1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt có thể có bao nhiêu tiếng?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 15/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Vâng, rõ ràng đó là 1 công thức thuần toán học. Và, trước khi đi đến 1 cái có thể chấp nhận được thì tôi có thể tạm đưa ra 1 cái ... công thức như thế chứ! Không cho là ai đó đồng ý nhưng mong là có phản lời!
    Bác nói "Còn nếu kể cả các tiếng người ta phát âm được nhưng không dùng (ví dụ như "nghìa", "khuyễn", "nghiềng", "cạt"..." nghĩa là chúng tồn tại, ta chỉ chưa dùng, "chưa cấp nghĩa từ vựng" cho chúng và hẳn chúng chưa phải là từ.
    Bác nói "Có khá nhiều tổ hợp không đọc được hoặc không đúng với chính tả tiếng Việt(xin phép sửa lại từ "việt".) thì tôi cho là "mic", "tĩc", "hoằc", "nguyênh" đã tổ hợp không đúng với bản chất của tiếng. Do đó, chúng không tồn tại - không phải là tiếng - không phải đối tượng "có thể có" mà tôi đang tính. Điểm này thì bác đúng ý tôi rồi! Riêng "nge", bản chất "tiếng" của nó cũng là "nghe", chẳng qua là quy ước chính tả ta viết khác nhau - mà chính tả thì có luôn 1-1 với phát âm đâu. Ta có thể bỏ viết "nghe" để dùng "nge" và ngược lại nhưng ta không chối được sử tồn tại của phát âm /nge/, đúng không nào!

    Con số 15.-18.000 ngàn rất đáng để tôi lấy để tham chiếu. Cám ơn bác, nếu được bác có thể cho biết con số này con người hay máy người đã tính như thế nào không? Trước đó, tôi có tìm kiếm, nhưng chưa thấy..
    15.-18.000 cũng là 1 con số đáng kể. Chà, mấy nghìn năm nay người Việt ta mới khai phá được khoảng nửa số cái kho đó. Còn nhiều quá! Liệu chúng ta có thể lấy nó ra khỏi kho được không nhỉ? Mà theo tôi biết, rất nhiều tiếng mà ta đã lấy ra nhưng chúng lại được sử dụng rất hạn chế, rất hiếm, rất ít nghĩa (ít từ), có cái còn đem cất lại kho nữa. Trong khi đó cuộc sống không ngừng vận động, con người không ngừng tìm suy; kho tiếng rất tiềm năng và ngôn ngữ này có thể giàu hơn nữa.
    Hình như tiếng Nhật có khoảng 140 tiếng, số tiếng Hoa có lẽ nhiều hơn hẳn nhưng chắc là chưa bằng được số tiếng Việt!? Hình như là người Nhật đã khai thác gần hết kho tiếng của họ (cấp nghĩa, tổ hợp cho chúng để thành từ), họ buộc phải chắp ghép nhiều tiếng(cho phép mỗi nó vô nghĩa, càng ngày càng nhiều) để thành từ!? Còn người Hoa, họ triệt để khai thác tiếng. Với mỗi tiếng, họ cấp rất nhiều nghĩa nên thành rất nhiều từ, nhờ thứ chữ biểu ý khá tinh tế mà họ không sợ chồng chập ngôn ngữ trong nhiều mảng, trừ phát âm là quá hẻo!? Kho tiếng Việt vốn nhiều hơn, người ta không chỉ biết cấp nghĩa cho tiếng theo kiểu cách của tiếng Việt mà còn biết lấy rất nhiều kiểu cách của tiếng Hoa và ngày nay là tiếng Tây. Quả thật, nếu chữ cho tiếng Việt mà cũng biểu ý nữa thì tiếng Việt có thể rất giàu! Bác bác có nghĩ vậy không?
  2. ThachDay

    ThachDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

  3. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin quay lại chủ đề chính. Tôi mới tìm thêm để có cách tính bớt máy móc hơn, chủ yếu giãi bày cách thức, kết quả có thể chưa chính xác ngay, mong các bác tiếp tục cho ý kiến!
