1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt đang bị Anh hoá chăng

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Fatality, 17/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy thì tại sao người Việt không mượn luôn từ maize hay corn mà lại gọi cái cây đó là cây ngô nhỉ (ngoài bắp ra). Lập luận như levant cũng có nghĩa là trưóc đó ngưòi Việt không biết gọi những bộ phận cơ thể của mình mà ngày nay chúng ta gọi là bắp tay, bắp chân, bắp thịt, là gì chăng? Hay những từ đó cổ và biến mất rồi? Hay Người Việt cũng mượn những bộ phận đó của người Anh nhỉ? Và trưóc khi ''mượn'' bắp cho bắp cải thì cải đó gọi bằng gì?
    Xem ra không ổn.
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Làm ơn chứng minh. Anh lại quên chưa trả lời câu hỏi của tôi về bắp tay, bắp chân, bắp thịt rồi.
    Một câu hỏi cho tất cả mọi người: Tiếng Anh bắt đầu du nhập vào Việt nam từ hồi nào? Cụ thể hơn, người Việt tiếp xúc với tiếng Anh (nói, viết) bắt đầu từ hồi nào?
  4. ElinHoang

    ElinHoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ, đọc tới đây tớ cũng ngứa tay lắm rồi... cho tham gia với nhé .
    Open University dịch là Đại Học mở nghe nó ...cứ dị hợm làm sao ấy ... Sao không là "mở ngỏ" nhỉ ... Mở nguyên là 1 động từ ... dùng thay cho tính từ thì nó làm sao ý cơ ....
    Post : đăng ... vậy sao không là gửi đăng, trình đăng... nhỉ ...
    cổ xúy : cũng có thể thay thế bằng : khuyến khích, khích lệ, ... tớ thấy cũng dễ hiểu hơn và thông dụng hơn ấy nhỉ .
    Tiếng Việt Nam của Dân Tộc chúng ta rất phong phú và đa dạng, vì thế những ai yêu thương ngôn ngữ Việt Nam thì nên cố gắng trau dồi và duy trì sự trong sáng của Việt ngữ. Thay thế những từ ngữ vốn dễ hiểu và rõ nghĩa bằng một từ tối nghĩa hơn, hẹp nghĩa hơn thì không nên...
    Elin
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  6. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Xin chào tất cả các bạn, lần đầu tiên vào mới biết có một box như thế này trên ttvn. Quả thật tôi cũng định đọc chơi thôi nhưng thấy nhiều "bức xúc" quá nên cũng muốn đóng góp chơi. Có gì không phải mong bỏ quá cho, đang lúc buồn ngủ mừ, :-)
    Thứ nhất theo một số bạn cho rằng cần giảm nhẹ âm Hán trong tiếng Việt, đó là điều không thể. Một âm Hán (Việt) đúng là hàm ẩn rất nhiều nghĩa, bạn nào biết cuốn từ điển Hán Việt của pháp sư Thiều Chửu thì có lẽ sẽ hiểu. Thêm nữa một âm Hán Việt phát âm rất ngắn gọn và thậm chí là còn phong phú hơn Hán gốc (do khả năng phát âm của người Việt có thể kết hợp tới ba nguyên âm như "khuyếch", "khuyên"...; số lượng nguyên âm gốc cũng nhiều, bao hàm kín âm được phát ra của vòm miệng, cái này có lẽ bạn nào học thanh nhạc chắc rõ hơn, đó là:
    a
    e ơ o
    ê ư ô
    i u
    ngoài ra, số lượng thanh phát ra là sáu thanh, so với tiếng Trung là 4 thanh, ví dụ nhu âm "de2" trong tiếng Trung có thể đọc trong tiếng Việt là "đức", "đăng", "đắc", với các nghĩa khác hẳn nhau), do đó có thể kết luận rằng âm Hán Việt là đặc thù của tiếng Việt, chỉ có điều là chúng ta chưa phân tích hết nghĩa và áp dụng chúng vào các từ mới.
    Thứ hai, một số bạn cho rằng Tiếng Anh (ví dụ vậy) là không (hoặc cố gắng không) mượn từ nước ngoài thì cũng là không đúng, các bạn có thể thấy trong từ điển hiện đại của tiếng Anh, một số từ còn được lấy từ tiếng Việt và gần như không sửa:
    gong: là cái cồng
    cangue: là cái gông
    doi moi: là đổi mới
    ao dai: áo dài
    vc, vietcong: *********
    vietminh: *********
    nuoc mam: nước mắm
    Còn việc tiếng Anh mượn ở tiếng các nước khác như Pháp, Đức, La Mã, Hi Lạp thì có lẽ các bạn đã tranh luận nhiều rồi, bạn nào sở hữu cuốn từ điển Encarta thì sẽ thấy rõ nguồn gốc của các từ trong Tiếng Anh.
    Như vậy, vấn đề đúng là nên cho con trẻ tiếp cận với Hán Việt nhiều hơn hiện nay. Hôm trước tôi có xem chương trình Người Đương Thời có nói về tàu chiến Maddox. Kiểu tàu này nguyên tiếng Anh gọi là destroyer, như vậy nếu dùng âm Việt sẽ thành là "Tàu tiêu diệt", như vậy rất khó đoán nhận được đây là một từ hay là một cụm danh từ, thậm chí có thể là một câu??!!!?. May mắn thay, gốc từ tiếng Hán chuyển sang Hán Việt cho ta từ "khu trục hạm", khu trục (khu trong chữ "khu trừ .T", còn đọc chệch là "khử", trục trong chữ "trục xuất ?? ") nghĩa là xua đuổi, rất hợp với định nghĩa của loại tàu này. Và do thói quen của người Việt thì "khu trục hạm" sẽ được coi là một từ ghép và việc phân tích câu sẽ rất dễ dàng.
    Xin bổ sung thêm là tôi có đọc thấy có bạn viết
    internet: là liên mạng, không phải vậy, internet nên gọi là mạng toàn cầu (định nghĩa của nó là global computer network)
    Tuy nhiên, internetwork thì lại được gọi là liên mạng (hay giao mạng, trong Tiếng Anh, từ này cũng có hai nghĩa), do network là mạng, đây là những từ được công nhận trong tin học và hoàn toàn hợp nghĩa.
    Hôm truớc cũng xem truyền hình Hà Nội, thấy cô dẫn chương trình đọc một cái URL đại để như thế này:
    vê kép vê kép vê kép chấm hát tê vê chấm com chấm vi en
    Vậy đây là bảng chữ cái của ngôn ngữ gì? Phần lớn các chữ là bảng chữ cái tiếng Việt chưa cải cách (kiểu Pháp), điều này chấp nhận, vậy tại sao lại "chấm vi en", theo tôi để nhất quán thì nên là "vê en", cũng không mất gì.:-)
    Thui bùn ngủ wá rùi, lại teo mất mấy chục khìn tiền net
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Đây thêm một số từ nữa:
    14) Rác - Rag
    15) một xách, xách - Sack

