1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt có thể có bao nhiêu tiếng?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 15/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt có thể có bao nhiêu tiếng?

    Qua một thời gian tìm hiểu, bản thân tôi mới đi đến xác nhận: đơn vị cơ sở của tiếng Viết, chính xác là tiếng (chứ không phải là từ). Và, một câu hỏi lại đặt ra là: số tiếng nhiều nhất mà tiếng Việt có là bao nhiêu? Người ta tính toán được chúng như thế nào? Mời các bậc anh em cho ý kiến!

    Trước hết, thân tôi cũng xin đưa ra 1 cách thử tính số tiếng chỉ rặt dựa theo toán học. Ta đã biết mỗi 1 tiếng đều gồm 5 thành phần là: âm đầu (D), âm đệm (W), âm chính (A), âm cuối (K) và dấu thanh (Z). Cho 5 thành phần này là 5 chiều của 1 mảng (ma trận). Vậy số phần tử có trong mảng [5] này chính là tổng số tiếng (T). Ta sẽ có:
    - D = 25 (Oh(?), H; K, Kh, G, Ng; X, Ch, S, Tr, Z, J(Gi), R; T, Th, D, N, Nh, L; B, M, F, V và P, Y). Trong đó P, Y không có trong tiếng Việt của người Kinh nhưng kể luôn vào vì nó có trong tiếng Việt Nam nói chung, và chúng đang ngày càng được chấp nhận.
    - W = 2 ( có đệm U/O hoặc không có đệm Oh)
    - A = 14 (I, IÊ, Ê, E; Ư, ƯƠ, Ơ, Â, A, Ă; U, UÔ, Ô, O).
    - K = 9 (N, T, M, P, Ng, C, I, U và không cuối Oh). Nh và Ch gần như bù trừ với Ng và C nên coi như không tính.
    - Z = 6 (ngang, huyền, sắc, nặng, ngã, hỏi).
    => T=D x W x A x K x Z = 25 x 2 x 14 x 9 x 6 = 37.800.