    Theo đặc điểm 5 thành phần cấu trúc nên 1 tiếng (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu), ta sẽ lần lượt tính toán khả năng tham gia của từng thành phần, cũng cần chú ý khả năng lựa chọn kết hợp giữa các thành phần, và cuối cùng là tính tích tổng tất cả các tổ hợp có được.
    - Hệ thống âm đầu (AD): xin tạm chấp nhận có 25 âm vị. Nếu coi tổ hợp các thành phần khác còn lại là TH thì 1 tiếng khi này sẽ kí hiệu là AD-TH. AD hoàn toàn có thể là bất kì 1 trong 25 âm vị ghi cho âm đầu.
    Vd: TH = oan => sẽ có 25 tiếng theo công thức AD-TH, như: boan, toan, xoan, hoan, ngoan, yoan,...
    Vd: TH = iếng => cũng sẽ có 25 tiếng theo công thức AD-TH, như: tiếng, viếng, kiếng, điếng, piếng,...
    Có vẻ như khả năng tham gia của hệ thống âm vị đầu AD là gần như tuyệt đối, bất chấp phần tổ hợp TH còn lại là gì, có thiếu hay đủ! Như vậy, với AD, việc tính toán là không khó, chỉ rắc rối nặng ở phần TH.
    - Hệ thống âm chính (AC) gồm 14 âm vị. Trong đó 2 âm Ă và Â không thể nằm trong tiếng không có âm cuối (hoặc gọi là âm cuối zero-Oh). Vậy để tính toán ta sẽ phải tách hệ thống thành 2 nhóm: AC2 gồm 2 âm Ă và Â (còn gọi là âm ngắn), và AC1 gồm 12 âm còn lại. Nhóm AC1, lí tưởng coi như là chúng có thể kết hợp với tất cả các âm cuối.
    - Hệ thống âm đệm (AW) chỉ có 1 âm vị W, nhưng trong cấu trúc 1 tiếng thì không nhất thiết là cần AW (vd: "sống", "chết", "giàu", "sang",...). Để tính toán, ta sẽ coi trường hợp đó có 1 âm đệm zero-Oh. Lí tuởng thì âm đệm W và Oh đều đi được với AC; nhưng khi tổ hợp AC2 không đi với âm cuối (AK) là Oh nên ta cũng phải trừ các trường hợp này ra.
    - Hệ thống âm cuối (AK): xin tạm chấp nhận 9 âm vị, gồm: 3 vang N, M, Ng(Nh); 3 tắc T, P, K(C,Ch); 2 bán nguyên âm U, I; và 1 âm cuối zero-Oh.
    Đến đây, ta có số tiếng tổ hợp không dấu là:
    AD x [AW x (AC1 x AK) + AW x (AC2 x (AK-1))] = 25 x [2 x (12 x 9) + 2 x (2 x 8)] = 6200.
    Bài sau, ta sẽ cùng gỡ thêm cái rắc rồi của phần TH, trong đó có khả năng của dấu thanh (ZT), quy tắc kết hợp hài hoà trong 1 vần.
  4. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không có nhiều tài liệu về vấn đề này trên Internet. Có lẽ mọi người coi đây là một vấn đề chưa đủ lớn để công bố như một công trình.
    Thực ra nếu biết cách làm và một chút kỹ năng lập trình thì giải quyết vấn đề này khá đơn giản. Tôi đã từng làm về vấn đề này khá lâu. Tôi nhớ gần đây đã giao đề tài này cho một sinh viên làm như bài nhập môn thì dù lúc đầu sv này kêu oai oải thì cũng chỉ cần 1-2 tuần là xong.
    Nói như vậy để bác chủ thấy bọn tôi chủ yếu dùng máy tính. Với máy tính việc tạo ra danh sách từ dù lớn đến đâu cũng đơn giản và nhanh. Chỉ cần biết bất cứ ngôn ngữ lập trình nào và một số kỹ năng xử lý văn bản đơn giản là được. Trong khi đó với người làm hoàn toàn thủ công thì tạo một danh sách cỡ nghìn là mệt mỏi lắm rồi.
