1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt, làm thế nào để trong sạch và phổ biến tại Canada ??

Chủ đề trong 'Canada' bởi Lemotionchef, 27/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lemotionchef

    Lemotionchef Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt, làm thế nào để trong sạch và phổ biến tại Canada ??

    Trong cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, có biết bao điều thay đổi quan trọng. Rất nhiều những giá trị gia đình, đạo đức, tình yêu, hay hạnh phúc đều trở thành những bọt sóng phù du.

    Chiếc cầu nối căn cơ nhất: tiếng Việt

    Đầu tiên, khi những đứa con còn nhỏ, bố mẹ, vì muốn cho con học mau giỏi, đã tập nói tiếng Anh với chúng, và sự thông cảm trong gia đình dựa trên những câu tiếng Anh đơn giản và giọng phát âm đầy đặc Á Châu. Nhưng khi con trẻ lên lớp cao, đã có trình độ Anh ngữ vững vàng, chúng không thích nói chuyện với bố mẹ nữa, vì chúng sợ sẽ bị lây bởi giọng phát âm đầy âm điệu của người nói ngoại ngữ không hay. Khi đến trường, bạn chúng sẽ chê cười chúng. Lớn lên nữa, chúng lại càng xa cách bố mẹ hơn gấp bội, vì số vốn tiếng Anh ngữ của bố mẹ chỉ có thế thôi, không đủ diễn tả những vấn đề phức tạp hơn, trong khi lũ thanh niên thì nói tiếng Anh ào ào. Tiếng Việt, lúc đó, đối với con cái, lại trở thành ngoại ngữ mà lũ thanh niên không hiểu. Cây cầu thông cảm giữa cha mẹ và con cái đã bị sập. Giá trị gia đình tan rã. Chỉ có một tỷ lệ thấp những gia đình còn con cái vẫn kính sợ và yêu thương bố mẹ, sống chung với bố mẹ cho đến ngày thành hôn.

    Trước tình trạng này, nhiều hoạt động xã hội và nhiều vị phụ huynh đang cố gắng tạo lập một cây cầu nối giữa hai thế hệ bằng cách tranh đấu cho việc dạy tiếng Việt trong các trường trung và đại học. Một khi con cái đã được học tiếng Việt, chúng có thể sẽ thích trò chuyện với bố mẹ hơn, chúng sẽ chia sẻ những vấn đề cộng đồng với người lớn, bởi chúng có thể nghe được tin tức qua các đài phát thanh, đọc được báo chí tiếng Việt.

    Ở nước ngoài, tiếng Việt là đặc trưng của bản sắc Việt Nam. Nói được tiếng Việt, viết được tiếng Việt là giữ được bản sắc Việt Nam.
    Một bộ phận bà con mình sang nước ngoài làm ăn sinh sống nhưng không biết tiếng. Họ chỉ cần học đủ các ngôn từ để đi chợ, còn bao nhiêu đều giao tiếp bằng tay, bằng cười (người Việt mình ăn nhanh, đi chậm, hay cười). Tiếng mẹ đẻ của các vị thì không nói làm gì! Nhưng tiếng Việt của thế hệ thứ hai, thứ ba thì là cả một vấn đề. Con cái các vị đem sang, hay sinh ra tại chỗ đều vào trường Tây học cả. Lúc đầu ai cũng bảo để chúng vào trường học, ban ngày nói tiếng Tây, tối về nói tiếng Việt với bố mẹ, bố mẹ kèm tiếng Việt! Nhưng rồi tối về bố mẹ đã rã rời cả chân tay, lại còn phải đếm tiền kiểm hàng, lấy đâu ra sức mà dạy với kèm. Cứ thế ngày tháng tích cóp, ngoảnh lại con cháu đã lớn đùng, đã thành thế hệ thứ hai, thứ ba, mới hay tiếng Việt chỉ bập bẹ. Tiếng Việt nói đặc Tây mới hoảng. Có ông nội từ trong nước sang chơi thăm con thăm cháu. Con trai, con dâu đi chợ đi làm, ông và cháu ở nhà chỉ ngồi nhìn nhau, cần gì thì ra hiệu. Cháu muốn ăn chuối bảo: "Ông ơi, ông mở cho tôi quả chuối". Ông ngồi ngẩn ra một lúc mới hiểu. Có nhà, con lên năm - lên bảy, bố mẹ nói tiếng Việt, con không hiểu, con nói tiếng Tây bố mẹ không hiểu. Tuy không nhiều nhưng là chuyện thật một trăm phần trăm. Thật đau lòng!



    Được Lemotionchef sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 27/01/2004

Chia sẻ trang này