1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt có thể có bao nhiêu tiếng?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 15/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Vâng, vậy thì con số cụ thể nằm trong khoảng 20 ngàn đến 22 ngàn tiếng, cũng không chênh lệch là mấy. Liệu đã chấp nhận được chưa, hay là ta nên xác minh luôn con số cụ thể :D
    À tại hạ thắc mắc tí (ngoài lề, không liên quan đến con số). Theo bác thì ONG thật ra là ONH à :( điều này tại hạ chưa từng nghĩ đến.
  2. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Số tiếng có thể nhiều hơn hay ít hơn con số kể trên. Trong khi chờ ai đó phân tích, tìm hiểu kĩ hơn để ra được kết quả hợp lí hơn thì em tạm chấp nhận con số này. Như vậy em cũng tìm được 1 lời giải cho mình, 1 vấn đề khá thú vị đấy chứ!
    Về O+Nh (thành phần tiếng)=>Ong (dạng chữ viết); cái này em có nói qua trong chủ đề "Nguyên âm dài ngắn trong tiếng Việt". Em có đọc qua một số cuốn sách ngôn ngữ và đọc qua nhiều bài viết của nhiều bác ngôn ngữ trong diễn đàn ta nhưng chưa thấy nói đến trường hợp này. Đây là em suy đoán thế, dựa theo những điểm sau đây:
    - Trong hệ thống âm đầu thì Ng và Nh đều là âm vang, khá gần nhau. Nhưng Ng là âm gốc lưỡi còn Nh là âm mặt lưỡi nên khi phát âm:
    + với Ng thì hàm miệng mở rộng,đầu lưỡi hạ xuống, hơi từ họng/cuối lưỡi thông thẳng ra ngoài
    + với Nh thì hàm miệng hơi khép, lưỡi hơi cong lên, mặt lưỡi chạm lợi trên, hơi sẽ thoát qua chỗ chạm này để ra ngoài.
    Ta có thể đứng trước gương và xem miệng mình phát âm với từ "Ngờ" và "Nhờ" hoặc có thể nhờ 1 người nào đó phát âm thử.
    - Quan sát và lắng nghe phát âm của những vần có -Nh và -Ng
    + với Nh có: INh, ÊNh, Anh(Enh). Ta thấy khi gần hết phát âm những vần này thì hàm miệng đều ở tư thế hơi khép đúng kiểu của âm Nh (không thể mở miệng, phải sớm khép lại). Nếu đọc liền 3 vần này một lúc ta sẽ thấy giữa 2 vần liên tiếp thì miệng bắt buộc phải khép lại rồi mới mở ra tiếp được.
    + với Ng có: ƯNg, ƠNg/ÂNg, ANg/Ăng. Ta thấy khi gần hết phát âm những vần này thì hàm miệng đều có thể giữ mở hơi lâu một chút trước khi khép lại, giữ miệng mở đúng kiểu của Ng. Nếu đọc liền 5 vần này một lúc ta sẽ thấy giữa 2 vần liên tiếp thì miệng chỉ khép trong thời gian rất ngắn, mà gần như mở.
    + Còn Ung, Ông, Ong thì sao? Chữ "ng" này là viết cho Ng hay Nh? Lại quan sát và lắng nghe, ta sẽ thấy nó phảng phất cái tư thế của Nh hơn là Ng. Xét kĩ thì dường như chúng có sự trung gian giữa Ng và Nh. Trong đoạn phát âm của từng vần trên thì lúc đầu là Ng, sau đó nhanh chóng chuyển sang Nh. Cũng có nghĩa là Ung, Ông, Ong kết thúc vần bằng Nh, có điều không thấy rõ bằng INh, ÊNh, Anh(Enh); nhưng rõ ràng chúng không cùng dạng với ƯNg, ƠNg/ÂNg, ANg/ĂNg.
    + Còn Oong? Ngạc nhiên là chúng lại cùng dạng với Ưng, ƠNg/ÂNg, ANg/ĂNg. Cũng có thể giữ miệng mở khi gần hết vần. Oong phải chăng là là dạng chữ viết của ONg? Hãy thử nghe "Beng", "Bang", "Boong" vần điệu, ngân nga, kéo dài như thế nào! Nếu đưa "Bong" vào thế "Boong" thì rất nghịch lỗ tai.
    - Đối chiếu lại những âm chính được minh hoạ ở trên vào bảng âm chính tiếng Việt (có thể xem hình bảng âm chính 9 ô vuông cơ sơ ở bài trên) ta sẽ thấy:
    + I, Ê, E trong INh, ÊNh, Anh(Enh) đều thuộc cột trước (trái) không tròn môi, với đặc điểm miệng có xu hướng mở nhiều hơn theo chiều ngang. Tức là rất tương đồng với phát âm của -Nh
    + Ư, Ơ/Â, A/Ă trong ƯNg, ƠNg/ÂNg, ANg/ĂNg đều thuộc cột sau (giữa) không tròn môi, với đặc điểm miệng có xu hướng mở theo cả chiều ngang và chiều dọc (hàm miệng dưới đưa, mở, há ra). Tức là rất tương đồng với phát âm của -Ng.
    + U, Ô, O trong Ung, Ông, Ong đều thuộc cột sau (phải) tròn môi, với đặc điểm miệng có xu hướng mở nhiều hơn theo chiều dọc (miệng chụm, thuôn, tròn theo chữ O-chứ không phải là theo vòng tròn). Thế nên phát âm Ung, Ông, Ong mới có chuyện miệng mở mà chuyển dần từ chiều dọc sang chiều ngang.
    + E là âm có độ mở lớn nhất trong cột trái (tiến từ hẹp theo I về mở theo A), O cũng là âm có độ mở lớn nhất trong cột phải (tiến từ thu chụm theo U về mở theo A); thế nên E, O không những đi được với -Nh như những âm cùng cột mà còn đi được với -Ng giống như A để có Eng-Ang-Oong.

Chia sẻ trang này