    Cũng khác với bác chủ topic, quan điểm của chúng tôi là nghiên cứu tiếng tìm hiểu Việt hiện tại mà không định sửa đổi nó (kiểu kính nhi viễn chi của người ngoại đạo), nên không đặt vấn đề lý luận "nghe" hay "nge" đúng hay sai (với chúng tôi "nge" là sai).

    Có một số nhận xét giúp bác chủ topic như sau:
    - Hệ thống ký hiệu của bác không nhất quán và lằng nhằng quá. Lúc A, lúc thì AD... Lúc thì chia thành 5 thành phần, lúc thì chia thành 2. Bọn tôi thường chỉ chia thành 4 thành phần: phụ âm đầu, nguyên âm giữa, phụ âm cuối và dấu. Bác chia như vậy mọi người khó theo dõi và khó góp ý
    - Không phải từ Việt nào cũng có phụ âm đầu và không phải phụ âm đầu nào cũng đi được với thành phần sau bất kỳ. Ví dụ "yên" không thể có phụ âm đầu. "Kh", "ng" không đi với "y", "k" không đi với "ương"...
    "Qui trình" làm việc của chúng tôi như sau (để bác tham khảo):
    1) Tạo danh sách toàn bộ tiếng Việt (trên 37.000)
    2) "Nghĩ" ra các cách hạn chế tiếng (bỏ những tiếng "sai"). Cái này gọi là luật. Ví dụ "nge" là sai, âm "yên" mà có phụ âm đầu là sai, phụ âm cuối là t thì chỉ chấp nhận dấu sắc hoặc nặng... Lập trình để bỏ tất cả các từ sai khỏi danh sách
    3) Kiểm tra bằng mắt (thủ công) xem có từ nào là lạ, là sai. Nếu có thì quay lại bước 2 thêm luật để tìm cách loại bỏ các từ này.
    Cái "đúng", "sai" ở đây còn phụ thuộc chủ quan vào người nghiên cứu, ví dụ bạn coi "nge" là đúng, một số người coi "kương", "mic" là đúng (còn tôi coi là sai)... nên con số cuối cùng sẽ không giống nhau giữa các nghiên cứu nhưng chắc phải giống nhau trong khoảng chấp nhận được.
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Casio nhiều. Em xin ghi nhận ý kiến từ bác. Thì chủ đề này cứ coi như 1 bài tập để kẻ ngoại đạo như em tìm hiểu về tiếng Việt. Mong mọi người giúp đỡ và cũng trao đổi!
    Vâng, vì ngoại đạo tìm hiểu nên trình bày chưa được chặt chẽ, rõ ràng lắm. Em sẽ cố gắng sửa lại cho tốt hơn.
    - Lúc đầu em kí hiệu tắt âm đầu là D, âm đệm là W, âm chính là A, âm cuối là K, dấu thanh là Z. Ghi như vầy có thể nhầm với chữ cái (trong chữ viết) hay âm vị (trong phát âm) nên nay phải sửa lại lần lượt là AD, AW, AC, AK, ZT.
    - 1 tiếng có 5 thành phần như kể trên, điều này hầu hết các tài liệu về ngôn ngữ - tiếng Việt viết vậy, em cũng chỉ vọc lại. Chỉ khi tổ hợp chúng lại để tính toán số tiếng, em mới "tạm" tách chúng ra làm 2 phần là âm đầu AD và phần tổ hợp còn lại (TH).
    - Về quy trình mà bác cho tham khảo, em rất đồng ý. Thực tế làm em cũng đã làm được một số bước giông giống như thế.
    + Tạo danh sách toàn bộ tiếng có thể, em đưa ra con số 37.800. Và em cũng đã công nhận ngay từ đầu đó chưa phải là kết quả cuối cùng, cũng công nhận không phải tiếng nào cũng là tổ hợp đầy đủ và có thể của 5 thành phần.
