1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt, dùng thế nào cho đúng?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi vitdoi, 10/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cavico

    cavico Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    [Thôi đi đừng lăm chuyện
  2. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Cách đọc thời hội nhập?
    theo www.vnn.vn 10:48'' 11/06/2005 (GMT+7)
    Hàng ngày, tivi mang đến cho mọi người biết bao điều hay, chuyện lạ. Nhưng hàng ngày, trên tivi vẫn còn có những điều rất "lạ" mà chẳng hiểu vì sao?


    Tối 1/6, sau khi thực hiện xong chương trình ,người dẫn chương trình giới thiệu địa chỉ ....@vtv.org.vn anh đọc a móc vêtêvê orờgờ vi en.....Như vậy là trong một cái địa chỉ chỉ có 9 chữ cái, anh đã đọc theo 4 cách.
    Vêtêvê là cái cách phát âm từ thời Pháp mới sang. Orờgờ là cách đọc theo lối "bình dân học vụ". Sáu con chữ liền nhau mà đọc theo hai cách. 2 con chữ tiếp theo đó "vn", được đọc theo cách của người Ănglê.
    Và tính thêm cái con chữ @ của thời hiện đại, có anh đọc a móc, có chị đọc a còng.
    Anh này đọc thế, anh kia cũng đọc thế. Đến buổi tường thuật bóng đá, các bạn hãy nghe: "Đội LG-ACB Hà Nội". Bình luận viên phát thanh, truyền hình từ quốc gia cho đến tỉnh, huyện đều đọc là eo lờ di a xê bê Hà Nội. Như vậy là một cái tên đọc bằng cả 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt...
    Đã có lần tôi chất vấn một người trong ngành thể thao. Anh ta bảo: "Bác thông cảm. Đến các vị lãnh đạo, các vị đại biểu Quốc hội mà lúc thì nói giê đê pê (GDP), lúc thì gờ7, gờ8 ( G7,G8)...Còn chữ WTO (tổ chức thương mại thế giới), ông thì ?ođắp bờ lâu thế ơ?, ông lại vê kép, ông thì vê đúp... Rồi EU...người thì đọc e u, người thì ơ u ...Tây, ta lẫn lộn...nữa là".
    Có người bảo, đọc thế nào người ta hiểu là được. Nhưng có người "khó tính": "đường đường phương diện quốc gia, ở trên trông xuống, người ta trông vào?o, lời ăn, tiếng nói? là biểu hiện của một nền giáo dục, đâu phải lung tung xoè thế được?
    Có những cái sai không sửa, lâu dần thành quen. Chẳng hạn, đối với nông dân đơn vị đo lường hécta viết tắt là ha ,nhiều người đoc là hát a... Có lẽ, đối với người nông dân ở xóm, xã nói thế còn nghe được, nhưng cô giáo, HS mà đọc hát a thì không thể chấp nhận. Và đặc biệt, có vị lãnh đạo cấp tỉnh, huyện vào hội nghị lớn tiếng rao giảng mà cứ hát a, hát a ...nghe thật không ổn.
    Chuyện đọc còn nhiều chuyện để nói. Mấy ông nghệ sĩ đóng ?oTôi yêu Việt Nam? lúc nào cũng đọc cho rõ mồn một ?otốc độ kilômét trên giờ". Đúng là người ta viết km/h, nhưng có nên đọc kilômét giờ hay phải nhất thiết có chữ trên?
    Bởi thấy trên tivi đọc kilômét trên giờ, các cháu thi nhau đọc kilô Oát trên giờ, ...và còn biết bao thứ trên nữa. Thậm chí, trong một buổi mittinh lớn có hàng vạn người tham dự, một vị dõng dạc đọc quyết đinh của cấp trên ".../CP/KT", đọc cả luôn mấy cái gạch chéo là "trên" nghe cũng khá ngồ ngộ.
    Đọc ?osố? cũng đáng bàn
    Sắp vào mùa lũ, quý vị để ý mà xem. Khi viết mực nước 11,58m... phát thanh viên đọc là 11 phẩy 58 mét. Con số 58 mét đến tai người nghe thì cái số 11 phẩy đã ?ođi xa? cho nên người nghe hình như phảng phất chỉ còn 58 mét. Chao ôi, mực nước mà cao 58 mét thì ghê quá!