    Nhận xét:
    - T=37800 thì quả là con số khổng lồ.
    - Số này là con số toán học, còn theo ngôn ngữ thì chắc chắn nó là con số ảo bởi vì 1 âm vị nào đó thuộc 1 trong 5 chiều kể trên không thể kết hợp với tất cả các âm vị khác của các chiều còn lại. Trong tiếng Việt cũng có quy luật tương sinh tương khắc(!)
    - Số tiếng có thể có của tiếng Việt sẽ nhỏ hơn số trên (bao nhiêu lần?). Số tiếng được người Việt sử dụng sẽ còn nhỏ hơn, và số tiếng thông dụng sẽ còn nhỏ hơn nữa.
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đặt vấn đề hơi mâu thuẫn. Bạn dùng mẫu tự để tổ hợp "từ" chứ không phải "tiếng". Đúng ra thì "tiếng" là từ đơn (hay từ gốc).
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Từ đơn? Theo tôi biết thì tiếng việt có khoảng 7000 từ đơn, thế thôi!
    Bày ra cái phép tính tổ hợp, rồi lại bảo nó không xài được, rùng hết cả mình.
    Có một cách tính, đó là ngồi đếm. Chắc có người đếm rồi, vậy nên cách thứ hai là tìm sách đọc.
    Hết ạ!
  4. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chắc tôi viết chưa rõ nên bác chưa hiểu ý chăng?
    Ý tôi là 1 tiếng xét về phát âm chính là 1 âm tiết, xét về chữ viết thì chính là 1 chữ, xét về ngữ nghĩa thì lại là 1 hình vị/ngữ vị. Mọi từ là đơn hay phức cũng đều do 1 tiếng hay nhiều tiếng tổ hợp nên; không phải cứ 1 tiếng là tạo nên 1 từ đơn nhưng 1 từ đơn chính là 1 tiếng. "Vậy, tiếng là đơn vị cơ sở !" Vd câu trên đếm được 7 chữ, khi nói ta sẽ phải 7 lần nên tiếng, nhưng cả câu chỉ có 5 từ.
    Tiếng được tổ hợp bởi các âm vị của 5 hệ thống như đã nêu ở trên; tôi trao đổi với mọi người qua web không bằng tiếng nói (âm thanh) được mà bằng chữ viết (ghi lại tiếng nói) nên rõ ràng phải dùng chữ cái/mẫu tự để tổ hợp tiếng rồi, chứ không phải từ!
    Được hinattvn sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 17/08/2009
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tính chơi như trên chỉ là tìm hiểu thôi chứ tôi chưa biết cách và chưa tính được số tiếng có thể có; do đó mới xin ý kiến mọi người mà!
    Cám ơn bác đã đưa ra 1 cách là ngồi đếm (từ điển). Con số 7000 từ đơn ấy là bác tính được hay là ngồi đếm được? Còn cách khác mà bác nói là tìm sách đọc, có phải sách đó có cách tính không?
    Nếu ra được số từ đơn thì cũng chưa hẳn đạt được mong muốn là ra số tiếng có thể có; vì tiếng không phải luôn là từ đơn, số tiếng có thể nhiều hơn số từ đơn chứ!
  6. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản là bạn áp dụng quá máy móc công thức toán học. Có khá nhiều tổ hợp không đọc được hoặc không đúng với chính tả tiếng việt.
    Ví dụ các tiếng sau là không đúng: mic, tĩc, hoằc, nge, nguyênh...
    Bạn dangiaothong nói đúng đó, có khoảng 7-8000 tiếng mà người Việt đang dùng mà thôi (thống kê từ tất cả sách báo). Còn nếu kể cả các tiếng người ta phát âm được nhưng không dùng (ví dụ như "nghìa", "khuyễn", "nghiềng", "cạt"...) thì lên đến tầm 15-18000.
    Mà mấy cái đề tài thống kê (đủ kiểu) tiếng Việt bằng máy tính có nhiều lắm rồi, bạn chịu khó search ra nhiều đấy.
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn cho rằng tiếng là đvị cơ sở của tiếng Việt thì "tiếng" phải có nghĩa, đúng không? Ta xét tiếp câu trên - Vậy, tiếng là đơn vị cơ sở.
    - Cả câu có 7 tiếng. Vậy 7 tiếng trên đều phải có nghĩa.
    - Cả câu có 5 từ (gồm 3 từ đơn và 2 từ kép). Vậy 5 từ này có nghĩa.
    Có mâu thuẫn không nhỉ?
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ý của bác hinattvn không phải thế. Tiếng không cần phải có nghĩa trong một thời điểm này, nhưng sang thời điểm khác lại có nghĩa. Ví dụ như tiếng "phim" thời Nguyễn Du chắc là không có nghĩa gì nhưng đến thời chúng ta thì có nghĩa hẳn hoi. Hay chữ "phượt" cũng có thể là một ví dụ.
    Tựa để mà bác hinattvn đặt cho topic này là: "Tiếng Việt CÓ THỂ có bao nhiêu tiếng?" Lưu ý hai chữ "có thể". Ý bác hinattvn muốn dựa trên âm vị học tiếng Việt mà đếm xem có bao nhiêu tiếng có thể là thành viên "tiềm năng" của tiếng Việt thôi. Ví dụ như những tiếng như "tưn", "cượt" hiện nay không có nghĩa nhưng hoàn toàn không vi phạm các quy luật âm vị học của tiếng Việt, trong khi các tiếng như "coin", "stretx" thì có...
    @hinattvn: đề tài thú vị lắm. Tại hạ nhớ đã đọc ở một diễn đàn nào đó một chủ đề tương tự, ở đó người ta đã bỏ công thống kê tất cả những tiếng trong tiếng Việt. Để tại hạ tìm lại xem sao.
  9. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chà, biết nói thế nào nhỉ! Nhưng..
    ..bác đồng ý với tôi là câu trên có 7 chữ, 7 tiếng và 5 từ rồi chứ! Và, bác muốn tôi làm rõ "tiếng là đơn vị cơ sở" trước khi đi vào tính số tiếng có thể có trong tiếng Việt?
    Tôi vẫn chưa tìm được lẽ để bác bỏ tiếng là đơn vị cơ sở. Trong khi đó mọi lời nói dù ngắn dù dài đều là một chuỗi các các tiếng mà người ta phát âm ra. Từng tiếng, từng tiếng một đều là miệng mở, phát ra và ngậm miệng lại (trước khi có thể tiếp tục 1 tiếng mới). Nếu ta đọc từng "tiếng" một ta sẽ thấy rất rõ điều này. Còn viết, chức năng chính là thể hiện lại "tiếng" bằng những kí hiệu - hình ảnh tinh cảm nhất, đặc biết là các thứ chữ ghi âm. Nếu như trong "bếp núc chạt mồ hóng, làm lụng tắt mắt mới hết sạch sành sanh" ta đều có thể chia nhỏ phát âm các từ ra: bếp và núc, mồ ^ hóng, làm ^ lụng, tắt ^ mắt, sạch ^ sành ^ sanh như những tiếng đơn lẻ; thì từng tiếng một, ta sẽ không thể chia nhỏ hơn nữa - chúng là những đơn vị phát âm nhỏ nhất rồi => đơn vị cơ sở.
    Có người nói vẫn bẻ tiếng ra được, vẫn có thể nói i, ê,... Nhưng thực ra i, ê, ... cũng là tiếng, ta chỉ viết lại là i, ê, ... chứ mỗi "tiếng" đó ngoài âm chính i, ê, ... thì vẫn có các thành phần khác như âm đầu, dấu cùng kết dính nên (các âm vị). i, ê, ... tham gia vào việc tạo nên 1 tiếng; những cái không phải i, ê,... cũng tham gia vào việc tạo nên 1 tiếng. Thế mà, chỉ có tiếng mới tạo nên từ và từ vẫn có thể chia nhỏ và chỉ chia nhỏ hết mức là thành tiếng.
    Chắc là chúng ta đều đồng ý rằng: từ là phải có 1 nghĩa nào đó, để mà còn đặt câu. Nhưng trong cuộc sống phát âm, có khối tiếng không thể cho thành 1 từ đơn được; chúng vô nghĩa, tức không có nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa cuộc sống. Nếu tiếng không là đơn vị cơ sở thì bác cho là cái gì? Là từ (đơn) giống như lúc xưa tôi cũng nhìn nhận vậy chăng?
  10. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã hiểu ý, bác nói như vậy là rõ hơn những gì tôi (em) cố gắng nói đấy!

Chia sẻ trang này