    + Đưa ra được một số "luật" để rút gọn và mần chính xác lại con số trên. Chẳng hạn: loại trừ được khả năng tổ hợp có âm chính Ă, Â mà không có âm cuối; khả năng kết hợp của âm đệm W. Bài trên ta đã có số tiếng tổ hợp (chưa có dấu) chỉ còn 6200.
    + Dùng ngôn ngữ lập trình và thuật toán tính toán: cái này thực sự em chưa biết cách nhưng sẽ xem xét.
    + Kiểm tra thủ công: sức em có hạn, em sẽ không chơi kiểu này, sẽ tìm 1 giải pháp khác, khoẻ hơn.
    - Em cũng xin nêu rõ hơn 1 điểm: khái niệm tiếng bao trùm các khái niệm âm tiết (phát âm), chữ (chữ viết), từ (nghĩa, đặt câu), mà vấn đề thì lại đang trình bày bằng chữ trên trang mạng nên ta có thể chấp nhận các kí hiệu ở trên (cũng gần giống chữ viết cũng như phát âm) thể hiện cho các thành phần của tiếng. Vd một số kí hiệu cho âm đầu:
    + 1 âm đầu của 1 tiếng có kí hiệu là K thì kí hiệu cho chữ viết tương ứng có thể là c, k, q; kí hiệu cho phát âm sẽ là /k/.
    + 1 âm đầu của 1 tiếng có kí hiệu là Ng thì kí hiệu cho chữ viết tương ứng có thể là ng, ngh; kí hiệu cho phát âm sẽ là /./ (chữ "n" có móc xuống)
    + 1 âm đầu của 1 tiếng có kí hiệu là Oh thì kí hiệu cho chữ viết tương ứng là không có (bỏ bớt, tương tự dấu ngang); kí hiệu cho phát âm là /?/.
    + ...
    Vì vậy ta sẽ "không đặt vấn đề lý luận "nghe" hay "nge" đúng hay sai " => tức chỉ đúng sai về chính tả, bản chất thì "nghe" = "nge" => Ng-E. Vd khác, viết: "koa" = "coa" = "qua" => K-O-A. Vd khác, viết chữ "ăn năn, người Nam có thể phát âm là "ăng năng", người Trung có thể đọc là "eng neng", nhưng bản chất chỉ có 1 Ă-N N-Ă-N; viết chữ "đòn tre": người Bắc có thể phát âm là "đòn che", người Nam có thể phát âm là "đoòng tre" nhưng bản chất chỉ có 1 D-O-N-dấu huyền Tr-E. Điều này chắc mọi người đồng ý chứ!
  6. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bài trước tôi đã tạm tính được số tiếng (chưa có dấu) là 6200. Bây giờ tôi sẽ mổ xẻ kĩ khả năng kết hợp của âm đệm - âm chính - âm cuối (tạo nên vần).
    1 vần với nòng cốt là âm chính, và số vần cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng kết hợp của âm chính với âm cuối. Ta đã biết rằng tiếng Việt có 14 âm chính và 9 âm cuối, nhưng khả năng kết hợp giữa 2 âm vị của 2 thành phần này không đồng đều nhau. Trước hết ta sẽ xem qua bảng âm cuối và âm chính tiếng Việt:
    Bảng bảng âm cuối tiếng Việt:
    [​IMG]
    - 9 AK được xếp đều vào 1 bảng 9 ô vuông cơ sở.
    - Hàng đầu gồm 3 âm cuối vang N-Ng-M
    - Hàng giữa gồm 2 âm cuối U-I và 1 âm "zero" Oh
    - Hàng cuối gồm 3 âm cuối tắc ngắn T-K-P; những tiếng có âm cuối này chắc chắn sẽ chỉ đi với dấu sáng hoặc nặng (sẽ nói sau). Theo "chuẩn" latin châu Âu thì các âm cuối ở hàng đầu và hàng cuối là những phụ âm; còn các âm cuối ở hàng giữa là nguyên âm/bán nguyên âm.