    Không đợi đến mùa lũ, ta hãy nhìn vào con số 11,895 tỷ đồng. Phát thanh viên đọc hết sức rành mạch ?ođơn vị đã góp phần làm lợi cho nhà nước mười một phẩy tám trăm chín mươi lăm tỷ đồng". Càng đọc nắn nót người nghe càng ấn tượng về cái con số khổng lồ tám trăm chín mươi lăm tỷ đồng chứ làm sao để nhớ 11 phẩy?
    Đọc và viết, ?ota với mình dẫu hai mà một, mình với ta dẫu một mà hai?. Tôi muốn mượn câu thơ của Tản Đà để mong quý vị lưu ý, nếu không, con số quý vị đọc lên cứ rối tung rối mù đầu óc người nghe.
    Học ăn, học nói... hàng triệu, triệu các cháu từ nhà trẻ, mẫu giáo...đến học sinh, sinh viên đang nghe ...Những chính khách, các ngôi sao ...và những ?othần tượng? của mình trên đài đọc. Không biết trong nhà trường dạy tập đọc, tập đánh vần ra sao...chứ như thiên hạ đang mạnh ai đọc nấy như thì làm sao mà dạy nổi học trò?
    Tất cả sự việc đều đang hiển hiện, các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ, giáo dục chắc đều biết cả, chẳng biết quý vị nghĩ sao?

  3. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này còn nhiều điều để nói, Vy chỉ xin góp một ý nhỏ
    Chữ "trên" ở đây là cần thiết để phân biệt. "Kilomet trên giờ" (hay kilomet một giờ) khác với trường hợp "Kilowatt giờ" (không có "trên") bởi vì trường hợp đầu là hai đại lượng chia nhau (quãng đường chia thời gian ra vận tốc) còn trường hợp sau là hai đại lượng nhân nhau (công suất nhân thời gian ra năng lượng). Muốn đọc cho đúng thì phải học, trẻ con đọc "Kilowatt trên giờ" là do hiểu sai chứ không phải là do bắt chước ai cả, khi còn bé Vy cũng hiểu sai như vậy, nhưng tác giả bài viết lớn rồi mà vẫn hiểu sai thì lạ thật.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Về cách đọc các từ viết tắt như VTV, GDP, WTo..
    Theo tôi ở đây cần phần biệt 2 việc mà người ta đã nhầm lẫn.
    Mỗi ký tự trong bảng chữ cái có 2 phần.
    Phần tên và phần âm. Khi đọc các từ viết tắt ta không đọc âm mà đọc tên ký tự
    Phân âm thì không có gì để bàn nhiều vì ai cũng biết: a, bờ, cờ dờ đờ, e ,ê...
    Phần tên thì hiện nay rất lộn xộn.... ra chưa thống nhất và hiện đang lẫn lôn giữa Anh và PHáp và cả Việt.
    Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu đọc nhóm gờ 7 (G7) là sai vì gờ chỉ là âm không phải là tên của ký tự.
    Như vậy VTV không thể đọc là vờ tờ vờ
    GDP không thê đọc là gờ dờ bờ
    Có một điều tôi nhận thấy là người Bắc nói chung (kể cả những biên tập viên nổi tiếng của VTV) thường hay gặp phải lỗi đọc phần âm mà không đọc kên ký tự. Một điểm khác là là phát âm tiếng anh không chuẩn:
    VD Yamaha --> Y - a maha
    Brazin --> Bờ - ra zin
    ....
    Một thắc mắc nhỏ về cách đọc trong toán học có sự khác biệt giữa hai miền nam bắc
    VD: n[sub]0/sub] --> người nam: en zero; người băc nờ không
    m[sub]0/sub] --> người nam: em zero; người bắc mờ không
    Như vậy ai đúng ai sai nhỉ?
    honghoavi
  5. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Trong phần ghi chú ( màu vàng) của bạn, tớ không hiểu rõ lắm ý bạn thế nào, ví dụ Yamaha thì nên đọc theo tiếng Nhật, Brazin thì đọc theo tiếng Tây -Ban- Nha chứ sao lại tiếng Anh chuẩn?
    ---
    Tiếp theo là việc đọc trong toán học, theo tớ thì en-zero không phải là sai mà là sử dụng tiếng nưóc ngoài, trong trường hợp cách đọc đó là quy định QT thì là đúng, còn nếu không có quy định thì "nờ không" là cách đọc bằng tiếng Việt
    ---
    Nói chung tiếng Việt cần phải có quy định về ngôn gnữ để không dẫn đến việc hiểu sai nghĩa của câu.
    có 1 ví dụ: " Đèn đỏ được phép rẽ phải" là 1 hàng chữ ta vấn thấy ở các ngã tư Hà Nội, nếu hiểu 1 cách logic thì đèn xanh không được phép rẽ phải à?.. Ngay cả toà án nơi phải sử dụng ngôn gnữ chặt chẽ nhất vẫn có sơ hở, ví dụ: "...Nếu anh A không đến toà... toà sẽ xử theo luật định".. vậy nếu anh A có đến toà thì sẽ không xử theo luật định????