    mọi người thấy âm có giống lắm không?
  8. Tu_ba_y2k

    Tu_ba_y2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Nghe các vị phân tích từ khái quát đến chi tiết, quả là có nhiều ý tứ rất đúng và hay. Thế nhưng các vị vẫn chưa trả lời một cách trực tiếp câu hỏi mở đầu vấn đề: Tiếng Việt đang bị Anh hoá chăng?
    Hoặc là các vị có cách riêng của mình, hoặc là vì cái người mở chủ đề ấy đã quên(?!?!) mất dấu hỏi chấm cho nên các vị cũng quên mất rằng: đây là một câu hỏi cần được trả lời trực tiếp bằng hai cách - chỉ hai cách thôi. Đó là ĐÚNG và KHÔNG ĐÚNG (tương đương với SAI).
    Trong tiếng Anh, câu hỏi đó gọi là YES/NO QUESTION. Thật rõ ràng: câu hỏi cần được trả lời bằng YES hoặc NO. Còn trong tiếng Việt thì sao? Loại câu hỏi dạng như "phải chăng", "có phải không", "có được không"..v.v... thì được gọi là gì đây? Bản thân tôi vẫn chưa tìm ra tên gọi bằng tiếng Việt cho loại câu hỏi này. Cho nên bây giờ tôi vẫn luôn dùng tiếng Anh.
    Tạm bỏ qua các phân tích về "câu hỏi", ta quay trở lại vấn đề "Tiếng Việt đang bị Anh hoá chăng?". Tôi trả lời: SAI.
    Như các vị đã phân tích ở trên, tiếng Việt ta không phải bị "Anh hoá" mà là chúng ta đang "Việt hoá một số từ tiếng Anh". Đó là một đường lối không có gì mới lại, bởi vì trước đó chúng ta đã "Việt hoá" không ít từ tiếng Hán và từ tiếng Pháp. Và đường lối đó hoàn toàn đúng đắn.
    Có một vị đã phân tích rằng chúng ta đi sau các nước phát triển rất lâu và chúng ta đang sử dụng nhiều thành tựu khoa học của các nước phát triển đó. Vậy thì tại sao và bằng cách nào chúng ta có thể tìm ra những định nghĩa "thuần Việt" cho các loại máy mò mới, những chất liệu mới, tóm lại là những vật chất mới mà người ta sáng tạo ra sao cho giữ đủ ý nghĩa của nó?
    Ai đó lại nhắc đến việc "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", nhưng họ lại không giải thích được "thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt". Xét cho cùng, ngôn ngữ được sinh ra do nhu cầu GIAO TIẾP của con người và nó là một PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP hữu hiệu. Cho nên tôi quan tâm đến TÍNH HIỆU QUẢ của việc GIAO TIẾP. Làm sao cho người đối thoại với mình hiểu được mình thì làm !!!!
    Tóm lại, ý kiến của tôi là:
    1. Tiếng Việt KHÔNG hề BỊ Anh hoá, mà chính xác là MỘT SỐ LƯỢNG KHÁ LỚN tiếng Anh đã ĐƯỢC Việt hoá một cách sáng tạo và hữu dụng.
    2. Sử dụng Ngôn ngữ thế nào để giao tiếp và truyền thông tin hiệu quả thì sử dụng.
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn phân tích thêm cho các ý trên, nhất là phần: đã được Việt hoá một cách sáng tạo.

Chia sẻ trang này