    - Cột trái gồm 3 âm cuối mặt lưỡi hoặc đầu lưỡi N-I-T. Phát âm liên quan đến lưỡi; miệng và hơi nhỏ
    - Cột giữa gồm 3 âm cuối họng hoặc gốc lưỡi Ng-Oh-K. Phát âm liên quan hầu họng và cuối lưỡi, miệng mở lớn
    - Cột phải gồm 3 âm cuối môi M-U-P. Phát âm liên quan đến môi, miệng ngậm hoặc mở rất nhỏ
    - Nếu lấy âm cuối Oh làm tâm đường tròn thì 4 âm cuối Ng-U-K-I trên đường tròn này đều là những âm cuối có biến thể khi nói và viết. Cụ thể: Ng->Nh, U->O, K->Ch, I->Y (vd: Ang/Anh, Au/Ao, Ác/Ách, Ai/Ay)
    - Nếu giao điểm của 2 đường chéo hình vuông thì 4 âm cuối N-M-P-T (4 đỉnh của hình vuông) đều là nhũng âm cuối không có biến thể trong mọi trường hợp.
    Còn đây là bảng âm chính tiếng Việt:
    [​IMG]
    - Nếu xét theo cột, ta sẽ có 3 cột lần lượt là: hàng trước không tròn môi, sau không tròn môi, sau tròn môi.
    + Cột trái gồm các âm chính I-IÊ-Ê-E. Chúng phát âm với lưỡi hơi đưa ra ngoài, môi nhỏ hẹp theo chiều ngang và không tròn.
    + Cột phải gồm các âm chính U-UÔ-Ô-O. Chúng phát âm với lưỡi hơi đưa vào trong, môi thu, chụm, tròn theo chiều dọc nhiều.
    + Cột giữa gồm các âm chính Ư-ƯƠ-Ơ/Â-A/Ă. Chúng phát âm vừa đưa theo chiều ngang, vừa đưa theo chiều dọc, là tổng hợp giữa cột trái phải.
    - Nếu xét theo hàng ngang thì miệng sẽ mở to dần từ hàng trên xuống hàng dưới
    + Hàng trên gồm I-Ư-U, miệng nhỏ
    + Hàng giữa gồm Ê-Ơ/Â-O, miệng lớn hơn
    + Hàng dưới gồm E-A/Ă-O, miệng mở lớn nhất, đặc biệt là A.
    + Giữa hàng trên và hàng giữa sinh ra 1 hàng gồm 3 âm chính (là các nguyên âm
    đôi) tướng ứng với mỗi cột là: IÊ(IA)-ƯƠ(ƯA)-UÔ(UA).
    - Nếu ta không xét 3 âm chính là nguyên âm đôi IÊ-ƯƠ-UÔ và 2 nguyên âm ngắn Ă-Â thì ta còn lại 9 âm chính => cũng có thể sắp xếp trên 1 bảng 9 ô vuông cơ sở.
    [​IMG]
    Từ 2 bảng trên, ta sẽ rút ra được một số nhận xét:
    - Chỉ có Ă-Â là 2 âm chính dạng nguyên âm ngắn không tổ hợp được với âm cuối Oh
    - Tất cả các âm chính thuộc cột trái (trước, không tròn môi) sẽ không thể tổ hợp được với âm cuối I.
    - Tất cả các âm chính thuộc cột phải (sau, tròn môi) sẽ không thể tổ hợp được với âm cuối U.
    - Các trường hợp trên là đang xét không có âm đệm (tức âm đệm Oh). Khi xét tổ hợp có âm đệm W, ta thấy càng xa góc U thì càng dễ tổ hợp, càng gần góc U thì càng khó tổ hợp. Cụ thể đếm được các tổ hợp ở 3 cột là (4): WIx, WIÊx, WÊx, WEx; (4): WƠx, WÂx, WAx, WĂx; (1): WOx. Tổng cộng là 9 tổ hợp. Trong đó x là 1 âm cuối theo nguyên tắc tổ hợp giống như trường hợp không có âm đệm W.