    Kết luận, tiếng Việt của chúng ta, cần phải tự hiểu lấy thôi... chứ mổ xẻ câu, chứ, từ ra thì lúc nào cũng tìm thấy "sơ hở"
  6. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện viết tắt, tôi chủ trương Việt hoá luôn cả từ viết tắt, chứ không phải chỉ Việt hoá cách đọc. Dĩ nhiên là đối với các tổ chức, liên hội ... quốc tế thôi, còn những từ viết tắt chỉ những khái niệm địa phương hơn thì có thể giữ nguyên dạng viết tắt của nguyên ngữ, hoặc dạng đã được chuyển hệ Latinh.
  7. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là phải đọc KM TRÊN GIỜ và KW GIỜ rồi. Đây là vì tính chặt chẽ khoa học. Các cháu đọc nhầm thì chỉnh cho tụi nó hiểu. Đơn vị tốc độ là đơn vị của khoảng cách (km) TRÊN một đơn vị thời gian (giờ, giây...), trong khi đó đơn vị của CÔNG phải là đơn vị công suất (KW) NHÂN VỚI đơn vị thời gian (giờ...). Đọc đúng giúp hiểu đúng, tốt quá còn gì.
  8. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Thay vì đọc là TRÊN, ta đọc dấu "/" là MỘT cho khỏi rắc rối. 3000đ/kg = ba ngàn đồng một ký.
  9. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Ý anh honghoavi là cách đọc "Ya" thành "I - a", "Bra" thành "bờ-ra" chứ không nhấn mạnh về tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Nhật. Cách đọc như vậy không được tốt lắm đâu. Trong yếu tố "bra" thì phụ âm "b" không có nguyên âm đi kèm, nó chỉ dùng để bật hơi cho phụ âm "r" phía sau. Ta phiên âm ra thành "bờ-ra" là thành ra hai tiếng riêng biệt mất rồi. Cũng vậy, nếu Vy nhớ không lầm, chữ "Y" trong "Yamaha" đóng vai trò phụ âm, đọc gần giống như "d" của ta, không phải là nguyên âm "i". Nếu cần đọc "I-a-ma-ha" thì theo cách phiên âm tiếng Nhật, người ta sẽ viết là "Iamaha"
    Vy không đồng ý với anh về các câu "Đèn đỏ được phép rẽ phải" và "Nếu anh A không đến, tòa sẽ xử theo luật định". Về mặt logic, đây là các phán đoán kiểu "A kéo theo B", từ đây không thể suy ra "phủ định A kéo theo phủ định B", tức là "đèn xanh không được phép rẽ phải" và "nếu anh A đến, tòa sẽ không xử theo luật định" được.
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi đọc ki lô mét trên giờ hay ki lô mét một giờ hay ki lô mét giờ đều được cả. Cả ba cách đều dẫn đến một cách hiểu là vận tốc chuyển động có đơn vị là km/h. Đây cũng là định nghĩa của vận tốc theo đơn vị km/h: quãng đường đi được tính theo của vật abcd trong một giờ
    Tuy nhiên về ki lô oát thì lại khác. Có thể nói ki lô oát giờ, có thể cũng nói được là ki lô oát trên giờ nhưng không giống như vận tốc, hai cách nói này thể hiện hai khái niệm khác nhau.
    Ta vẫn thường nói ki lô oát giờ, Ki lô oát giờ là đơn vị đo sản lượng điện phát ra của một cỗ máy phát điện hoặc sản lượng điện tiêu thụ của một thiết bị sài điện nào đấy. Ví dụ: năm vừa qua các nhà máy điện của EVN đã phát ra một sản lượng điện là 43 tỷ ki lô oát giờ.
    Nhưng ta vẫn nói được ki lô oát trên giờ khi ta đưa về công suất đơn vị của một thiết bị phát hay sử dụng điện trong một giờ. Ví dụ, cái tủ lạnh nhà em nó ngốn 120 oát trong một giờ (giống ki lô mét trên 1 giờ).
    Xe máy nhà em chạy 60 phút một giờ

Chia sẻ trang này