, Maria Shaparova sử dụng.

    Trong phim Thiên Long Bát Bộ cũng có một chi tiết liên quan đến tiếng thét mà khi xem lại truyện tôi không thấy có (?). Đó là cảnh cuối phim ở Nhạn Môn Quan. Sau khi Kiều Phong tự vẫn, ai nấy đều xót thương cho người anh hùng tài hoa bạc mệnh. Bỗng A Tử cô nương chẳng biết từ đâu tới, ôm lấy Kiều Phong và thét lên một tiếng rung động cả đất trời vùng sơn cước. Tiếng thét ấy, tiếng lòng thảm thiết của một cô gái trẻ, yêu đơn phương với tất cả trong sáng, đã thực sự lay động sâu xa mãi trong tôi.

    Lần khác, giở lại tập thơ thiền Lý-Trần xưa cũ, chợt đọc đến bài tứ tuyệt Ngôn hoài của thiền sư Không Lộ, với hai câu:

    Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
    Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

    Đôi khi thượng đỉnh núi hoang
    Buông dài một tiếng hú vang lạnh trời

    (Nguyễn Duy dịch)

    Lại nhớ đến ?otiếng thét A Tử? ở Nhạn Môn Quan. Nhưng chắc ?otrường khiếu nhất thanh? của thiền sư Không Lộ không mang nhiều nỗi lòng trần thế như A Tử.

    Có lẽ, ai đã từng một lần trèo lên sân thượng ?ohú vang lạnh trời? như tôi thì chắc ít nhiều cũng ?ongấm? được chút hay ho từ hai câu thơ này. Khi leo lên đến đỉnh ngọn núi, chon von giữa đất trời, người ta thét lên như một nhu cầu tự thân để khẳng định chính mình, để giải toả niềm sung sướng, đắc thắng khi đã chinh phục được ngọn núi. Nhưng chẳng nhẽ ?otrường khiếu nhất thanh? của thiền sư cũng mang nặng cái Tôi như người phàm tục vậy sao? Hay còn gì sâu xa hơn thế?

    Với ít hiểu biết về Thiền và trải nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng, tiếng thét tuy âm vang chát chúa bên ngoài nhưng lại đem đến tĩnh lặng bên trong, dù chỉ trong khoảnh khắc. Khi cuống họng ngừng rung cũng là lúc tâm trí bạn rơi vào tĩnh lặng của thiền. Tức là, tiếng thét có thể là mang năng lực thiền. Cứ thế mà suy ra thì hoá ra thỉnh thoảng chúng ta vẫn ?ohơi? thiền mà không hề hay biết.

    Thế còn bạn, đã bao giờ bạn thét lên thật to chưa ? Bạn nghĩ gì về ?otiếng thét? ?



    (*) ?oThét là hét to?. Trích ?oTừ điển tiếng Việt - 2001? ?" NXB Thanh Niên. Còn theo tôi, ta có thể nói cụ thể hơn, thét là mức độ âm thanh cao nhất mà con người ?ophát ra?. Hai mức độ còn lại thấp hơn là ?ohét? và ?okêu?.

Chia sẻ trang này