    Từ các dữ kiện trên ta sẽ đi đến công thức:
    AD x [(AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU) +(AC+WAC)x(AC-3) ]
    Trong đó:
    AD=25: tổng số âm đầu
    AC=14: tổng số âm chính
    AC2=2: số âm chính không kết hợp được với âm cuối Oh (Ă và Â)
    AC1=(AC-AC2)=12: số âm chính kết hợp được với âm cuối Oh.
    ACU=(AC-4)=10: số âm chính kết hợp được với âm cuối U (4: số âm chính cột I)
    ACI=(AC-4)=10: số âm chính kết hợp được với âm cuối I (4: số âm chính cột U)
    WAC=9: số tổ hợp âm đệm-âm chính (xem dẫn giải ở trên)
    WAC1=(WAC-2)=7: số tổ hợp âm đệm-âm chính kết hợp được với âm cuối.
    WACI=5: số tổ hợp âm đệm-âm chính kết hợp được với âm cuối I (biểu hiện bằng chữ viết gồm UƠI, UÂY, OAI, OAY, UOI)
    WACU=9: số tổ hợp âm đệm-âm chính kết hợp được với âm cuối U (biểu hiện bằng chữ viết gồm UYU, UYÊU, UÊU, OEO, UƠU, UÂU, OAO, UAU, UOU)
    => 25 x [(12 +7) + (10+5) + (10+9) + (14+9)x6 ] = 25 x (19+15+19+138) = 25 x 191 = 4775.
    Con số 4750 tiếng (chưa có dấu) thì nhỏ hơn 6200 và cũng có vẻ hợp lí hơn rồi.
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ thắc mắc một chút:
    - Z và Y là những âm đầu nào? Có phải theo chính tả hiện nay thì hai âm này đều viết bằng "D" hay không? Nếu đúng vậy thì nên coi đó là 1 âm (allophones) hay là 2 âm riêng biệt?
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ google mãi không ra cái bài hồi xưa, xin thứ lỗi...
    Tại hạ đề nghị một cách tiếp cận khác, với hai nguyên tắc chính:
    - một tiếng bao gồm âm đầu + vần + thanh (Đ+V+T). Trong đó vần có thể là sự kết hợp của nguyên âm với bán nguyên âm, hoặc nguyên âm với phụ âm cuối.
    - chia tất cả các tiếng ra làm hai hệ thống, là hệ thống sáu thanh (bao gồm các tiếng có vần kết thúc là nguyên âm hoặc bán nguyên âm) và hệ thống 8 thanh (bao gồm các tiếng còn lại, kết thúc bằng phụ âm). Hai hệ thống này sẽ được xét riêng biệt.
    Giải thích một chút: Nếu ta xem xét hệ thống tám thanh từ hướng tiếp cận này, thì hai tiếng "BIÊNG" và "BIẾC" được xem là cùng âm đầu, cùng vần, nhưng khác thanh ("BIÊNG" là thanh phù bình, còn "BIẾC" là thanh phù nhập). Tuy nhiên, orthography của chữ Quốc Ngữ không thể hiện cụ thể sự cùng vần này, vì thế ở đây tại hạ chỉ sử dụng phụ âm cuối của dạng phù bình thanh để đại diện cho tất cả:
    -N: có thể kết thúc bằng N hoặc T
    -M: có thể kết thúc bằng M hoặc P
    - NG: có thể kết thúc bằng NG hoặc C
    - NH: có thể kết thúc bằng NH hoặc CH
    Với cách tiếp cận này, ta có:
    - số âm đầu cố định (24, tại hạ không phân biệt Z và Y như bác hina).
    - số thanh cố định cho mỗi hệ thống (6 cho hệ thống 1 và 8 cho hệ thống 2).
    Vậy việc cần làm còn lại là tính ra số vần có thể có trong mỗi hệ thống.
    Tại hạ đã làm thử một bản thống kê các vần có thể có trong mỗi hệ thống. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ tại hạ không chắc những vần này đều tồn tại cả hay không. Vậy nhờ các huynh đài kiểm tra thử, và nếu có sai sót gì thì chỉnh sửa cho.
    [​IMG]
    (cột bên trái là những tiếng không dùng âm đệm W-, còn cột bên phải là những tiếng có dùng)
    Vậy: trong hệ thống 1, có 52 vần, 6 thanh, 24 âm đầu:
    52 x 6 x 24 = 7488
    Trong hệ thống 2, có 69 vần, 8 thanh, 24 âm đầu:
    69 x 8 x 24 = 13248
    Tổng cộng: 20736
    BỔ SUNG: tại hạ nhầm một chút:
    - ở bảng kế cuối bên phải, là UƠNG-UÂNG chứ không phải ƠNG-ÂNG.
    - ở bảng cuối bên phải, là UÊNH (trong "Quềnh") chứ không phải UYÊNH.
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 27/08/2009
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 27/08/2009
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 27/08/2009
  9. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Liv! Bằng liệt kê và hình minh hoạ nên về cơ bản, cách của bác rất trực quan sinh động.
    Trước hết, xin trả lời câu hỏi của bác về Y và Z:
    - Z là âm đầu mà chữ viết được thể hiện bằng D (còn D là âm đầu mà chữ viết được thể hiện bằng Đ)
    - Y là âm đầu mà chữ viết được thể hiện bằng Y, trong những từ như Yali, Yoóc Đôn hay NewYork, Yukos, Yamaha... Âm Y này người Kinh trước không dùng nhưng nay đã dùng (khi phiên dịch), ngoài ra nó còn có mặt trong tên của nhiều dân tộc anh em. Tiếng Việt bây giờ không chỉ là của người Kinh mà là của người Việt Nam nói chung. Do đó Y và Z là 2 âm khác nhau.
    Tiếp đến, xin nhận xét một chút về kết quả của bác Liv:
    - Việc bác cho IÊNG và IẾC là cùng vần để từ đó dẫn đến tiếng Việt có 8 thanh thì chưa được thuyết phục lắm, bởi vì Ng và C (tức K) là 2 âm cuối khác nhau. Tuy nhiên việc bác tạm chia ra 2 hệ thống 6 thanh và 8 thanh thì lại được xem là làm đơn giản hoá trong việc tính toán số tiếng.
    - Trong "hệ thống 6 thanh", mục "nguyên âm", ta sẽ thấy Ă và Â không thể đứng 1 mình nếu không có âm cuối có dạng chữ (tức Ă, Â không đi với âm cuối Oh). Ngoài ra ta cũng có thể thêm tổ hợp UO (vd 1 từ là "ngoạy nguọ") khi đó số vần cũng tăng lên.
    - So sánh "lí thuyết công thức" của tôi và "thực hành liệt kê" của bác Liv sẽ thấy có nhiều điểm trùng lặp khá thú vị:
    + Số "nguyên âm" = AC = 14, nếu không kể Ă, Â thì còn 12
    + Số "nguyên âm với w-" = 6. Trong trường hợp tổng quát thì bác Liv phải liệt kê cả OĂ- và UÂ (như trường hợp nguyên âm), khi đó sẽ có 8. Nếu kể cả UO thì là 9, tức = WAC.
    + Số "nguyên âm tận cùng bằng -j" = 10+4 ~ ACI+WACI. Nếu kể cả UOI nữa thì con số đó là 15.
    + Số "nguyên âm tận cùng bằng -w" = 10 + 8 ~ ACU+WACU. Nếu kể cả UOU nữa thì con số này là 19.
    + Tổng hợp số vần trong "hệ thống 6 thanh" của bác Liv là 52. Còn tôi tính được 53. Thật vậy, trong công thức
    AD x [(AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU) +(AC+WAC)x(AK-3) ] , nếu ta chỉ xét các tổ hợp có âm cuối Oh, U và I thì công thức trên sẽ rút gọn lại còn (AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU) =53. Nếu bác Liv bỏ đi tổ hợp không có thực Ă+Oh và Â+Oh, còn tôi bớt đi các tổ hợp U+O, U+O+I, U+O+U (WAC1=6, WACI=4, WACU=8) thì cả 2 trường hợp đều cho ra con số 50.
    + Riêng phần "hệ thống 8 thanh", sau khi trình bày tiếp cách tính của tôi, rồi đó ta xem sự so sánh giữa chúng sẽ cho kết quả như thế nào!
  10. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bài trước tôi đã có công thức tính:
    AD x [(AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU) +(AC+WAC)x(AK-3) ] (1)
    Và nhìn lại bảng "âm cuối tiếng Việt" có tổng cộng 9 âm, tôi đã tách ra:
    Oh => tổ hợp (AC1+WAC1)x1
    I => tổ hợp (ACI+WACI)x1
    U => tổ hợp (ACU+WACU)x1
    (AK-3)=>tổ hợp (AC+WAC)x6
    Bây giờ tôi sẽ tách nhóm AK-3 thành 2 nhóm gồm nhóm AKN (3 âm: N, M, Ng) và nhóm AKT(3 âm: T, P, K). Tách ra làm đôi là vì nhóm AKT chỉ tổ hợp với dấu sắc và nặng, trong khi AKN giống như âm cuối Oh, I, U đều tổ hợp được với đủ 6 dấu.
    Từ đây, công thức (1) sẽ được viết lại thành:
    AD x [(AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU) + (AC+WAC)xAKN + (AC+WAC)xAKT]
    Khi tổ hợp thêm dấu thì sẽ thành:
    AD x [( (AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU)+(AC+WAC)xAKN )x6 +( (AC+WAC)xAKT )x2] (2)
    =25 x [( (12+7)+(10+5)+(10+9)+(14+9)x3 )x6 + ( (14+9)x3 )x2]
    =25 x [(19+15+19+69)x6 + 69x2]
    =25 x (732+138)
    =21750.
    Sẽ thêm một chút điều chỉnh:
    Theo bảng "âm cuối tiếng Việt", ta biết là Ng và K còn có các biến thể (cả phát âm và chữ viết) là Nh và Ch. Nhưng đặc biệt là hầu như Ng với Nh, cũng như K với Ch lại bù trừ nhau; tức là có tổ hợp với Ng/K thí sẽ không có tổ hợp với Nh/Ch (vd: có Inh sẽ không có Ing, có Ung sẽ không có Unh, ...). Nếu xét kĩ hơn bảng "âm chính tiếng Việt" ta sẽ thấy là chỉ có âm cuối của cột I và âm cuối cột U là có thể tổ hợp được cả Ng/K và Nh/Ch. Đó chính là âm E và O.
    (Tổ hợp) (Hình thức thể hiện bằng chữ viết)
    E+Ng => Eng, E+K => Éc
    E+Nh => Anh, E+Ch => Ách
    O+Ng => Oong, O+K => Oóc
    O+Nh => Ong, O+Ch => Óc
    Dó đó ta sẽ phải tính thêm 6 tổ hợp vần nữa và công thức (2) sẽ viết lại là:
    AD x [( (AC1+WAC1)+(ACI+WACI)+(ACU+WACU)+(AC+WAC)xAKN + 3 )x6 + ( (AC+WAC)xAKT + 3 )x2] (3)
    =25 x [( (12+7)+(10+5)+(10+9)+(14+9)x3 + 3 )x6 + ( (14+9)x3 + 3 )x2]
    =25 x [(19+15+19+69+3)x6 + (69+3)x2]
    =25 x [750+144]
    =22350.
    Nếu tôi không tính các tổ hợp có UO (vần Uo, Uoi, Uou, Uon, Uom, Uong, Uot, Uop, Uoc), tức là trong công thức (3) thì WAC1=6, WACI=4, WACU=8, WAC=8. Kết quả sẽ cho ra số tiếng là 21300.
    Và nếu bác Liv bỏ vần Ă, Â (số vần "hệ thống 6 thanh" còn 50) đồng thời chấp nhận số âm đầu là 25 thì con số của bác cũng có thể ngang ngang với con số tôi tính được.

Chia sẻ trang này